OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Hóa học lần 4 có đáp án Trường THPT Chu Văn An

31/05/2021 1.13 MB 305 lượt xem 1 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210531/551795974711_20210531_100118.pdf?r=1137
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Nhằm cung cấp cho các em học sinh nhiều tài liệu tham khảo hữu ích để ôn luyện thật tốt cho kì thi sắp tới, HOC247 xin giới thiệu Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Hóa học lần 4 có đáp án Trường THPT Chu Văn An. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh đạt kết quả cao. Mời các em cùng tham khảo.

 

 
 

TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN

ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2021

MÔN HÓA HỌC LẦN 4

Thời gian 50 phút

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1:Muối mononatri của amino axit nào sau đây được gọi là mì chính (bột ngọt)?

A. Valin.       

B. Axit glutamic.      

C. Alanin.                    

D. Lysin.

Câu 2:Polime được sử dụng làm chất dẻo là

A. Poli(hexametylen ađipamit).                                            

B. Poli(metyl metacrylat).

C. Poli(vinyl xianua).                                                           

D. Poliisopren.

Câu 3:Cho 15 gam hỗn hợp X gồm anilin, metylamin và đimetylamin tác dụng vừa đủ với 50 ml dung dịch HCl 1M. Khối lượng muối thu được là

A. 16,825 gam.                               

B. 20,18 gam.              

C. 15,925 gam.            

D. 21,123 gam.

Câu 4:Cho các chất rắn sau: Cr, Fe, Al(OH)3, Cr2O3. Số chất tan được trong dung dịch NaOH là

A. 4.

B. 2.     

C. 3.                         

D. 1.

Câu 5:Kim loại nhôm không tan được trong dung dịch nào sau đây?

A. Ba(OH)2

B. NaOH.                 

C. BaCl2.                     

D. HCl.

Câu 6:Cho dãy các chất: glucozơ, saccarozơ, xenlulozơ, tinh bột. Số chất trong dãy không tham gia phản ứng thủy phân là

A. 3. 

B. 2.                          

C. 4.                             

D. 1.

Câu 7:Cho 150 ml dung dịch NaOH 7M tác dụng với 250 ml dung dịch Al2(SO4)3 0,625M, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 3,9.            

B. 7,8.                          

C. 10,2.                        

D. 15,6.

Câu 8:Chất nào sau đây vừa tác dụng với dung dịch HCl, vừa tác dụng với dung dịch NaOH?

A. Al(OH)3.  

B. CuCl2.                 

C. KNO3.                    

D. Al2(SO4)3.

Câu 9:Thủy phân este mạch hở X có công thức phân tử C5H8O2, thu được axit fomic và ancol. Số công thức cấu tạo phù hợp của X là

A. 5.    

B. 4.                             

C. 3.                             

D. 1.

Câu 10:Cho các tơ sau: tơ xenlulozơ axetat, tơ enang, tơ nitron, tơ visco, tơ nilon-6,6. Có bao nhiêu tơ thuộc loại poliamit?

A. 4.             

B. 1.                             

C. 2.                             

D. 3.

Câu 11:Kim loại nào sau đây dẫn điện tốt nhất trong tất cả các kim loại?

A. Fe.

B. Ag.

C. Cu.                       

D. Au.

Câu 12:Cacbohiđrat nào sau đây được dùng để điều chế thuốc súng không khói?

A. Saccarozơ.                                 

B. Tinh bột.                  

C. Glucozơ.                 

D. Xenlulozơ.

Câu 13:Hỗn hợp X gồm axit fomic, axit acrylic, axit oxalic và axit axetic. Để trung hòa m gam X cần dùng V ml dung dịch NaOH 2M. Mặt khác, để đốt cháy hoàn toàn m gam X cần 6,048 lít O2 (đktc), thu được 14,52 gam CO2 và 4,32 gam H2O. Giá trị của V là

A. 60 ml.       

B. 90ml.                    

C. 180ml.                     

D. 120 ml.

Câu 14:Cho dãy biến hóa sau:

Cr → X → Y  → Z → T

X, Y, Z, T là

A. CrCl2, CrCl3, Cr(OH)3, Na2CrO7.                                    

B. CrCl2, CrCl3, NaCrO2, Na2CrO4.

C. CrCl2, CrCl3, NaCrO2, Na2Cr2O7.                                   

D. CrCl2, CrCl3, Cr(OH)3, Na2CrO4.

Câu 15: Cho các chất: lysin, triolein, metylamin, Gly-Ala. Số chất tác dụng được với dung dịch NaOH đun nóng là

A. 4.        

B. 3.   

C. 2.   

D. 1.

Câu 16:Cho các cặp chất: (a) Na2CO3 và BaCl2; (b) NaCl và Ba(NO3)2; (c) NaOH và H2SO4; (d) HCl và AgNO3. Số cặp chất xảy ra phản ứng trong dung dịch thu được kết tủa là

A. 4.

B. 2.     

C. 1.                         

D. 3.

Câu 17:Ion kim loại nào sau đây có tính oxi hóa yếu nhất?

A. Ag+.         

B. Mg2+.                   

C. Cu2+.                       

D. Fe3+

Câu 18: Cho thí nghiệm như hình vẽ, bên trong bình có chứa khí NH3, trong chậu thủy tinh chứa nước có nhỏ vài giọt phenolphthalein. Hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm là:

A. Nước phun vào bình và chuyển thành màu hồng.

B. nước phun vào bình và chuyển thành màu tím.

C. Nước phun vào bình và không có màu.

D. Nước phun vào bình và chuyển thành màu xanh.

Câu 19:Trong khí thải công nghiệp thường có chứa các khí SO2 và NO2. Có thể dùng chất nào sau đây để loại bỏ các chất khí đó trong hệ thống xử lý khí thải?

A. Ca(OH)2

B. NH3.                    

C. H2O.                        

D. HCl.

Câu 20:Tiến hành lên men m gam tinh bột (hiệu suất toàn quá trình đạt 81%) rồi hấp thụ toàn bộ lượng CO2 sinh ra vào nước vôi trong dư được 70 gam kết tủa. Giá trị m là

A. 70.

B. 150.                                  

C. 120.                         

D. 90.

Câu 21:Tiến hành các thí nghiệm sau:

(a) Cho FeS tác dụng với dung dịch HCl.

(b) Cho FeO tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng.

(c) Cho Na vào dung dịch FeSO4.

(d) Cho Fe(OH)2 vào dung dịch HNO3 đặc.

Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn hoàn, số thí nghiệm tạo ra chất khí là

A. 3.

B. 1.     

C. 4.                         

D. 2.

Câu 22:Etyl propionat là este có mùi thơm của dứa. Công thức của eyl propionat là

A. HCOOC2H5.                              

B. C2H5COOC2H5.      

C. C2H5COOCH3.       

D. CH3COOCH3.

Câu 23:Cho dãy các chất: Al2(SO4)3, C2H5OH, CH3COOH, Ca(OH)2. Số chất điện li trong dãy trên là

A. 4.

B. 1.     

C. 2.                         

D. 3.

Câu 24:Thạch cao nung được dùng để bó bột, nặn tượng có công thức là

A. CaSO4.2H2O.                             

B. CaO.                        

C. CaSO4.                    

D. CaSO4.H2O.

Câu 25:Nước cứng có chứa các ion Mg2+, Ca2+, Cl- và SO42- thuộc loại nước cứng nào sau đây?

A. Nước cứng một phần.                

B. Nước cứng tạm thời.

C. Nước cứng vĩnh cửu.                 

D. Nước cứng toàn phần.

Câu 26:Tiến hành các thí nghiệm sau:

(a) Cho Mg vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư.

(b) Sục khí Cl2 vào dung dịch FeCl2.

(c) Dẫn khí H2 dư qua bột CuO nung nóng.

(d) Cho Na vào dung dịch CuSO4 dư.

(e) Nhiệt phân AgNO3.

(g) Điện phân Al2O3 nóng chảy.

Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được kim loại là

A. 4.

B. 2.     

C. 3.                         

D. 5.

Câu 27:Cho 24,94 gam hỗn hợp gồm CuSO4 và KCl vào nước dư, thu được dung dịch X. Tiến hành điện phân dung dịch X bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp với cường độ dòng điện I = 5A trong thời gian t giậy, thấy khối lượng dung dịch giảm 9,7 gam. Nếu thời gian điện phân là 1,5t giây, khối lượng catot tăng tối đa là 6,4 gam; đồng thời thu được dung dịch Y. Dung dịch Y hòa tan tối đa m gam Al2O3. Giá trị của m và t lần lượt là

A. 2,04 gam và 3088 giây.             

B. 1,36 gam và 3088 giây.

C. 2,04 gam và 4632 giây.             

D. 0.68 gam và 3088 giây.

Câu 28:Rót từ từ V(ml) dung dịch HCl 0,1M vào 200 ml dung dịch NaAlO2 0,2M. Khối lượng kết tủa thu được phụ thuộc vào V được biểu diễn như hình bên.

Giá trị của a và b là là:

A. 200 và 600.                                

B. 200 và 800.             

C. 200 và 1000.           

D. 300 và 800.

Câu 29:Hòa tan hết 33,02 gam hỗn hợp gồm Na, Na2O, Ba và BaO vào nước dư thu được dung dịch X và 4,48 lít khí H2 (đktc). Cho dung dịch CuSO4 dư vào dung dịch X, thu được 73,3 gam kết tủa. Nếu sục 0,45 mol khí CO2 vào dung dịch X, sau khi kết thúc các phản ứng, thu được lượng kết tủa là.   

A. 27,58 gam.                   

B. 31,52 gam.                

C. 35,46 gam.                       

D. 29,55 gam.

Câu 30:Hợp chất hữu cơ A có công thức phân tử C9H8O4 thỏa mãn các phương trình hóa học sau:

(1) A + 3NaOH → 2X + Y + H2O; (2) 2X + H2SO4 → Na2SO4 + 2Z

(3) Z + 2AgNO3 + 4NH3 + H2O → T + 2Ag + 2NH4NO3

Nhận xét nào sau đây đúng?

A. Phân tử A có 4 liên kết π.          

B. Phân tử Y có 7 nguyên tử cacbon.

C. Sản phẩm của (1) có 1 muối duy nhất.                            

D. Phân tử Y có 3 nguyên tử oxi.

Câu 31:Cho các phát biểu sau:

(a) Thép là hợp kim của sắt với cacbon, chứa từ 2-5% khối lượng cacbon.

(b) Các kim loại K, Al và Mg chỉ điều chế được bằng phương pháp điện phân nóng chảy.

(c) Dung dịch hỗn hợp FeSO4 và H2SO4 làm mất màu dung dịch KMnO4.

(d) Cr(OH)3 tan được trong dung dịch axit và dung dịch kiềm.

(e) Bột nhôm trộn với bột sắt (III) oxit dùng để hàn đường ray bằng phản ứng nhiệt nhôm.

Số phát biểu đúng là

A. 3.               

B. 5.               

C. 4.               

D. 2.

Câu 32:Tripeptit X và tetrapeptit Y đều mạch hở (tạo từ các α-aminoaxit dạng NH2-CxHy-COOH). Tổng phần trăm khối lượng của oxi và nitơ trong chất X là 45,88%; trong chất Y là 55,28%. Thủy phân hoàn toàn 32,3 gam hỗn hợp X và Y cần vừa đủ 400 ml dung dịch KOH 1,25M, sau phản ứng thu được dung dịch Z chứa ba muối của ba α-amino axit khác nhau. Khối lượng muối của α-amino axit có phân tử khối nhỏ nhất trong dung dịch Z gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 49,87 gam.                                 

B. 45,20 gam.              

C. 48,97 gam.              

D. 47,98 gam.

Câu 33:Tiến hành thí nghiệm điều chế isoamyl axetat theo các bước sau đây:

Bước 1: Cho 1 ml CH3CH(CH3)CH2CH2OH, 1 ml CH3COOH và vài giọt dung dịch H2SO4 đặc vào ống nghiệm.

Bước 2: Lắc đều ống nghiệm, đun cách thủy (trong nồi nước nóng) khoảng 5 - 6 phút ở 65 – 700C.

Bước 3: Làm lạnh, sau đó rót 2 ml dung dịch NaCl bão hòa vào ống nghiệm.

Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Mục đích chính của việc thêm dung dịch NaCl bão hòa là để tránh phân hủy sản phẩm.

B. Sau bước 2, trong ống nghiệm vẫn còn CH3CH(CH3)CH2CH2OH và CH3COOH.

C. H2SO4 đặc chỉ có vai trò làm chất xúc tác cho phản ứng.

D. Sau bước 3, chất lỏng trong ống nghiệm trở thành đồng nhất.

Câu 34:Thủy phân hoàn toàn triglixerit X trong môi trường axit, thu được glixerol, axit stearic và axit oleic. Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần 51,52 gam O2, thu được 50,16 gam CO2. Mặt khác, m gam X tác dụng được tối đa với V ml dung dịch Br2 0,5M. Giá trị của V là

A. 160.          

B. 120.                      

C. 200.                         

D. 80.

Câu 35:Cho hỗn hợp M gồm một axit hai chức X, một este đơn chức Y và một ancol hai chức Z (đều no, mạch hở). Đốt cháy hoàn toàn 23,80 gam M thu được 39,60 gam CO2. Lấy 23,80 gam M tác dụng vừa đủ với 140 ml dung dịch NaOH 1M. Mặt khác, nếu lấy 0,45 mol M tác dụng với Na dư, thu được 8,064 lít H2 (đktc). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và ancol Z không hoà tan được Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường. Phần trăm khối lượng của Y trong M là

A. 63,87%.   

B. 12,55%.               

C. 17,48%.                   

D. 18,66%.

Câu 36:Cho hỗn hợp X dạng hơi gồm este Y (CnH2nO2) và este Z (CmH2m+1O2N); trong đó Z là este của amino axit. Đốt cháy hoàn toàn 33,95 gam X cần dùng 1,6625 mol O2. Mặt khác đun nóng 33,95 gam X với 400 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ), thu được hỗn hợp chứa hai muối có cùng số nguyên tử cacbon. trong đó có a gam muối A và b gam muối B (MA < MB). Tỉ lệ gần nhất của a: b là.  

A. 1,4.             

B. 1,8.                        

C. 2,0.                        

D. 1,6.

Câu 37:Cho 18 gam hỗn hợp X gồm R2CO3 và NaHCO3 (số mol bằng nhau) vào dung dịch chứa HCldư, sau khi các phản ứng kết thúc thu được 4,48 lít khí CO2 (ở đktc). Mặt khác nung 9 gam X đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là

A. 3,45.         

B. 7,45.                     

C. 2,65.                        

D. 6,25.

Câu 38:Cho các phát biểu sau

(a) Trong nước tiểu của người bị tiểu đường có nhiều glucozơ.

(b) Khi giặt quần áo bằng len, nilon, tơ tằm ta nên giặt bằng nước nóng.

(c) Sự phá huỷ kim loại hoặc hợp kim do tác dụng của môi trường xung quanh, được gọi chung là sự ăn mòn hóa học.

(d) Có thể dùng giấm ăn để loại bỏ lớp cặn dưới đáy ấm đun nước nóng.

(e) Thuốc súng không khói là trinitrotoluen (TNT).

(g) Trùng hợp axetilen sẽ thu được P.E.

Số phát biểu đúng là

A. 3.

B. 2.     

C. 4.                          

D. 5.

Câu 39:Hòa tan hoàn toàn hai chất rắn X, Y (có số mol bằng nhau) vào nước thu được dd Z.

Tiến hành các thí nghiệm sau:

Thí nghiệm 1: Cho dung dịch NaOH dư vào V ml dung dịch Z, thu được a mol kết tủa.

Thí nghiệm 2: Cho dung dịch NH3 dư vào V ml dung dịch Z, thu được b mol kết tủa.

Thí nghiệm 3: Cho dung dịch AgNO3 dư vào V ml dung dịch Z, thu được c mol kết tủa.

Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và a < b < c. Hai chất X, Y lần lượt là

A. CuCl2, FeCl2.                            

B. CuCl2, FeCl3.         

C. FeCl2, FeCl3.          

D. FeCl2, AlCl3.

Câu 40:Hòa tan hoàn toàn 8,66 gam hỗn hợp X gồm Mg, Fe3O4 và Fe(NO3)2 bằng dung dịch chứa hỗn hợp gồm 0,52 mol HCl và 0,04 mol HNO3 (vừa đủ), thu được dung dịch Y và 1,12 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm NO và H2 có tỉ khối hơi đối với H2 là 10,8. Cho dung dịch Y tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch AgNO3 thu được m gam kết tủa và dung dịch T. Cho dung dịch T tác dụng với một lượng dư dung dịch NaOH, lọc kết tủa nung đến đến khối lượng không đổi thu được 10,4 gam chất rắn. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 73.

B. 77. 

C. 75.                       

D. 79.

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

41

B

61

A

42

B

62

B

43

A

63

D

44

B

64

D

45

C

65

C

46

D

66

C

47

D

67

D

48

A

68

C

49

B

69

C

50

C

70

B

51

B

71

C

52

D

72

C

53

B

73

B

54

B

74

D

55

B

75

D

56

B

76

A

57

B

77

C

58

A

78

B

59

A

79

D

60

A

80

C

 

ĐỀ SỐ 2

Câu 1: Khi thủy phân hợp chất hữu cơ X (không có phản ứng tráng bạc) trong môi trường axit rồi trung hòa axit thì dung dịch thu được có phản ứng tráng bạc. X là:

A. Anđehit axetic               B. Ancol etylic                  C. Saccarozơ                        D. Glixerol

Câu 2: Cho kim loại Ba dư vào dung dịch Al2(SO4)3, thu được sản phẩm có:

A. Một chất khí và hai chất kết tủa.                            B. Một chất khí và không chất kết tủa.   

C. Một chất khí và một chất kết tủa.                           D. Hỗn hợp hai chất khí.             

Câu 3: Để tạo thành thủy tinh hữu cơ (plexiglat), người ta tiến hành trùng hợp:

A. CH3-COO-C(CH3)=CH2                                        B. CH2=CH-CH=CH2        

C. CH3-COO-CH=CH2                                               D. CH2=C(CH3)-COOCH3

Câu 4: Hiệu suất của quá trình điều chế anilin (C6H5NH2) từ benzen (C6H6) đạt 30%. Khối lượng anilin thu được khi điều chế từ 156 gam benzen là:

A. 186,0 gam                     B. 111,6 gam                     C. 55,8 gam                         D. 93,0 gam

Câu 5: Phát biểu nào sau đây đúng ?

A. Các amino axit là chất rắn ở điều kiện thường.                                                  

B. Các amin ở điều kiện thường là chất khí hoặc chất lỏng.                                   

C. Các protein đều dêc tan trong nước.                                                                  

D. Các amin không độc.

Câu 6: Để phân biệt các dung dịch: CaCl2, HCl, Ca(OH)2 dùng dung dịch ?

A. NaNO3                          B. NaOH                           C. NaHCO3                         D. NaCl

Câu 7: Đun nóng tristearin trong dung dịch NaOH thu được glixerol và ?

A.C17H35COONa               B. C17H33COONa             C. C15H31COONa                D. C17H31COONa

Câu 8: Nhúng một thanh sắt (dư) vào 100ml dung dịch CuSO4 x mol/l. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy khối lượng thanh sắt tăng 0,4 gam. Biết tất cả Cu sinh ra đều bám vào thanh sắt. Giá trị của x là:

A. 0,05                               B. 0,5                                C. 0,625                               D. 0,0625

Câu 9: Đồng phân của glucozơ là:

A. Xenlulozơ                     B. Fructozơ                       C. Saccarozơ                        D. Sobitol

Câu 10: Chất nào dưới đây là etyl axetat ?

A. CH3COOCH2CH3                                                      B. CH3COOH                     

C. CH3COOCH3                                                             D. CH3CH2COOCH3

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

1C

2C

3D

4C

5A

6C

7A

8B

9B

10A

11B

12B

13D

14B

15D

16D

17C

18D

19A

20D

21B

22B

23A

24D

25C

26B

27B

28A

29B

30A

31A

32D

33C

34D

35D

36C

37C

38D

39A

40A

 

ĐỀ SỐ 3

Câu 1: Hòa tan hết m gam bột nhôm kim loại bằng dung dịch HNO3 thu được dung dịch A không chứa muối amoni và 1,12 lít  khí N2 ở đktc. Khối lượng ban đầu m có giá trị:

A. 4,5g                             B. 4,32g                        C. 1,89g                        D.  2,16g

Câu 2: Cho các chất C6H5OH (X); C6H5NH2 (Y); CH3NH2 (Z) và HCOOCH3 (T). Chất không làm đổi màu quỳ tím là:

A. X, Y                            B. X, Y, Z                      C. X, Y, T                     D. Y và T

Câu 3: Thủy phân este có công thức phân tử C4H8O2 trong môi trường axit thu được 2 sản phẩm hữu cơ X và Y (chứa C, H, O). Biết Y có thể được tạo ra từ quá trình oxi hóa X ở điều kiện thích hợp. Cấu tạo của X là:

A. C2H5OH                      B. CH3COOC2H5         C. C2H5COOCH3         D. CH3COOH.

Câu 4: Hai chất nào sau đây đều tan tốt trong nước

A. CH3COOH và CH3NH2                                   B. CH3COOCH3  và CH3OH

C. HCOOH và Tinh bột                                       D. C6H5NH2 và CH3COOH

Câu 5: Phản ứng không làm giải phóng khí là

Câu 6: Có bao nhiêu phản ứng hóa học có thể xảy ra khi cho các đồng phân đơn chức của C2H4O2 tác dụng lần lượt với từng chất: Na, NaOH, NaHCO3?

A. 2                                 B. 3                                 C. 4                               D. 5

Câu 7: Đun nóng X với dung dịch NaOH dư thu được muối và ancol đa chức. Công thức cấu tạo của X là

A. CH3–COO–CH(CH3)2                                            B. CH3–COO–CH2–CH2-OOCH.

C.CH3–OOC-COO–CH2CH3                                      D. CH3–COO–CH=CH2

Câu 8: Cho hỗn hợp bột X gồm 3 kim loại: Fe, Cu, Ag. Để tách nhanh Ag ra khỏi X mà không làm thay đổi khối lượng các chất cần dùng hóa chất nào?

A. Dung dịch AgNO3 dư                                           B. Dung dịch HCl đặc

C. Dung dịch FeCl3 dư                                             D. Dung dịch HNO3

Câu 9: Phương pháp điều chế NaOH trong công nghiệp là:

A. Điện phân dung dịch NaCl bằng dòng diện một chiều có màng ngăn  

B. Cho Na vào H2O

C. Cho Na2O vào nước.

D. Cho dung dịch Na2CO3  tác dụng với dung dịch Ba(OH)2.

Câu 10: Lấy m gam một axit hữu cơ đơn chức X cho tác dụng với NaHCO3 dư thấy giải phóng 2,2g khí. Mặt khác, cho m gam X vào C2H5OH lấy dư trong H2SO4  đặc (H = 80%) thì thu được 3,52g este. Giá trị của m là:

A. 2,4g                             B. 2,96g                        C. 3,0g                          D. 3,7g

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 36 của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

1-A

6-C

11-B

16-A

21-B

26-B

31-A

36-D

2-C

7-B

12-B

17-A

22-B

27-C

32-C

37-

3-A

8-C

13-C

18-B

23-A

28-C

33-D

38-

4-A

9-A

14-D

19-D

24-C

29-C

34-B

39-

5-C

10-C

15-D

20-B

25-A

30-A

35-C

40-

 

ĐỀ SỐ 4

Câu 1: Khi thủy phân hợp chất hữu cơ X (không có phản ứng tráng bạc) trong môi trường axit rồi trung hòa axit thì dung dịch thu được có phản ứng tráng bạc. X là:

A. Anđehit axetic               B. Ancol etylic                  C. Saccarozơ                        D. Glixerol

Câu 2: Cho kim loại Ba dư vào dung dịch Al2(SO4)3, thu được sản phẩm có:

A. Một chất khí và hai chất kết tủa.                            B. Một chất khí và không chất kết tủa.   

C. Một chất khí và một chất kết tủa.                           D. Hỗn hợp hai chất khí.             

Câu 3: Để tạo thành thủy tinh hữu cơ (plexiglat), người ta tiến hành trùng hợp:

A. CH3-COO-C(CH3)=CH2                                        B. CH2=CH-CH=CH2        

C. CH3-COO-CH=CH2                                               D. CH2=C(CH3)-COOCH3

Câu 4: Hiệu suất của quá trình điều chế anilin (C6H5NH2) từ benzen (C6H6) đạt 30%. Khối lượng anilin thu được khi điều chế từ 156 gam benzen là:

A. 186,0 gam                     B. 111,6 gam                     C. 55,8 gam                         D. 93,0 gam

Câu 5: Phát biểu nào sau đây đúng ?

A. Các amino axit là chất rắn ở điều kiện thường.                                                  

B. Các amin ở điều kiện thường là chất khí hoặc chất lỏng.                                   

C. Các protein đều dêc tan trong nước.                                                                  

D. Các amin không độc.

Câu 6: Để phân biệt các dung dịch: CaCl2, HCl, Ca(OH)2 dùng dung dịch ?

A. NaNO3                          B. NaOH                           C. NaHCO3                         D. NaCl

Câu 7: Đun nóng tristearin trong dung dịch NaOH thu được glixerol và ?

A.C17H35COONa               B. C17H33COONa             C. C15H31COONa                D. C17H31COONa

Câu 8: Nhúng một thanh sắt (dư) vào 100ml dung dịch CuSO4 x mol/l. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy khối lượng thanh sắt tăng 0,4 gam. Biết tất cả Cu sinh ra đều bám vào thanh sắt. Giá trị của x là:

A. 0,05                               B. 0,5                                C. 0,625                               D. 0,0625

Câu 9: Đồng phân của glucozơ là:

A. Xenlulozơ                     B. Fructozơ                       C. Saccarozơ                        D. Sobitol

Câu 10: Chất nào dưới đây là etyl axetat ?

A. CH3COOCH2CH3                                                      B. CH3COOH                     

C. CH3COOCH3                                                             D. CH3CH2COOCH3

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 5

Câu 1: Một dung dịch có các tính chất:

- Hòa tan Cu(OH)2 cho phức đồng màu xanh lam

- Bị thủy phân khi có mặt xúc tác axit hoặc enzim.

- Không khử đươc dung dịch AgNO3/NH3 và Cu(HO)2 khi đun nóng.

Dung dịch đó là:

A. Mantozo                      B. Fructozo                   C. Saccarozo                 D. Glucozo

Câu 2: Cho dãy các chất sau: Saccarozo, glucozo, xenlulozo, fructozo. Số chất tham gia phản ứng tráng gương là:

A.

B. 3                        

C. 4                              

D. 2

Câu 3: Cho sơ đồ chuyển hóa:

Glucozo →X→Y→CH3COOH. Hai chất X, Y lần lượt là

A. CH3CHO và CH3CH2OH                                B. CH3CH2OH và CH3CHO

C. CH3CH2OH và CH2=CH2                                D. CH3CH(OH)COOH và CH3CHO

Câu 4: Saccarozo có thể tác dụng với các chất nào sau đây?

A. H2O/H+, to ; Cu(HO)2, to thường                      B. Cu(HO)2, to thường ; dd AgNO3/NH3

C. Cu(HO)2, đun nóng; dd AgNO3/NH3              D. Lên men; Cu(HO)2, đun nóng

Câu 5: X là một este no đơn chức, có tỉ khối hơi so với He là 22. Nếu đem đun 4,4 gam este X với dd NaOH dư, thu được 4,1 gam muối. Công thức cấu tạo thu gọn của X là (He=4, C=12, H=1, O=16)

A. C2H5COOCH3            B. CH3COOC2H5         C. HCOOCH(CH3)2     D. HCOOCH2CH2CH3

Câu 6: Khi đốt cháy hoàn toàn 1 amin đơn chức X, người ta thu được 12,6 g H2O, 8,96 lít khí CO2 và 2,24 lít N2 (các thể tích khí đo được ở đktc). X có công thức phân tử là (N=14, C=12, H=1, O=16):

A. C3H9N                         B. C2H7N                      C. C4H11N                     D. C5H13N

Câu 7: Trung hòa hoàn toàn 4,44 gam một amin (bậc một, mạch cacbon không phân nhánh) bằng axit HCl, tạo ra 8,82 gam muối. Amin có công thức là (N=14, C=12, H=1)

A. H2NCH2CH2CH2CH2NH2                               B. CH3CH2CH2NH2

C. H2NCH2CH2NH2                                                D. H2NCH2CH2CH2NH2

Câu 8: Khi đốt cháy hoàn toàn este no đơn chức, mạch hở thì số mol CO2 sinh ra bằng số mol O2 đã phản ứng. Tên gọi của este là:

A. metyl fomiat                B. propyl axetat            C. metyl axetat             D. etyl axetat

Câu 9: Thủy phân hoàn toàn 150 gam dung dịch saccarozo 10,26% trong môi trường axit vừa đủ ta thu được dung dịch X. Cho dung dịch AgNO3 trong NH3 vào dung dịch X và đun nhẹ thì khối lượng Ag thu được là (H=1, c=12, O=16, Ag=108)

A. 36,94 g                        B. 19,44 g                     C. 15,50 g                     D. 9,72 g

Câu 10: Cho 27,2 g hỗn hợp gồm pheylaxetat và metylbenzoat (có tỷ lệ mol là 1:1) tác dụng với 800 ml dd NaOH 0,5M thu được dd X. Cô cạn dd X thì khối lượng chất rắn thu được là (C=12, H=1, O=16, Na=23)

A. 36,4                             B. 40,7                          C. 38,2                          D. 33,2

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

1-C

6-B

11-D

16-D

21-A

26-C

31-A

36-C

2-D

7-D

12-A

17-B

22-C

27-D

32-C

37-A

3-B

8-A

13-A

18-D

23-A

28-D

33-C

38-A

4-A

9-B

14-C

19-D

24-D

29-C

34-B

39-B

5-B

10-C

15-B

20-A

25-D

30-C

35-B

40-B

 

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Hóa học lần 4 có đáp án Trường THPT Chu Văn An. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em học tốt!

ADMICRO
NONE
OFF