OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Bộ 5 Đề thi HSG môn Sinh Học 9 năm 2021 Trường THCS Thái Hòa có đáp án

13/04/2021 1.33 MB 572 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210413/936215715297_20210413_143359.pdf?r=6512
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Nhằm giúp các em học sinh lớp 9 có thêm tài liệu ôn tập chuẩn bị trước kì thi đội tuyển sắp tới HOC247 giới thiệu đến các em tài liệu Bộ 5 Đề thi HSG môn Sinh Học 9 năm 2021 Trường THCS Thái Hòa có đáp án được HOC247 biên tập và tổng hợp với phần đề và đáp án, lời giải chi tiết giúp các em tự luyện tập làm đề. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em, chúc các em có kết quả học tập tốt!

 

 
 

TRƯỜNG THCS

THÁI HÒA

ĐỀ THI HSG CẤP TRƯỜNG

NĂM HỌC 2020-2021

MÔN SINH HỌC 9

Thời gian: 90 phút

 

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 1

1. Trình bày thí nghiệm lai một cặp tính trạng của Menđen?

2. Phân biệt quy luật phân li và quy luật phân li độc lập?

 

Câu 2

Nêu cơ chế duy trì ổn định bộ nhiễm sắc thể 2n của loài qua các thế hệ tế bào và cơ thể ?

 

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

1

1. Thí nghiệm lai một cặp tính trạng của  Menđen

- Menđen đã tiến hành giao phấn giữa các giống đậu Hà Lan khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng, tương phản.

- Trước hết, ông cắt bỏ nhị từ khi chưa chín ở hoa của cây chọn làm mẹ để ngăn ngừa sự tự thụ phấn. Khi nhị đã chín, ông lấy phấn của các hoa trên cây chọn làm bố rắc vào đầu nhụy của các hoa đã được cắt nhị trên cây chọn làm mẹ. F1 tạo thành tiếp tục tự thụ phấn để cho ra F2 .

- Kết quả một số thí nghiệm của Menđen như sau:

P

F1

F2

Hoa đỏ x Hoa trắng

Hoa đỏ

705 Hoa đỏ: 224 Hoa trắng

Thân cao x Thân lùn

Thân cao

787 Thân cao: 277 Thân lùn

Qủa lục x Quả vàng

Qủa lục

428 Qủa lục: 152 Quả vàng

- Dù thay đổi vị trí của các giống làm cây bố và cây mẹ trong phép lai, thì kết quả thu được của 2 phép lai đều như nhau.

 - Kết luận: Khi lai hai bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản thì F1  đồng tính về tính trạng của bố hoặc mẹ, còn F2  có sự phân li tính trạng theo tỉ lệ trung bình 3 trội : 1 lặn.

2. Phân biệt quy luật phân li và quy luật phân li độc lập

Quy luật phân li

Quy luật phân li độc lập

- Phản ánh sự di truyền của một cặp tính trạng

- Phản ánh sự di truyền của hai cặp tính trạng

- F1 dị hợp một cặp gen, tạo ra 2 loại giao tử.

- F1 dị hợp hai cặp gen, tạo ra 4 loại giao tử.

- F2 có 4 tổ hợp, 3 kiểu gen, 2 loại kiểu hình với tỉ lệ 3:1

- F2 có 16 tổ hợp, 9 kiểu gen, 4 loại kiểu hình với tỉ lệ 9:3: 3:1

- F2  không xuất hiện biến dị tổ hợp

- F2   xuất hiện biến dị tổ hợp

 

2

Cơ chế ổn định bộ nhiễm sắc thể  qua các thế hệ khác nhau của tế bào và cơ thể là:

* Đối với loài sinh sản hữu tính:

- Qua các thế hệ khác nhau của tế bào trong cùng một cơ thể, bộ nhiễm sắc thể được duy trì ổn định nhờ cơ chế nguyên phân.

+ Sự kiện chính là sự nhân đôi nhiễm sắc thể ở kì trung gian và sự phân li đồng đều nhiễm sắc thể ở kì sau, đảm bảo hai tế bào con sinh ra có bộ nhiễm sắc thể giống hệt mẹ.

- Qua các thế hệ khác nhau của cơ thể, bộ nhiễm sắc thể được duy trì ổn định nhờ sự kết hợp của ba cơ chế nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.

+ Các sự kiện quan trọng nhất là sự nhân đôi, phân li và tổ hợp của  nhiễm sắc thể trong nguyên phân và giảm phân. Sự tổ hợp của các nhiễm sắc thể tương đồng có nguồn gốc từ bố và từ mẹ trong thụ tinh.

* Đối với loái sinh sản sinh dưỡng: bộ nhiễm sắc thể được duy trì ổn định qua các thế hệ tế bào  và cơ thể đều nhờ cơ chế nguyên phân.

 + Sự kiện chính là sự nhân đôi nhiễm sắc thể ở kì trung gian và sự phân li đồng đều nhiễm sắc thể ở kì sau, đảm bảo hai tế bào con sinh ra có bộ nhiễm sắc thể giống hệt mẹ.

 

----

 -(Để xem tiếp nội dung của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

 

2. ĐỀ SỐ 2

Câu 1

1. Mô tả cấu trúc không gian của phân tử ADN? Hệ quả của nguyên tắc bổ sung  được biểu hiện ở những điểm nào?

2. Giải thích vì sao 2 phân tử ADN con được tạo ra qua cơ chế nhân đôi lại giống hệt ADN mẹ. Có trường hợp nào qua nhân đôi ADN con lại khác ADN mẹ không ?

 

Câu 2

Bộ nhiễm sắc thể của một loài thực vật có hoa gồm 5 cặp nhiễm sắc thể kí hiệu là I, II, III, IV, V. Khi khảo sát một nhóm cá thể của loài này, người ta phát hiện 3 thể đột biến kí hiệu là a, b, c. Phân tích bộ nhiễm sắc thể của 3 thể đột biến đó thu được kết quả như sau:

Thể đột biến

Số nhiễm sắc thể đếm được ở từng cặp

I

II

III

IV

V

a

2

3

2

2

2

b

3

3

3

3

3

c

2

1

2

2

2

 

a. Xác định tên gọi của các thể đột biến này? Cách nhận biết thể đột biến b ?

b. Nêu cơ chế hình thành thể đột biến c ?

 

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

1

1.

- Cấu trúc không gian của ADN: ADN là chuỗi xoắn kép gồm hai mạch song song xoắn đều theo chiều từ trái sang phải, ngược chiều kim đồng hồ. Các nuclêootit giữa hai mạch liên kết với nhau bằng liên kết hiđrô tạo thành cặp. Mỗi chu kì xoắn cao 34A0 gồm 10 cặp. Đường kính vòng xoắn là 20A0 .

- Hệ quả của nguyên tắc bổ sung được thể hiện:

+ Do tính chất bổ sung của hai mạch nên khi biết trình tự đơn phân của một mạch thì suy ra trình tự đơn phân của mạch còn lại.

+ Về số lượng và tỉ lệ từng loại đơn phân trong ADN : A = T, G = X, do đó A + T = G + X ( hoặc A + X = T + G )

2.

- 2 phân tử ADN con được tạo ra qua cơ chế nhân đôi lại giống hệt ADN mẹ do quá trình nhân đôi diễn ra theo nguyên tắc:

+ Nguyên tắc bổ sung: Sự liên kết các Nuclêôtit ở mạch khuân với các Nuclêôtit tự do trong môi môi trường nội bào theo nguyên tắc A liên kết với T và ngược lại, G liên kết với X và ngược lại.

+ Nguyên tắc giữ lại một nửa( bán bảo toàn ): Trong mỗi ADN con có một mạch của ADN mẹ ( mạch cũ ), mạch còn lại được tổng hợp mới.

- Có trường hợp ADN con khác ADN mẹ nếu xảy ra đột biến trong quá trình nhân đôi.

2

a. * Tên gọi các thể đột biến:

- Thể đột biến a: thể tam nhiễm ( 2n + 1 )

- Thể đột biến b: thể tam bội (3n )

- Thể đột biến c: thể một nhiễm ( 2n – 1 )

* Cách nhận biết thể đột biến b:

- Nhận biết qua đặc điểm hình thái, sinh lí : thể đa bội có kích thước tế bào, lá, thân, củ , quả …to hơn; thời gian sinh trưởng kéo dài hơn so với dạng lưỡng bội.

- Làm tiêu bản tế bào, đếm số nhiễm sắc thể có trong tế bào, qua đó xác định được cơ thể đa bội với số lượng NST nhiều hơn.

b. * Tên gọi các thể đột biến:

- Thể đột biến a: thể tam nhiễm ( 2n + 1 )

- Thể đột biến b: thể tam bội (3n )

- Thể đột biến c: thể một nhiễm ( 2n – 1 )

* Cách nhận biết thể đột biến b:

- Nhận biết qua đặc điểm hình thái, sinh lí : thể đa bội có kích thước tế bào, lá, thân, củ , quả …to hơn; thời gian sinh trưởng kéo dài hơn so với dạng lưỡng bội.

- Làm tiêu bản tế bào, đếm số nhiễm sắc thể có trong tế bào, qua đó xác định được cơ thể đa bội với số lượng NST nhiều hơn.

----

 -(Để xem tiếp nội dung của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

 

3. ĐỀ SỐ 3

Câu 1

Theo quan niệm của Menđen, F1 có kiểu gen AaBb giảm phân bình thường cho 4 loại giao tử, đời F2  cho 9 loại kiểu gen và 4 loại kiểu hình. Hãy giải thích tại sao ?

 

Câu 2

Điểm giống và khác nhau ở kì đầu của nguyên phân và kì đầu I của giảm phân ?

 

Câu 3

           Ở ruồi giấm có bộ NST 2n bằng 8, một tế bào của loài đang phân bào, người ta quan sát thấy có 4 NST kép xếp hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc.

a/ Em hãy cho biết tế bào đang ở kỳ nào của quá trình phân bào? giải thích?

b/ Nếu tế bào của loài trên thực hiện quá trình nguyên phân, hãy xác định: số tâm động, số cromatit, số NST đơn ở kỳ giữa và kỳ sau của quá trình phân bào?

 

Câu 4

a/ Tại sao trong cấu trúc dân số, tỉ lệ nam/nữ xấp xỉ 1:1? Nói rằng, người mẹ quyết định giới tính của con là đúng hay sai? Tại sao?

b/ Một bạn học sinh nói rằng: bố mẹ truyền cho con của mình các tính trạng đã được hình thành sẵn. Bằng kiến thức đã học, hãy cho biết ý kiến trên của bạn học sinh có đúng không? Giải thích?

Câu 5

         Khi lai hai cây lưỡng bội có kiểu gen AA và aa, người ta thu được một số cây lai tam bội có kiểu gen AAa. Hãy giải thích cơ chế hình thành và đặc điểm của các cây lai tam bội đó

 

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

1

Giải thích F1 cho 4 loại giao tử, F2 tạo ra 9 loại kiểu gen và 4 loại kiểu hình.

- F1 cho 4 loại giao tử vì mỗi cặp gen dị hợp giảm phân cho 2 loại giao tử. Các gen phân li độc lập và tổ hợp tự do, vì vậy 2 cặp gen dị hợp tạo nên 2 x 2= 4 loại giao tử: (A: a) (B : b ) à AB, Ab, aB, ab

- F2 tạo ra 9 loại kiểu gen vì mỗi cặp gen ở F2  tạo ra 3 kiểu gen. Vậy 2 cặp gen ở F2 tạo nên 3 x 3 = 9 kiểu gen theo tỉ lệ: ( 1AA : 2Aa : 1aa ) ( 1BB : 2Bb : 1bb ) = 1AABB : 2AaBB : 2AABb : 4AaBb : 1Aabb : 2Aabb : 1aaBB: 2aaBb : 1aabb

- F2 tạo ra 4 loại kiểu hình vì ở F2 mỗi tính trạng tạo ra 2 kiểu hình, do đó cả 2 tính trạng tạo nên 2 x2 = 4 kiểu hình theo tỉ lệ: (3 : 1 ) ( 3: 1) = 9 : 3 : 3: 1

2

Điểm giống và khác nhau ở kì đầu của nguyên phân và kì đầu I của giảm phân

- Giống nhau:

+ Nhân phồng lên, màng nhân và nhân con biến mất.

+ Trung tử nhân đôi, tách dần về 2 cực tế bào hình thành thoi phân bào

+ Nhiễm sắc thể kép bắt đầu đóng xoắn và co ngắn

+ Các nhiễm sắc thể kép đính vào tơ vô sắc ở vị trí tâm động

- Khác nhau:

+ Kì đầu nguyên phân không xảy ra sự tiếp hợp của cặp nhiễm sắc thể tương đồng, không có trao đổi chéo các đoạn nhiễm sắc thể.

+ Kì đầu I của giảm phân: có sự tiếp hợp theo chiều dọc của cặp nhiễm sắc thể tương đồng và có thể thể xảy ra trao đổi chéo.

 

----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

 

4. ĐỀ SỐ 4

Câu 1

Vì sao nói Prôtêin có tính đa dạng hơn so với tính đa dạng của AND? Khi bị đun sôi thì  Prôtêin còn thực hiện được vai trò của mình không ? Vì sao ?

 

Câu 2

Phát biểu khái niệm các loại biến dị đã học?

 

Câu 3

         Đa số sinh vật sống trong phạm vi nhiệt độ là bao nhiêu? Thế nào là động vật biến nhiệt, thế nào là động vật đẳng nhiệt? Trong các loài sau đây, loài nào là động vật biến nhiệt: thằn lằn, gà gô trắng, nhím, sâu hại táo, ruồi nhà, kì nhông.

 

Câu 4

         Phân biệt đột biến và thường biến?

 

Câu 5

         Một cá thể F1 lai với 3 cơ thể khác:

- Với cá thể thứ nhất được thế hệ lai, trong đó có 6,25% kiểu hình cây thấp, hạt dài

- Với cá thể thứ hai được thế hệ lai, trong đó có 12,5% kiểu hình cây thấp, hạt dài.

- Với cá thể thứ ba được thế hệ lai, trong đó có 25% kiểu hình cây thấp, hạt dài.

         Cho biết mỗi gen nằm trên một NST qui định một tính trạng và đối lập với các tính trạng cây thấp, hạt dài là các tính trạng cây cao, hạt tròn.

         Hãy biện luận và viết sơ đồ lai của ba trường hợp nêu trên?

 

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

1

- Prôtêin có tính đa dạng hơn so với tính đa dạng của AND vì:

+ Sự đa dạng của các phân tử do số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các đơn phân.

+ Prôtêin được cấu tạo từ hơn 20 loại axit amin( AND cấu tạo từ 4 loại Nuclêôtit) : số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các axit amin và cấu trúc bậc ba trong không gian đã quy định tính đa dạng của Prôtêin.

- Khi bị đun sôi thì Prôtêin không còn thực hiện được chức năng của mình vì cấu trúc không gian của Prôtêin bị phá vỡ bởi nhiệt độ cao nên Prôtêin bị mất hoạt tính.

2

- Biến dị tổ hợp: là loại biến dị phát sinh trong quá trình sinh sản hữu tính, do sự sắp xếp lại các gen trong kiểu gen của bố, mẹ dẫn đến xuất hiện kiểu hình khác bố, mẹ.

- Đột biến gen: là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan đến một hoặc một số cặp Nuclêôtit.

- Đột biến nhiễm sắc thể là những biến đổi trong cấu trúc hoặc số lượng nhiễm sắc thể.

- Thường biến : là những biến đổi ở kiểu hình phát sinh trong đời cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường.

 

----

-(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

 

5. ĐỀ SỐ 5

Câu 1

Mối quan hệ giữa giống, kỹ thuật sản xuất và năng suất?

 

Câu 2

Gen B có chiều dài 0,51mm bị đột biến thành gen b. Gen b có chiều dài hơn gen B là 3,4 A0.

a) Xác định dạng đột biến và cho biết tên gọi cụ thể của dạng đột biến nói trên.

b) Tính khối lượng phân tử của gen b. Biết khối lượng phân tử trung bình của 1 nuclêôtit là 300 ĐVC.

c) Tại sao đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật?

 

Câu 3

a) Một NST có trình tự các gen phân bố: ABCDE · FGH

Cho biết: A, B, C, D, E, F, G, H: ký hiệu  các gen trên NST; (·): tâm động.

Do đột biến cấu trúc nên các gen phân bố trên NST có trình tự: ABCDE · FG

- Xác định dạng đột biến.

- Nếu dạng đột biến trên xảy ra ở cặp NST thứ 21 ở người thì gây hậu quả gì?

b) Phân biệt thường biến và đột biến.

 

Câu 4

a) Ở một loài thực vật, với hai gen alen A và a, khởi đầu bằng một cá thể có kiểu gen Aa. Sau 2 thế hệ tự thụ phấn liên tục kết quả kiểu gen AA, aa và Aa sẽ chiếm tỷ lệ là bao nhiêu?

b) Tại sao tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần gây ra hiện tượng thoái hoá nhưng phương pháp này vẫn được người ta sử dụng trong chọn giống?

 

Câu 5

Ở một loài động vật có bộ NST 2n = 50. Quan sát nhóm tế bào của loài bước vào giảm phân.

a) Một nhóm tế bào sinh dục mang 400 NST kép tập trung ở mặt phẳng xích đạo. Nhóm tế bào này đang ở kỳ nào? Số lượng tế bào bằng bao nhiêu? Cho biết mọi diễn biến trong nhóm tế bào như nhau.

b) Nhóm tế bào sinh dục thứ hai mang 800 NST đơn đang phân li về hai cực của tế bào. Xác định số lượng tế bào của nhóm. Khi nhóm tế bào kết thúc giảm phân II thì tạo ra được bao nhiêu tế bào con?

c) Cho rằng các tế bào con được tạo ra ở trên hình thành các tinh trùng và đều tham gia vào quá trình thụ tinh, trong đó số tinh trùng trực tiếp thụ tinh chiếm 3,125% số tinh trùng được tạo thành nói trên. Xác định số hợp tử được tạo thành. Cho biết mọi diễn biến trong quá trình giảm phân của nhóm tế bào trên là như nhau.

 

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

1

- Giống: Là kiểu gen qui định giới hạn năng suất.

- Kỹ thuật sản xuất: Qui định năng suất cụ thể của giống trong giới hạn của mức phản ứng do kiểu gen qui định.

- Năng suất (tập hợp một số tính trạng số lượng):

     Là kết quả tác động của cả giống và kĩ thuật.

     Có giống tốt nếu không nuôi trồng đúng kĩ thuật sẽ không phát huy được năng suất của giống. Muốn vượt giới hạn năng suất thì phải thay giống cũ bằng giống mới. Kỹ thuật sản xuất sẽ qui định năng suất cụ thể trong giới hạn năng suất do giống qui định.

* Trong chỉ đạo nông nghiệp tuỳ điều kiện cụ thể của từng nơi, từng giai đoạn mà người ta chú trọng đến yếu tố giống hay yếu tố kỹ thuật.

2

a) Dạng đột biến:

   - Chiều dài tăng thêm 3,4 A0 → tương ứng 1 cặp nuclêôtit.

   - Chiều dài gen b hơn gen B → đột biến thêm 1 cặp nuclêôtit.

b) Khối lượng phân tử gen b:

   - Đổi 0,51 mm = 5100 A0

   - Chiều dài gen b: 5100 + 3,4 = 5103, 4 A0

   - Số nuclêôtit của gen b: \(\frac{{5103,4}}{{3,4}}\, \times \,2\, = 3002\) nuclêôtit

   - Khối lượng phân tử gen b: 300 x 3002 = 900.600 đvc

c) Các đột biến gen biểu hiện ra kiểu hình thường là có hại cho bản thân sinh vật vì chúng phá vỡ sự thống nhất hài hoà trong kiểu gen đã qua chọn lọc và duy trì lâu đời trong điều kiện tự nhiên, gây ra những rối loạn trong quá trình tổng hợp prôtêin.

 

-----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 Đề thi HSG môn Sinh Học 9 năm 2021 Trường THCS Thái Hòa có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

ADMICRO
NONE
OFF