OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Hóa học lần 3 năm 2021 có đáp án Trường THPT Toàn Thắng

29/05/2021 961.71 KB 201 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210529/655965086556_20210529_142844.pdf?r=8147
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Nhằm cung cấp cho các em học sinh nhiều tài liệu tham khảo hữu ích để ôn luyện thật tốt cho kì thi sắp tới, HOC247 xin giới thiệu Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Hóa học lần 3 năm 2021 có đáp án Trường THPT Toàn Thắng. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh đạt kết quả cao. Mời các em cùng tham khảo.

 

 
 

TRƯỜNG THPT TOÀN THẮNG

ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2021

MÔN HÓA HỌC LẦN 3

Thời gian 50 phút

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1: Nhận xét nào sau đây đúng?

A. Mỡ động vật hoặc dầu thực vật tan nhiều trong nước nóng.

B. Chỉ số axit là số miligam KOH để trung hòa axit béo tự do có trong 1 gam chất béo.

C. Mỡ bôi trơn (mỡ bò) là chất béo.

D. Phản ứng thủy phân este trong môi trường kiềm là phản ứng thuận nghịch.

Câu 2: Nhận xét nào sau đây sai?

A. Chất béo lỏng chủ yếu có nguồn gốc từ thực vật.

B. Đốt cháy este no, đơn chức, mạch hở thì thu được số mol CO2 = số mol H2O.

C. Chất béo là este của glixerol với axit béo.

D. Một trong những ứng dụng của este là sản xuất nước hoa.

Câu 3: Khối lượng nước brom 4% cần dùng để điều chế 4,4 gam tribromanilin với hiệu suất 100% là

A. 160 gam.                        B. 80 gam.                     C. 40 gam.                     D. 320 gam.

Câu 4: Cho 26,7 gam α-amino axit X vào dung dịch HCl dư, sau đó cô cạn cẩn thận dung dịch thu được 37,65 gam muối khan. Vậy X là

A. Alanin.                           B. Glyxin.                      C. Axit glutamic.           D. Valin.

Câu 5: Glucozơ tác dụng được với tất cả các chất trong nhóm nào sau đây?

A. H2 (đk thường), Cu(OH)2, O2.

B. H2(Ni, to), Cu(OH)2 (trong nước), AgNO3 (NH3,to).

C. Na, CaCO3, H2 (Ni, to).

D. Ag, CuO, CH3COOH.

Câu 6: Lên men m gam glucozơ với hiệu suất 80%. Toàn bộ lượng khí CO2 sinh ra cho vào dd nước vôi trong dư, thu được 10 gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 9.                                    B. 11,25.                        C. 7,2.                            D. 22,5.

Câu 7: Cho este C3H6O2 tác dụng vừa đủ với 100 ml ddNaOH 1M (đun nóng). Sau phản ứng hoàn toàn, thu được 3,2 gam ancol Y và m gam muối của một axit hữu cơ. Tên gọi của Y và giá trị của m là

A. Ancol etylic; 8,2.           B. Ancol etylic; 6,8.      C. Ancol metylic; 8,2.   D. Ancol metylic; 6,8.

Câu 8: Cho các polime sau: (1) polietilen, (2) poli (metyl metacrylat), (3) xenlulozơ, (4) nilon - 6,6, (5) polibutađien, (6) tinh bột. Dãy gồm các polime tổng hợp là

A. (2), (3), (4), (5), (6).                                             B. (2), (3), (4), (5).

C. (1), (2), (4), (5).                                                    D. (1), (2), (3), (5).

Câu 9: Số amino axit đồng phân có cùng CTPT C3H7NO2

A. 4.                                    B. 5.                               C. 2.                               D. 3.

Câu 10: Đun nóng m gam chất hữu cơ (X) chứa C, H, O với 100 ml dung dịch NaOH 2M đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Để trung hòa lượng NaOH dư cần 40 ml dung dịch HCl 1M. Làm bay hơi cẩn thận dung dịch sau khi trung hòa, thu được 7,36 gam hỗn hợp 2 ancol đơn chức (Y), (Z) và 15,14 gam hỗn hợp 2 muối khan, trong đó có một muối của axit cacboxylic (T). Kết luận nào sau đây đúng?

A. Chất hữu cơ X có chứa 14 nguyên tử hiđro.

B. Số nguyên tử cacbon trong axit (T) bằng một nửa số nguyên tử cacbon trong chất hữu cơ X.

C. Ancol (Y) và (Z) là 2 chất đồng đẳng liên tiếp với nhau.

D. Axit (T) có chứa 2 liên kết đôi trong phân tử.

Câu 11: Khi thủy phân hoàn toàn 1,62 tấn tinh bột thì thu được m tấn glucozơ. Giá trị của m là

A. 0,9.                                 B. 1,8.                            C. 3,6.                            D. 5,4.

Câu 12: Tơ nitron (hay olon) được điều chế bằng phương pháp trùng hợp từ monome nào sau đây?

A. CH2=CH2.                     B. CH2=CH-CN.           C. CH2=CH-CH3.          D. CH2=CH-Cl.

Câu 13: Kim loại Fe không phản ứng với chất hoặc dung dịch nào sau đây?

A. HNO3 đặc, nguội.          B. O2, S, Cl2.                  C. ddFe2(SO4)3.             D. ddH2SO4 loãng.

Câu 14: Etylamin không có tính chất nào sau đây?

A. Tác dụng với ddFeCl3.                                        B. Làm đổi màu quỳ tím ẩm.

C. Tác dụng với CaCO3.                                          D. Tác dụng với ddHCl.

Câu 15: Cho một đipeptit Y có công thức phân tử C6H12N2O3. Số đồng phân peptit của Y (chỉ chứa gốc α-amino axit) mạch hở là

A. 7.                                    B. 6.                               C. 4.                               D. 5.

Câu 16: Hoà tan hoàn toàn 8,4 gam Fe cần V ml dung dịch HNO3 1M thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Giá trị nhỏ nhất của V là

A. 300.                                B. 200.                           C. 400.                           D. 600.

Câu 17: Khi cho H2NCH2COOH tác dụng với ddHCl thu được chất hữu cơ X, cho X tác dụng với ddNaOH dư thu được chất chất hữu cơ Y. Chất Y là

A. H2NCH2COONa.                                                 B. ClH3NCH2COOH.

C. H2NCH2COOH.                                                  D. ClH3NCH2COONa.

Câu 18: X là tetrapeptit Ala-Gly-Ala-Gly, Y là tripeptit Val-Gly-Val. Đun nóng hỗn hợp chứa 0,01 mol X và 0,03 mol Y với dung dịch NaOH vừa đủ. Phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch T. Cô cạn cẩn thận dung dịch T thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là

A. 16,45.                             B. 16,55.                        C. 15,42.                        D. 15,41.

Câu 19: Chất nào sau đây là este?

A. CH3CH2CHO.               B. CH3CH2COOCH3.    C. CH3OCCH3.              D. CH3COOH.

Câu 20: Hòa tan hỗn hợp X gồm Cu và Fe2O3 trong 400 ml dung dịch HCl aM thu được dung dịch Y và còn lại 1,0 gam Cu không tan. Nhúng thanh Mg vào dung dịch Y, sau khi phản ứng hoàn toàn nhấc thanh Mg ra thấy khối lượng tăng thêm 4,0 gam so với khối lượng thanh Mg ban đầu và có 1,12 lít khí H2 (đkc) thoát ra (giả thiết toàn bộ lượng kim loại thoát ra đều bám hết vào thanh Mg). Khối lượng Cu trong X và giá trị của a lần lượt là

A. 3,2 gam và 2M.                                                    B. 4,2 gam và 0,75M.

C. 3,2g gam và 0,75M.                                             D. 4,2 gam và 1M.

Câu 21: Saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ, etyl axetat đều có điểm chung nào sau đây?

A. Đều là cacbohiđrat.                                              B. Có phản ứng tráng gương.

C. Bị thủy phân trong mọi môi trường.                    D. Bị thủy phân trong môi trường axit.

Câu 22: Thuỷ phân hoàn toàn 34,2 gam saccarozơ. Lấy toàn bộ sản phẩm X của phản ứng thuỷ phân cho tác dụng với lượng dư AgNO3 (NH3, to) thu được a gam kết tủa. Giá trị của a là

A. 42,3.                               B. 10,8.                          C. 21,6.                          D. 43,2.

Câu 23: Nhận xét nào sau đây sai?

A. Glucozơ được dùng làm thuốc tăng lực cho người già, trẻ em, người ốm.

B. Gỗ được dùng để chế biến thành giấy.

C. Tinh bột là một trong số nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể.

D. Xenlulozơ có phản ứng màu với iot.

Câu 24: Nhúng một lá sắt nhỏ vào dd chứa một trong những chất sau: FeCl3, AlCl3, CuSO4, Pb(NO3)2, NaCl, HNO3 (loãng, dư), H2SO4 (đặc, nóng, dư), NH4NO3, AgNO3 thiếu. Số trường hợp phản ứng tạo muối Fe(II) là

A. 3.                                    B. 4.                               C. 5.                               D. 6.

Câu 25: Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Tất cả các nguyên tố thuộc nhóm B đều là kim loại.

B. Nguyên tử các nguyên tố có 1, 2, 3 electron lớp ngoài cùng đều là kim loại.

C. Tất cả các nguyên tố thuộc nhóm A đều là kim loại.

D. Nguyên tử các nguyên tố có 5, 6, 7 electron lớp ngoài cùng đều là kim loại.

Câu 26: Khi cho glucozơ tác dụng với ddAgNO3 (NH3, to). Tổng hệ số nguyên tối giản của các chất sau khi cân bằng phương trình là

A. 14.                                  B. 12.                             C. 13.                             D. 10.

Câu 27: Hỗn hợp X gồm FeO, Fe2O3 và Fe3O4. Cho khí CO qua 7,12 gam X nung nóng, sau một thời gian thu được m gam hỗn hợp chất rắn Y và hỗn hợp khí Z. Cho toàn bộ Z vào dung dịch Ba(OH)2 dư, đến phản ứng hoàn toàn, thu được 7,88 gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 6,85.                               B. 6,58.                          C. 6,48.                          D. 6,84.

Câu 28: Triolein có công thức là

A. (C17H33COO)3C3H5.                                            B. (C15H31COO)3C3H5.

C. (C17H35COO)3C3H5.                                            D. (C17H31COO)3C3H5.

Câu 29: Chất HCOOCH3 có tên gọi là

A. Anđehit fomic.               B. Etyl axetat.                C. Axit axetic.                D. Metyl fomat.

Câu 30: Glyxin và metylamin có công thức lần lượt là

A. H2NCH2COOH; CH3NH2.                                  B. H2NCH2COOH; C2H5NH2.

C. H2NCH2COOH; CH3NHCH3.                             D. CH3NH2; H2NCH2COOH.

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

1

B

11

B

21

D

2

C

12

B

22

D

3

A

13

A

23

D

4

A

14

C

24

B

5

B

15

D

25

A

6

B

16

C

26

B

7

C

17

A

27

C

8

C

18

D

28

A

9

C

19

B

29

D

10

B

20

D

30

A

 

ĐỀ SỐ 2

Câu 1: Xác định khối lượng tinh bột cần để có thể điều chế được 1 lít cồn etylic 920. Biết hiệu suất chung của quá trình phản ứng đạt 80%. Biết khối lượng riêng của rượu là 0,8 gam/ml.

A. 1620 gam                         B. 1012,5 gam                 C. 2025 gam                    D. 810 gam

Câu 2: Kim loại nào sau đây không tan trong HNO3 đặc nguội ?

A. Mg                                   B. Zn                               C. Cu                               D. Al

Câu 3: Cho 2,8 gam bột sắt vào 200 ml dung dịch gồm AgNO3 0,1M và Cu(NO3)2 0,5M; khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn X. Giá trị của m là:

A. 4,48                                 B. 3,20                             C. 4,08.                            D. 4,72

Câu 4: Cho sơ đồ sau:   (1)  X  +    O2 → Y  +  H2O   và   (2)  Y   +   X  →  Z  +  H2O. Hãy cho biết X, Y có thể là chất nào sau đây:

A. CH3CHO và CH3COOH.                                        B. C6H12O6 và CH3COOH.

C. C2H5OH và CH3CHO.                                            D. C2H5OH và CH3COOH.

Câu 5: Thủy phân hoàn toàn 1 mol peptit X mạch hở thu được 2 mol alanin; 1 mol glyxin; 1 mol valin. Mặt khác, khi thủy phân không hoàn toàn peptit X thì thu được 3 đipeptit là Ala-Gly và Val-Ala và Ala-Ala . Vậy công thức cấu tạo của X là:

A. Gly-Ala-Ala-Val             B. Ala-Ala-Gly-Val         C. Ala-Gly-Val-Ala        D. Val-Ala-Ala-Gly

Câu 6: Cây cao su có nguồn gốc từ Nam Mĩ, là loại cây có giá trị kinh tế cao. Cao su thiên nhiên được lấy từ mủ cây cao su. Khi đun nóng cao su thiên nhiên tới 250oC – 300oC thu được:

A. isopren                             B. vinyl clorua                 C. vinyl xianua                D. metyl acrylat

Câu 7: Cặp chất không xảy ra phản ứng là:

A. Zn + Fe(NO3)2.               B. Ag + Cu(NO3)2.          C. Cu + AgNO3.             D. Fe + Cu(NO3)2.

Câu 8: Cho 50ml dung dịch glucozơ chưa rõ nồng độ tác dụng với một lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3 thu được 2,16 gam bạc kết tủa. Nồng độ mol (hoặc mol/l) của dung dịch glucozơ đã dùng là (Cho Ag = 108):

A. 0,20M                              B. 0,01M                         C. 0,02M                         D. 0,10M

Câu 9: Có thể gọi tên este (C17H33COO)3C3H5 là:

A. triolein                             B. tristearin                      C. tripanmitin                  D. stearic

Câu 10: Ngâm một lá kim loại có khối lượng 50 gam trong dung dịch HCl. Sau khi thu được 336 ml khí H2 (đktc) thì khối lượng lá kim loại giảm 1,68%. Kim loại đó là:

A. Zn.                                   B. Fe.                               C. Ni.                              D. Al.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 30 của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

1

A

11

D

21

C

2

D

12

D

22

B

3

C

13

D

23

B

4

D

14

C

24

A

5

D

15

B

25

A

6

A

16

C

26

B

7

B

17

C

27

C

8

A

18

B

28

C

9

A

19

A

29

B

10

B

20

D

30

B

 

ĐỀ SỐ 3

Câu 1: Cặp chất không xảy ra phản ứng là:

A. Cu + AgNO3.                  B. Ag + Cu(NO3)2.          C. Fe + Cu(NO3)2.          D. Zn + Fe(NO3)2.

Câu 2: Cho 13,35 g hỗn hợp X gồm CH2NH2CH2COOH và CH3CHNH2COOH tác dụng với V ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch Y. Biết dung dịch Y tác dụng vừa đủ với 250 ml dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là:

A. 250 ml                             B. 150 ml                         C. 200 ml                         D. 100 ml

Câu 3: Thủy phân hoàn toàn 1 mol peptit X mạch hở thu được 2 mol alanin; 1 mol glyxin; 1 mol valin. Mặt khác, khi thủy phân không hoàn toàn peptit X thì thu được 3 đipeptit là Ala-Gly và Val-Ala và Ala-Ala . Vậy công thức cấu tạo của X là:

A. Gly-Ala-Ala-Val             B. Ala-Ala-Gly-Val         C. Val-Ala-Ala-Gly         D. Ala-Gly-Val-Ala

Câu 4: Thứ tự một số cặp oxi hoá - khử trong dãy điện hoá như sau: Mg2+/Mg; Fe2+/Fe; Cu2+Cu; Fe3+/Fe2+; Ag+/Ag. Dãy chỉ gồm các chất, ion tác dụng được với ion Fe3+ trong dung dịch là:

A. Mg, Cu, Cu2+.                  B. Mg, Fe, Cu.                 C. Mg, Fe2+, Ag.             D. Fe, Cu, Ag+.

Câu 5: Cho 300 gam một loại chất béo có chỉ số axit bằng 7 tác dụng vừa đủ với một lượng NaOH, thu được 311,325 gam hỗn hợp muối khan. Khối lượng NaOH đã tham gia phản ứng là:

A. 47,175 gam.                     B. 48,54 gam.                  C. 46,5 gam.                    D. 45 gam.

Câu 6: Số khẳng định đúng trong các khẳng định sau là

1. Saccarozơ không bị thủy phân trong môi trường kiềm.

2. Xenlulozơ có phản ứng màu với I2.

3. Khi thủy phân không hoàn toàn xenlulozơ thu được saccarozơ

4. Glucozơ cũng như Fructozơ đều có 5 nhóm OH ở dạng mạch hở.

5. Tinh bột và xenlulozơ đều có dạng mạch thẳng.

6. Tinh bột và xenlulozơ đều bị thủy phân trong môi trường axit

A. 2, 3, 5, 6                          B. 1, 4, 6                          C. 2, 3, 5                         D. 1, 2, 4, 6

Câu 7: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Amin có từ hai nguyên tử cacbon trở lên thì bắt đầu xuất hiện hiện tượng đồng phân.

B. Bậc của amin là bậc của các nguyên tử cacbon liên kết với nhóm amin.

C. Amin được tạo thành bằng cách thay thế H của amoniac bằng gốc hiđrocacbon.

D. Tùy thuộc vào gốc hiđrocacbon mà có thể phân biệt được amin no, không no hoặc thơm.

Câu 8: Ngâm một lá kim loại có khối lượng 50 gam trong dung dịch HCl. Sau khi thu được 336 ml khí H2 (đktc) thì khối lượng lá kim loại giảm 1,68%. Kim loại đó là:

A. Fe.                                   B. Zn.                              C. Ni.                               D. Al.

Câu 9: Cho sơ đồ sau:   (1)  X  +    O2  → Y  +  H2O   và   (2)  Y   +   X  →  Z  +  H2O. Hãy cho biết X, Y có thể là chất nào sau đây:

A. C2H5OH và CH3COOH.                                         B. C6H12O6 và CH3COOH.

C. C2H5OH và CH3CHO.                                            D. CH3CHO và CH3COOH.

Câu 10: Xác định khối lượng tinh bột cần để có thể điều chế được 1 lít cồn etylic 920. Biết hiệu suất chung của quá trình phản ứng đạt 80%. Biết khối lượng riêng của rượu là 0,8 gam/ml.

A. 1620 gam                         B. 2025 gam                    C. 1012,5 gam                 D. 810 gam

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 30 của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

1

B

11

C

21

D

2

D

12

C

22

A

3

C

13

D

23

A

4

B

14

B

24

D

5

C

15

C

25

B

6

B

16

D

26

D

7

B

17

B

27

C

8

A

18

A

28

D

9

A

19

B

29

B

10

A

20

C

30

A

 

ĐỀ SỐ 4

Câu 1: Dãy gồm các chất được xếp theo chiều tính bazơ giảm dần từ trái sang phải là:

A. CH3NH2, C6H5NH2, NH3.                                       B. CH3NH2, NH3, C6H5NH2.

C. NH3, CH3NH2, C6H5NH2.                                       D. C6H5NH2, NH3, CH3NH2.

Câu 2: Cho 2,8 gam bột sắt vào 200 ml dung dịch gồm AgNO3 0,1M và Cu(NO3)2 0,5M; khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn X. Giá trị của m là:

A. 4,72                                 B. 4,48                             C. 3,20                             D. 4,08.

Câu 3: Phát biểu nào sau đây không đúng

A. Glucozơ có vị ngọt.

B. Glucozơ có trong hầu hết trong các bộ phận của cơ thể thực vật

C. Có thể phân biệt glucozơ và fructozơ bằng phản ứng tráng bạc.

D. Glucozơ và fructozơ là đồng phân cấu tạo của nhau.

Câu 4: Cho tất cả các đồng phân đơn chức, mạch hở, có cùng công thức phân tử C2H4O2 lần lượt tác dụng với: Na, NaOH, NaHCO3. Số phản ứng xảy ra là:

A. 5.                                     B. 2.                                 C. 3.                                D. 4.

Câu 5: Hợp chất X có công thức phân tử C10H10O4. Từ X thực hiện các sơ đồ (theo đúng tỉ lệ mol):

(a)X +2NaOH → X1 + X2 + H2O

(b) X1 + H2SO4 → X3 + Na2SO4

(c) Nx3 + nX4 → Tơ Lapsan +2nH2O

(d) X3 + 2X2 → X5 + 2H2O

Phân tử khối của X5 là:

A. 222                                  B. 220                              C. 202                             D. 194

Câu 6: Có thể gọi tên este (C17H33COO)3C3H5 là:

A. tristearin                          B. stearic                          C. tripanmitin                  D. triolein

Câu 7: Dãy các chất nào sau đây đều có phản ứng thuỷ phân trong môi trường axit?

A. Tinh bột, xenlulozơ, glucozơ.                                 B. Tinh bột, saccarozơ, fructozơ

C. Tinh bột, xenlulozơ, fructozơ.                                D. Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ.

Câu 8: Đốt cháy hoàn toàn cacbohiđrat X cần 8,96 lít O2 (đktc) thu được CO2 và H2O. Hấp thụ hết sản phẩm cháy bằng 300,0 ml dung dịch Ba(OH)2 1,0M. Tính khối lượng kết tủa thu được?

A. 39,4 gam.                         B. 19,7 gam.                    C. 59,1 gam.                    D. 29,5 gam.

Câu 9: Xác định khối lượng tinh bột cần để có thể điều chế được 1 lít cồn etylic 920. Biết hiệu suất chung của quá trình phản ứng đạt 80%. Biết khối lượng riêng của rượu là 0,8 gam/ml.

A. 1012,5 gam                      B. 2025 gam                    C. 1620 gam                    D. 810 gam

Câu 10: Cho 300 gam một loại chất béo có chỉ số axit bằng 7 tác dụng vừa đủ với một lượng NaOH, thu được 311,325 gam hỗn hợp muối khan. Khối lượng NaOH đã tham gia phản ứng là:

A. 45 gam.                            B. 46,5 gam.                    C. 47,175 gam.                D. 48,54 gam.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 30 của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

1

B

11

A

21

A

2

D

12

A

22

A

3

C

13

B

23

C

4

D

14

D

24

D

5

A

15

A

25

A

6

D

16

B

26

B

7

D

17

C

27

D

8

A

18

C

28

C

9

C

19

B

29

B

10

B

20

C

30

A

 

ĐỀ SỐ 5

Câu 1: Thứ tự một số cặp oxi hoá - khử trong dãy điện hoá như sau: Mg2+/Mg; Fe2+/Fe; Cu2+Cu; Fe3+/Fe2+; Ag+/Ag. Dãy chỉ gồm các chất, ion tác dụng được với ion Fe3+ trong dung dịch là:

A. Mg, Fe2+, Ag.                  B. Mg, Fe, Cu.                 C. Mg, Cu, Cu2+.             D. Fe, Cu, Ag+.

Câu 2: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Bậc của amin là bậc của các nguyên tử cacbon liên kết với nhóm amin.

B. Amin có từ hai nguyên tử cacbon trở lên thì bắt đầu xuất hiện hiện tượng đồng phân.

C. Amin được tạo thành bằng cách thay thế H của amoniac bằng gốc hiđrocacbon.

D. Tùy thuộc vào gốc hiđrocacbon mà có thể phân biệt được amin no, không no hoặc thơm.

Câu 3: Hợp chất X có công thức phân tử C10H10O4. Từ X thực hiện các sơ đồ (theo đúng tỉ lệ mol):

(a)X +2NaOH → X1 + X2 + H2O

(b) X1 + H2SO4 → X3 + Na2SO4

(c) Nx3 + nX4 → Tơ Lapsan +2nH2O

(d) X3 + 2X2 → X5 + 2H2O

Phân tử khối của X5 là:

A. 222                                  B. 220                              C. 202                              D. 194

Câu 4: Cho 2,8 gam bột sắt vào 200 ml dung dịch gồm AgNO3 0,1M và Cu(NO3)2 0,5M; khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn X. Giá trị của m là:

A. 3,20                                 B. 4,48                             C. 4,08.                           D. 4,72

Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn cacbohiđrat X cần 8,96 lít O2 (đktc) thu được CO2 và H2O. Hấp thụ hết sản phẩm cháy bằng 300,0 ml dung dịch Ba(OH)2 1,0M. Tính khối lượng kết tủa thu được?

A. 39,4 gam.                         B. 19,7 gam.                    C. 59,1 gam.                    D. 29,5 gam.

Câu 6: Cây cao su có nguồn gốc từ Nam Mĩ, là loại cây có giá trị kinh tế cao. Cao su thiên nhiên được lấy từ mủ cây cao su. Khi đun nóng cao su thiên nhiên tới 250oC – 300oC thu được:

A. metyl acrylat                    B. isopren                        C. vinyl xianua                D. vinyl clorua

Câu 7: Dãy gồm các chất được xếp theo chiều tính bazơ giảm dần từ trái sang phải là:

A. C6H5NH2, NH3, CH3NH2.                                       B. CH3NH2, NH3, C6H5NH2.

C. CH3NH2, C6H5NH2, NH3.                                       D. NH3, CH3NH2, C6H5NH2.

Câu 8: Trong phân tử của cacbohyđrat luôn có:

A. nhóm chức xeton.            B. nhóm chức ancol.        C. nhóm chức axit.          D. nhóm chức anđehit.

Câu 9: Đốt cháy hoàn toàn 3,42 gam hỗn hợp gồm axit acrylic, vinyl axetat, metyl acrylat và axit oleic, rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 (dư). Sau phản ứng thu được 18 gam kết tủa và dung dịch X. Khối lượng X so với khối lượng dung dịch Ca(OH)2 ban đầu đã thay đổi như thế nào?

A. Tăng 2,70 gam.                B. Giảm 7,38 gam.          C. Giảm 7,74 gam.          D. Tăng 7,92 gam.

Câu 10: Số khẳng định đúng trong các khẳng định sau là

1. Saccarozơ không bị thủy phân trong môi trường kiềm.

2. Xenlulozơ có phản ứng màu với I2.

3. Khi thủy phân không hoàn toàn xenlulozơ thu được saccarozơ

4. Glucozơ cũng như Fructozơ đều có 5 nhóm OH ở dạng mạch hở.

5. Tinh bột và xenlulozơ đều có dạng mạch thẳng.

6. Tinh bột và xenlulozơ đều bị thủy phân trong môi trường axit

A. 1, 4, 6                              B. 2, 3, 5, 6                      C. 1, 2, 4, 6                     D. 2, 3, 5

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 30 của đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

1

B

11

C

21

D

2

A

12

C

22

D

3

A

13

B

23

C

4

C

14

A

24

C

5

A

15

A

25

B

6

B

16

D

26

C

7

B

17

C

27

D

8

B

18

A

28

D

9

B

19

A

29

D

10

A

20

A

30

D

 

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Hóa học lần 3 năm 2021 có đáp án Trường THPT Toàn Thắng. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em học tốt!

ADMICRO
NONE
OFF