OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Hóa học có đáp án lần 4 Trường THPT Đắc Lua

03/07/2021 1.21 MB 94 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210703/46534603235_20210703_162725.pdf?r=3442
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

HOC247 xin giới thiệu đến quý thầy cô giáo và các em học sinh Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Hóa học lần 4 Trường THPT Đắc Lua, đề thi gồm có các câu trắc nghiệm với đáp án đi kèm sẽ giúp các em luyện tập, làm quen các dạng đề đồng thời đối chiếu kết quả, đánh giá năng lực bản thân từ đó có kế hoạch học tập phù hợp. Mời các em cùng tham khảo!

 

 
 

TRƯỜNG THPT ĐẮC LUA

ĐỀ THI THỬ THPT NĂM 2021

MÔN HÓA HỌC LẦN 4

Thời gian 50 phút

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1: Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế khí hidrosunfua bằng phản ứng hóa học

A. CuS+ 2HCl.

B. H2+S.

C. PbS+ 2HCl.

D. FeS+ 2HCl.

Câu 2: Nung nóng 20 gam một hỗn hợp X gồm Fe và S trong điều kiện không có không khí thu được hỗn hợp rắn A. Hòa tan hỗn hợp rắn A vào dung dịch HCl thu được 6,72 lít (đktc) hỗn hợp khí Y. Thành phần phần trăm khối lượng Fe trong X là

A. 84%.

B. 56%.

C. 42%.

D. 28%.

Câu 3: Lưu huỳnh có các mức oxi hóa là

A. -2;0;+6;+7.

B. +1;+3;+5;+7.

C. -2,0,+4,+6.

D. -1;0;+1;+3;+5;+7.

Câu 4: Ứng dụng nào sau đây không phải của ozon?

A. Chữa sâu răng.

B. Tẩy trắng tinh bột, dầu ăn.

C. Sát trùng nước sinh hoạt.

D. Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm.

Câu 5: Quan sát sơ đồ thí nghiệm sau:

Hiện tượng ở bình chứa nước Br2

A. dung dịch Br2 không bị nhạt mất màu.

B. dung dịch Br2 bị nhạt mất màu.

C. có kết tủa xuất hiện.

D. có kết tủa và nhạt màu dung dịch Br2.

Câu 6: Để 5,6g bột Fe trong không khí một thời gian thu được m gam hỗn hợp rắn X gồm Fe, Fe3O4. Hòa tan hết X trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư) được 0,672 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất đo ở đktc) và dung dịch Y. Giá trị của m là

A. 5,72.

B. 7,52.

C. 5,27.

D. 7,25.

Câu 7: Ứng dụng nào sau đây không phải là ứng dụng của H2SO4

A. Chế biến dầu mỏ.

B. Sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu.

C. Bảo quản thực phẩm.

D. Sản xuất tơ sợi hóa học, chất giặt rữa tổng hợp.

Câu 8: Cho phản ứng hóa học: S + H2SO4đặc  → X + H2O. Vậy X là chất nào sau đây?

A. SO3.

B. SO2.

C. H2SO3.

D. H2S.

Câu 9: Chọn phát biểu đúng:

A. Các  muối  NaF, NaCl, NaBr, NaI đều tạo kết tủa với AgNO3.

B. Có thể nhận biết các dd muối  NaF, NaCl, NaBr, NaI chỉ bằng dd AgNO3.

C. Các muối NaCl, NaBr, NaI đều tạo kết tủa trắng với AgNO3.

D. Trong các muối halogenua, chỉ có muối NaCl mới tạo kết tủa với  AgNO3.

Câu 10: Cho dd CuSO4 tác dụng với khí H2S(lấy dư) thu được 9,6 g kết tủa. Tính thể tích H2S cần dùng (đktc) là

A. 2,24.

B. 6,72.

C. Kết quả khác.

D. 3,36.

Câu 11: Chọn phản ứng không đúng trong các phản ứng sau đây?

A. 2H2SO4 đặc + C →CO2 + 2SO2 + 2H2O.

B. 6H2SO4 đăc + 2Fe →Fe2(SO4)3+ 3SO2+ 6H2O.

C. H2SO4 đặc + 2HI  →I2 + SO2 + 2H2O.

D. H2SO4 đặc + FeO  →FeSO4 + H2O.

Câu 12: Cho các dung dịch đựng trong các bình mất nhãn chứa: NaNO3, HCl, Na2SO4, Ba(OH)2. Thuốc thử  nào sau đây có thể phân biệt được 4 dung dịch trên?

A. KOH.

B. BaCl2.

C. Quỳ tím.

D. AgNO3.

Câu 13: Những phản ứng nào sau đây chứng minh tính oxi hóa của ozon mạnh hơn oxi?

(1) O3 + Ag →                                         

(2) O3 +  KI + H2O  →         

(3) O3 + Fe   →                                

(4) O3 + CH

A. 2, 3.

B. 1, 2.

C. 3, 4.

D. 2, 4.

Câu 14: Chất khí màu xanh nhạt, có mùi đặc trưng là

A. SO2.

B. H2S.

C. Cl2.

D. O3.

Câu 15: Các nguyên tố nhóm VIA có cấu hình electron lớp ngoài cùng là

A. ns2np5.

B. ns2np6.

C. ns2np3.

D. ns2np4.

Câu 16: Trong các đơn chất halogen, chất ở trạng thái lỏng ở điều kiện thường là

A. Br2.

B. I2.

C. F2.

D. Cl2.

Câu 17: Dãy nào được xếp đúng thứ tự tính axit  giảm dần?

A. HCl, HBr, HI, HF.

B. HCl, HI, HBr, HF.

C. HI, HBr, HCl, HF.

D. HF, HCl,HBr, HI.

Câu 18: Cho 8,7 gam K2SO4 vào dung dịch dung dịch BaCl2 dư  thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 23,3 g.

B. 11,65 g.

C. 33,2 g.

D. 19,7 g.

Câu 19: Tính chất nào sau đây không phải là tính chất vật lí của hidrosunfua?

A. Chất khí không màu, mùi hắc.

B. Chất khí, có mùi trứng thối.

C. Chất khí rất độc, nặng hơn không khí. 

D. Chất khí, không màu. 

Câu 20: Cho phản ứng Al + H2SO4 (đ) → Al2(SO4)3 + SO2 + H2O. Hệ số cân bằng của axít là

A. 6.

B. 4.

C. 3.

D. 8.

Câu 21: Hòa tan hoàn toàn 3,22 gam hỗn hợp X gồm Fe, Mg và Zn bằng một lượng vừa đủ dd H2SO4loãng, thu được 1,344 lít hiđro (ở đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là

A. 8,98.   

B. 7,25.

C. 9,52.

D. 10,27

Câu 22: Hấp thụ hoàn toàn 12,8g khí SO2 vào 250 ml dd NaOH 1M.  Cô cạn dd ta thu được

A. Na2SO3 và NaHSO3.

B. NaHSO3.

C. Na2SO3.

D. NaHSO3 và NaOH.

Câu 23: Số oxi hóa của clo trong các hợp chất: Cl2, KCl, KClO3, KClO4 lần lượt là

A. 0, +2, +5, +7.

B. -1, +1, +5, +7.

C. 0,-1, +5, +7.

D. +1, -1, +5, +7.

Câu 24: Cho 26,1g MnO2 phản ứng với dung dịch HCl đặc. Sau khi đun nóng hỗn hợp thu được khí Clo (đktc) có thể tích là

A. 8,96 lít.

B. 2,24 lít.

C. 6,72 lít.

D. 4,48 lít.

Câu 25: Cho m(g) hỗn hợp A gồm 3 kim loại Al, Zn, Cu. Lấy 0,1 mol A tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được 1,68 lít khí ở đktc và 2,4g kim loại không tan. Mặt khác, lấy 22,05g A cho tác dụng với H2SO4 đặc, nóng, dư thu được a mol khí SO2 (đktc).Giá trị của a là

A. 0,55.

B. 0,225.

C. 0,35.

D. 0,45.

Câu 26: Dung dịch H2SO4 loãng phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?

A. CuO, NaCl, CuS.

B. BaCl2, Na2CO3, FeS.

C. FeCl3, MgO, Cu.

D. Al2O3, Ba(OH)2,Ag.

Câu 27: Cho các phát biểu sau:

(a)Sắt tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng tạo muối Fe (III);

(b)Nhỏ dung dịch BaCl2 vào dung dịch Al2(SO4)3, xuất hiện kết tủa vàng;

(c)Tất cả các phản ứng của kim loại với S đều phải thực hiện ở nhiệt độ cao;

(d)Dung dịch H2S để lâu ngày trong không khí, xuất hiện vẩn đục  màu đen.

Số phát biểu không đúng là

A. 2.

B. 4.

C. 3.

D. 1.

Câu 28: Hòa tan hoàn toàn 6,5 gam Zn bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư thấy thu được V lít SO2 (đktc) là sản phẩm khử duy nhất. Giá trị của V là:

A. 1,12

B. 2,24

C. 3,36

D. 4,48

Câu 29: Trong phương trình  SO2 + Br2 + 2H2O →2HBr + H2SO4. Vai trò của các chất là

A. SO2 là chất khử, H­2O là chất oxi hóa.

B. Br2 là chất oxi hóa, H2O là chất khử.

C. SO2 là chất oxi hóa, Br2 là chất khử.

D. SO2 là chất khử, Br2 là chất oxi hóa.

Câu 30: Phản ứng nào sau đây không chứng minh được H2S có tính khử?

A. 2H2S  +  O2  →  2H2O  +  2S.

B. H2S  +  2NaOH  →  Na2S  +  2H2O.

C. H2S + 4Cl2 + 4H2O →  H2SO4  +  8HCl.

D. 2H2S  + 3O2  →  2H2O  +  2SO2.

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

1

D

11

D

21

A

2

A

12

C

22

A

3

C

13

B

23

C

4

D

14

D

24

C

5

B

15

D

25

D

6

B

16

A

26

B

7

C

17

C

27

B

8

B

18

B

28

B

9

B

19

A

29

D

10

A

20

A

30

B

 

ĐỀ SỐ 2

Câu 1: Khi đốt cháy hoàn toàn một ankan, thì ta thu được số mol H2O so với số mol CO2 là?

Câu 2: Cho hỗn hợp A gồm ancol etylic và phenol phản ứng với dung dịch NaOH 1M thấy dùng hết 50 ml. Nếu cho hỗn hợp A tác dụng với Na d­­ư đ­ược 1,12 lít H2 ở đktc. Phần trăm số mol mỗi chất trong hỗn hợp A là

   A. 50% C2H5OH; 50% C6H5OH.                             B. 60% C2H5OH; 40% C6H5OH.

   C. 25% C2H5OH; 75% C6H5OH.                             D. 75% C2H5OH; 25% C6H5OH.

Câu 3: Hợp chất hữu cơ X chứa vòng benzen có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất. Trong X, tỉ lệ khối lượng các nguyên tố là mC : mH : mO = 21 : 2 : 8. X tác dụng được với Na và với NaOH. Biết rằng khi cho X tác dụng với Na dư, số mol H2  thu được bằng số mol X tham gia phản ứng và X tác dụng được với NaOH theo tỉ lệ số mol 1 : 2. Công thức cấu tạo thu gọn của X là

   A. CH3-C6H3(OH)2.     B. CH3-O-C6H4-OH.    C. CH3-CH2-C6H3(OH)2.   D. C6H5-CH(OH)2.

Câu 4: Cho ankan X có công thức cấu tạo: CH3-CH2-CH2-CH2-CH3                         `

Số nguyên tử cacbon bậc I và bậc II ứng với công thức cấu tạo của X lần lượt là

   A. 3 và 2.                         B. 2 và 1.                         C. 1 và 4.                         D. 2 và 3.

Câu 5: Vào năm 1832, phenol lần đầu tiên được tách ra từ nhựa than đá. Phenol rất độc. Khi con người ăn phải thực phẩm có chứa phenol có thể bị ngộ độc cấp, tiêu chảy, rối loạn ý thức, thậm chí tử vong. Công thức của phenol là

   A. C2H5OH.                     B. C6H5OH.                     C. CH3OH.                      D. C3H5(OH)3.

Câu 6: Cho 12,8 gam ancol X no, đơn chức, mạch hở phản ứng với Na (dư) thu được 4,48 lit khí H2 (đktc). Công thức phân tử của X là

   A. C3H7OH.                     B. C2H5OH.                     C. CH3OH.                      D. C4H9OH

Câu 7: Ảnh hưởng của nhóm -OH đến gốc C6H5-trong phân tử phenol thể hiện qua phản ứng giữa phenol với

   A. H2 (Ni, đun nóng).       B. dung dịch NaOH.        C. kim loại Na.        D. nước brom.

Câu 8: Tên thay thế của ancol có công thức cấu tạo thu gọn CH3CH2CH2OH là

   A. etanol.                         B. ancol propylic.             C. propan-1-ol.                D. propan-2-ol.

Câu 9: Kết quả thí nghiệm của các dung dịch hoặc chất lỏng X, Y, Z, T với một số thuốc thử được ghi ở bảng sau:

Mẫu thử

Thuốc thử

Hiện tượng

X

Dung dịch Br2

Dung dịch mất màu

Y và Z

Kim loại Na

Sủi bọt khí không màu

Z

Cu(OH)2 trong môi trường kiềm

Tạo dung dịch màu xanh lam

X và T

Dung dịch KMnO4 đun nóng

Dung dịch mất màu

 

Các chất X, Y, Z, T lần lượt là

   A. ancol etylic, stiren, toluen, glixerol.                     B. stiren, toluen, ancol etylic, glixerol.

   C. stiren, ancol etylic, glixerol, toluen.                     D. ancol etylic, glixerol, stiren, toluen.

Câu 10: Phản ứng hóa học đặc trưng của hiđrocac bon no là

   A. phản ứng cộng.                                                    B. phản ứng cháy.

   C. phản ứng thế.                                                       D. phản ứng phân hủy.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 30 của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

1

D

11

D

21

D

2

A

12

A

22

D

3

A

13

A

23

B

4

D

14

B

24

A

5

B

15

C

25

C

6

C

16

C

26

A

7

D

17

B

27

B

8

C

18

B

28

C

9

C

19

A

29

B

10

C

20

C

30

D

 

ĐỀ SỐ 3

Câu 1: Ảnh hưởng của nhóm -OH đến gốc C6H5-trong phân tử phenol thể hiện qua phản ứng giữa phenol với

   A. kim loại Na.                                                         B. dung dịch NaOH.

   C. nước brom.                                                          D. H2 (Ni, đun nóng).

Câu 2: Dẫn 4,48 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm hai anken đồng đẳng kế tiếp qua bình đựng dung dịch brom dư thấy khối lượng bình sau phản ứng tăng thêm 9,6 gam. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Công thức phân tử của 2 anken là

   A. C5H10 và C6H12.          B. C3H6 và C4H8.             C. C2H4 và C3H6.            D. C4H8 và C5H10.

Câu 3: Vào năm 1832, phenol lần đầu tiên được tách ra từ nhựa than đá. Phenol rất độc. Khi con người ăn phải thực phẩm có chứa phenol có thể bị ngộ độc cấp, tiêu chảy, rối loạn ý thức, thậm chí tử vong. Công thức của phenol là

   A. C6H5OH.                     B. C2H5OH.                     C. C3H5(OH)3.                 D. CH3OH.

Câu 4: Đối với hiđrocacbon thơm, tính thơm là đặc tính

   A. dễ tham gia phản ứng thế, khó tham gia phản ứng cộng.

   B. có mùi thơm đặc trưng.

   C. dễ tham gia phản ứng cộng, khó tham gia phản ứng thế.

   D. dễ tham gia phản ứng thế và cộng.

Câu 5: Dãy đồng đẳng của benzen là những hiđrocacbon thơm có công thức phân tử chung là

   A. CnH2n+2 (n ≥ 2).           B. CnH2n-2 (n ≥ 2).            C. CnH2n (n ≥ 2).             D. CnH2n-6 (n ≥ 6).

Câu 6: Trùng hợp isopren thu được poliisopren là một loại polime có tính đàn hồi cao và được ứng dụng rộng rãi trong đời sống, kĩ thuật. Công thức phân tử của isopren là

   A. C5H8.                           B. C4H6.                           C. C4H8.                          D. C5H10.

Câu 7: Thuốc thử để phân biệt hai khí but-2-en và but-1-in là

   A. dung dịch HCl.                                                    B. dung dịch AgNO3 /NH3.

   C. dung dịch KMnO4.                                              D. dung dịch Br2.

Câu 8: Phản ứng hóa học đặc trưng của hiđrocac bon no là

   A. phản ứng cháy.                                                    B. phản ứng cộng.

   C. phản ứng thế.                                                       D. phản ứng phân hủy.

Câu 9: Cho ankan X có công thức cấu tạo: CH3-CH2-CH2-CH2-CH3                         `

Số nguyên tử cacbon bậc I và bậc II ứng với công thức cấu tạo của X lần lượt là

   A. 2 và 3.                         B. 2 và 1.                         C. 1 và 4.                         D. 3 và 2.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 30 của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

1

C

11

B

21

B

2

B

12

B

22

A

3

A

13

D

23

A

4

A

14

C

24

C

5

D

15

C

25

A

6

A

16

C

26

D

7

B

17

B

27

C

8

C

18

B

28

D

9

A

19

C

29

D

10

D

20

D

30

C

 

ĐỀ SỐ 4

Câu 1: Chọn phát biểu sai ?

   A. Phenol cho phản ứng cộng dễ dàng với brom tạo kết tủa trắng 2,4,6-tribromphenol.

   B. Phenol có tính axit, nhưng yếu hơn axit cacbonic

   C. Dung dịch phenol không làm đổi màu quỳ tím vì tính axit của phenol rất yếu.

   D. Phenol ít tan trong nước, nhưng dễ dàng tan trong dung dịch NaOH.

Câu 2: Hợp chất hữu cơ X chứa vòng benzen có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất. Trong X, tỉ lệ khối lượng các nguyên tố là mC : mH : mO = 21 : 2 : 8. X tác dụng được với Na và với NaOH. Biết rằng khi cho X tác dụng với Na dư, số mol H2  thu được bằng số mol X tham gia phản ứng và X tác dụng được với NaOH theo tỉ lệ số mol 1 : 2. Công thức cấu tạo thu gọn của X là

   A. C6H5-CH(OH)2.                                                   B. CH3-C6H3(OH)2.

   C. CH3-O-C6H4-OH.                                                D. CH3-CH2-C6H3(OH)2.

Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon X thu được 8,96 lít CO2 (đktc) và 9,0 gam H2O. CTPT của X là

   A. C2H6.                           B. C3H6.                           C. C3H8.                           D. C4H10.

Câu 4: Một hiđrocacbon thơm có công thức phân tử C6H5-CH2-CH3 có tên thay thế là

   A. Metyl benzen.             B. Etyl benzen.                C. Benzen.                       D. Stiren.

Câu 5: Hoạt tính sinh học của benzen, toluen là

   A. gây hại cho sức khỏe con người.

   B. gây ảnh hưởng tốt cho sức khỏe.

   C. tùy thuộc vào nhiệt độ có thể gây hại hoặc không gây hại.

   D. không gây hại cho sức khỏe.

Câu 6: Kết quả thí nghiệm của các dung dịch hoặc chất lỏng X, Y, Z, T với một số thuốc thử được ghi ở bảng sau:

Mẫu thử

Thuốc thử

Hiện tượng

X

Dung dịch Br2

Dung dịch mất màu

Y và Z

Kim loại Na

Sủi bọt khí không màu

Z

Cu(OH)2 trong môi trường kiềm

Tạo dung dịch màu xanh lam

X và T

Dung dịch KMnO4 đun nóng

Dung dịch mất màu

 

Các chất X, Y, Z, T lần lượt là

   A. stiren, toluen, ancol etylic, glixerol.                     B. ancol etylic, glixerol, stiren, toluen.

   C. ancol etylic, stiren, toluen, glixerol.                     D. stiren, ancol etylic, glixerol, toluen.

Câu 7: Đun nóng ancol etylic với H2SO4 đặc ở 170°C, thu được một hiđrocacbon có công thức là

   A. C2H2.                           B. CH4.                            C. C2H6.                          D. C2H4.

Câu 8: Cho propan tác dụng với Cl2 theo tỉ lệ số mol 1 : 1, số sản phẩm monoclo tối đa thu được là

   A. 4.                                 B. 2.                                 C. 5.                                 D. 3.

Câu 9: Khi đốt cháy hoàn toàn một ankan, thì ta thu được số mol H2O so với số mol CO2 là?

Câu 10: Dãy đồng đẳng của benzen là những hiđrocacbon thơm có công thức phân tử chung là

   A. CnH2n-6 (n ≥ 6).            B. CnH2n (n ≥ 2).              C. CnH2n+2 (n ≥ 2).           D. CnH2n-2 (n ≥ 2).

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 30 của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

1

A

11

B

21

A

2

B

12

A

22

B

3

D

13

C

23

C

4

B

14

A

24

A

5

A

15

C

25

C

6

D

16

B

26

C

7

D

17

D

27

D

8

B

18

A

28

A

9

D

19

D

29

C

10

A

20

B

30

C

ĐỀ SỐ 5

Câu 1: Đối với hiđrocacbon thơm, tính thơm là đặc tính

   A. có mùi thơm đặc trưng.

   B. dễ tham gia phản ứng cộng, khó tham gia phản ứng thế.

   C. dễ tham gia phản ứng thế, khó tham gia phản ứng cộng.

   D. dễ tham gia phản ứng thế và cộng.

Câu 2: Thuốc thử để phân biệt hai khí but-2-en và but-1-in là

   A. dung dịch AgNO3 /NH3.    B. dung dịch HCl.    C. dung dịch KMnO4.    D. dung dịch Br2.

Câu 3: Hoạt tính sinh học của benzen, toluen là

   A. gây hại cho sức khỏe con người.

   B. gây ảnh hưởng tốt cho sức khỏe.

   C. tùy thuộc vào nhiệt độ có thể gây hại hoặc không gây hại.

   D. không gây hại cho sức khỏe.

Câu 4: Hợp chất hữu cơ X chứa vòng benzen có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất. Trong X, tỉ lệ khối lượng các nguyên tố là mC : mH : mO = 21 : 2 : 8. X tác dụng được với Na và với NaOH. Biết rằng khi cho X tác dụng với Na dư, số mol H2  thu được bằng số mol X tham gia phản ứng và X tác dụng được với NaOH theo tỉ lệ số mol 1 : 2. Công thức cấu tạo thu gọn của X là

   A. CH3-O-C6H4-OH.                                                B. CH3-C6H3(OH)2.

   C. CH3-CH2-C6H3(OH)2.                                         D. C6H5-CH(OH)2.

Câu 5: Cho propan tác dụng với Cl2 theo tỉ lệ số mol 1 : 1, số sản phẩm monoclo tối đa thu được là

   A. 4.                                 B. 2.                                 C. 5.                                 D. 3.

Câu 6: Cho 12,8 gam ancol X no, đơn chức, mạch hở phản ứng với Na (dư) thu được 4,48 lit khí H2 (đktc). Công thức phân tử của X là

   A. C4H9OH.                     B. C3H7OH.                     C. C2H5OH.                    D. CH3OH.

Câu 7: Chọn phát biểu sai ?

   A. Phenol ít tan trong nước, nhưng dễ dàng tan trong dung dịch NaOH.

   B. Phenol có tính axit, nhưng yếu hơn axit cacbonic

   C. Phenol cho phản ứng cộng dễ dàng với brom tạo kết tủa trắng 2,4,6-tribromphenol.

   D. Dung dịch phenol không làm đổi màu quỳ tím vì tính axit của phenol rất yếu.

Câu 8: Định nghĩa nào sau đây đúng

   A. Ancol là những hợp chất hữu cơ trong phân tử có nhóm cacboxyl liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon no hoặc hidro.

   B. Ancol là những hợp chất hữu cơ trong phân tử có nhóm hidroxyl liên kết trực tiếp với nguyên tử hidro.

   C. Ancol là những hợp chất hữu cơ trong phân tử có nhóm hidroxyl -OH liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon no.

   D. Ancol là những hợp chất hữu cơ trong phân tử có nhóm hidroxyl -OH liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon của vòng benzen.

Câu 9: Hóa chất duy nhất dùng để phân biệt các chất lỏng: benzen, toluen, stiren là

   A. dung dịch NaOH.                                                B. dung dịch KMnO4.

   C. dung dịch AgNO3/NH3.                                      D. dung dịch brom.

Câu 10: Trùng hợp isopren thu được poliisopren là một loại polime có tính đàn hồi cao và được ứng dụng rộng rãi trong đời sống, kĩ thuật. Công thức phân tử của isopren là

   A. C4H6.                           B. C5H8.                           C. C5H10.                         D. C4H8.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 30 của đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

1

C

11

A

21

A

2

A

12

D

22

B

3

A

13

D

23

C

4

B

14

C

24

A

5

B

15

C

25

C

6

D

16

A

26

A

7

C

17

A

27

D

8

C

18

D

28

D

9

B

19

B

29

B

10

B

20

A

30

D

 

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Hóa học có đáp án lần 4 Trường THPT Đắc Lua. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em học tốt!

ADMICRO
NONE
OFF