OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Hóa học có đáp án lần 4 Trường THPT Trị An

03/07/2021 1.15 MB 71 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210703/129431612746_20210703_162734.pdf?r=8491
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Mời quý thầy cô cùng các em học sinh tham khảo tài liệu Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Hóa học lần 4 Trường THPT Trị An. Đề thi gồm các câu trắc nghiệm có đáp án hướng dẫn giải chi tiết hy vọng sẽ giúp các em học sinh ôn tập hiệu quả và đạt điểm số cao trong các kì thi sắp tới.

 

 
 

TRƯỜNG THPT TRỊ AN

ĐỀ THI THỬ THPT NĂM 2021

MÔN HÓA HỌC LẦN 4

Thời gian 50 phút

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1: Số đồng phân amin bậc một ứng với công thức phân tử C3H9N là

A. 4.                                    B. 2.                               C. 5.                               D. 3.

Câu 2 Trong các tên gọi dưới đây, tên nào phù hợp với chất CH3CH(CH3)-NH2 ?

A. Isopropylamin.               B. Etylmetylamin.          C. Metyletylamin.          D. Isopropanamin.

Câu 3: Anilin có công thức là

A. C6H5OH.                       B. CH3COOH.              C. C6H5NH2.                  D. CH3OH.

Câu 4: Phát biểu nào sau đây không đúng ?

A. Metyl-, đimetyl-, trimetyl– và etylamin là những chất khí, mùi khó chịu, độc, dễ tan trong nước.

B. C6H5NH2 chất lỏng không màu, rất độc, ít tan trong nước

C. Nhờ có tính bazơ mà anilin tác dụng được với dd Br2.

D. Anilin không làm đổi màu giấy quì ẩm.

Câu 5: Trong các chất dưới đây, chất nào có lực bazơ mạnh nhất ?

A. C6H5NH2.                      B. (CH3)2NH.                C. C6H5CH2NH2.           D. NH3.

Câu 6: Dung dịch etylamin không phản ứng với chất nào trong số các chất sau đây ?

A. HNO3.                           B. KOH.                        C. quỳ tím.                     D. HCl.

Câu 7: Trung hoà 11,8 gam một amin đơn chức cần 200 ml dung dịch HCl 1M. Công thức phân tử của X là

A. CH5N.                                B. C3H9N.                               C. C3H7N.                   D. C2H5N.

Câu 8: Đốt cháy hoàn toàn V lít hơi một amin X bằng một lượng O2 vừa đủ tạo ra 8V lít hh gồm khí cacbonic, khí nitơ và hơi nước (các thể tích khí và hơi đều đo ở cùng điều kiện). Amin X tác dụng với axit nitrơ ở nhiệt độ thường, giải phóng khí nitơ. Amin X là

A. CH3-CH2-NH-CH3.                                              B. CH2=CH-NH-CH3.

C. CH3-CH2-CH2-NH2.                                            D. CH2=CH-CH2-NH2.

Câu 9: Cho nước brom dư vào anilin thu được 16,5 gam kết tủa. Giả sử H = 100%. Khối lượng anilin trong dung dịch là:

A. 4,5                          B. 9,30                                                C. 4,65                                                D. 4,56

Câu 10: Trong các chất sau: X1: H2N-CH2-COOH; X2: CH3NH2; X3: C2H5­OH; X4: C6H5OH. Những chất có khả năng thể hiện tính bazơ là:

A. X1,X2.                                 B. X1,X2,X3.                     C. X2,X4.                          D. X1,X3.

Câu 11. Cho 0,15 mol alanin, vào 200 ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch X. Cho HCl dư vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số mol HCl đã phản ứng là.

A. 0,20.                               B. 0,30                          C. 0,35.                                                  D. 0,05

Câu 12: Chất có công thức H2NCH2COOH gọi tên là:

A. lysin.                              B. valin.                         C. alanin.                        D. glyxin.

Câu 13: Phát biểu không đúng là:

A. Trong dd, H2N-CH2-COOH còn tồn tại ở dạng ion lưỡng cực H3N+-CH2-COO.

B. Hợp chất H2N-CH2-COOH3N-CH3 là este của glyxin.

C. Aminoaxit là những chất rắn, kết tinh, tan tốt trong nước và có vị ngọt.

D. Aminoaxit là hợp chất hữu cơ tạp chức, phân tử chứa đồng thời nhóm amino và nhóm cacboxyl.

Câu 14: Để phân biệt glixerol, dd glucozơ, lòng trắng trứng ta cần dùng:

A. Cu(OH)2/OH.               B. AgNO3/NH3.             C. dd Br2.                      D. dd HCl đặc.

Câu 15. Số đồng phân cấu tạo của amino axit có công thức C3H7NO2

A. 2.                                        B. 3                                         C. 4.                                        D. 5.

Câu 16: Cho 7,5 gam axit aminoaxetic (H2N-CH2-COOH) phản ứng hết với dung dịch HCl. Sau phản ứng, khối lượng muối thu được là

A. 44,00 gam.                     B. 11,05 gam.                C. 43,00 gam.                D. 11,15 gam.

Câu 17: a-AA X chứa một nhóm -NH2. Cho 10,3 gam X tác dụng với axit HCl (dư), thu được 13,95 gam muối khan. CTCT thu gọn của X là

A. H2NCH2CH2COOH.                                           B. CH3CH2CH(NH2)COOH.

C. CH3CH(NH2)COOH.                                          D. H2NCH2COOH.

Câu18: Trong số các chất sau đây :

H2N–CH2–CH2–CO–NH–CH2–CH2–COOH,          CH3–CO–NH–CH2–CO–NH–COOH,

H2N–CH2–CO–NH–CH2–CH2–COOH,                   H2N–CH2–CO–NH–CH(CH3)–COOH,

H2N–CH(CH3)–CO–NH–CH(CH3)–COOH,                        H2N–CH(C6H5)–NH–CO–CH(CH3)–COOH

Có bao nhiêu chất là đipeptit?

 A. 1                            B. 2                                         C.3                              D. 4

Câu 19: Cho sơ đồ biến hoá sau

X, Y là những chất hữu cơ. CTCT của Y là

A. CH3-CH(NH2)-COONa.                                      B. H2N-CH2-CH2-COOH.

C. CH3-CH(NH3Cl)COOH.                                     D. CH3-CH(NH3Cl)COONa.

Câu 20. Cho sơ đồ pứ: C3H7O2N + NaOH → (B) + CH3OH. CTCT của B là

A. CH3COONH4.      B. CH3CH2CONH2.       C. H2N-CH(CH3)COONa.  D. H2N-CH2-COONa.

Câu 21: Cho các nhận định sau:  

a) Peptit là hợp chất được hình thành từ 2 đến 50 gốc a-amino axit.

b) Tất cả các peptit đều pứ màu biure.

c) Từ 3 a-amino axit chỉ có thể tạo ra 3 tripeptit khác nhau.

d) Sản phẩm của phản ứng thuỷ phân hoàn toàn peptit không tham gia được phản ứng màu biure.

Số nhận định đúng

A. 2.                                    B. 1.                               C. 3.                               D. 4.

Câu 22: Thuỷ phân không hoàn toàn tetrapeptit (X), ngoài các a-amino axit còn thu được các đipetit: Gly-Ala; Phe-Val; Ala-Phe. Cấu tạo của X là

A. Val-Phe-Gly-Ala.          B. Gly-Ala-Phe-Val.      C. Gly-Ala-Val-Phe.      D. Ala-Val-Phe-Gly.

Câu 23: Cho 9,1 gam hh X gồm bốn chất hữu cơ có cùng CTPT C3H9NO2 tác dụng hoàn toàn với 200 gam dd NaOH 40%, đun nóng, thu được dd Y và hh Z (đktc) gồm bốn khí (đều làm xanh giấy quỳ ẩm). Tỉ khối hơi của Z đối với H2 bằng 19. Cô cạn dd Y thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là

A. 8,9.                                 B. 16,5.                          C. 85,4.                          D. 83,5.

Câu 24: Nilon–6,6 là một loại

A. tơ axetat.                B. tơ poliamit.             C. polieste.                  D. tơ visco.

Câu 25: Tơ capron thuộc loại

A. tơ poliamit.             B. tơ visco.                  C. tơ polieste.                         D. tơ axetat.

Câu 26: Công thức phân tử của cao su thiên nhiên

A. ( C5H8)n                        B. ( C4H8)n                        C. ( C4H6)n                        D. ( C2H4)n

Câu 27: Phân tử khối trung bình của polietilen X là 420000. Hệ số polime hoá của PE là

A. 12.000                    B. 13.000                    C. 15.000                    D. 17.000

Câu 28: Polime X có phân tử khối là 336000 và hệ số trùng hợp là 12000. Vậy X là

A. PE.                              B. PP.                                      C. PVC                                    D. Teflon.

Câu 29: Tơ nilon-6,6 được tổng hợp từ phản ứng

A. trùng hợp giữa axit ađipic và hexametylen đi amin                C. trùng hợp từ caprolactan

B. trùng ngưng giữa axit ađipic và hexametylen đi amin             D. trùng ngưng từ caprolactan

Câu 30: Tơ visco không thuộc loại

A. tơ hóa học                          B. tơ tổng hợp.                 C. tơ bán tổng hợp.          D. tơ nhân tạo.

ĐỀ SỐ 2

Câu 1: Este etyl fomat có công thức là

A. HCOOCH3.                   B. HCOOC2H5.             C. CH3COOCH3.          D. HCOOCH=CH2.

Câu 2: Hợp chất X có công thức cấu tạo: CH3COO CH2CH3. Tên gọi của X là

A. metyl axetat.                  B. metyl propionat.        C. propyl axetat.            D. etyl axetat

Câu 3: Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C3H6O2

A. 3.                                    B. 4.                               C. 2.                               D. 5.

Câu 4: Số trieste khi thủy phân đều thu được sản phẩm gồm glixerol, axit CH3COOH, HCOOH và axit C2H5COOH là

A. 3.                                    B. 2.                               C. 6.                               D. 4.

Câu 5: Phát biểu nào sau đây là đúng

A. Tất cả các este đều tan tốt trong nước, không độc, được dùng làm chất tạo hương trong công nghiệp thực phẩm, mỹ phẩm.                           

B. Trong phản ứng este hoá giữa CH3COOH với CH3OH, H2O tạo nên từ -OH trong nhóm -COOH của axit và H trong nhóm -OH của ancol.                                      

C. Để phân biệt benzen, toluen  và stiren (ở điều kiện thường) bằng phương pháp hoá học, chỉ cần dùng thuốc thử là nước brom.                        

D. Phản ứng giữa axit axetic với ancol benzylic (ở điều kiện thích hợp), tạo thành benzyl axetat có mùi thơm của chuối chín.

Câu 6: Phát biểu nào sau đây là đúng nhất ?

A. Lipit là trieste của glixerol với các axit béo.

B. Axit béo là các axit monocacboxylic mạch cacbon không phân nhánh.

C. Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường kiềm gọi là phản ứng xà phòng hoá và là phản ứng thuận nghịch.

D. Phương pháp thông thường sản xuất xà phòng là đun dầu thực vật hoặc mỡ động vật với dung dịch NaOH hoặc KOH.

Câu7: Trong các chất sau, hợp chất nào thuộc loại chất béo ?

A. (C3H5COO)3C3H5.

B. (C6H5COO)3C3H5.

C. (C2H5COO)3C3H5

D. (C15H31COO)3C3H5.

Câu 8: Một este có công thức phân tử là C4H6O2, khi thuỷ phân trong môi trường axit thu được axit acrylic. Công thức cấu tạo thu gọn của este đó là

A. HCOO-CH=CH-CH3.

B. HCOO-C(CH3)=CH2.

C. CH2=CH-COO-CH3.          

D. CH3COO-CH=CH2.

Câu 9: Khi thuỷ phân tristearin trong môi trường axit ta thu được sản phẩm là

A. C17H35COONa và glixerol.                                  B. C17H35COOH và glixerol.

C. C15H31COOH và glixerol.                                    D. C15H31COONa và etanol.

Câu 10: Đun nóng este CH3COOC2H5 với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sản phẩm thu được là

A. CH3COONa và CH3OH.                                     B. C2H5COONa và CH3OH.

C. CH3COONa và C2H5OH.                                    D. HCOONa và C2H5OH.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 3

Câu 1: Những phản ứng nào sau đây chứng minh tính oxi hóa của ozon mạnh hơn oxi?

(1) O3 + Ag  →                             

(2) O3 +  KI + H2O   →      

(3) O3 + Fe  →                      

(4) O3 + CH

A. 1, 2.

B. 2, 3.

C. 2, 4.

D. 3, 4.

Câu 2: Ứng dụng nào sau đây không phải của ozon?

A. Tẩy trắng tinh bột, dầu ăn.

B. Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm.

C. Sát trùng nước sinh hoạt.

D. Chữa sâu răng.

Câu 3: Cho phản ứng Al + H2SO4 (đ) → Al2(SO4)3 + SO2 + H2O. Hệ số cân bằng của axít là

A. 3.

B. 6.

C. 8.

D. 4.

Câu 4: Nung nóng 20 gam một hỗn hợp X gồm Fe và S trong điều kiện không có không khí thu được hỗn hợp rắn A. Hòa tan hỗn hợp rắn A vào dung dịch HCl thu được 6,72 lít (đktc) hỗn hợp khí Y. Thành phần phần trăm khối lượng Fe trong X là

A. 28%.

B. 56%.

C. 42%.

D. 84%.

Câu 5: Cho phản ứng hóa học: S + H2SO4đặc →  X + H2O. Vậy X là chất nào sau đây?

A. SO2.

B. H2S.

C. H2SO3.

D. SO3.

Câu 6: Hấp thụ hoàn toàn 12,8g khí SO2 vào 250 ml dd NaOH 1M. Cô cạn dd ta thu được

A. Na2SO3.

B. NaHSO3.

C.Na2SO3 và NaHSO3.

D. NaHSO3 và NaOH.

Câu 7: Ứng dụng nào sau đây không phải là ứng dụng của H2SO4?

A. Sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu.

B. Sản xuất tơ sợi hóa học, chất giặt rửa tổng hợp.

C. Bảo quản thực phẩm.

D. Chế biến dầu mỏ.

Câu 8: Tính chất nào sau đây không phải là tính chất vật lí của hiđrosunfua?

A. Chất khí, không màu. 

B. Chất khí, có mùi trứng thối. 

C. Chất khí rất độc, nặng hơn không khí.

D. Chất khí không màu, mùi hắc.

Câu 9: Cho các phát biểu sau:

(a) Sắt tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng tạo muối Fe (III);

(b) Nhỏ dung dịch BaCl2 vào dung dịch Al2(SO4)3, xuất hiện kết tủa vàng;

(c) Tất cả các phản ứng của kim loại với S đều phải thực hiện ở nhiệt độ cao;

(d) Dung dịch H2S để lâu ngày trong không khí, xuất hiện vẩn đục  màu đen.

Số phát biểu không đúng là

A. 2.

B. 3.

C. 1.

D. 4.

Câu 10: Cho các dung dịch đựng trong các bình mất nhãn chứa: NaNO3, HCl, Na2SO4, Ba(OH)2. Thuốc thử  nào sau đây có thể phân biệt được 4 dung dịch trên?

A. Quỳ tím.

B. BaCl2.

C. AgNO3.

D. KOH.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

1

A

11

C

21

B

2

B

12

A

22

B

3

B

13

A

23

C

4

D

14

D

24

D

5

A

15

A

25

C

6

C

16

C   

26

A

7

C

17

A

27

D

8

D    

18

C

28

C

9

D

19

A

29

B

10

A

20

B

30

B

 

ĐỀ SỐ 4

Câu 1: Phản ứng nào sau đây không chứng minh được H2S có tính khử?

A. H2S  +  2NaOH  →  Na2S  +  2H2O.

B. 2H2S  +  O2  →  2H2O  +  2S.

C. H2S + 4Cl2 + 4H2O → H2SO4  +  8HCl.

D. 2H2S  + 3O2  →  2H2O  +  2SO2.

Câu 2: Cho phản ứng Al + H2SO4 (đ) → Al2(SO4)3 + SO2 + H2O. Hệ số cân bằng của axít là

A. 3.

B. 6.

C. 8.

D. 4.

Câu 3: Số oxi hóa của clo trong các hợp chất: Cl2, KCl, KClO3, KClO4 lần lượt là

A. 0,-1, +5, +7.

B. -1, +1, +5, +7.

C. 0, +2, +5, +7.

D. +1, -1, +5, +7.

Câu 4: Cho dd CuSO4 tác dụng với khí H2S(lấy dư) thu được 9,6 g kết tủa. Tính thể tích H2S cần dùng (đktc)?

A. 3,36.

B. 2,24.

C. 6,72.

D. Kết quả khác.

Câu 5: Hòa tan hoàn toàn 6,5 gam Zn bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư thấy thu được V lít SO2 (đktc) là sản phẩm khử duy nhất. Giá trị của V là

A. 1,12.

B. 3,36.

C. 4,48.

D. 2,24.

Câu 6: Hấp thụ hoàn toàn 12,8g khí SO2 vào 250 ml dd NaOH 1M.  Cô cạn dd ta thu được

A. Na2SO3 và NaHSO3.

B. NaHSO3.

C. NaHSO3 và NaOH.

D. Na2SO3.

Câu 7: Tính chất nào sau đây không phải là tính chất vật lí của hiđrosunfua

A. Chất khí, có mùi trứng thối.

B. Chất khí rất độc, nặng hơn không khí.

C. Chất khí không màu, mùi hắc.

D. Chất khí, không màu.

Câu 8: Cho các phát biểu sau:

(a)Sắt tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng tạo muối Fe (III);

(b)Nhỏ dung dịch BaCl2 vào dung dịch Al2(SO4)3, xuất hiện kết tủa vàng;

(c)Tất cả các phản ứng của kim loại với S đều phải thực hiện ở nhiệt độ cao;

(d)Dung dịch H2S để lâu ngày trong không khí, xuất hiện vẩn đục  màu đen.

Số phát biểu không đúng là

A. 2.

B. 3.

C. 1.

D. 4.

Câu 9: Cho các dung dịch đựng trong các bình mất nhãn chứa: NaNO3, HCl, Na2SO4, Ba(OH)2. Thuốc thử  nào sau đây có thể phân biệt được 4 dung dịch trên?

A. Quỳ tím.

B. BaCl2.

C. AgNO3.

D. KOH.

Câu 10: Cho 8,7 gam K2SO4 vào dung dịch dung dịch BaCl2 dư  thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 19,7 g.

B. 23,3 g.

C. 11,65 g.

D. 33,2 g.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

1

A

11

D

21

D

2

B

12

B

22

A

3

A

13

B

23

D

4

B

14

D

24

C

5

D

15

D

25

D

6

A

16

C

26

A

7

C

17

B

27

C

8

D

18

D

28

B

9

A

19

B

29

D

10

C

20

A

30

C

 

ĐỀ SỐ 5

Câu 1: Cho 8,7 gam K2SO4 vào dung dịch dung dịch BaCl2 dư  thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 11,65 g.

B. 33,2 g.

C. 23,3 g.

D. 19,7 g.

Câu 2: Ứng dụng nào sau đây không phải của ozon ?

A. Tẩy trắng tinh bột, dầu ăn.

B. Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm.

C. Sát trùng nước sinh hoạt.

D. Chữa sâu răng.

Câu 3: Cho phản ứng hóa học: S + H2SO4đặc →  X + H2O. Vậy X là chất nào sau đây?

A. SO3.

B. H2SO3.

C. H2S.

D. SO2.

Câu 4: Hòa tan hoàn toàn 6,5 gam Zn bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư thấy thu được V lít SO2 (đktc) là sản phẩm khử duy nhất. Giá trị của V là

A. 1,12.

B. 3,36.

C. 4,48.

D. 2,24.

Câu 5: Tính chất nào sau đây không phải là tính chất vật lí của hidrosunfua

A. Chất khí không màu, mùi hắc.

B. Chất khí, có mùi trứng thối.

C. Chất khí rất độc, nặng hơn không khí.

D. Chất khí, không màu.

Câu 6: Lưu huỳnh có các mức oxi hóa là

A. -1;0;+1;+3;+5;+7.

B. -2;0;+6;+7.

C. -2,0,+4,+6.

D. +1;+3;+5;+7.

Câu 7: Cho các dung dịch đựng trong các bình mất nhãn chứa: NaNO3, HCl, Na2SO4, Ba(OH)2. Thuốc thử  nào sau đây có thể phân biệt được 4 dung dịch trên?

A. quỳ tím.

B. BaCl2.

C. AgNO3.

D. KOH.

Câu 8: Ứng dụng nào sau đây không phải là ứng dụng của H2SO4

A. Chế biến dầu mỏ.

B. Sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu.

C. Bảo quản thực phẩm.

D. Sản xuất tơ sợi hóa học, chất giặt rữa tổng hợp.

Câu 9: Chọn phát biểu đúng:

A. Có thể nhận biết các dd muối  NaF, NaCl, NaBr, NaI chỉ bằng dd AgNO3

B. Các  muối  NaF, NaCl, NaBr, NaI đều tạo kết tủa với AgNO3

C. Trong các muối halogenua, chỉ có muối NaCl mới tạo kết tủa với  AgNO3

D. Các NaCl, NaBr, NaI đều tạo kết tủa trắng với AgNO3

Câu 10: Hấp thụ hoàn toàn 12,8g khí SO2 vào 250 ml dd NaOH 1M. Cô cạn dd ta thu được

A. Na2SO3.

B. NaHSO3.

C. NaHSO3 và NaOH.

D. Na2SO3 và NaHSO3.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

1

A

11

C

21

B

2

B

12

D

22

A

3

D

13

C

23

A

4

D

14

B

24

B

5

A

15

D

25

A

6

C

16

B

26

C

7

A

17

D

27

D

8

C

18

B

28

C

9

A

19

A

29

D

10

D

20

B

30

D

 

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Hóa học có đáp án lần 4 Trường THPT Trị An. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em học tốt!

ADMICRO
NONE
OFF