OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021 trường THPT Đinh Tiên Hoàng

12/05/2021 1.38 MB 2551 lượt xem 1 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210512/317885857482_20210512_082825.pdf?r=4661
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Nhằm giúp các em học sinh lớp 12 nắm được cấu trúc đề thi THPT QG môn Ngữ văn một cách chính xác và đầy đủ nhất HOC247 xin gửi đến Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021 trường THPT Đinh Tiên Hoàng. Hi vọng tài liệu sẽ giúp các em học tập thật tốt.

 

 
 

TRƯỜNG THPT ĐINH TIÊN HOÀNG

ĐỀ THI THỬ THPT QG

MÔN: NGỮ VĂN

NĂM HỌC: 2021

(Thời gian làm bài: 120 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

Phần I - ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Tôi có đọc bài phỏng vấn Ngô Thị Giáng Uyên, tác giả cuốn sách được nhiều bạn trẻ yêu thích “Ngón tay mình còn thơm mùi oải hương”. Trong đó cô kể rằng khi đi xin việc ở công ti Unilever, có người hỏi nếu tuyển vào không làm marketing mà làm sales thì có đồng ý không. Uyên nói có. Nhà tuyển dụng rất ngạc nhiên bởi hầu hết những người được hỏi câu này đều trả lời không. “Tại sao phỏng vấn marketing mà lại làm sales ?”. Uyên trả lời: “Tại vì tôi biết, nếu làm sales một thời gian thì bộ phận marketing sẽ muốn đưa tôi qua đó, nhưng đã quá muộn vì sales không đồng ý cho tôi đi.”

Chi tiết này khiến tôi nhớ đến câu chuyện về diễn viên Trần Hiểu Húc. Khi đó cô đến xin thử vai Lâm Đại Ngọc, đạo diễn Vương Phù Lâm đã đề nghị cô đóng vai khác. Hiểu Húc lắc đầu “Tôi chính là Lâm Đại Ngọc, nếu ông để tôi đóng vai khác, khán giả sẽ nói rằng Lâm Đại Ngọc đang đóng vai một người khác.” Đâu là điều giống nhau giữa họ? Đó chính là sự tự tin. Và tôi cho rằng, họ thành công là vì họ tự tin.

Có thể bạn sẽ nói: “Họ tự tin là điều dễ hiểu. Vì họ tài năng, thông minh, xinh đẹp. Còn tôi, tôi đâu có gì để mà tự tin”. Tôi không cho là vậy. Lòng tự tin thực sự không bắt đầu từ gia thế, tài năng, dung mạo … mà nó bắt đầu từ bên trong bạn, từ sự hiểu mình. Biết mình có nghĩa là biết điều này: Dù bạn là ai thì bạn cũng luôn có trong mình những giá trị nhất định.

(Theo Phạm Lữ Ân – Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội Nhà văn, 2012)

Câu 1 (0,5 điểm): Văn bản trên sử dụng phương thức biểu đạt nào là chính ?

Câu 2 (0,5 điểm): Xác định nội dung chính mà văn bản đề cập?

Câu 3 (1,0 điểm): Tại sao tác giả cho rằng: Lòng tự tin thực sự không bắt đầu từ gia thế, tài năng, dung mạo… mà nó bắt đầu từ bên trong bạn, từ sự hiểu mình ?

Câu 4 (1,0 điểm): Rút ra thông điệp cho bản thân

Phần II - LÀM VĂN  (7.0 điểm)

Câu 1. (2.0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ  về vấn đề: Lòng tự tin

Câu 2. (5.0 điểm)

Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi

Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa…” mẹ thường hay kể

Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn

Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc

Tóc mẹ thì bới sau đầu

Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn

Cái kèo, cái cột thành tên

Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng

Đất Nước có từ ngày đó…

Đất là nơi anh đến trường

Nước là nơi em tắm

Đất Nước là nơi ta hò hẹn

Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm

Đất là nơi “con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc”

Nước là nơi “con cá ngư ông móng nước biển khơi”

Thời gian đằng đẵng

Không gian mênh mông

Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ….”

(Đất Nước, trích Trường ca Mặt đường khát vọng, SGK Ngữ văn 12, tập I, NXB Giáo dục, năm 2008, trang 118)

Hãy trình bày cảm nhận của anh (chị) về đoạn thơ trên. Qua đó, hãy lý giải vì sao khi nhận xét về Nguyễn Khoa Điềm có ý kiến cho rằng: “Thơ ông hấp dẫn bởi sự kết hợp giữa xúc cảm nồng nàn và suy tư sâu lắng…”. (Sách giáo khoa Ngữ văn 12, tập I, NXB Giáo dục, năm 2008, trang 118)

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

Phần I - ĐỌC HIỂU    

Câu 1    

Phương thức biểu đạt: Nghị luận

Câu 2    

Bàn về lòng tự tin của con người trong cuộc sống

Câu 3    

Lòng tự tin xuất phát từ bên trong, từ sự hiểu mình: Biết ưu thế, sở trường… bản thân sẽ phát huy để thành công trong công việc, cuộc sống; biết mình có những hạn chế, khuyết điểm sẽ có hướng khắc phục để trở thành người hoàn thiện, sống có ích.

Câu 4  

Học sinh chỉ ra thông điệp sống ý nghĩa nhất đối với bản thân một cách ngắn gọn, thuyết phục.

Phần II - LÀM VĂN    

Câu 1    

Hướng dẫn làm bài

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

Thí sinh có thể trình bày đoaṇ  văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoăc̣ song hành.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Lòng tự tin có vai trò quan trọng đối với mỗi con người.

---(Để xem tiếp đáp án phần Làm văn vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

Phần I - ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

“Lễ hội dân gian là sự kiện văn hóa để tưởng nhớ, tỏ lòng tri ân công đức của các vị thần, thể hiện sức mạnh của cộng đồng làng xã và rộng hơn là của quốc gia, dân tộc […] nhưng ngày nay, lễ hội dân gian lại đang dần biến tướng thành tệ nạn với nhiều hành vi phản văn hóa. Đó là cảnh người dân chen chúc, xô đẩy, tranh cướp lọc của nhau, 1 số bạn trẻ nóng tính dẫn đến tình trạng ẩu đả, đánh nhau tại lễ hội. Chẳng hạn như lễ hội phết Hiền Quan, Phú Thọ được tổ chức vào ngày 13/1 mới đây. Hàng ngàn thanh niên trai tráng tham gia cướp lộc, chen lấn, xô đẩy, dẫm đạp lên nhau khiến ít nhất 10 người ngất xỉu.

Nằm ở độ cao 1.068m so với mực nước biển, chùa Đồng tại khu di tích Yên Tử, Quảng Ninh được mệnh danh là một trong những “ngôi chùa trên đỉnh núi bằng đồng lớn nhất Châu Á”. […] Để tỏ lòng với Phật, cầu lộc, cầu tài, cầu duyên, người người khi lên đến đây đã đua nhau dùng đồng tiền để thực hiện đủ các hành động mua thần, bán thánh, xua rủi cầu may. Họ chà, xát, gài, ném tiền như những cơn mưa vào chùa Đồng. […]

Lễ hội đầu năm là để cầu phúc, lễ chùa đầu năm là để cầu an và chắc chắn sẽ không có phúc lành, bình an ở những nơi mà con người ứng xử với nhau bằng những nắm đấm, bằng bạo lực, bằng những hành động mua thần bán thánh hay bằng những cơ hội kiếm chác mất nhân tính. Có thể nói, tín ngưỡng của người dân Việt Nam đang bị “bán đứng” bởi lòng tham của chính con người.”

Câu 1 (0,5 điểm). Đoạn văn trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?

Câu 2 (0,5 điểm). Xác định các thao tác lập luận được sử dụng trong đoạn văn.

Câu 3 (1,0 điểm). Đoạn văn nêu lên hiện trạng gì?

Câu 4 (1,0 điểm). Thái độ của tác giả muốn gửi đến bạn đọc?

Phần II - LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1. (2 điểm) 

Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý kiến: Tín ngưỡng của người dân Việt Nam đang bị “bán đứng” bởi lòng tham của chính con người.

---(Để xem tiếp những câu hỏi còn lại vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

Phần I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

"Bản lĩnh là khi bạn dám nghĩ, dám làm và có thái độ sống tốt. Muốn có bản lĩnh bạn cũng phải kiên trì luyện tập. Chúng ta thường yêu thích những người có bản lĩnh sống. Bản lĩnh đúng nghĩa chỉ có được khi bạn biết đặt ra mục tiêu và phương pháp để đạt được mục tiêu đó. Nếu không có phương pháp thì cũng giống như bạn đang nhắm mắt chạy trên con đường có nhiều ổ gà.

Cách thức ở đây cũng rất đơn giản. Đầu tiên, bạn phải xác định được hoàn cảnh và môi trường để bản lĩnh được thể hiện đúng lúc, đúng nơi, không tùy tiện. Thứ hai bạn phải chuẩn bị cho mình những tài sản bổ trợ như sự tự tin, ý chí, nghị lực, quyết tâm... Điều thứ ba vô cùng quan trọng chính là khả năng của bạn. Đó là những kỹ năng đã được trau dồi cùng với vốn tri thức, trải nghiệm. Một người mạnh hay yếu quan trọng là tùy thuộc vào yếu tố này.

Bản lĩnh tốt là vừa phục vụ được mục đích cá nhân vừa có được sự hài lòng từ những người xung quanh. Khi xây dựng được bản lĩnh, bạn không chỉ thể hiện được bản thân mình mà còn được nhiều người thừa nhận và yêu mến hơn."

(Tuổi trẻ.vn - Xây dựng bản lĩnh cá nhân)

Câu 1 (0,5 điểm). Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?

Câu 2 (0,5 điểm). Theo tác giả, thế nào là người bản lĩnh?

Câu 3 (1,0 điểm). Tại sao tác giả cho rằng "Bản lĩnh tốt là vừa phục vụ được mục đích cá nhân vừa có được sự hài lòng từ những người xung quanh".

Câu 4 (1,0 điểm). Theo anh/chị, một người có bản lĩnh sống phải là người như thế nào?

Phần II - LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1. (2 điểm)

Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý kiến: Tuổi trẻ cần sống có bản lĩnh để dám đương đầu với mọi khó khăn thử thách.

Câu 2. (5 điểm)

Về hình tượng sông Hương trong bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường, có ý kiến cho rằng:

"Sông Hương mang vẻ đẹp đầy nữ tính và rất mực đa tình."

Bằng hiểu biết về tác phẩm, anh (chị) hãy làm sáng tỏ nhận xét trên.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

Phần I - ĐỌC HIỂU

Câu 1    

Phương thức biểu đạt chính: Phương thức nghị luận.    

Câu 2

Theo tác giả, người có bản lĩnh là người dám nghĩ, dám làm và có thái độ sống tốt.

Câu 3    

Sở dĩ tác giả cho rằng bản lĩnh tốt là vừa phục vụ được mục đích cá nhân vừa có được sự hài lòng từ những người xung quanh bởi vì khi một cá nhân có bản lĩnh, dám nghĩ, dám làm nhưng chỉ nhằm mục đích phục vụ cá nhân mình, không quan tâm đến những người xung quanh, thậm chí làm phương hại đến xã hội thì không ai thừa nhận anh ta là người có bản lĩnh tốt.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 4

Phần I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích  sau  và thực hiện các yêu cầu:

“...Tôi đứng lặng trước em

Không phải trước lỗi lầm

biến em thành đá cuội

Nhớ vận nước có một thời chìm nổi

Bắt đầu từ một tình yêu

Em hoá đá trong truyền thuyết

Cho bao cô gái sau em

Không còn phải hoá đá trong đời

Có những lỗi lầm phải trả bằng cả

một kiếp người

Nhưng lỗi lầm em lại phải trả bằng

máu toàn dân tộc

Máu vẫn thấm qua từng trang tập đọc

Vó ngựa Triệu Đà còn đau đến hôm nay...”

(Trần Đăng Khoa -  Trước đá Mị Châu)

Câu 1 (0,5 điểm): Đoạn trích trên gợi anh/chị liên tưởng đến truyền thuyết nào của Việt Nam? Hãy kể thêm tên một truyền thuyết khác mà anh/chị biết.

Câu 2 (0,5 điểm): Vì sao tác giả viết: "Em hoá đá trong truyền thuyết/Cho bao cô gái sau em/Không còn phải hoá đá trong đời"?

Câu 3 (1,0 điểm): Anh/Chị hãy lí giải cách hiểu của mình về câu thơ "Máu vẫn thấm qua từng trang tập đọc/Vó ngựa Triệu Đà còn đau đến hôm nay...".

Câu 4 (1,0 điểm): Anh/chị tâm đắc nhất điều gì trong đoạn trích trên? Tại sao?

Phần II. LÀM VĂN  (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm) 

Từ đoạn trích trong phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về lỗi lầm của con người trong cuộc sống.

Câu 2 (5,0 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn văn sau:

[...] Thường khi đến gà gáy sáng Mị ngồi dậy ra bếp sưởi một lúc thật lâu thì các chị em trong nhà mới bắt đầu dậy ra dóm lò bung ngô, nấu cháo lợn. Chỉ chợp mắt được từng lúc, Mị lại thức sưởi lửa suốt đêm. Mỗi đêm, khi nghe tiếng phù phù thổi bếp, A Phủ lại mở mắt. Ngọn lửa sưởi bùng lên, cùng lúc ấy thì Mị cũng nhìn sang, thấy mắt A Phủ trừng trừng, mới biết A Phủ còn sống. Mấy đêm nay như thế. Nhưng Mị vẫn thản nhiên ngồi thổi lửa, hơ tay. Nếu A Phủ là cái xác chết đứng đấy, cũng thế thôi. Mị vẫn trở dậy, vẫn sưởi, chỉ biết chỉ còn ở với ngọn lửa. Có đêm A Sử chợt về, thấy Mị ngồi đấy, A Sử đánh Mị ngã ngay xuống cửa bếp. Nhưng đêm sau Mị vẫn ra sưởi như đêm trước.

(Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài, Ngữ văn 12, Tập hai, tr13, NXB GD 2008)

[...] Lão đàn ông lập tức trở nên hùng hổ, mặt đỏ gay, lão rút trong người ra một chiếc thắt lưng của lính ngụy ngày xưa, có vẻ những điều phải nói với nhau họ đã nói hết, chẳng nói chẳng rằng lão trút cơn giận như lửa cháy bằng cách dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà, lão vừa đánh vừa thở hồng hộc, hai hàm răng nghiến ken két, cứ mỗi nhát quất xuống lão lại nguyền rủa bằng cái giọng rên rỉ đau đớn: "Mày chết đi cho ông nhờ. Chúng mày chết hết đi cho ông nhờ!.

Người đàn bà với một vẻ cam chịu đầy nhẫn nhục, không hề kêu một tiếng, không chống trả, cũng không tìm cách trốn chạy.

(Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu, Ngữ văn 12, Tập hai, tr71-71, NXB GD 2008)

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

Phần I - ĐỌC HIỂU

Câu 1

- Văn bản gợi liên tưởng đến truyền thuyết "Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thuỷ".

- Kể tên của một truyền thuyết khác:

Ví dụ: "Sơn Tinh, Thuỷ Tinh", "Bánh chưng, bánh giầy",...

Câu 2

Tác giả viết: "Em hoá đá trong truyền thuyết/ Cho bao cô gái sau em/ Không còn phải hoá đá trong đời" vì sự hoá đá của Mị Châu là bài học về tinh thần cảnh giác, bài học về việc giải quyết mối quan hệ giữa tình cảm gia đình và tình yêu nước, cá nhân với cộng đồng, tình yêu đôi lứa và tình yêu đất nước; để các cô gái sau Mị Châu không bao giờ phạm phải sai lầm và bị trừng phạt đau đớn như nàng.

Câu 3

Câu thơ diễn tả nỗi đau mất nước của toàn dân tộc, nỗi đau thấm máu ấy không chỉ là nỗi đau của hai nghìn năm trước mà còn được nhân dân ta truyền lại cho con cháu qua từng trang tập đọc và nỗi đau ấy còn đau đớn đến ngày hôm nay. Mỗi lần nhớ tới vó ngựa Triệu Đà, kẻ xâm lược, trái tim mỗi người dân Việt dường như lại thấm máu.

Câu 4

Học sinh tự bày tỏ điều mình tâm đắc nhất qua văn bản, nhưng cần có sự lí giải thuyết phục thì mới cho điểm tối đa.

Phần II - LÀM VĂN

Câu 1

Trình bày suy nghĩ về lỗi lầm của con người trong cuộc sống

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

Thí sinh có thể trình bày đoaṇ  văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoăc̣ song hành.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Cần nhận thức rõ lỗi lầm là điều không tránh khỏi trong cuộc sống nhưng cần trung thực, nghiêm khắc nhận lỗi và thay đổi để hoàn thiện bản thân.

---(Đáp án chi tiết của phần Làm văn vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 5

I. Đọc hiểu (3 điểm).

Anh/chị hãy đọc văn bản sau đây rồi trả lời các câu hỏi từ 1 đến 4:

“Im lặng là vàng”

Người đời đã dặn

Xóa công dã tràng

Biển đền muối mặn

Đất đai trầm mặc

Cây đời nảy tươi

Mặc cho bão táp

Gió mưa dập vùi

Sinh ra làm người

Cả đời tập nói

Rồi ta tập im

Tạ từ thế giới

Tập như trái đất

Lặng thầm mà quay

Tập như trăng sáng

Lặng im mà đầy

Tập như búi cỏ

Đan trong nắng vàng

Bầy chim khép mỏ

Bay vào mênh mang...

(Phạm Khải, NXB Giáo dục, 2005)

Câu 1: Xác định phong cách chức năng ngôn ngữ của văn bản. Nêu đặc điểm của phong cách ngôn ngữ đó.

Câu 2: Nêu ý hiểu của anh/chị về hai câu thơ: Xóa công dã tràng Biển đền muối mặn

Câu 3: Chỉ ra và phân tích hiệu quả của hai biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản.

Câu 4:

Thông điệp ý nghĩa nhất mà anh/chị nhận được từ bài thơ là gì? (trình bày trong khoảng 5 câu văn)

II. Làm văn

Câu 1 (2 điểm) Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 từ) trả lời câu hỏi: có phải lúc nào im lặng cũng là vàng?

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 5 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021 Trường THPT Đinh Tiên Hoàng. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

ADMICRO
NONE
OFF