OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
UREKA

Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2021 có đáp án Trường THPT Thiện Man

12/05/2021 1.29 MB 209 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210512/155465852387_20210512_114124.pdf?r=7830
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Nhằm cung cấp cho các em học sinh nhiều tài liệu tham khảo hữu ích để ôn luyện thật tốt cho kì thi sắp tới, HOC247 xin giới thiệu Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2021 có đáp án Trường THPT Thiện Man. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh đạt kết quả cao. Mời các em cùng tham khảo.

 

 
 

TRƯỜNG THPT THIỆN MAN

ĐỀ THI THỬ THPT QG NĂM 2021

MÔN HÓA HỌC

THỜI GIAN 50 PHÚT

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1. Muối nào sau đây không phải là muối axit?

   A. Na2HPO4                     B. NaHSO4                       C. NaH2PO4                     D. Na2HPO3

Câu 2. Phản ứng thủy phân este trong môi trường kiềm, đun nóng gọi là phản ứng

   A. xà phòng hóa.               B. hiđro hóa.                     C. tráng bạc.                      D. hiđrat hoá.

Câu 3. Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím chuyển thành màu xanh?

   A. Dung dịch alanin.         B. Dung dịch glyxin.         C. Dung dịch lysin.           D. Dung dịch valin.

Câu 4. Đun nóng tristearin trong dung dịch NaOH thu được glixerol và

   A. C17H33COONa             B. C17H35COONa             C. C15H31COONa             D. C17H31COONa

Câu 5. Peptit nào sau đây không có phản ứng màu biure?

   A. Ala-Gly.                       B. Ala-Gly-Gly.                C. Ala-Ala-Gly-Gly.         D. Gly-Ala-Gly.

Câu 6. Đun nóng este CH2=CHOOCCH3 với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sản phẩm thu được là

   A. CH2=CHCOONa và CH3OH                              B. CH3COONa và CH2=CHOH

   C. CH3COONa và CH3CHO                                     D. C2H5COONa và CH3OH

Câu 7. Sự kết hợp các phân tử nhỏ (monome) thành các phân tử lớn (polime) có khối lượng bằng tổng khối lượng của các monome hợp thành được gọi là

   A. Sự peptit hoá                B. Sự trùng hợp                C. Sự tổng hợp                 D. Sự trùng ngưng

Câu 8. Tính chất nào sau đây không phải tính chất vật lí chung của kim loại?

   A. Dẫn nhiệt                      B. Cứng                            C. Dẫn điện                       D. Ánh kim

Câu 9. Hợp chất nào sau đây có màu đỏ thẫm?

   A. Cr2O3                           B. Cr(OH)3                       C. CrO3                             D. K2CrO4

Câu 10. Chọn một phương án đúng để điền từ hoặc cụm từ vào chỗ trống của các câu sau đây: Tương tự xenlulozơ, tinh bột không có phản ứng………………………(1)….., có phản ứng……………….(2)…….. trong dung dịch axit thành………………..(3)….. .

   A. (1) khử, (2) oxi hóa, (3) saccarozơ                        B. (1) thủy phần, (2) tráng bạc, (3) fructozơ

   C. (1) tráng bạc, (2) thủy phân, (3) glucozơ               D. (1) oxi hóa, (2) este hóa, (3) mantozơ

Câu 11. Sản phẩm chính sinh ra khi hidrat hóa ankin X (đồng đẳng kế tiếp với axetilen) trong điều kiện (\(H{g^{2 + }},{\text{ }}{{\text{H}}^ + },{\text{ t}}^\circ \) ) là?

   A. ancol isopropylic          B. axeton                           C. propan-1-ol                   D. đietylxeton

Câu 12. Khi cho isopren tham gia phản ứng cộng với H2 (xt, ), thu được tối đa bao nhiêu sản phẩm?

   A. 1                                   B. 2                                   C. 3                                   D. 4

Câu 13. Cho các dung dịch: axit glutamic, valin, lysin, alanin, etylamin, anilin. Số dung dịch làm quỳ tím chuyển sang màu hồng, chuyển sang màu xanh và không chuyển màu lần lượt là

   A. 2, 1, 3                           B. 1, 2, 3                           C. 3, 1, 2                           D. 1, 1, 4

Câu 14. Đốt cháy hoàn toàn 7 gam sắt trong 3,36 lít khí Cl2 (đktc) thu được m gam FeCl3. Giá trị của m là?

   A. 16,250                          B. 8,125                            C. 20,313                          D. 17,650

Câu 15. Khối lượng phân tử của 1 loại tơ capron bằng 17063 đvC, của tơ enang bằng 21717 đvC. Số mắt xích trong công thức phân tử của mỗi loại tơ trên lần lượt là?

   A. 151 và 171                   B. 171 và 151                    C. 115 và 117                   D. 150 và l70

Câu 16. Thể tích dung dịch HNO3 65% (khối lượng riêng là 1,5 gam/ml) cần dùng để tác dụng với xenlulozơ tạo thành 89,5 kg xenlulozơ trinitrat là (biết lượng HNO3 bị hao hụt là 25%)?

   A. 58,41 lít                        B. 88,77 lít                        C. 51 lít                             D. 77,88 lít

Câu 17. Nhiệt phân hoàn toàn một hỗn hợp 17,4g M2CO3 và CaCO3. Đến khi phản ứng kết thúc thu được 8,6g chất rắn X và V lít khí CO2 (đktc). Giá trị của V và kim loại M tương ứng là?

   A. 2,24; Na                       B. 2,24; K                         C. 4,48; Li                         D. 4,48; Na

Câu 18. Cho hỗn hợp X gồm Al, Zn, Cu, Mg tác dụng hết với dung dịch HNO3 đặc, nguội, dư thì thu được dung dịch Y và phần không tan Z. Thêm dung dịch NaOH dư vào dung dịch Y, lọc lấy kết tủa rồi đem nung đến khối lượng không đổi thì được chất rắn E. Nếu cho khí CO dư đi qua E nung nóng tới phản ứng hoàn toàn thì chất rắn thu được sau cùng có chứa

   A. Cu và Mg                     B. CuO và Mg                   C. Cu và MgO                  D. Cu, Zn và MgO

Câu 19. Đốt cháy hoàn toàn 6,2 gam P trong khí O2 dư, toàn bộ sản phẩm sinh ra cho vào 500 ml dung dịch hỗn hợp NaOH 0,4M và KOH 0,6M, kết thúc phản ứng thu được dung dịch X. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tổng khối lượng muối có trong dung dịch X là?

   A. 39,0 gam                      B. 44,4 gam                       C. 35,4 gam                      D. 37,2 gam

Câu 20. X, Y, Z là ba hiđrocacbon mạch hở ( ) có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử và đều phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư. Cho 15,6 gam hỗn hợp E gỗm X, Y, Z (có cùng số mol) tác dụng tối đa với a mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là

   A. 1,2                                B. 0,6                                C. 0,8                                D. 0,9

Câu 21. Cho hỗn hợp A gồm Fe, Ag, Cu, Al tác dụng với oxi dư khi đun nóng được chất rắn B. Cho B vào dung dịch HCL dư, khuấy kĩ, sau đó lấy dung dịch thu được cho tác dụng với dung dịch NaOH loãng, dư. Lọc lấy kết tủa tạo thành đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn C. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Thành phần của C gồm:

   A. Fe2O3, CuO                  B. Fe2O3, CuO, Ag           C. Fe2O3, Al2O3               D. Fe2O3, CuO, Ag2O

Câu 22. Tách nước hoàn toàn từ 25,8 gam hỗn hợp A gồm hai ancol X và Y ( ) sau phản ứng thu được hỗn hợp B gồm hai anken kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Đốt cháy hoàn toàn B cần 1,8 mol O2. Mặt khác, nếu tách nước không hoàn toàn 25,8 gam hỗn hợp trên ( , xúc tác H2SO4) sau phản ứng thu được 11,76 gam hỗn hợp ete. Biết hiệu suất ete hóa của Y là 50%. Hiệu suất ete hóa của X là?

   A. 80%                              B. 50%                              C. 60%                              D. 70%

Câu 23. Tripeptit X có công thức sau: H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-CO-NH-CH(CH3)-COOH. Thủy phân hoàn toàn 0,15 mol X trong 250 ml dung dịch NaOH 2M. Khối lượng chất rắn thu được khi cô cạn dung dịch sau phản ứng là?

   A. 50,55 gam                    B. 47,85 gam                     C. 49,85 gam                    D. 52,1 gam

Câu 24. Hỗn hợp X gồm O2 và O3 có tỉ khối so với Heli là 11. Hỗn hợp khí Y gồm metylamin và etylamin có tỉ khối so với H2 là \(\frac{{107}}{6}\). Để đốt cháy hoàn toàn V1 lít Y cần vừa đủ V2 lít X (biết sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2, các chất khí khi đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Tỉ lệ V2 : V1 là:

   A. 3 : 5                              B. 5 : 3                              C. 2 : 1                              D. 1 : 2

Câu 25. Trong chất béo luôn có một lượng axit béo tự do. Khi thuỷ phân hoàn toàn 2,145 kg chất béo, cẩn dùng 0,3 kg NaOH, thu 0,092 kg glixerol, và m gam hỗn hợp muối Na. Khối lượng xà phòng chứa 60% muối natri về khối lượng thu được là?

   A. 7,84 kg                         B. 3,92 kg                         C. 2,61 kg                         D. 3,787 kg

Câu 26. Cho 400 ml dung dịch E gồm AlCl3 a mol/lít và Al2(SO4)3 b mol/lít tác dụng với 612 ml dung dịch NaOH IM, sau khi các phản ứng kết thúc thu được 8,424 gam kết tủa. Mặt khác, khi cho 400 ml E tác dụng với dung dịch BaCl2 (dư) thì thu được 33,552 gam kết tủa. Tỉ số a : b có giá trị là

   A. 2,0                                B. 2,75                              C. 1,75                              D. 0,75

Câu 27. Đốt cháy m gam hỗn hợp E gồm anđehit fomic, metyl fomat, benzen, etylen glicol thu được 6,72 lít CO2 (đktc) và 4,5 gam H2O. Mặt khác, cho 9,03 gam E tác dụng với Na dư thu được 1,344 lít H2 (đktc). Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

   A. 7,224                            B. 3,010                            C. 6,020                            D. 4,515

Câu 28. Để xà phòng hoá hoàn toàn 2,22 gam hỗn hợp hai este là đồng phân X và Y, cần dùng 30 ml dung dịch NaOH 1M. Khi đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp hai este đó thì thu được khí CO2 và hơi nước với tỉ lệ thể tích \({V_{{H_2}O}}:{V_{C{O_2}}} = 1:1\). Tên gọi của hai este là?

   A. propyl fomat; isopropyl fomat                               B. metyl axetat; etyl fomat

   C. etyl axetat; metyl propionat                                   D. metyl acrylat; vinyl axetat

Câu 29. Thí nghiệm trên hình mô tả phản ứng nào sau đây? (Biết phản ứng đã xảy ra trong điều kiện thích hợp).

   A. FeS + H2SO4 → FeSO4 + H2S

   B. NH4Cl + NaOH → NH3 + NaCl + H2O

   C. CH3COONa + NaOH → CH4 + Na2CO3

   D. CaC2 + 2HCl → C2H2 + CaCl2

Câu 30. Cho X, Y, Z, T là các chất khác nhau trong các chất: CH3NH2, NH3, C6H5OH (phenol), C2H5OH và các tính chất được ghi trong bảng sau:

Chất

X

Y

Z

T

Nhiệt độ sôi ( )

182

78

 

 

Độ hòa tan trong nước (g/100 ml ở )

8,3

 

108,0

89,9

Kết luận nào sau đây đúng?

   A. Y là C6H5OH               B. Z là CH3NH2               C. T là C2H5OH               D. X là NH3

Câu 31. Cho các phát biểu sau:

a) Chất béo chứa các gốc axit no thường là chất lỏng ở nhiệt độ thường.

b) Chất béo bị thủy phân trong môi trường axit tạo ra etylen glicol và các axit béo.

c) Tơ nitron dùng để dệt vải may quần áo ấm hoặc bện thành sợi “len” đan áo rét.

d) Trong phân tử peptit mạch hở số liên kết peptit bao giờ cũng bằng số gốc α - aminoaxit.

e) Amilopectin và amilozơ là đồng phân, khác nhau ở cấu trúc có nhánh và không phân nhánh.

f) Để nhận biết metylamin, anilin, glyxin, metylíomat, có thể sử dụng quỳ tím và nước brom.

g) Este CH2=C(CH3)-COOCH3 có tên gọi là etyl acrylat.

Số phát biểu sai là:

   A. 2                                   B. 3                                   C. 4                                   D. 5

Câu 32. Thực hiện các thí nghiệm sau:

(1) Cho hỗn hợp gồm 2a mol Na và a mol Al vào lượng nước dư.

(2) Cho a mol bột Cu vào dung dịch chứa a mol Fe2(SO4)3.

(3) Cho dung dịch chứa a mol KHSO4vào dung dịch chứa a mol KHCO3.

(4) Cho dung dịch chứa a mol BaCl2 vào dung dịch chứa a mol CuSO4.

(5) Cho dung dịch chứa a mol Fe(NO3)2 vào dung dịch chứa a mol AgNO3.

(6) Cho a mol Na2O vào dung dịch chứa a mol CuSO4.

(7) Cho hỗn hợp Fe2O3 và Cu (tỉ lệ mol tương ứng 2:1) vào dung dịch HCl dư.

Sau khi kết thúc thí nghiệm, số trường hợp thu được dung dịch chứa hai muối là

    A. 4                                   B. 1                                   C. 3                                   D. 2

Câu 33. Nhỏ từ từ đến dư dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch gồm Al2(SO4)3 và AlCl3. Sự phụ thuộc của khối lượng kết tủa vào số mol Ba(OH)2 được biểu diễn bằng đồ thị dưới đây. Nếu số mol Ba(OH)2 đã dùng là 0,065 mol, thì lượng kết tủa thu được sẽ là:

   A. 9,33                              B. 9,04

   C. 9,82                              D. 8,55

Câu 34. Điện phân dung dịch chứa 0,2 mol KCl và a mol Cu(NO3)2 (điện cực trơ, màng ngăn xốp) sau một thời gian thu được dung dịch X và khối lượng dung dịch giảm 21,5 gam. Cho thanh sắt vào dung dịch X đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy khối lượng thanh sắt giảm 2,6 gam và thấy thoát ra khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Biết Cu(NO3)2 còn dư sau khi quá trình điện phân kết thúc. Giá trị của a là

   A. 0,2 mol                         B. 0,3 mol                         C. 0,4 mol                         D. 0,5 mol

Câu 35. Một học sinh nghiên cứu tính chất của ba dung dịch lần lượt chứa các chất A, B, C như sau:

- A tác dụng với B thu được kết tủa X, cho X vào dung dịch HNO3 loãng dư, thấy thoát ra khí không màu hóa nâu ngoài không khí; đồng thời thu được kết tủa Y.

- B tác dụng với C thấy khí thoát ra, đồng thời thu được kết tủa.

- A tác dụng C thu được kết tủa Z, cho Z vào dung dịch HCl dư, thấy khí không màu thoát ra.

Các chất A, B và C lần lượt là

   A. CuSO4, Ba(OH)2, Na2CO3.                                   B. FeCl2, AgNO3, Ba(OH)2.

   C. FeSO4, Ba(OH)2, (NH4)2CO3.                               D. NaHSO4, Ba(HCO3)2, Fe(NO3)3.

Câu 36. Hỗn hợp X gổm Na, K, BaO, Al2O3 (trong đó oxi chiếm 17,527% khối lượng hỗn hợp). Cho m gam hỗn hợp X tan hết vào nước thu được dung dịch Y và 3,36 lít H2 (đktc). Cho dung dịch Y tác dụng với 400ml dung dịch hỗn hợp HCl 1,25M và H2SO4 0,35M thu được 37,32 gam kết tủa T và dung dịch Z chỉ chứa 31,61 gam muối clorua và sunfat trung hoà. Phần trăm khối lượng BaO trong hỗn hợp X gần nhất với

   A. 46,5%.                          B. 47,0%.                          C. 47,5%.                          D. 48,0%.

Câu 37. Hòa tan hoàn toàn hai chất rắn X, Y (có số mol bằng nhau) vào nước thu được dung dịch Z. Tiến hành các thí nghiệm sau:

Thí nghiêm 1: Cho dung dịch NaOH dư vào V ml dung dịch Z, thu được a mol kết tủa.

Thí nghiệm 2: cho dung dịch NH3 dư vào V ml dung dịch Z, thu được b mol kết tủa.

Thí nghiệm 3: Cho dung dịch AgNO3 dư vào V ml dung dịch Z, thu được c mol kết tủa.

Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và a < b < c. Hai chất X, Y lần lượt là

   A. CuCl2, FeCl2                B. CuCl2, FeCl3                C. FeCl2, FeCl3                 D. FeCl2, AlCl3

Câu 38. Cho 30 gam hỗn hợp T gồm Mg, FeCO3, Fe và Fe(NO3)2 tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, kết thúc phản ứng thu được dung dịch X chứa 54,33 gam muối và 6,78 gam hỗn hợp khí Y gồm NO; H2 và 0,08 mol CO2. Cho dung dịch X tác dụng tối đa với 510 ml dung dịch NaOH 2M, thu được kết tủa Z. Nung Z trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 26,4 gam rắn. Khối lượng của kim loại Fe trong T có giá trị gần nhất với

   A. 5,4 gam                        B. 8,96 gam                       C. 5,6 gam                        D. 2,24 gam

Câu 39. Cho X, Y, Z là ba peptit mạch hở (có số nguyên tử cacbon trong phân tử tương ứng là 5, 7, 11); T là este no, đơn chức, mạch hở. Chia 268,32 gam hỗn hợp E gồm X, Y, Z, T thành hai phần bằng nhau. Đốt cháy hoàn toàn phần một cần vừa đủ 7,17 mol O2. Thủy phân hoàn toàn phần hai bằng dung dịch NaOH vừa đủ, thu được ancol etylic và hỗn hợp G (gồm bốn muối của Gly, Ala, Val và axit cacboxylic). Đốt cháy hoàn toàn G, thu được Na2CO3, N2, 2,58 mol CO2 và 2,8 mol H2O. Phần trăm khối lượng của Y trong E

   A. 18,90%.                        B. 2,17%.                          C. 1,30%.                          D. 3,26%.

Câu 40. Cho hỗn hợp E gồm một axit hữu cơ A, no mạch hở, và 2 hợp chất hữu cơ B, C (có cùng số nguyên tử cacbon, ). Biết các hợp chất hữu cơ B, C chứa chức este của axit hữu cơ A. Đốt cháy hoàn toàn 0,06 mol hỗn hợp E cần vừa đủ 3,08 lít khí O2, thu được 4,48 lít khí CO2 và 2,07 gam nước. Mặc khác, cho 0,06 mol hỗn hợp E phản ứng vừa đủ với 60 gam dung dịch NaOH 10% đun nóng, sau phản ứng hoàn toàn, thu được dung dịch X. Cô cạn X thì thu được 9,24 gam chất rắn và phần hơi Z chỉ gồm 3 chất. Ngưng tụ rồi chia Z làm 2 phần bằng nhau, phần một cho tác dụng hoàn toàn với Na dư thì thu được 17,332 lít khí H2. Còn phần hai, thêm tiếp AgNO3 trong NH3 dư vào dung dịch thì thu được 2,7 gam kết tủa Ag. Nếu thêm từ từ NaHCO3 vào ½ hỗn hợp E cho tới khi khí ngừng thoát ra thì thu được 0,728 lít CO2. Các khí đo ở đktc, các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng este có phân tử lượng nhỏ hơn trong E gần nhất với giá trị nào sau đây:

   A. 2,7                                B. 3,0                                C. 3,2                                D. 4,0

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

1-D

2-A

3-C

4-B

5-A

6-C

7-B

8-B

9-C

10-C

11-B

12-D

13-B

14-A

15-A

16-D

17-C

18-C

19-C

20-D

21-A

22-C

23-C

24-C

25-D

26-C

27-C

28-B

29-C

30-B

31-D

32-B

33-A

34-C

35-C

36-D

37-D

38-C

39-C

40-B

 

ĐỀ SỐ 2

Câu 1. Khi thuỷ phân đến cùng protein thu được

   A. \(\beta \)- amino axit.              B. Axit.                             C. Amin.                           D. - amino axit.

Câu 2. Polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp là

   A. poli(ure-fomanđehit).                                             B. teflon.                          

   C. poli(etylen-terephtalat).                                         D. poli(phenol-fomanđehit).

Câu 3. Khi thuỷ phân bất kỳ chất béo nào cũng thu được

   A. axit oleic.                      B. axit panmitic.                C. glixerol.                        D. axit stearic.

Câu 4. Nếu bỏ qua sự phân li của nước, số loại ion trong dung dịch axit photphoric là bao nhiêu?

   A. 2.                                  B. 3.                                  C. 4.                                  D. 5.

Câu 5. Nếu thuỷ phân không hoàn toàn pentapeptit Gly-Ala-Gly-Val-Ala thì thu được tối đa bao nhiêu đipeptit mạch hở chứa Gly?

   A. 1.                                  B. 2.                                  C. 3.                                  D. 4.

Câu 6. Tơ lapsan thuộc loại

   A. tơ axetat.                      B. tơ visco.                        C. tơ polieste.                    D. tơ poliamit.

Câu 7. Để đo nồng độ cồn (C2H5OH) trong máu, cảnh sát giao thông sử dụng các dụng cụ phân tích có chứa

   A. crom trioxit                  B. đicrom trioxit               C. crom oxit                      D. đicrom oxit

Câu 8. Phương trình hoá học nào sau đây thể hiện cách điều chế Cu theo phương pháp thuỷ luyện? (Biết phản ứng đã xảy ra trong điều kiện thích hợp)

   A. \(Zn + CuS{O_4} \to Cu + ZnS{O_4}\)                                 B. \({H_2} + CuO \to Cu + {H_2}O\)

   C. \(CuC{l_2} \to Cu + C{l_2}\)                                   D. \(2CuS{O_4} + 2{H_2}O \to 2Cu + 2{H_2}S{O_4} + {O_2}\)

Câu 9. Trong dung dịch, ion CO32- có thể cùng tồn tại với dãy các ion nào sau đây?

   A. NH4+, Na+, K+.                                                       B. Cu2+, Mg2+, Al3+.         

  C. Fe2+, Zn2+, Al3+.                                                      D. Fe3+, \(HSO_4^ - \)

Câu 10. Khi nói về CO2, khẳng định nào sau đây không đúng?

   A. Chất khí không màu, không mùi, nặng hơn không khí.                                  

B. Chất chủ yếu gây hiệu ứng nhà kính.                       

C. Chất không độc nhưng không duy trì sự sống.        

D. Chất khí dùng để chữa cháy, nhất là các đám cháy kim loại.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

1-D

2-B

3-C

4-C

5-C

6-C

7-A

8-A

9-A

10-D

11-C

12-A

13-D

14-D

15-B

16-A

17-A

18-C

19-D

20-D

21-C

22-B

23-A

24-A

25-A

26-D

27-A

28-B

29-A

30-C

31-B

32-B

33-A

34-D

35-B

36-A

37-C

38-D

39-C

40-B

 

ĐỀ SỐ 3

Câu 1. Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm thổ?

   A. Na.                               B. Ba.                                C. Al.                                D. Fe.

Câu 2. Tinh bột trong gạo nếp có thành phần chính là?

   A. amilozơ.                       B. amilopectin.                  C. glixerol.                        D. alanin.

Câu 3. Trong công nghiệp, kim loại nào sau đây có thể được sản xuất từ quặng hematit?

   A. Nhôm.                          B. Sắt.                               C. Magie.                          D. Đồng.

Câu 4. Thuốc thử được dùng để phân biệt Gly - Ala - Gly và Gly - Ala là

   A. Cu(OH)2 trong môi trường kiềm.                          B. Dung dịch NaCl.

   C. Dung dịch HCl.                                                      D. Dung dịch NaOH.

Câu 5. Hợp chất nào sau đây trong công thức cấu tạo có 9 liên kết xích ma (s) và 2 liên kết pi (p)?

   A. Stiren.                           B. Penta-1,3-đien.             C. Buta-1,3-đien.              D. Vinyl axetilen.

Câu 6. Etyl propionat là este có mùi thơm của dứa. Công thức của etyl propionat là

   A. HCOOC2H5.                B. C2H5COOC2H5.           C. C2H5COOCH3.            D. CH3COOCH3.

Câu 7. Thực hiện phản ứng nào sau đây để thu được bơ nhân tạo từ dầu thực vật?

   A. Hiđro hoá axit béo.                                                B. Đehiđro hoá chất béo lỏng.

   C. Hiđro hoá chất béo lỏng.                                        D. Xà phòng hoá chất béo lỏng.

Câu 8. Axit e-aminocaproic được dùng để điều chế nilon-6. Công thức của axit e-amino- caproic là

   A. H2N-(CH2)6-COOH.                                              B. H2N-(CH2)4-COOH.

   C. H2N-(CH2)3-COOH.                                              D. H2N-(CH2)5-COOH.

Câu 9. Thủy phân este mạch hở X có công thức phân tử C4H6O2, thu được sản phẩm đều có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc. Số công thức cấu tạo phù hợp của X

   A. 5.                                  B. 3.                                  C. 4.                                  D. 1.

Câu 10. Đun nóng hỗn hợp gồm glyxin, phenylalanin, tyrosin, valin, alanin tạo ra pentapeptit có chứa các gốc amino axit khác nhau. Số lượng pentapeptit có thể tạo ra là

   A. 50.                                B. 120.                              C. 60.                                D. 15.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

1-B

2-B

3-B

4-A

5-C

6-B

7-C

8-D

9-D

10-B

11-A

12-B

13-D

14-D

15-D

16-A

17-B

18-A

19-A

20-A

21-C

22-B

23-B

24-D

25-D

26-C

27-B

28-C

29-D

30-B

31-A

32-B

33-A

34-C

35-C

36-A

37-D

38-D

39-A

40-C

 

ĐỀ SỐ 4

Câu 1. Oxit nào sau đây là không phải oxit axit?

   A. P2O5.                            B. CrO3                             C. CO2                              D. Cr2O3.

Câu 2. Người ta thường bảo quản kim loại kiềm bằng cách nào sau đây?

   A. Ngâm trong giấm.                                                  B. Ngâm trong etanol.     

   C. Ngâm trong nước,                                                  D. Ngâm trong dầu hỏa.

Câu 3. Công thức phân tử và công thức cấu tạo của xenlulozơ lần lượt là:

   A. \({\left( {{{\text{C}}_{\text{6}}}{{\text{H}}_{{\text{12}}}}{{\text{O}}_{\text{6}}}} \right)_{\text{n}}}{\text{,}}{\left[ {{{\text{C}}_{\text{6}}}{{\text{H}}_{\text{7}}}{{\text{O}}_{\text{2}}}{{\left( {{\text{OH}}} \right)}_{\text{3}}}} \right]_{\text{n}}}\)                            B. \({\left( {{{\text{C}}_{\text{6}}}{{\text{H}}_{{\text{10}}}}{{\text{O}}_5}} \right)_{\text{n}}}{\text{,}}{\left[ {{{\text{C}}_{\text{6}}}{{\text{H}}_{\text{7}}}{{\text{O}}_{\text{2}}}{{\left( {{\text{OH}}} \right)}_{\text{3}}}} \right]_{\text{n}}}\)

   C. \({\left[ {{{\text{C}}_{\text{6}}}{{\text{H}}_{\text{7}}}{{\text{O}}_{\text{2}}}{{\left( {{\text{OH}}} \right)}_{\text{3}}}} \right]_{\text{n}}},{\left( {{{\text{C}}_{\text{6}}}{{\text{H}}_{10}}{{\text{O}}_5}} \right)_{\text{n}}}\)                            D. \({\left( {{{\text{C}}_{\text{6}}}{{\text{H}}_{{\text{10}}}}{{\text{O}}_5}} \right)_{\text{n}}}{\text{,}}{\left[ {{{\text{C}}_{\text{6}}}{{\text{H}}_{\text{7}}}{{\text{O}}_{\text{2}}}{{\left( {{\text{OH}}} \right)}_2}} \right]_{\text{n}}}\)

Câu 4. Polime nào sau đây có cấu trúc mạch phân nhánh?

   A. Amilopectin.                B. Polietilen.                     C. Amilozơ.                      D. Poli(vinyl clorua).

Câu 5. X là một hợp chất hữu cơ có khả năng làm quỳ tím chuyển xanh và có công thức cấu tạo: \({{\text{H}}_2}N - {\left( {C{H_2}} \right)_4} - CH\left( {N{H_2}} \right) - COOH\). Tên gọi của X là?

   A. glyxin.                          B. alanin.                           C. axit glutamic.               D. lysin.

Câu 6. Trong các chất dưới đây, chất nào có lực bazơ yếu nhất?

   A. \({\left( {{C_6}{H_5}} \right)_2}NH\).               B. \({C_6}{H_5}C{H_2}N{H_2}\).            C. \({C_6}{H_5}N{H_2}\).                   D. \(N{H_3}\)

Câu 7. Trong công nghiệp, có thể chuyển hóa trực tiếp từ chất bẻo lỏng sang chất béo rắn bằng phản ứng

   A. tách nước.                    B. hiđro hóa.                     C. đề hiđro hóa.                D. xà phòng hóa.

Câu 8. Propyl axetat có công thức là?

   A. CH3COOC2H5.                                                      B. CH3COOCH3.             

   C. CH3COOCH2CH2CH3.                                          D. CH3COOCH(CH3)2.

Câu 9. Người ta thường dùng cát làm khuôn đúc kim loại. Để làm sạch hoàn toàn những hạt cát bám trên bề mặt vật dụng làm bằng kim loại có thể dùng dung dịch nào sau đây?

   A. Dung dịch HCl.                                                      B. Dung dịch HF.            

   C. Dung dịch NaOH loãng.                                        D. Dung dịch H2SO4.

Câu 10. Kim loại X tác dụng với H2SO4 loãng giải phóng khí H2. Mặt khác, oxit của X bị H2 khử thành kim loại ở nhiệt độ cao. X là kim loại nào?

   A. Fe.                                B. Al.                                C. Mg.                               D. Cu.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

1 – D

2 – D

3 – B

4 – A

5 – D

6 – A 

7 – B

8 – C

9 – B

10 – A

11 – B

12 – C

13 – A

14 – C

15 – D

16 – D

17 – A 

18 – C

19 – B

20 – C

21 – B

22 – A

23 – D

24 – C

25 – A

26 – A

27 – A

28 – B 

29 – D

30 – B

31 – C

32 – D

33 – D

34 – C

35 – A

36 – B

37 – C

38 – D

39 –D

40 – A

 

ĐỀ SỐ 5

Câu 1. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li chỉ có thể xảy ra khi

   A. tạo thành chất kết tủa.                                           B. tạo thành chất khí.

   C. tạo thành chất điện li yếu.                                     D. có ít nhất một trong 3 điều kiện trên.

Câu 2. Phần đạm urê thường chỉ chứa 46% N. Khối lượng (kg) urê đủ cung cấp  70 kg N là

   A. 152,2                            B. 145,5                            C. 160,9                            D. 200,0

Câu 3. A là dẫn xuất benzen có công thức nguyên . 1 mol A cộng tối đa 4 mol H2 hoặc 1 mol Br2 (dung dịch). Vậy A là

   A. etyl benzen.                  B. metyl benzen.               C. vinyl benzen.               D. ankyl benzen.

Câu 4. Một loại thuỷ tinh khó nóng chảy chứa 18,43% K2O, 10,98% CaO, 70,59% SiO2 về khối lượng. Thành phẩn của thuỷ tinh này biểu diễn dưới dạng các oxit là

   A. K2O.CaO.4SiO2                                                    B. K2O.2CaO.6SiO2

   C. K2O.CaO.6SiO2                                                    D. K2O.3CaO.8SiO2

Câu 5. Ứng với công thức phân tử C4H8O2 có bao nhiêu este đồng phân của nhau?

   A. 2.                                  B. 3.                                  C. 4.                                  D. 5.

Câu 6. Si phản ứng với tất cả các chất trong dãy nào sau đây trong điều kiện thích hợp?

   A. CuSO4, SiO2, H2SO4 loãng.                                  B. F2, Mg, NaOH.

   C. HCl, Fe(NO3)3, CH3COOH.                                 D. Na2SiO3, Na3PO4, NaCl.

Câu 7. Khi đốt 0,1 mol chất X (dẫn xuất của benzen), khối lượng CO2 thu được nhỏ hơn 35,2g. Biết 1 mol X chỉ tác dụng với 1 mol NaOH. Công thức cấu tạo thu gọn của X là

   A. HOCH2C6H4COOH.                                             B. .

   C. HOC6H4CH2OH.                                                  D. C2H5C6H4OH.

Câu 8. Để chứng minh trong phân tử của glucozơ có nhiều nhóm hiđroxyl, người ta cho dung dịch glucozơ phản ứng với

   A. kim loại Na.

   B. AgNO3 (hoặc Ag2O) trong dung dịch NH3, đun nóng.

   C. Cu(OH)2 trong NaOH, đun nóng.

   D. Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường.

Câu 9. Khi cho metylamin và anilin lần lượt tác dụng với HBr và dung dịch Br2 sẽ thu được kết quả nào dưới đây?

   A. Cả metylamin và anilin đều tác dụng với cả HBr và Br2 cho kết tủa trắng.

   B. Metylamin chỉ tác dụng với HBr còn anilin chỉ tác dụng được dung dịch Br2.

   C. Metylamin chỉ tác dụng với HBr còn anilin tác dụng với cả dung dịch HBr và dung dịch Br2. 

   D. Cả metylamin và anilin đều chỉ tác dụng với HBr n

Câu 10. Nhận định nào sau đây đúng khi xảy ra phản ứng giữa các chất trong mỗi ống nghiệm được mô tả trên hình vẽ bên?

   A. Miếng bông trên miệng ống nghiệm  dần mất màu hồng.

   B. Dung dịch trong cả hai ống nghiệm đều có màu xanh.

   C. Miếng bông trên miệng ở cả hai ống nghiệm đều không màu.

   D. Miếng bông trên miệng ống nghiệm  dần mất màu hồng.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

1-D

2-A

3-C

4-C

5-C

6-B

7-C

8-D

9-C

10-D

11-C

12-D

13-D

14-A

15-B

16-C

17-B

18-B

19-B

20-A

21-C

22-B

23-D

24-C

25-C

26-D

27-C

28-D

29-D

30-B

31-A

32-C

33-B

34-D

35-B

36-B

37-A

38-A

39-D

40-C

 

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2021 có đáp án Trường THPT Thiện Man. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em học tốt!

ADMICRO
NONE
OFF