OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Bộ 5 đề thi thử tuyển sinh vào lớp 10 môn Địa lí năm 2021 - Trường THCS Trường Chinh có đáp án

05/05/2021 1.52 MB 444 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210505/26027879478_20210505_083935.pdf?r=8109
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Bộ 5 đề thi thử tuyển sinh vào lớp 10 môn Địa lí năm 2021 - Trường THCS Trường Chinh có đáp án do ban biên tập HOC247 tổng hợp để giúp các em ôn tập và rèn luyện kỹ năng Địa lí để chuẩn bị thật tốt cho các kỳ thi sắp tới. Mời các em cùng tham khảo!

 

 
 

TRƯỜNG THCS TRƯỜNG CHINH

ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 NĂM 2021

Môn: ĐỊA LÍ

Thời gian làm bài: 60 phút

1. ĐỀ 1:

Câu 1:

1. Cho bảng số liệu:

Cơ cấu sử dụng lao động theo ngành ở nước ta giai đoạn 1995-2007

(Đơn vị: %)

Năm

Ngành kinh tế

1995

2000

2005

2007

Nông, lâm, thủy sản

71,2

65,1

57,2

23,9

Công nghiệp và xây dựng

11,4

13,1

18,2

20,0

Dịch vụ

17,4

21,8

24,6

26,1

Tổng số

100

100

100

100

 

Nhận xét sự tháy đổi cơ cấu sử dụng lao động theo ngành ở nước ta giai đoạn 1995-2007.

2. Đời sống của người dân Việt Nam ngày càng cải thiện được biểu hiện như thế nào?

Câu II:                    

1. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20 và kiến thức đã học, hãy kể tên 4 tỉnh có sản lượng thủy sản khai thác dẫn đầu cả nước. Nêu những thuận lợi về tự nhiên để phát triển ngành khai thác thủy sản của nước ta.

2. Cho biết việc đầu tư trồng rừng đem lại lợi ích gì đối với môi trường sinh thái.

Câu III:

1. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28 và kiến thức đã học, hãy chứng minh vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều thuận lợi về tự nhiên để phát triển ngành khai thác và nuôi trồng thủy sản.

2. Các đảo và quần đảo của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có ý nghĩa như thế nà về kinh tế và quốc phòng đối với cả nước?

Câu IV: Cho bảng số liệu:

Tốc độ tăng trưởng đàn gia súc của nước ta giai đoạn 1990-2015

(Đơn vị: %)

Năm

Đàn gia súc

1990

2000

2010

2015

Đàn bò

100

132,4

186,3

172,1

Đàn lợn

100

164,7

223,3

226,3

(Nguồn: Niên giám thống kê, NXB Thống kê năm 2016)

1. Vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng đàn gia súc của nước ta giai đoạn 1990-2015.

2. Nhận xét và giải thích về tốc độ tăng trưởng đàn gia súc của nước ta giai đoạn 1990-2015.

ĐÁP ÁN

Câu I.

1. Nhận xét sự thay đổi cơ cấu sử dụng lao động theo ngành ở nước ta giai đoạn 1995 - 2007 qua bảng số liệu:

- Quan sát bảng số liệu đã cho ta thấy, nhìn chung cơ cấu sử dụng lao động theo ngành ở nước ta có nhiều thay đổi:

+ Tỉ lệ lao động trong ngành nông - lâm - thủy sản có xu hướng giảm mạnh và giảm đi 17,3% (tức là giảm 1,44% /năm).

+ Tỉ lệ lao động trong ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ có xu hướng tăng lên. Ngành công nghiệp - xây dựng tăng 8,6% và dịch vụ tăng 8,7%.

=> Kết luận: Như vậy, cơ cấu sử dụng lao động theo ngành ở nước ta giai đoạn 1995 – 2007 thay đổi tích cực theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa, phù hợp với sự phát triển của đất nước hiện nay.

2. Đời sống người dân Việt Nam ngày càng cải thiện được biểu hiện ở:

- Trong thời gian qua, đời sống người dân Việt Nam đã và đang được cải thiện (về thu nhập, giáo dục, y tế, nhà ở, phúc lợi xã hội,...).

- Tỉ lệ người lớn biết chữ đạt 90,3% (năm 1999)..

- Mức thu nhập bình quân trên đầu người gia tăng.

- Người dân được hưởng các dịch vụ xã hội ngày càng tốt hơn. Năm 1999, tuổi thọ bình quân của nam giới là 67,4 và của nữ giới là 74.

- Tỉ lệ tử vong, suy dinh dưỡng của trẻ em ngày càng giảm, nhiều dịch bệnh đã bị đẩy lùi.

Câu II.

1. 

* Bốn tỉnh có sản lượng thủy sản khai thác dẫn đầu cả nước là: Kiên Giang Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Thuận và Cà Mau.

* Những thuận lợi về tự nhiên để phát triển ngành khai thác thủy sản của nước ta:

- Bờ biển dài 3.260 km và vùng đặc quyền kinh tế rộng khoảng 1 triệu km.

- Nguồn lợi hải sản khá phong phú, có những loài có giá trị xuất khẩu cao (trữ lượng hải sản 3,9 – 4,0 triệu tấn)

- Có 4 ngư trường trọng điểm là:

+ Ngư trường Cà Mau - Kiên Giang.

+ Ngư trường Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà Rịa - Vũng Tàu.

+ Ngư trường Hải Phòng - Quảng Ninh

+ Ngư trường quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa. 

- Ở một số hải đảo có các rạn đá, là nơi tập trung nhiều loài thủy sản có giá trị kinh tế.

- Ven bờ có nhiều đảo và vụng, vịnh tạo điều kiện cho các bãi cá đẻ.

2. Những lợi ích của việc đầu tư trồng rừng đối với môi trường sinh thái

- Góp phần bảo vệ, bảo tồn nguồn gen sinh vật, các hệ sinh thái tự nhiên,...

- Tăng độ che phủ, bảo vệ môi trường, giữ đất chống xói mòn, giữ nước ngầm ở vùng đồi núi, chắn cát bay, bảo vệ bờ biển ở vùng ven biển, góp phần làm giảm bớt lũ lụt, khô hạn.

- Rừng còn giữ vai trò điều hoà khí hậu, bảo vệ sự sống.

- Góp phần làm hạn chế sự biến đổi khí hậu.

Câu III.

1. Chứng mình vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều thuận lợi về tự nhiên để phát triển ngành khai thác và nuôi trồng thủy sản:

* Đánh bắt thủy sản:

- Vùng có đường bờ biển dài, tất cả các tỉnh đều giáp biển và có khả năng phát triển ngành đánh bắt nuôi trồng thủy sản

- Vùng biển rộng, có nhiều bãi tôm, bãi cá lớn.

- Có hai ngư trường trọng điểm: Ninh Thuận, Bình Thuận và quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa.

* Nuôi trồng thủy sản:

- Ven biển có nhiều vụng, đầm phá, vùng nước mặn, nước lợ thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản (nuôi tôm hùm, tôm sú).

2. Ý nghĩa của các đảo và quần đảo ở Duyên hải Nam Trung Bộ đối với cả nước về kinh tế và quốc phòng:

* Về kinh tế:

- Các đảo tập trung nhiều nguồn lợi thủy hải sản, thuận lợi cho khai thác thủy sản, điển hình là ngư trường trọng điểm Hoàng Sa – Trường Sa.

- Nhiều đảo có cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn , kì thú có thể kết hợp phát triển du lịch biển - đảo: đảo Lý Sơn, Cù Lao Chàm (Đà Nẵng), Cù Lao Xanh (Quy Nhơn), Hòn Tre (Nha Trang)...

- Các đảo ven bờ có nhiều tổ chim yến có thể khai thác cho mặt hàng xuất khẩu có giá trị lớn (yến sào).

* Về an ninh - quốc phòng

- Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều đảo và quần đảo lớn quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, đảo Lý Sơn, đảo Phú Quý.

- Các đảo và quần đảo tạo thành hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền, hệ thống căn cứ để nước ta tiến ra biển và đại dương.

- Các đảo tập trung đông dân cư sinh sống => Việc khẳng định chủ quyền đối với các đảo và quần đảo của vùng là cơ sở để khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo.

Câu IV:

1. Vẽ biểu đồ đường thể hiện tốc độ tăng trưởng đàn gia súc của nước ta giai đoạn 1990 - 2015

Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng đàn gia súc của nước ta giai đoạn 1990 – 2015

2. Nhận xét và giải thích về tốc độ tăng trưởng đàn gia súc của nước ta giai đoạn 1990 - 2015

* Nhận xét:

- Nhìn chung đàn gia súc và gia cầm đều tăng lên nhanh trong giai đoạn 1990 – 2015

- Đàn lợn tăng nhanh hơn đàn bò và tăng liên lục: từ 100% (1990) lên 226,3% (2015)

- Đàn bò nhìn chung tăng lên nhưng không ổn định:

+ Giai đoạn đầu 1990 – 2010: tăng lên nhanh, liên tục (từ 100% lên 186,3%)

+ Giai đoạn sau 2010 – 2015: giảm xuống (từ 186,3% xuống 172,1%)

* Giải thích:

- Với chính sách đẩy mạnh phát triển ngành chăn nuôi và đưa chăn nuôi tiến lên trở thành ngành sản xuất chính => đàn gia súc nước ta ngày càng tăng nhanh.

- Nhu cầu thị trường đối với các sản phẩm chăn nuôi (thịt, sữa) ngày càng lớn.

- Đàn lợn tăng nhanh hơn bò do:

+ Thịt lợn hiện nay là nguồn cung cấp chủ yếu trong khẩu phần ăn của người dân nước ta, nhu cầu tiêu thụ luôn lớn, đặc biệt các vùng đô thị dân cư đông.

+ Các vùng đồng bằng nước ta có nguồn phụ phẩm lương thực, hoa màu lớn (ĐBSH, ĐBSCL) tạo điều kiện cho chăn nuôi lợn phát triển.

- Giai đoạn 2010 – 2015, đàn bò có giảm sút do ảnh hưởng của thời tiết (rét đậm, rét hại) và dịch bệnh lây lan khiến số lượng bò giảm sút.

2. ĐỀ 2:

Câu 1:

a- Nguyên nhân nào làm cho thiên nhiên nước ta phân hóa theo chiều Bắc Nam?

b- Nguồn lao động của nước ta tạo thuận lợi và gây khó khăn gì đối với việc phát triển kinh tế xã hội?

Câu 2:

a- Trình bày sự chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ từng khu vực kinh tế của nước ta.

b- Vùng Đông Nam Bộ được khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong công nghiệp như thế nào?

Câu 3:

Dựa vào Átlát Địa lí Việt Nam, hãy kể tên các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương của vùng duyên hải Nam Trung Bộ.Tiềm năng tự nhiên để phát triển các ngành kinh tế biển của vùng này như thế nào?

Câu 4:

Cho bảng số liệu sau:

Diện tích một số cây công nghiệp ở nước ta (Đơn vị: Nghìn ha)

Loại cây

Năm

Chè

Cà phê

Cao su

2005

122.5

497.4

482.7

2010

129.9

554.8

748.7

 

a- Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện diện tích Chè, Cà phê, Cao su của nước ta năm 2005 và năm 2010.

b- Nhận xét và giải thích sự biến động diện tích các loại cây công nghiệp nói trên.

ĐÁP ÁN

Câu 1:

a. Nguyên nhân làm cho thiên nhiên nước ta phân hóa theo chiều Bắc – Nam:

- Nguyên nhân chủ yếu làm cho khí hậu phân hóa theo chiều B – N:

- Gió mùa ĐB kết hợp với tác dụng bức chắn địa hình của các dãy núi theo chiều Đ – T như Hoành Sơn, Bạch Mã... Làm cho khí hậu nước ta phân hoá thành miền khí hậu phía Bắc và miền khí hậu phía Nam (D/C chứng minh)

- Sự phân hóa B – N của khí hậu là nguyên nhân chính tạo ra sự thay đổi của các thành phần tự nhiên khác (D/C: Về sinh vật và cảnh quan)

b. Nguồn lao động nước ta:

- Những thuận lợi của lao động nước ta cho phát triển KT:

+ Số lượng đông đáp ứng nhu cầu cho việc mở rộng qui mô các ngành kinh tế. Chất lượng ngày càng được nâng lên thuận lợi cho việc nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế (d/c)

+ Cần cù sáng tạo và có nhiều kinh nghiệm sản xuất, phân bố ngày càng hợp lí hơn giúp phát huy các nguồn lực kinh tế khác

- Những khó khăn của lao động nước ta cho phát triển kinh tế: (0,5đ)

+ Chất lượng lao động, tác phong công nghiệp và kỉ luật lao động còn thấp.Lực lượng lao động có chuyên môn kĩ thuật còn ít.

+ Phân bố lao động không đều (nhất là đối với lao động có chuyên môn kĩ thuật cao.

Câu 2:

Sự chuyển dịch trong nội bộ các ngành kinh tế:

- Trong khu vực I:

+ Giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỉ trọng ngành thủy sản

+ Trong nông nghiệp giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi. Trong ngành trồng trọt tăng tỉ trọng ngành trồng cây công nghiệp và cây thực phẩm, giảm tỉ trọng cây lương thực và các cây khác. Trong ngành thủy sản giảm tỉ trọng ngành khai thác, tăng tỉ trọng ngành nuôi trồng.

- Trong khu vực II:

+ Tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến, giảm tỉ trọng công nghiệp khai thác.

+ Trong từng ngành công nghiệp, tăng tỉ trọng các sản phẩm cao cấp, có chất lượng và cạnh tranh được về giá cả, giảm các loại sản phẩm có chất lượng thấp và trung bình không phù hợp với yêu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu.

+ Đẩy mạnh tăng cường phát triển các ngành công nghiệp hiện đại.

- Trong khu vực III:

+ Các ngành dịch vụ thuộc kết cấu hạ tầng kinh tế và phát triển đô thị có sự tăng trưởng mạnh

+ Các ngành dịch vụ ngày càng đa dạng, trong đó có nhiều loại hình dịch vụ mới và hiện đại ra đời (Viễn thông, chuyển giao khoa học kĩ thuật và công nghệ mới, tư vấn đầu tư...)

+ Khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong công nghiệp ở ĐNB:

+ Việc khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong công nghệp ở ĐNB đã và đang diễn ra theo các xu hướng:

+ Tăng cường cơ sở năng lượng để đáp ứng nhu cầu lớn cho phát triển công nghiệp:

Xây dựng các nhà máy điện

- Nhà máy điện thủy điện Trị An trên sông Đồng Nai (400 MW), Thác Mơ, Cần Đơn trên sông Bé, Hàm Thuận – Đa Mi trên sông La Ngà.

- Nhà máy nhiệt điện tuốc bin khí: Phú Mỹ (hơn 4000 MW), Bà Rịa, các nhà máy nhiệt điện chạy bằng dầu ở các khu chế xuất 

- Phát triển mạng lưới điện: Xây dựng đường dây siêu cao áp 500 KV Hòa Bình – Phú Lâm (TP Hồ Chí Minh)

- Tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài trong phát triển công nghiệp (Riêng TP Hồ Chí Minh đã thu hút tới khoảng 30% số vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam)

Kết quả: ĐNB là vùng công nghiệp phát triển nhất cả nước (tỉ trọng cao nhất, cơ cấu ngành đa dạng nhất, nổi bật nhất cả nước với các ngành đòi hỏi công nghệ cao như luyện kim, điện tử, chế tạo máy, tin học,...

- Có nhiều trung tâm công nghiệp lớn, nhiều khu công nghiệp và khu chế xuất nhất...)

- Song song với phát triển công nghiệp, vấn đề môi trường cũng cần được quan tâm để tránh tổn hại tới các ngành kinh tế khác, nhất là ngành du lịch. 

{-- Nội dung đáp án câu 3, 4 của đề số 2 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}

3. ĐỀ 3:

Câu I:

  1. Trình bày hiện tượng ngày, đêm trên Trái Đất vào ngày 22 tháng 6 và giải thích nguyên nhân.
  2. Sự phân bố lục địa và đại dương ảnh hưởng như thế nào đến đặc điểm khí hậu trên Trái Đất?

Câu II:

  1. Trình bày ảnh hưởng của vị trí địa lí tới khí hậu nước ta.
  2. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích mối quan hệ giữa địa hình và khí hậu ở khu Đông Bắc Bắc Bộ.

Câu III:

  1. Phân biệt cơ cấu dân số già và cơ cấu dân số trẻ.
  2. Cơ cấu dân số già và cơ cấu dân số trẻ có ảnh hưởng như thế nào đến phát triển kinh tế - xã hội?

Câu IV:

Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy so sánh và giải thích cơ cấu cây trồng của hai vùng: Trung du miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên.

ĐÁP ÁN

Câu I:

1. Vào ngày 22 tháng 6, độ dài ngày, đêm diễn ra trênTrái Đất như sau:

- Mọi nơi ở BBC có ngày dài hơn đêm và ở NBC ngược lại.

- Tại Xích đạo: Ngày dài bằng đêm và bằng 12 giờ. Tại Chí tuyến Bắc có ngày dài nhất và đêm ngắn nhất trong năm. Tại Chí tuyến Nam ngược lại.

- Từ Vòng cực Bắc đến cực Bắc có hiện tượng ngày dài 24 giờ, không có đêm. Từ vòng cực Nam đến cực Nam ngược lại, đêm dài 24 giờ, không có ngày.

- Nguyên nhân: Do vào ngày 22 tháng 6, tia sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc với tiếp tuyến bề mặt Trái Đất tại Chí tuyến Bắc lúc 12 giờ trưa. BBC ngả về phía Mặt Trời, NBC chếch xa Mặt Trời nhất. Vòng phân chia sáng tối đi qua sau cực Bắc và trước cực Nam dẫn tới thời gian chiếu sáng và diện tích chiếu sáng chênh lệch giữa hai bán cầu.

Sự phân bố lục địa và đại dương đã ảnh hưởng đến khí hậu Trái Đất:

- Làm cho khí hậu có sự phân hóa theo quy luật địa ô: càng vào sâu trong lục địa, tính chất lục địa càng tăng... Sinh ra kiểu khí hậu hải dương và khí hậu lục địa (d/c: khu vực ven biển và sâu trong lục địa...)

Sự phân bố lục địa và đại dương hình thành nên các trung tâm khí áp thay đổi theo mùa => sinh ra gió mùa. - VD: vào mùa đông, trên lục địa Á – Âu hình thành nên trung tâm áp cao Xibia hay sự hình thành áp thấp Iran vào mùa hạ...

- Trong phạm vi hẹp ven biển và thời gian ngắn trong một ngày đêm làm sinh ra gió đất và gió biển (d/c: sự hình thành gió đất và gió biển)

Câu II :

Vị trí địa lí có ảnh hưởng như thế nào tới khí hậu nước ta?

- Vị trí địa lí => KH nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa:

- Nằm trong vùng nội chí tuyến, lãnh thổ nước ta hàng năm nhận được lượng nhiệt lớn nên khí hậu nước ta có tính chất nhiệt đới.

- Giáp biển Đông, biển tăng cường độ ẩm và lượng mưa tạo cho khí hậu nước ta có tính chất ẩm.

- Nằm trong khu vực hoạt động của gió mùa châu Á, nên thời tiết thay đổi thất thường, khí hậu phân hóa theo mùa và có nhiều thiên tai...

- Lãnh thổ trải dài trên nhiều vĩ độ làm cho khí hậu nước ta có sự phân hóa theo chiều Bắc – Nam.

- Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích mối quan hệ giữa địa hình và khí hậu ở khu Đông Bắc.

- Ảnh hưởng của địa hình đến khí hậu:

+ Hướng của các cánh cung mở rộng ra phía bắc và phía đông đã tạo thuận lợi cho sự xâm nhập gió mùa đông bắc vì thế đây là khu vực có mùa đông lạnh nhất nước ta.

+ Cánh cung Đông Triều chắn gió mùa đông nam, gây mưa lớn cho khu vực ven biển và làm cho vùng trũng Cao Bằng, Lạng Sơn có lượng mưa thấp.

+ Địa hình còn tạo ra các trung tâm mưa nhiều (Bắc Quang...), trung tâm mưa ít (Bắc Giang...); tạo nên sự phân hóa khí hậu theo độ cao.

+ Ảnh hưởng của khí hậu đến địa hình: địa hình xâm thực mạnh ở vùng đồi núi và bồi tụ nhanh ở các đồng bằng, các thung lũng sông. Các hiện tượng như đất trượt, đá lở cũng thường xuyên xẩy ra; địa hình cacxtơ phát triển

Câu III:

1. Phân biệt cơ cấu dân số già và cơ cấu dân số trẻ.

Nhóm tuổi

Dân số già (%)

Dân số trẻ (%)

0 – 14

<25

>35

60 tuổi trở lên

>15

<10

 

- Kết luận:

+ Cơ cấu dân số già: số trẻ em dưới 14 tuổi chiếm tỉ lệ thấp, dưới 25% tổng số dân. Số người già trên 60 tuổi cao, chiếm trên 15%.

+ Cơ cấu dân số trẻ: số trẻ em dưới 14 tuổi chiếm tỉ lệ cao, trên 35% tổng số dân. Số người già trên 60 tuổi thấp, chiếm dưới 10%.

+ Ảnh hưởng tới phát triển kinh tế - xã hội

- Dân số già:

+ Thuận lợi: Nguồn lao động hiện tại dồi dào, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, nhiều thợ giỏi, thợ kĩ thuật cao.

+ Khó khăn: Thiếu lao động trong tương lai, chi phí phúc lợi người già lớn.

Cần đưa ra biện pháp: Khuyến khích lập gia đình, sinh con và nhập khẩu lao động một cách hợp pháp.

- Dân số trẻ:

+ Thuận lợi: Nguồn lao động hiện tại dồi dào và bổ sung lớn, thị trường tiêu thụ rộng lớn, năng động, nhạy bén trong tiếp thu khoa học kỹ thuật.

+ Khó khăn: Gây sức ép đến phát triển kinh tế - xã hội, môi trường và chất lượng cuộc sống, thiếu kinh nghiệm trong SX, thiếu thợ giỏi, thợ kĩ thuật cao.

=> Cần đưa ra biện pháp: Thực hiện chính sách dân số kế hoạch hoá gia đình, phát triển kinh tế - xã hội và đẩy mạnh xuất khẩu lao động.

Câu IV: Dựa vào átlát Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy so sánh và giải thích cơ cấu cây trồng của hai vùng Trung du miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên.

- Giống nhau:

+ Cơ cấu cây trồng đa dạng, gồm cả cây lâu năm và cây ngắn ngày. Trong cơ cấu cây trồng đều có cây cận nhiệt (d/c)

+ Đều là các vùng chuyên canh qui mô lớn đối với cây công nghiệp lâu năm và có trung tâm sản xuất giống rau và hoa nổi tiếng trong cả nước (d/c)

- Nguyên nhân:

+ Do đều có sự phân hoá khí hậu theo độ cao, trên 1000m có khí hậu cận nhiệt.

+ Đều có những điều kiện thuận lợi cho việc hình thành vùng chuyên canh cây công nghiệp: Diện tích đất feralit rộng lớn, khí hậu thích hợp.

+ Cả hai vùng đều có sự phân hoá đa dạng của các điều kiện tự nhiên nên có thể đa dạng hoá cây trồng.

- Khác nhau:

+ Cây trồng chủ lực ở TDMNBB là các loại cây cận nhiệt và ôn đới như: Chè, dược liệu, rau quả ôn đới cận nhiệt trong đó cây chè là cây CN số một.

+ Cây trồng chủ lực của Tây Nguyên là các loại cây nhiệt đới như cà phê, cao su, hồ tiêu, trong đó cây CN số một là cây cà phê, sau đó là cây cao su.

- Nguyên nhân:

+ Do TDMNBB có khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh, đất Feralit đỏ vàng, có thêm đai cao ôn đới trên núi nên có thể sx cả cây dược liệu tạo nên thế mạnh chủ yếu của vùng là các cây cận nhiệt và ôn đới.

+ Tây Nguyên có khí hậu cận xích đạo gió mùa nóng quanh năm và đất đỏ bazan màu mỡ nên thích hợp cho các loại cây công nghiệp nhiệt đới.

{-- Nội dung đề và đáp án câu 4 của đề số 3 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}

3. ĐỀ 4:

Câu 1:

Khoảng cách từ Hà Nội đến Hải Phòng là 105 km. Trên khoảng cách giữa Hà Nội và Hải Phòng là 15 cm. Bản đồ đó có tỉ lệ bao nhiêu?

b. Tại sao về mùa hạ, những miền gần biển có không khí mát hơn trong đất liền; ngược lại về mùa đông, những miền gần biển lại có không khí ấm hơn trong đất liền?

Câu 2:

Cho bảng số liệu sau: Số lượt khách du lịch và doanh thu từ du lịch của nước ta giai đoạn 2000 – 2012

Năm

2000

2003

2006

2007

2012

Khách nội địa (triệu lượt)

11,2

13,5

17,5

19,1

32,5

Khách quốc tế (triệu lượt)

2,1

2,4

3,6

4,5

6,8

Doanh thu

(nghìn tỉ đồng)

17,4

22,0

51,0

56,0

160,0

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2013, NXB Thống kê, 2014)

a. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện tốc độ tăng của khách nội địa, khách quốc tế và doanh thu từ du lịch của nước ta giai đoạn 2000 - 2012.

b. Tại sao số lượt khách quốc tế có tốc độ tăng nhanh hơn số lượt khách nội địa?

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, trả lời các câu hỏi sau: 

Câu 3:

a. Trình bày hoạt động gió mùa và hệ quả của hoạt động gió mùa đối với sự phân mùa khác nhau trên lãnh thổ nước ta.

b. Tại sao mùa khô và mùa mưa ở miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ tương phản hy sâu sắc hơn ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ ?

Câu 4:

Phân tích tình hình phát triển và phân bố cây công nghiệp ở nước ta. Việc phát triển cây công nghiệp có ý nghĩa như thế nào về kinh tế - xã hội và môi trường? 

Câu 5:

a. Xác định vị trí địa lý vùng Bắc Trung Bộ. Đánh giá thuận lợi và khó khăn của vị - trí địa lí đối với phát triển kinh tế - xã hội của vùng. 

b. Nêu phương hướng bảo vệ tài nguyên và môi trường biển - đảo ở nước ta.

ĐÁP ÁN

Câu

Ý

Nội dung

Câu 1

a

Tỉ lệ bản đồ: 1: 700 000

 

b

-Vì nước có nhiệt dung lớn hơn đất nên hấp thụ và tỏa nhiệt chậm hơn đất, nên:

+Vào mùa hạ, vùng nước ven bờ hấp thụ nhiệt từ Mặt Trời chậm hơn vùng đất ven bờ làm cho nhiệt độ của nước biển thấp hơn của mặt đất.Do đó không khí gần biển mát hơn không khí trong đất liền.

+ Vào mùa đông, vùng nước ven bờ tỏa nhiệt chậm hơn vùng đất làm cho nhiệt độ của nước biển cao hơn nhiệt độcủa mặt đất.Do đó không khí gần biển ấm hơn không khí trong đất liền

{-- Nội dung đáp án câu 2 của đề số 4 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}

Câu 3

a

*Hoạt động của gió mùa:

-Trong năm nước ta có sự hoạt động luân phiên theo mùa của hai loại gió:GMMĐ và GMMH.Gió mùa hoạt động xen kẽ với Tín Phong

+Gió mùa mùa đông: Trình bày Nguồn gốc, hướng, tính chất,thời gian hoạt động, phạm vị hoạt động và ảnh hưởng tới thời tiết và khí hậu nước ta

+Gió mùa mùa hạ: Trình bày nguồn gốc, hướng, tính chất, thời gian hoạt động, ảnh hưởng tới thời tiết và khí hậu nước ta.

*Hệ quả của hoạt động gió mùa tới sự phân mùa của khí hậu nước ta:

-Gió mùa làm cho khí hậu nước ta có sự phân hóa thành hai mùa trong năm tương ứng với hai mùa gió.

-Gió mùa hoạt động kết hợp với địa hình làm cho sự phân mùa khí hậu có sự khác nhau trên lãnh thổ:

+Miền Bắc có sự phân hóa hai mùa: Mùa đông lạnh khô ít mưa từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.Mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10.

+Nam bộ và Tây Nguyên có sự phân hóa hai mùa mưa khô rõ rệt.Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4.

+Ven biển miền Trung có mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12, mùa khô từ tháng 1 đến tháng 8.

b

Mùa mưa và mùa khô ở Nam Trung Bộ và Nam bộ tương phản sâu sắc hơn ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ vì:

+Mùa mưa cả hai miền đều có lượng mưa lớn.Nhưng có sự khác biệt về mức độ của mùa khô giữa hai miền.

+Mùa khô ở NTB và NB chịu tác động của gió phơn khô(do gió TN và ĐB kết hợp với bức chắn Trường Sơn Nam) và Tín Phong khô nóng.Mặt khác mùa khô ở đây trùng với thời kì Mặt Trời lên thiên đỉnh nên lượng bức xạ Mặt trời lớn làm tăng sự mất hơi ẩm của không khí và của bề mặt đất nên mùa khô sâu săc hơn.

+Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có mùa khô trùng với thời kì mùa đông nên có mưa phùn và có mưa front.Mặt khác thời tiết mùa đông âm u nhiều mây ít nắng làm giảm sự mất hơi nước do bốc hơi của mặt đất và không khí nên bơt khô hơn.

{-- Nội dung đáp án câu 4 của đề số 4 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}

Câu 5

a

*Xác định vị trí địa lý của BTB:

- Ở bắc miền trung, phía bắc giáp ĐBSH và TDMNBB, phía nam giáp DHNTB, phía tây giáp Lào, phía đông giáp biển Đông.Lãnh thổ hẹp ngang T-Đ, kéo dài B-N

*Thuận lợi và khó khăn của vị trí địa lý Bắc Trung Bộ:

-Thuận lợi:

+Là cầu nối của các vùng kinh tế theo chiều B -N, là cửa ngõ ra biển của Lào nên rất thuận lợi cho giao lưu KTXH giữa trong nước và với các nước

+Giáp với vùng biển rộng, có đường bờ biển dài thuận lợi cho phát triển các ngành kinh tế biển và xây dựng một nền kinh tế mở.

-Khó khăn:

+Nằm ở khu vực có nhiều thiên tai khắc nghiệt nhất của nước ta: Bão, lũ, gió Lào, cát bay cát chảy…

5. ĐỀ 5:

Câu 1:

a. Vì sao có hiện tượng ngày đêm luân phiên trên Trái Đất?

b. Dựa vào hình bên, cho biết các hướng đi từ điểm O tới các điểm A, B, C, D, E.

c. Khoảng cách từ Hà Nội đến Ninh Bình là 90 km. Hỏi trên tờ bản đồ tỉ lệ 1: 3000 000 khoảng cách đó là bao nhiêu?

Câu 2: Cho BSL:

Sản lượng thủy sản phân theo ngành nước ta giai đoạn 2005 – 2012 (nghìn tấn)

Năm

 2005 

2007

 2010

2012

Khai thác

1987,9

2074,5

2414,4

2705,4

Nuôi trồng

1478,9

2124,6

2728,3

3115,3

a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sản lượng thủy sản khai thác và sản lượng thủy sản nuôi trồng của nước ta giai đoạn trên.

b. Dựa vào biểu đồ hãy rút ra các nhận xét cần thiết và giải thích.

Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:

Câu 3:

a. Trình bày các đặc điểm chung của sông ngòi nước ta.

b. Tại sao ở khu vực Bắc Trung Bộ thường có mưa lớn vào các tháng cuối năm (thời kì thu đông)?

Đáp án

Câu 1:

a. Vì sao có hiện tượng ngày đêm luân phiên trên Trái Đất?

Do:

+ Trái Đất có dạng hình cầu nên luôn được chiếu sáng 1 nửa. Nửa được chiếu sáng gọi là Ngày, nửa khuất tối gọi là Đêm => sinh ra hiện tượng Ngày – Đêm.

+ Do TĐ tự quay quanh trục và quanh Mặt Trời nên sinh ra hiện tượng ngày và đêm luân phiên.

b. Dựa vào hình bên, cho biết các hướng đi từ điểm O tới các điểm A, B, C, D, E.

+ OA có hướng Đông Bắc

+ OB có hướng Tây Bắc

+ OC có hướng Tây Nam

+ OD có hướng Nam

+ OE có hướng Đông Nam

c. Khoảng cách từ Hà Nội đến Ninh Bình là 90 km. Hỏi trên tờ bản đồ tỉ lệ 1: 3000 000 khoảng cách đó là bao nhiêu?

Đáp án: 3 cm.

Câu 2: 

a) Vẽ biểu đồ:

+ Dạng biểu đồ thích hợp nhất: Biểu đồ cột đôi 1 trục tung (1 cột thể hiện sản lượng đánh bắt, 1 cột thể hiện sản lượng nuôi trồng).

+ Yêu cầu: Chính xác, thể hiện được đơn vị các trục, số liệu các cột, chia trục tọa độ, thẩm mỹ...
b) * Nhận xét:

+ SL ngành đánh bắt và nuôi trồng đều tăng, nhưng tốc độ tăng khác nhau:

+ Sản lượng khai thác tăng chậm hơn so với nuôi trồng (dc). 

+ Sản lượng nuôi trồng tăng nhanh hơn so với khai thác (dc).

+ Ngành khai thác năm 2005 có sản lượng cao hơn nuôi trồng nhưng tốc độ tăng chậm hơn nên từ 2007 – 2012 sản lượng thấp hơn nuôi trồng (dc).

* Giải thích:

+ Sản lượng của ngành nuôi trồng tăng nhanh hơn so với khai thác vì:

+ Các sản phẩm đáp ứng được nhu cầu thị trường ngày càng cao về sốlượng và chất lượng.

+ Nuôi trồng giúp chủ động hơn trong SX và mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

+ Sản lượng ngành khai thác tăng chậm hơn do: SX phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, không chủ động được về sản lượng. Nguồn lợi ven bờ đang bị suy giảm.

+ Đánh bắt chủ yếu là gần bờ nên hiệu quả kinh tế không cao....

Câu 3: 

a. Trình bày các đặc điểm chung của sông ngòi nước ta

- Mạng lưới sông ngòi dày đặc nhưng phần lớn là sông nhỏ, ngắn và dốc:

- Cả nước có 2360 con sông có chiều dài trên 10 km. 

- 93% là sông nhỏ, ngắn (trừ hệ thống sông Hồng và sông Mê Công...)

- Sông ngòi nước ta có 2 mùa nước: mùa lũ và mùa cạn. Tuy nhiên, thời gian mùa lũ, cạn có sự khác nhau giữa các vùng:

+ Bắc Bộ: mùa lũ của sông từ tháng 6- 10.

+ Trung Bộ: mùa lũ từ tháng 9 – 12

+ Nam Bộ: mùa lũ từ tháng 7- 11.

- Sông ngòi nước ta chảy theo 2 hướng chính: Tây Bắc – Đông Nam (dc) và hướng vòng cung (dc) 

- Sông ngòi nước ta nhiều nước, giàu phù sa:

+ Tổng lượng nước: 839 tỉ m3/năm (trong đó, 60% từ lưu vực bên ngoài lãnh thổ chảy vào nước ta)

+ Tổng lượng phù sa lớn khoảng 200 triệu tấn/năm.

Thủy chế của sông mang tính thất thường (dc). 

b. Tại sao ở khu vực Bắc Trung Bộ thường có mưa lớn vào các tháng cuối năm?

- Do tác động kết hợp của nhiều nhân tố (địa hình + gió mùa + hoạt động bão, dải hội tụ nhiệt đới....)

- Vào thời kì này, gió mùa mùa đông qua vịnh Bắc Bộ nhận được nhiều hơi nước kết hợp với bức chắn địa hình Trường Sơn Bắc có hướng TB – ĐN vuông góc với hướng gió => gây mưa lớn cho sườn đông (BTB).

- Hơn nữa, đây cũng là thời kì bão nhiệt đới hoạt động ở BTB với tần suất cao nhất trong năm và so với các vùng khác.

- Tháng 9, 10,11 cũng là thời kì BTB chịu tác động của dải hội tụ nhiệt đới và front...

{-- Nội dung đề và đáp án câu 4, 5  của đề số 5 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}

 

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Bộ 5 đề thi thử tuyển sinh vào lớp 10 môn Địa lí năm 2021 - Trường THCS Trường Chinh có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

ADMICRO
NONE
OFF