OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Bộ 5 Đề thi HSG môn Sinh Học 8 năm 2021 Trường THCS Quỳnh Ngọc

25/03/2021 1.24 MB 366 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210325/83424227057_20210325_152418.pdf?r=8174
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

 Với mục đích có thêm tài liệu cung cấp giúp các em học sinh lớp 8 có tài liệu ôn tập rèn luyện chuẩn bị cho kì thi đội tuyển sắp tới. HOC247 giới thiệu đến các em tài liệu Bộ 5 Đề thi HSG môn Sinh Học 8 năm 2021 Trường THCS Quỳnh Ngọc có đáp án được HOC247 biên tập và tổng hợp với phần đề và đáp án, lời giải chi tiết . Hi vọng tài liệu sẽ giúp ích cho các em.

 

 

 
 

TRƯỜNG THCS QUỲNH NGỌC

ĐỀ THI HSG CẤP TRƯỜNG

NĂM HỌC 2020-2021

MÔN SINH HỌC 8

Thời gian: 120 phút

 

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 1 (2 điểm):

Em vận dụng được những kiến thức gì để giữ vệ sinh, rèn luyện thân thể chống các tật, bệnh về cơ xương thường xẩy ra ở tuổi thiếu niên ?

Vì sao khi mua xương lợn về hầm kỹ, thấy nước hầm xương sánh và ngọt, còn xương thì bở, mềm ra ?

Câu 2 (3 điểm):

a. Trình bày các hoạt động chủ yếu của Bạch cầu trong bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh.

b. Phân biệt miễn dịch tự nhiên với miễn dịch nhân tạo. Vì sao ta phải tích cực tham gia tiêm chủng phòng bệnh ?

Câu 3 (4 điểm):

Khi gặp một người vừa bị ngất do điện giật, em cần phải làm gì và làm như thế nào ?

Câu 4 (4 điểm):

a. Dựa vào kiến thức đã học ở Sinh học 8, em hãy giải thích câu nói: “Nhai kỹ - No lâu”.

b. Rau xanh chứa nhiều Vitamin. Em hãy trình bày cách lựa chọn, sơ chế, nấu và sử dụng rau để vẫn đảm bảo lượng Vitamin cho cơ thể (Lấy ví dụ minh họa trên một loại rau cụ thể).

Câu 5 (4 điểm):

a. Bạn Minh làm thí nghiệm trên ếch tủy, vô tình làm đứt một số rễ tủy ở phần dưới tủy sống (liên quan đến 2 chi sau). Em hãy giúp Minh xác định xem loại rễ nào còn, loại rễ nào bị đứt.

b. Phân biệt phản xạ sinh dưỡng với phản xạ vận động về mặt cấu trúc và chức năng.

Câu 6 (3 điểm):

Em vận dụng được những kiến thức gì để vệ sinh da của mình được tốt

ĐÁP ÁN

 

Câu

Hướng dẫn chấm

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 a. Em vận dụng được những kiến thức gì để giữ vệ sinh, rèn luyện thân thể chống các tật, bệnh về cơ xương thường xẩy ra ở tuổi  thiếu niên?

b. Vì sao khi mua xương lợn về hầm kỹ, thấy nước hầm xương sánh và ngọt, còn xương thì bở, mềm ra?

 

a. - Dinh dưỡng hợp lý: đủ chất, đủ lượng, đủ năng lượng, không kén chọn thức ăn…

- Tắm nắng hợp lý, để cơ thể chuyển hóa tiền vitamin D thành Vitamin D, để tạo xương.

- Lao động và thể dục, thể thao thường xuyên và vừa sức.

- Chống cong vẹo cột sống:

+ Mang vác vừa sức, nên phân bố đều 2 bên.

+ Khi ngồi học ngay ngắn, không cúi gò lưng, không nằm trên bàn…

b.  Thành phần hóa học của xương gồm: Chất vô cơ làm cho xương cứng chắc, chất cốt giao(hữu cơ) làm cho xương dẻo dai và đàn hồi. Khi hầm xương, chất cốt giao bị phân hủy -> làm cho nước hầm sánh và ngọt. Phần xương còn lại là chất vô cơ không còn được liên kết bởi cốt giao nên bở, mềm ra.

 

----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

2. ĐỀ SỐ 2

Câu 1(3đ):

a, Nêu tóm tắt sự tuần hoàn máu trong hai vòng tuần hoàn của người? Hệ tuần hoàn có tính tự điều chỉnh như thế nào?

b, Huyết áp là gì? Vì sao càng xa tim huyết áp càng nhỏ?

c, Hai người có chỉ số huyết áp là 80/120,150/180. em hiểu điều đó như thế nào? tại sao người mắc bệnh huyết áp cao không nên ăn mặn?

  Câu 2(3đ):

a, Phân biệt sự khác nhau giữa tế bào thực vật  và tế bào động vật.

b, Tại sao nói tế bào vừa là đơn vị cấu trúc vừa là đơn vị chức năng?

 Câu 3(2đ)

Tim hoạt động suốt đời không mệt mỏi hoạt động của tim không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan hay khách quan của con người. tính chu kỳ ( nhịp tim) và lưu lượng ôxi cung cấp cho tế bào trong 6 phút ( Biết rằng mỗi nhịp cung cấp cho tế bào là 30 ml ôxi)

 Câu4 (4đ)

Một người hô hấp bình thường là 18 nhịp/1 phút, mỗi nhịp hít vào với một lượng khí là 400 ml. Khi người ấy tập luyện hô hấp sâu 12nhịp/1phút, mỗi nhịp hít vào là 600ml không khí.

a) Tính lưu lượng khí lưu thông, khí vô ích ở khoảng chết, khí hữu ích ở phế nang của người hô hấp thường và hô hấp sâu?

   (Biết rằng lượng khí vô ích ở khoảng chết của mỗi nhịp hô nhấp là 150ml)

b, Phân biệt hô hấp thường và hô hấp sâu.

  Câu 5(2đ):

a, Trình bày quá trình tiêu hóa thức ăn ở ruột non? tại sao nói ruột non là trung tâm của quá trình tiêu hóa?

b, Vì sao khi mắc các bệnh về gan thì làm giảm khả năng tiêu hóa?  

 Câu 6 (2đ):

Cho biết tâm thất trái mỗi lần co bóp đẩy đi 70 ml máu và trong 1 ngày đêm đã đẩy đi được 7560 l máu. Thời gian pha dãn chung bằng ½ chu kì tim, thời gian pha co tâm nhĩ bằng 1/3 pha co tâm thất. Hỏi:

a. Số lần mạch đập trong một phút?

b. Thời gian hoạt động của 1 chu kì tim?

c. Thời gian của mỗi pha: co tâm nhĩ, co tâm thất, dãn chung?

Câu 7 (2 điểm).

1-  Khi nghiên cứu về chức năng của tủy sống trên một con ếch tủy, một bạn học sinh vô tình đã làm đứt một số rễ tủy, bằng cách nào em có thể phát hiện được rễ nào còn, rễ nào bị đứt. Hãy giải thích.

2- Tại sao nói dây thần kinh tủy là dây pha.

----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

3. ĐỀ SỐ 3

Câu 1: Máu thuộc được xếp vào loại mô:

A. Biểu bì    B. Liên kết                  C. Cơ                           D. Thần kinh

Câu 2: Sụn tăng trưởng có chức năng:

A. Giúp xương giảm ma sát             B. Tạo các mô xương xốp

C. Giúp xương to ra về bề ngang                D. Giúp xương dài ra.

Câu 3: Xương trẻ nhỏ khi gãy thì mau liền hơn vì:

A. Thành phần cốt giao nhiều hơn chất khoáng                             B. Thành phần cốt giao ít hơn chất khoáng

C. Chưa có thành phần khoáng                                                       D. Chưa có thành phần cốt giao

Câu 4: Môi trường trong của cơ thể gồm:

A. Nước mô, các tế bào máu, kháng thể.                            B. Máu, nước mô, bạch huyết

C. Huyết tương, các tế bào máu, kháng thể                        D. Máu, nước mô, bạch cầu

Câu 5: Loại bạch cầu tham gia vào quá trình thực bào là:

A. Limpho T                                    B. Limpho B               C. Trung tính và mono                        D. Tất cả các ý trên.

Câu 6: Máu từ phổi về và tới các cơ quan có màu đỏ tươi là do:

A. Chứa nhiều cacbonic                  B. Chứa nhiều oxi

C. Chứa nhiều axit lactic                 D. Chưa nhiều dinh dưỡng.

Câu 7: Các giai đoạn chủ yếu của quá trình hô hấp là:

A. Sự thở, trao đổi khí ở phổi                                  B. Quá trình hít vào và thở ra

C. Sự trao đổi khí ở phổi và ở tế bào                      D. Sự thở, sự trao đổi khí ở phổi, sự trao đổi khí ở tế bào

Câu 8: Hoạt động hô hấp được thực hiện nhờ sự phối hợp của:

A. Cơ hoành và cơ liên sườn.                      B. Cơ hoành và cơ bụng.

C. Cơ liên sườn và cơ bụng.                        D. Cơ liên sường và cơ họng.

Câu 9: Sự trao đổi khí ở phổi và tế bào diễn ra dựa vào cơ chế:

A. Khuếch tán từ nới có nồng độ cao tới nơi có nồng độ thấp

B. Khuếch tán từ nơi có nồng độ thấp tới nơi có nồng độ cao

C. Nhờ lực hút và áp suất khi hít vào hay thở ra

D. Phướng án khác.

Câu 10: Đâu không phải là tác hại của khói thuốc lá:

A. Gây ung thư phổi                                    B. Gây cản trở hô hấp do bám vào phổi

C. Gây nghiện                                  D. Diệt khuẩn

ĐÁP ÁN

I. TRẮC NGHIỆM

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

B

D

A

B

D

B

D

A

A

D

 

----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

4. ĐỀ SỐ 4

Câu 1 (2,5 điểm)

1. So sánh sự khác nhau giữa mô cơ vân và mô cơ trơn?

2. Vì sao nhiệt độ môi trường thay đổi mà thân nhiệt cơ thể người bình thường luôn ổn định ở 370C và không dao động quá 0,50C?

Câu 2 (2,5 điểm)

1. Khi gặp người bị tai nạn gãy xương em có nên nắn lại chỗ xương bị gãy không? Vì sao? Gặp người gãy xương cẳng chân em cần phải xử trí như thế nào?

2. Chứng minh xương là một cơ quan sống?

Câu 3 (3,0 điểm)

1. Giải thích tại sao người lớn tuổi ít vận động cơ bắp không nên ăn thức ăn giàu chất côlesteron?

2. Ở trẻ em, nhịp đo tim đo được là 120 - 140 lần/ phút. Theo em, thời gian của một chu kỳ tim ở trẻ em tăng hay giảm? Nhịp tim của một em bé là 120 lần/ phút, căn cứ vào chu kỳ chuẩn ở người, hãy tính thời gian các pha trong một chu kì của em bé đó.

Câu 4: (3,0 điểm)

1. Hãy giải thích câu nói: Chỉ cần ngừng thở 3 - 5 phút thì máu qua phổi sẽ chẳng có O2 để mà nhận.

2. Tại sao khi dừng chạy rồi mà chúng ta vẫn phải thở gấp thêm một thời gian rồi mới hô hấp trở lại bình thường?

Câu 5: (3,0 điểm)

1. Nếu các chất cặn bã trong ruột già vì lí do nào đó di chuyển quá nhanh hoặc quá chậm so với bình thường thì sẽ dẫn đến hậu quả gì? Giải thích?

2. Có các ống nghiệm A, B, C, D. Mỗi ống A và B chứa 2ml hồ tinh bột, mỗi ống C và D chứa 2 ml dung dịch vẩn lòng trắng trứng gà. Tiếp tục nhỏ vào mỗi ống A và C 2ml nước bọt, mỗi ống B và D 2ml dung dịch pepsin. Các ống nghiệm A và B đo được pH = 7,2, các ống C và D pH = 2,5. Tất cả các ống nghiệm được đặt trong chậu nước với nhiệt độ duy trì ở 370C trong 15 phút. Hãy cho biết ống nghiệm nào có phản ứng hóa học xảy ra? Nếu trong cơ thể người thì phản ứng đó có thể xảy ra ở cơ quan nào của ống tiêu hóa? Giải thích?

Câu 6: (3,0 điểm)

1. Tại sao ở tuổi dạy thì thường xuất hiện mụn trứng cá?

2. Thực chất của quá trình tạo thành nước tiểu là gì?

3. Những hoạt động nào nêu dưới đây làm ảnh hưởng đến việc làm tăng, giảm lượng nước tiểu ở người? Giải thích?

a. Ăn một lượng lớn thức ăn mặn.

b. Chơi thể thao (như bóng đá).

Câu 7: (3,0 điểm).

1. Vì sao chấn thương ở sau gáy thường gây tử vong?

2. Một người bị tai nạn giao thông liệt nửa người bên phải. Theo em người đó bị tổn thương ở vị trí nào trên bộ não? Vì sao?

3. Vì sao người bị bệnh quáng gà không nhìn thấy hoặc thấy rất kém vào lúc hoàng hôn? Vì sao lúc ánh sáng rất yếu, mắt không nhận ra màu sắc của vật?

 

ĐÁP ÁN

2. Nhiệt độ môi trường thay đổi mà thân nhiệt cơ thể người vẫn ổn định ở 370C và không dao động quá 0,50C là do cơ thể tạo ra sự cân bằng giữa quá trình sinh nhiệt và quá trình tỏa nhiệt:

·     Khi nhiệt độ môi trường tăng cao, cơ thể chống nóng bằng cách giảm sự sinh nhiệt và tăng tỏa nhiệt từ cơ thể ra ngoài: Các mạch máu dưới da dãn, tăng tiết mồ hôi vì nước được thải ra ngoài sẽ mang một phần nhiệt của cơ thể tỏa ra môi trường.

·     Khi nhiệt độ môi trường giảm mạnh, cơ thể làm giảm sự tỏa nhiệt bằng cách co các mạch máu dưới da, co cơ chân lông để giảm sự thoát nhiệt (giữ nhiệt cho cơ thể).

 

----

-(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

5. ĐỀ SỐ 5

Câu 1. (4,5 điểm)

a) Trình bày cấu tạo của ruột non phù hợp với chức năng hấp thụ chất dinh dưỡng?

b) Em hãy kể tên các tác nhân gây hại cho hệ tiêu hóa? Cần có thói quen ăn uống như thế nào để hạn chế tác động gây hại của những tác nhân này?

Câu 2. (3,0 điểm)

a) Phân biệt cấu tạo tế bào mô cơ vân, mô cơ tim, mô cơ trơn?

b) Đặc điểm cấu tạo nào của tế bào mô cơ vân phù hợp với chức năng co cơ?

Câu 3. (4,5 điểm)

a) Loại tế bào nào tham gia tạo nên khả năng miễn dịch tự nhiên của cơ thể? Mô tả các hoạt động chủ yếu của loại tế bào đó?

b) Nêu chức năng của mỗi vòng tuần hoàn lớn và nhỏ? Van tim có vai trò gì? Một người bị hở van tim nếu không chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến hậu quả gì?

Câu 4. (6,0 điểm)

a) Nêu các yếu tố hỗ trợ máu trở về tim trong vòng tuần hoàn ở người?

b) Một bệnh nhân bị hở van tim (Van nhĩ thất đóng không kín)

·     Nhịp tim của bệnh nhân đó có thay đổi không? Vì sao?

·     Lượng máu tim bơm lên động mạch chủ trong mỗi chu kỳ tim (thể tích tâm thu) có thay đổi không? Tại sao?

·     Huyết áp ở động mạch có thay đổi không? Tại sao?

·     Hở van tim gây ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động của tim?

c) Khi huyết áp giảm thì hoạt động hô hấp sẽ biến đổi như thế nào?

d) Căn cứ vào đâu mà nhóm máu O là nhóm máu chuyên cho mà nhóm máu AB chuyên nhận? Mẹ có nhóm máu A có thể mang thai con có nhóm máu O được không?

Câu 5. (2,0 điểm)

Bộ xương người được chia làm những phần nào? Những đặc điểm nào của bộ xương giúp người đứng thẳng?

ĐÁP ÁN

Câu 1

a. Cấu tạo ruột non phù hợp với chức năng hấp thụ chất dinh dưỡng:

·     Ruột non dài

·     Bề mặt lớp niêm mạc ruột có các nếp gấp với các lông ruột với các lông cực nhỏ để tăng diện tích hấp thụ.

·     Tại mỗi lông ruột có các mao mạch máu và các mao mạch bạch huyết để vận chuyển các chất dinh dưỡng được hấp thụ.

b. Tác nhân gây hại cho hệ tiêu hóa:

·     Vi khuẩn, giun sán kí sinh

·     Khẩu phần ăn, thói quen ăn uống không hợp lí...

* Biện pháp hạn chế tác động của các tác nhân trên:

·     Ăn uống hợp vệ sinh: Ăn chín, uống sôi, không ăn thức ăn ôi thiu, định kì tẩy giun sán, rửa tay trước khi ăn...

·     Có thói quen ăn uống khoa học: Ăn chậm, nhai kĩ. Ăn đúng giờ; không ăn quá no. Có tinh thần thoải mái trong bữa ăn...

(HS có thể phân tích những tác nhân và biện pháp chi tiết hơn. Nếu đúng và đầy đủ vẫn cho điểm tối đa)

-----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 Đề thi HSG môn Sinh Học 8 năm 2021 Trường THCS Quỳnh Ngọc. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF