OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn GDCD Trường THPT Tô Hiệu

10/04/2021 120.82 KB 782 lượt xem 1 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210410/940162005140_20210410_225425.pdf?r=7633
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Tài liệu Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn GDCD Trường THPT Tô Hiệu được HOC247 biên soạn và tổng hợp giúp các em học sinh lớp 12 ôn tập kiến thức, rèn luyện chuẩn bị cho kì thi sắp tới cũng như giới thiệu đến quý thầy cô và các em học sinh tham khảo. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em học sinh.

Mời các em học sinh và quý thầy cô cùng tham khảo.

 

 
 

TRƯỜNG THPT TÔ HIỆU

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM HỌC 2020-2021

MÔN: GDCD

(Thời gian làm bài: 60 phút, không kể thời gian phát đề)

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 1: Nội dung nào sau đây thể hiện bình đẳng giữa ông bà và cháu?

A. Việc chăm sóc ông bà là nghĩa vụ của cha mẹ nên cháu không có bổn phận.

B. Khi cháu được thừa hưởng tài sản của ông bà thì sẽ có nghĩa vụ chăm sóc ông bà.

C. Chỉ có cháu trai sống cùng ông bà mới có nghĩa vụ phụng dưỡng ông bà.

D. Cháu có bổn phận kính trọng chăm sóc, phụng dưỡng ông bà.

Câu 2: Một trong các biểu hiện của bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động là có sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về

A. quyền tự do sử dụng sức lao động theo khả năng của mình.

B. quyền lựa chọn việc làm.

C. đặc quyền của người sử dụng lao động.

D. quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.

Câu 3: Quyền bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ được hiểu là

A. nam nữ bình đẳng về tuyển dụng, sử dụng, nâng bậc lương, trả công lao động.

B. mọi công dân không phân biệt độ tuổi, giới tính đều được nhà nước bố trí việc làm.

C. lao động nữ trong thời gian nghỉ thai sản thì không được hưởng lương.

D. ưu tiên nhận lao động nam vào làm việc khi công việc đó phù hợp với cả nam và nữ.

Câu 4: Nội dung nào dưới đây thể hiện bình đẳng giữa anh chị em?

A. Anh trai phải chịu trách nhiệm chính trong gia đình.

B. Có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn và hiếu thảo với cha mẹ.

C. Đùm bọc, nuôi dưỡng nhau khi không còn cha mẹ.

D. Phân biệt đối xử giữa các anh chị em trong gia đình.

Câu 5: Tự nguyện đóng thuế nhà đất hàng năm, nghĩa là công dân đã thực hiện hình thức pháp luật nào dưới đây?

A. Tuân thủ pháp luật. B. Sử dụng pháp luật. C. Thi hành pháp luật. D. Áp dụng pháp luật.

Câu 6: Việc làm nào dưới đây thể hiện không phân biệt đối xử giữa các dân tộc?

A. Chê cười khi thấy người dân tộc mặc trang phục truyền thống.

B. Không bỏ phiếu bầu chỉ vì đó là người dân tộc thiểu số.

C. Mỗi dân tộc đều có tiết mục biểu diễn trong ngày hội văn hóa các dân tộc của huyện.

D. Ngăn cản dân tộc khác canh tác tại nơi sinh sống của dân tộc mình.

Câu 7: Do mâu thuẫn, cãi vã to tiếng rồi chửi nhau, học sinh X nóng giận mất bình tĩnh nên đã ném bình hoa ở lớp vào mặt học sinh Y. Hành vi của học sinh X đã vi phạm quyền gì đối với học sinh Y?

A. Bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.

B. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân.

C. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân.

D. Tự do ngôn luận của công dân.

Câu 8: Vi phạm hình sự là hành vi

A. nguy hiểm cho xã hội. B. trái chuẩn mực đạo đức.

C. trái phong tục tập quán. D. xâm phạm các quan hệ lao động.

Câu 9: Nhà nước quy định nam, nữ bình đẳng trong việc thành lập doanh nghiệp, tiến hành sản xuất. Đây

là một trong những nội dung thể hiện quyền bình đẳng nào dưới đây của công dân?

A. Quyền bình đẳng trong kinh doanh. B. Quyền bình đẳng trong gia đình.

C. Quyền bình đẳng trong lao động. D. Quyền bình đẳng trong hôn nhân.

Câu 10: H (22 tuổi) bị tâm thần từ nhỏ. Trong một lần phát bệnh, H đã đánh gãy tay Q ở gần nhà gây tổn hại sức khỏe 20%. Đánh giá về hành vi của H, em chọn phương án nào dưới đây?

A. Hình sự. B. Dân sự.

C. Hành chính. D. Không vi phạm pháp luật.

Câu 11: Anh H và chị T yêu nhau. Hai người quyết định kết hôn nhưng bố anh H không đồng ý vì anh H và chị T không cùng đạo. Bố anh H đã vi phạm vào quyền nào?

A. Bình đẳng giữa các dân tộc. B. Bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.

C. Bình đẳng giữa các tôn giáo. D. Bình đẳng giữa nam và nữ.

Câu 12: Khẳng định nào dưới đây là đúng?

A. Công dân đều bình đẳng về hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ.

B. Công dân bình đẳng về quyền nhưng không bình đẳng về nghĩa vụ.

C. Công dân được hưởng quyền tùy thuộc vào địa vị xã hội.

D. Công dân nam được hưởng nhiều quyền hơn so với công dân nữ.

Câu 13: Trên đường vận chuyển trái phép hai bánh heroin, X đã bị bắt. X phải chịu trách nhiệm pháp lí nào dưới đây?

A. Dân sự B. Hình sự. C. Kỷ luật. D. Hành chính

Câu 14: Anh H và anh T lợi dụng đêm tối và sự mất cảnh giác của bảo vệ đã đột nhập vào kho đựng cổ vật của bảo tàng để lấy cắp 20 loại cổ vật có giá trị. Hành vi của anh H và anh T vi phạm hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?

A. Áp dụng pháp luật. B. Sử dụng pháp luật. C. Thi hành pháp luật. D. Tuân thủ pháp luật.

Câu 15: Hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây có chủ thể thực hiện khác với các hình thức còn lại?

A. Áp dụng pháp luật. B. Thi hành pháp luật. C. Sử dụng pháp luật. D. Tuân thủ pháp luật.

Câu 16: Một công ty nhà nước và một công ty tư nhân đều được vay vốn của ngân hàng Agribank để mở rộng sản xuất kinh doanh. Trong trường hợp này, Ngân hàng Agribank đã thực hiện quyền bình đẳng nào dưới đây đối với hai công ty?

A. Bình đẳng trong kinh doanh. B. Bình đẳng trong tài chính.

C. Bình đẳng trong hỗ trợ vay vốn. D. Bình đẳng trong chính sách kinh tế.

Câu 17: Không ai bị bắt nếu không có quyết định của tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trường hợp

A. đang đi công tác ở tỉnh Y. B. đang đi lao động ở tỉnh X.

C. đang trong trại an dưỡng của mình. D. phạm tội quả tang.

Câu 18: Thực hiện pháp luật là những hành vi hợp pháp của chủ thể nào dưới đây?

A. Nhân dân lao động. B. Tri thức. C. Cá nhân, tổ chức. D. Công nhân.

Câu 19: Mục đích quan trọng nhất của hoạt động kinh doanh là?

A. Tạo ra lợi nhuận. B. Tiêu thụ sản phẩm.

C. Nâng cao chất lượng sản phẩm. D. Giảm giá thành sản phẩm

Câu 20: Chủ thể nào dưới đây có trách nhiệm tạo ra các điều kiện vật chất, tinh thần để đảm bảo cho công dân có khả năng thực hiện được quyền và nghĩa vụ?

A. Mọi công dân và các tổ chức. B. Các cơ quan và tổ chức đoàn thể.

C. Nhà nước và toàn bộ xã hội. D. Nhà nước và công dân.

Câu 21: Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình là bình đẳng về quyền và nghĩa vụ

A. giữa vợ và chồng trong quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.

B. giữa vợ, chồng và giữa các thành viên trong gia đình.

C. giữa cha mẹ và con trên nguyên tắc không phân biệt đối xử.

D. giữa anh chị em dựa trên nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau.

Câu 22: Anh K và anh X làm việc cùng một cơ quan, có cùng mức thu nhập như nhau. Anh K sống độc thân, anh X có mẹ già và con nhỏ. Anh K phải đóng thuế thu nhập cá nhân gấp đôi anh X. Điều này cho thấy việc thực hiện nghĩa vụ pháp lí còn phụ thuộc vào

A. điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của anh K và anh X.

B. độ tuổi của anh K và anh X.

C. điều kiện làm việc cụ thể của anh K và anh X.

D. địa vị của anh K và anh X.

Câu 23: Hành vi nào dưới đây không phải là biểu hiện thi hành pháp luật?

A. Thanh niên tham gia nghĩa vụ quân sự. B. Công dân không làm hàng giả

C. Con cái phụng dưỡng cha mẹ. D. Công dân bảo vệ Tổ quốc.

Câu 24: Pháp luật mang tính quyền lực vì

A. bắt nguồn từ thực tiễn xã hội. B. quy định những việc phải làm.

C. áp dụng cho mọi cá nhân, tổ chức. D. do Nhà nước ban hành.

Câu 25: Pháp luật khác với đạo đức ở điểm nào sau đây?

A. Có nguồn gốc từ các quan hệ xã hội. B. Điều chỉnh hành vi của con người.

C. Hướng tới bảo vệ công bằng và lẽ phải. D. Bắt buộc đối với tất cả mọi người.

Câu 26: Bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật là trách nhiệm của

A. Nhà nước và công dân. B. Nhà nước và xã hội.

C. tất cả các cơ quan nhà nước. D. tất cả mọi người trong xã hội.

Câu 27: Giám đốc công ty S đã quyết định chuyển chị H sang làm công việc nặng nhọc thuộc danh mục công việc mà pháp luật quy định “không được sử dụng lao động nữ” trong khi công ty vẫn có lao động nam để làm công việc này. Quyết định của giám đốc Công ty đã xâm phạm tới

A. quyền lựa chọn việc làm của lao động nữ.

B. quyền bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.

C. quyền lựa chọn việc làm của lao động nữ.

D. quyền ưu tiên lao động nữ.

Câu 28: Ranh giới để phân biệt pháp luật với các quy phạm xã hội khác là ở tính

A. xác định chặt chẽ về mặt hình thức. B. quyền lực, bắt buộc chung.

C. ứng dụng trong đời sống xã hội. D. quy phạm, phổ biến.

Câu 29: Sau khi kết hôn với nhau, anh T đã quyết định chị H không được tiếp tục theo học cao học, vì cho rằng chị H phải dành thời gian nhiều hơn cho công việc gia đình. Quyết định này của anh T là xâm phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ

A. gia đình. B. tài sản. C. nhân thân. D. tình cảm.

Câu 30: Chị Hà đang công tác tại công ty G, chị đang chuẩn bị sinh em bé đầu lòng, theo Luật lao động hiện hành chị sẽ được nghỉ chế độ thai sản trong

A. 4 tháng. B. 6 tháng. C. 8 tháng. D. 1 năm

--(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

2. ĐỀ SỐ 2

Câu 1: Nhà nước và người sử dụng lao động sẽ có chính sách ưu đãi đối với người lao động

A. có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao. B. có hiểu biết nhất định về nghề nghiệp.

C. có bằng tốt nghiệp đại học. D. có thâm niên công tác trong nghề.

Câu 2: Nội dung nào dưới đây không thuộc bản chất xã hội của pháp luật?

A. Pháp luật phù hợp với ý chí của giai cấp thống trị.

B. Pháp luật do các thành viên của xã hội thực hiện.

C. Pháp luật vì sự phát triển của xã hội.

D. Pháp luật bắt nguồn từ xã hội.

Câu 3: Do làm ăn ngày càng có lãi, doanh nghiệp tư nhân X đã quyết định mở rộng thêm quy mô sản xuất.

Doanh nghiệp X đã thực hiện quyền nào của mình dưới đây?

A. Quyền tự chủ đăng kí kinh doanh.

B. Quyền kinh doanh đúng ngành nghề.

C. Quyền chủ động mở rộng quy mô kinh doanh.

D. Quyền định đoạt tài sản.

Câu 4: Hành vi nào dưới đây không phải là biểu hiện sử dụng pháp luật?

A. Công dân tự do kinh doanh. B. Công dân khiếu nại.

C. Học sinh đi học. D. Công dân nộp thuế.

Câu 5: Trong cùng một điều kiện như nhau, hoàn cảnh như nhau, mọi công dân đều được hưởng quyền và phải làm nghĩa vụ như nhau là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

A. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.

B. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.

C. Công dân bình đẳng về trách nhiệm trước nhà nước.

D. Công dân bình đẳng về nghĩa vụ trước nhà nước.

Câu 6: Để tìm việc làm phù hợp, anh H có thể căn cứ vào quyền bình đẳng

A. trong tuyển dụng lao động. B. trong giao kết hợp đồng lao động.

C. thay đổi nội dung hợp đồng lao động. D. tự do lựa chọn việc làm.

Câu 7: Cá nhân, tổ chức không làm những điều mà pháp luật cấm gọi là

A. tuân thủ pháp luật. B. áp dụng pháp luật. C. sử dụng pháp luật. D. thi hành pháp luật.

Câu 8: Xưởng chế biến thực phẩm của chị H thường xuyên xả chất thải chưa xử lý ra dòng sông cạnh xưởng. Hành vi này đã vi phạm hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây

A. Áp dụng pháp luật. B. Thi hành pháp luật. C. Tuân thủ pháp luật. D. Sử dụng pháp luật.

Câu 9: Sau nhiều lần B rủ rê đi chặt phá rừng, anh K vẫn cương quyết từ chối. Hành vi của anh K đã thực hiện hình thức pháp luật nào dưới đây?

A. Thi hành pháp luật. B. Sử dụng pháp luật. C. Áp dụng pháp luật. D. Tuân thủ pháp luật.

Câu 10: Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân phường X cùng Công ty B lợi dụng chức vụ để tham ô 14 tỷ đồng. Mặc dù cả hai đều giữ chức vụ cao nhưng vẫn bị xét xử nghiêm minh. Điều này thể hiện công dân bình đẳng về

A. trách nhiệm pháp lí. B. trách nhiệm kinh doanh.

C. nghĩa vụ pháp lí. D. nghĩa vụ kinh doanh.

Câu 11: Ranh giới để phân biệt pháp luật với đạo đức là ở tính

A. quy phạm, phổ biến. B. ứng dụng trong đời sống xã hội.

C. xác định chặt chẽ về mặt hình thức. D. quyền lực, bắt buộc chung.

Câu 12: Trước khi mở của hàng bán vật liệu xây dựng, anh X đã đến cơ quan có thẩm quyền làm thủ tục cấp giấy phép kinh doanh và được cán bộ nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép. Hỏi anh X và cán bộ nhà nước đã thực hiện hình thức pháp luật nào dưới đây?

A. Sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật. B. Sử dụng pháp luật và thi hành pháp luật.

C. Tuân thủ pháp luật và áp dụng pháp luật. D. Thi hành pháp luật và áp dụng pháp luật.

Câu 13: N là người dân tộc thiểu số được cộng 2 điểm ưu tiên trong kỳ thi trung học phổ thông quốc gia. Điều này thể hiện

A. các dân tộc ở Việt Nam đều bình đẳng về giáo dục.

B. các dân tộc ở Việt Nam đều bình đẳng về văn hóa.

C. các dân tộc ở Việt Nam đều bình đẳng về kinh tế.

D. các dân tộc ở Việt Nam đều bình đẳng về chính trị

Câu 14: Ở xã, H thường xuyên chứng kiến anh N đánh vợ. H nhiều lần khuyên can nhưng N không sửa đổi. Theo em, H cần phải làm gì?

A. Báo với chính quyền địa phương nơi gần nhất và trợ giúp có hiệu quả với nạn nhân bạo lực gia đình.

B. Không báo với chính quyền địa phương vì sợ mất tình làng nghĩa xóm.

C. Không quan tâm vì đó là việc riêng của từng gia đình nên để họ tự giải quyết.

D. Tuyên truyền cho thành viên trong gia đình về luật phòng chống bạo lực gia đình, bình đẳng giới.

Câu 15: Hành vi nào dưới đây thể hiện hình thức tuân thủ pháp luật?

A. Em A không hỏi trước mà tự ý sử dụng điện thoại của bạn cùng lớp.

B. Bạn L mượn xe đạp của bạn C và giữ xe rất cẩn thận.

C. Bạn T vì thiếu tiền chơi điện tử nên đã lấy điện thoại của chị gái đi cầm đồ.

D. Bạn D không sử dụng máy tính của bạn H khi không được K cho phép.

Câu 16: B sang nhà hàng xóm lấy trộm xe đạp. Khi bị chủ nhà phát hiện, B đã đánh trọng thương chủ nhà. Trong tình huống trên, B sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lí nào?

A. Hình sự và hành chính. B. Dân sự và hành chính.

C. Hình sự và dân sự. D. Dân sự và kỉ luật.

Câu 17: Ở một số nơi có hiện tượng nhiều học sinh “đánh hội đồng” một học sinh khác, quay clip rồi tung lên mạng xã hội. Hành vi này đã xâm phạm đến quyền nào dưới đây của công dân?

A. Quyền được bảo đảm an toàn uy tín cá nhân.

B. Quyền được bảo đảm an toàn cuộc sống.

C. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.

D. Quyền được tôn trọng.

Câu 18: Nội dung nào dưới đây không nằm trong dấu hiệu vi pháp luật?

A. Trái với chuẩn mực đạo đức, phong tục tập quán.

B. Do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện.

C. Hành vi trái pháp luật.

D. Chứa đựng lỗi của chủ thể.

Câu 19: Biểu hiện nào dưới đây vi phạm quyền bình đẳng giữa cha mẹ và con?

A. Chăm lo, giáo dục và tạo điều kiện cho con phát triển.

B. Thương yêu con ruột hơn con nuôi.

C. Nuôi dưỡng, bảo vệ quyền của các con.

D. Tôn trọng ý kiến của con.

Câu 20: Hôn nhân là

A. quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn.

B. quan hệ giữa nam và nữ tổ chức cuộc sống chung.

C. việc nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật.

D. việc nam nữ có cuộc sống như vợ chồng.

--(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

3. ĐỀ SỐ 3

Câu 1: Mọi người đều có quyền lựa chọn

A. vị trí làm việc theo sở thích của riêng mình.

B. điều kiện làm việc theo mong muốn của mình.

C. thời gian làm việc theo điều kiện của mình.

D. việc làm phù hợp với khả năng của mình mà không bị phân biệt đối xử.

Câu 2: Đi xe máy không đội mũ bảo hiểm là hành vi vi phạm pháp luật

A. hành chính. B. hình sự. C. dân sự. D. kỉ luật.

Câu 3: Cơ sở sản xuất nhựa bị cán bộ môi trường lập biên bản đình chỉ hoạt động vì không áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định. Trong trường hợp này, cán bộ môi trường đã sử dụng vai trò nào của pháp luật?

A. Thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân.

B. Thực hiện quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

C. Tổ chức xã hội.

D. Quản lý xã hội.

Câu 4: Hành vi nào dưới đây thể hiện hình thức sử dụng pháp luật?

A. Anh O bán chiếc xe máy mà anh là chủ sở hữu.

B. Bạn P tự ý sử dụng máy tính của bạn cùng lớp.

C. Bạn V mượn sách của bạn A nhưng không giữ gìn, bảo quản.

D. Anh Y lấy trộm tiền của chị B khi chị không cảnh giác.

Câu 5: Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí được hiểu là bất kỳ công dân nào vi phạm pháp luật đều phải bị xử lý theo

A. quy định của nhà nước. B. quyết định của cơ quan.

C. quyết định của tòa án. D. quy định của pháp luật.

Câu 6: Bố mẹ bạn Mai sinh được hai người con đều là con gái. Vì thế, bố mẹ của Mai muốn sinh thêm một em trai để nối dõi tông đường. Nếu em là bạn Mai, em sẽ lựa chọn cách xử sự nào dưới dây cho phù hợp với pháp luật?

A. Đồng ý với việc bố mẹ muốn sinh con thứ ba.

B. Thuyết phục không nên có sự phân biệt giữa các con với nhau.

C. Không quan tâm vì đấy là chuyện của người lớn.

D. Kịch liệt phản đối vì không thích có em trai.

Câu 7: Chị H nhận được quyết định chấm dứt hợp đồng lao động trong thời gian đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Chị làm đơn khiếu nại đến giám đốc công ty theo quy định của pháp luật và được đi làm trở lại. Trường hợp này, pháp luật thể hiện vai trò nào dưới đây?

A. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

B. Là phương tiện để phát huy quyền lực của Nhà nước.

C. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước.

D. Là phương tiện để Nhà nước quản lí xã hội.

Câu 8: Bình đẳng giữa cha mẹ và con được thể hiện

A. cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con.

B. cha mẹ cần tạo điều kiện cho con trai học tập nâng cao trình độ.

C. cha mẹ quan tâm chăm sóc con đẻ hơn con nuôi.

D. cha mẹ quyết định việc chọn ngành, nghề cho con.

Câu 9: Trường hợp nào dưới đây được coi là người có năng lực trách nhiệm pháp lí?

A. Người sống thực vật. B. Cô giáo mầm non.

C. Người bị thần kinh. D. Em bé 10 tuổi.

Câu 10: Bác Tòng Thị Phóng là người dân tộc Thái. Hiện nay bác đang giữ chức Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội. Điều này thể hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc về

A. giáo dục. B. kinh tế. C. chính trị. D. văn hóa.

Câu 11: Tính quy phạm phổ biến của pháp luật có nghĩa là pháp luật được áp dụng ở

A. một số khu dân cư. B. một số tổ chức.

C. nhiều lần, nhiều nơi. D. một số cơ quan.

Câu 12: Ông T là anh cả trong gia đình đã phân công em út chăm sóc anh H bị bệnh tâm thần với lí do em út giàu có nên chăm sóc tốt hơn. Hành động của ông T đã

A. vi phạm quyền và nghĩa vụ giữa anh chị em trong gia đình.

B. hợp lí vì em út có đủ điều kiện chăm sóc tốt nhất cho anh trai.

C. phù hợp với đạo đức vì anh cả có toàn quyền quyết định.

D. xâm phạm tới quan hệ gia đình vì em út bị anh cả ép buộc.

Câu 13: Hình thức nào dưới đây không phải là hình thức xử phạt hành chính?

A. Phạt tiền. B. Tịch thu tang vật.

C. Trục xuất. D. Giáo dục tại xã phường.

Câu 14: Cửa hàng bán đồ ăn đêm của bà A thường xuyên bị phản ánh về việc gây mất trật tự và giữ gìn nơi công cộng. Hành vi của bà A thuộc loại vi phạm nào dưới đây?

A. Dân sự. B. Hành chính. C. Nội quy. D. Kỉ luật.

Câu 15: Ông A mất xe máy và khẩn cấp trình báo với công an xã. Trong việc này ông A khẳng định anh X là người lấy cắp. Dựa vào lời khai báo của ông A, công an xã đã ngay lập tức bắt anh X. Việc làm của công an xã đã vi phạm

A. quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.

B. quyền tự do ngôn luận.

C. quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân.

D. quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.

Câu 16: Việc hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi

A. dân tộc, thu nhập, độ tuổi, địa vị. B. dân tộc, thu nhập, độ tuổi, giới tính.

C. dân tộc, tôn giáo, giới tính, độ tuổi. D. dân tộc, tôn giáo, giới tính, địa vị.

Câu 17: Nội dung cơ bản của pháp luật là

A. những việc được làm và không được làm. B. những việc sẽ làm và phải làm.

C. những việc phải làm và phải hoàn thiện. D. những việc nên làm và không được làm.

Câu 18: Nghĩa vụ mà các cá nhân hoặc tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình được gọi là

A. vi phạm pháp luật. B. xử lý pháp luật.

C. thực hiện pháp luật. D. trách nhiệm pháp lí.

Câu 19: Phát biểu nào dưới đây không phải là trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm cho công dân thực hiện được quyền và nghĩa vụ của mình?

A. Tạo điều kiện để công dân thực hiện được quyền và nghĩa vụ của mình.

B. Chấp hành pháp luật, chủ động tìm hiểu về quyền và nghĩa vụ của mình.

C. Xử lí nghiêm minh những hành vi xâm phạm quyền, lợi ích của công dân.

D. Đổi mới, hoàn thiện hệ thống pháp luật cho phù hợp với từng thời kỳ nhất định.

Câu 20: Cơ quan X bị mất một số tài sản do bảo vệ cơ quan quên không khóa cổng. Vậy bảo vệ cơ quan này phải chịu trách nhiệm pháp lí nào dưới đây?

A. Trách nhiệm hình sự. B. Trách nhiệm kỉ luật.

C. Trách nhiệm dân sự. D. Trách nhiệm hành chính.

--(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

4. ĐỀ SỐ 4

Câu 1: Trong trường hợp bị một người hung hăng liên tục nhắn tin đe dọa giết, em sẽ chọn cách cách nào phù hợp nhất dưới đây để bảo vệ tính mạng, sức khỏe của mình?

A. Nhờ người thân đến đánh người đó trước để họ sợ.

B. Trình báo và nhờ cơ quan công an bảo vệ.

C. Báo cho bạn bè biết để cùng đối phó.

D. Tìm cách lẩn trốn để bảo toàn tính mạng.

Câu 2: Nội dung nào sau đây không thể hiện tính quy phạm phổ biến của pháp luật?

A. Quy tắc xử sự chung.

B. Được áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi, tất cả mọi người.

C. Khuôn mẫu chung.

D. Được đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh của Nhà nước.

Câu 3: Sinh viên A đã nhiều lần bỏ học. quay cóp bài kiểm tra nên bị giáo viên nhắc nhở nhiều lần. A còn thường xuyên uống rượu bia. Hành vi của A phải chịu trách nhiệm pháp lí nào dưới đây?

A. Dân sự. B. Phê bình. C. Kỉ luật. D. Hành chính.

Câu 4: Anh A (20 tuổi) đủ điều kiện để đăng kí thành lập doanh nghiệp nhưng không được cấp giấy phép hoạt động. Anh đã làm đơn kiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền và được cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp. Việc khiếu nại đúng quy định pháp luật của A thể hiện vai trò nào dưới đây của pháp luật?

A. Phát huy quyền của công dân.

B. Đảm bảo sự phát triển của xã hội.

C. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

D. Duy trì ổn định trật tự xã hội.

Câu 5: Các cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ nghĩa vụ mà pháp luật quy định phải làm là hình thức thực hiện

pháp luật nào dưới đây?

A. Thi hành pháp luật. B. Áp dụng pháp luật. C. Tuân thủ pháp luật. D. Sử dụng pháp luật.

Câu 6: Hành vi không lạng lách, đánh võng khi đi xe máy trên đường của anh A là biểu hiện hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?

A. Sử dụng pháp luật. B. Thi hành pháp luật. C. Áp dụng pháp luật. D. Tuân thủ pháp luật.

Câu 7: Nhà nước ban hành pháp luật phù hợp với lợi ích của giai cấp cầm quyền nhằm mục đích nào dưới đây?

A. Bảo vệ quyền và lợi ích của xã hội. B. Bảo vệ quyền và lợi ích của công dân.

C. Bảo vệ quyền và lợi ích của tổ chức. D. Bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước.

Câu 8: Nội dung nào dưới đây không phải là đặc trưng của pháp luật?

A. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.

C. Tính chính xác khi thi hành. D. Tính quy phạm phổ biến

Câu 9: Hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại các quan hệ

xã hội được pháp luật bảo vệ là nội dung khái niệm nào dưới đây?

A. Thực hiện pháp luật. B. Trách nhiệm pháp lí.

C. Tuân thủ pháp luật. D. Vi phạm pháp luật.

Câu 10: Để bán mảnh đất là tài sản chung của hai vợ chồng, anh A cần

A. tự quyết định. B. thỏa thuận với vợ. C. xin ý kiến cha mẹ. D. tự giao dịch.

Câu 11: Hành vi nào sau đây được coi là thực hiện pháp luật?

A. Hành vi đẹp. B. Hành vi đạo đức. C. Hành vi hợp pháp. D. Hành vi chính trị.

Câu 12: Hành vi vi phạm pháp luật với tính chất, mức độ vi phạm, hoàn cảnh như nhau thì từ người giữ chức vụ trong chính quyền đến người lao động bình thường đều phải chịu trách nhiệm pháp lí

A. như nhau B. ưu tiên người giữ chức vụ.

C. khác nhau D. ưu tiên người lao động.

Câu 13: Bạn G đã mượn một số truyện tranh của bạn A đọc nhưng không trả lại vì mâu thuẫn nảy sinh. Không những thế, G còn có ý định vứt truyện tranh đó đi. Hành vi của G trái với hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?

A. Áp dụng pháp luật. B. Tuân thủ pháp luật. C. Thi hành pháp luật. D. Sử dụng pháp luật.

Câu 14: Bạn M (17 tuổi) vì mâu thuẫn cá nhân với anh H (người cùng xóm) nên đã rủ một bạn mang theo hung khí đến đánh anh H, anh H bị thương nặng. Hành vi của M thuộc loại vi phạm pháp luật nào dưới đây?

A. Vi phạm hình sự. B. Vi phạm dân sự

C. Vi phạm hành chính. D. Vi phạm kỉ luật.

Câu 15: Hành vi trái pháp luật nào dưới đây do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện?

A. Bà L bị tâm thần nên đã lấy đồ của cửa hàng mà không trả tiền.

B. Anh C trong lúc lên cơn động kinh đã đập vỡ cửa kính nhà hàng.

C. Chị T bị trầm cảm nên đã sát hại con đẻ của mình.

D. Anh N trong lúc say rượu đã đánh bạn mình bị thương nặng.

Câu 16: S (19 tuổi) và Q (17 tuổi) cùng lên kế hoạch đi cướp. Hai tên đã cướp xe máy và đâm người lái xe ôm trọng thương (thương tật 70%). Cả hai đều bình đẳng về trách nhiệm pháp lí nhưng xét điều kiện của từng người thì mức xử phạt với S là chung thân, với Q là 17 năm tù. Dấu hiệu nào dưới đây được Tòa án sử dụng làm căn cứ để đưa ra mức xử phạt không giống nhau đó?

A. Mức độ thương tật của người bị hại. B. Độ tuổi của người phạm tội.

C. Hành vi của người phạm tội. D. Mức độ vi phạm của người phạm tội.

Câu 17: Bình đẳng giữa người lao động và người sử dụng lao động được thực hiện thông qua

A. quảng cáo tuyển lao động. B. trả lương.

C. giao kết hợp đồng lao động. D. tìm kiếm việc làm.

Câu 18: Khẳng định nào dưới đây thể hiện nội dung quyền bình đẳng giữa các tôn giáo?

A. Công dân chỉ cần tôn trọng tôn giáo của mình.

B. Công dân không được tự ý bỏ tôn giáo.

C. Công dân thuộc các tôn giáo khác nhau phải tôn trọng nhau.

D. Công dân phải bảo vệ tôn giáo của mình.

Câu 19: Mọi công dân đều bình đẳng về hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ của mình trước Nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

A. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. B. Công dân bình đẳng về nghĩa vụ.

C. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí. D. Công dân bình đẳng về quyền.

Câu 20: Khi thực hiện bình đẳng trong kinh doanh, mọi công dân đều có quyền

A. mở rộng sản xuất kinh doanh theo ý mình. B. tự do kinh doanh mọi mặt hàng.

C. lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh. D. thay đổi địa chỉ đăng kí kinh doanh.

--(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

5. ĐỀ SỐ 5

Câu 1: Pháp luật khác với đạo đức ở điểm nào sau đây?

A. Có nguồn gốc từ các quan hệ xã hội. B. Điều chỉnh hành vi của con người.

C. Bắt buộc đối với tất cả mọi người. D. Hướng tới bảo vệ công bằng và lẽ phải.

Câu 2: Hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây có chủ thể thực hiện khác với các hình thức còn lại?

A. Sử dụng pháp luật. B. Áp dụng pháp luật. C. Tuân thủ pháp luật. D. Thi hành pháp luật.

Câu 3: Quyền bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ được hiểu là

A. lao động nữ trong thời gian nghỉ thai sản thì không được hưởng lương.

B. mọi công dân không phân biệt độ tuổi, giới tính đều được nhà nước bố trí việc làm.

C. nam nữ bình đẳng về tuyển dụng, sử dụng, nâng bậc lương, trả công lao động.

D. ưu tiên nhận lao động nam vào làm việc khi công việc đó phù hợp với cả nam và nữ.

Câu 4: Thực hiện pháp luật là những hành vi hợp pháp của chủ thể nào dưới đây?

A. Cá nhân, tổ chức. B. Nhân dân lao động. C. Công nhân. D. Tri thức.

Câu 5: Chủ thể nào dưới đây có trách nhiệm tạo ra các điều kiện vật chất, tinh thần để đảm bảo cho công dân có khả năng thực hiện được quyền và nghĩa vụ?

A. Mọi công dân và các tổ chức. B. Nhà nước và công dân.

C. Nhà nước và toàn bộ xã hội. D. Các cơ quan và tổ chức đoàn thể.

Câu 6: Do mâu thuẫn, cãi vã to tiếng rồi chửi nhau, học sinh X nóng giận mất bình tĩnh nên đã ném bình hoa ở lớp vào mặt học sinh Y. Hành vi của học sinh X đã vi phạm quyền gì đối với học sinh Y?

A. Bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.

B. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân.

C. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân.

D. Tự do ngôn luận của công dân.

Câu 7: Một trong các biểu hiện của bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động là có sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về

A. quyền lựa chọn việc làm.

B. quyền tự do sử dụng sức lao động theo khả năng của mình.

C. đặc quyền của người sử dụng lao động.

D. quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.

Câu 8: Nhà nước quy định nam, nữ bình đẳng trong việc thành lập doanh nghiệp, tiến hành sản xuất. Đây là một trong những nội dung thể hiện quyền bình đẳng nào dưới đây của công dân?

A. Quyền bình đẳng trong kinh doanh. B. Quyền bình đẳng trong gia đình.

C. Quyền bình đẳng trong lao động. D. Quyền bình đẳng trong hôn nhân.

Câu 9: Dân tộc trong khái niệm quyền bình đẳng giữa các dân tộc là

A. một bộ phận dân cư của một quốc gia. B. các dân tộc trong cùng một nền văn hóa.

C. các dân tộc ở các quốc gia khác nhau. D. các dân tộc trong cùng một khu vực.

Câu 10: Vi phạm dân sự là những hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới quan hệ nào dưới đây?

A. Quan hệ sở hữu và quan hệ nhân thân. B. Quan hệ tài sản và quan hệ tình cảm.

C. Quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân. D. Quan hệ sở hữu và quan hệ tình cảm.

Câu 11: Chị Hà đang công tác tại công ty G, chị đang chuẩn bị sinh em bé đầu lòng, theo Luật lao động hiện hành chị sẽ được nghỉ chế độ thai sản trong

A. 4 tháng. B. 6 tháng. C. 8 tháng. D. 1 năm

Câu 12: Trên đường vận chuyển trái phép hai bánh heroin, X đã bị bắt. X phải chịu trách nhiệm pháp lí nào dưới đây?

A. Dân sự B. Kỷ luật. C. Hình sự. D. Hành chính

Câu 13: Anh H và anh T lợi dụng đêm tối và sự mất cảnh giác của bảo vệ đã đột nhập vào kho đựng cổ vật của bảo tàng để lấy cắp 20 loại cổ vật có giá trị. Hành vi của anh H và anh T vi phạm hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?

A. Áp dụng pháp luật. B. Sử dụng pháp luật. C. Thi hành pháp luật. D. Tuân thủ pháp luật.

Câu 14: Việc làm nào dưới đây thể hiện không phân biệt đối xử giữa các dân tộc?

A. Chê cười khi thấy người dân tộc mặc trang phục truyền thống.

B. Không bỏ phiếu bầu chỉ vì đó là người dân tộc thiểu số.

C. Mỗi dân tộc đều có tiết mục biểu diễn trong ngày hội văn hóa các dân tộc của huyện.

D. Ngăn cản dân tộc khác canh tác tại nơi sinh sống của dân tộc mình.

Câu 15: Không ai bị bắt nếu không có quyết định của tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trường hợp

A. đang đi lao động ở tỉnh X. B. đang trong trại an dưỡng của mình.

C. phạm tội quả tang. D. đang đi công tác ở tỉnh Y.

Câu 16: Giám đốc công ty S đã quyết định chuyển chị H sang làm công việc nặng nhọc thuộc danh mục công việc mà pháp luật quy định “không được sử dụng lao động nữ” trong khi công ty vẫn có lao động nam để làm công việc này. Quyết định của giám đốc Công ty đã xâm phạm tới

A. quyền bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.

B. quyền lựa chọn việc làm của lao động nữ.

C. quyền lựa chọn việc làm của lao động nữ.

D. quyền ưu tiên lao động nữ.

Câu 17: Ranh giới để phân biệt pháp luật với các quy phạm xã hội khác là ở tính

A. xác định chặt chẽ về mặt hình thức. B. quyền lực, bắt buộc chung.

C. ứng dụng trong đời sống xã hội. D. quy phạm, phổ biến.

Câu 18: Mục đích quan trọng nhất của hoạt động kinh doanh là?

A. Tạo ra lợi nhuận. B. Tiêu thụ sản phẩm.

C. Nâng cao chất lượng sản phẩm. D. Giảm giá thành sản phẩm

Câu 19: Tự nguyện đóng thuế nhà đất hàng năm, nghĩa là công dân đã thực hiện hình thức pháp luật nào dưới đây?

A. Tuân thủ pháp luật. B. Thi hành pháp luật. C. Sử dụng pháp luật. D. Áp dụng pháp luật.

Câu 20: Công ty TNHH X đã đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với chị Y sau khi chị sinh con. Chị Y đã gửi đơn khiếu nại và giám đốc đã tiếp nhận đơn và giải quyết theo luật định. Chị X và giám đốc đã thực hiện hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?

A. Sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật. B. Tuân thủ pháp luật và áp dụng pháp luật.

C. Thi hành pháp luật và áp dụng pháp luật. D. Sử dụng pháp luật và thi hành pháp luật.

--(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN

CÂU

ĐỀ SỐ 1

ĐỀ SỐ 2

ĐỀ SỐ 3

ĐỀ SỐ 4

ĐỀ SỐ 5

1

D

A

D

B

C

2

D

A

A

D

B

3

A

C

D

C

C

4

C

D

A

C

A

5

C

A

C

A

C

6

C

D

B

D

B

7

B

A

A

D

D

8

A

C

A

C

A

9

A

D

B

D

A

10

D

A

C

B

C

11

C

D

C

C

B

12

A

D

A

A

C

13

B

A

D

B

D

14

D

A

B

A

C

15

A

D

A

D

C

16

A

C

D

B

A

17

D

C

A

C

D

18

C

A

D

C

A

19

A

B

B

A

B

20

C

C

B

C

A

21

B

C

D

C

D

22

A

C

C

D

D

23

B

B

B

A

A

24

D

C

C

B

D

25

D

B

C

C

D

26

B

A

A

D

B

27

B

D

D

B

D

28

D

B

C

A

C

29

C

D

D

D

C

30

B

B

B

A

B

31

B

D

D

D

B

32

C

B

B

A

B

33

B

D

D

B

A

34

B

B

C

A

B

35

C

C

A

B

D

36

D

C

B

D

C

37

C

B

A

B

B

38

A

B

B

C

A

39

D

B

C

A

A

40

A

A

C

B

D

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn GDCD Trường THPT Tô Hiệu. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Mời các em tham khảo các tài liệu có liên quan:

Chúc các em học tập tốt!

ADMICRO
NONE
OFF