OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
UREKA

Bộ 5 đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn 8 năm 2021 Trường THCS Nguyễn Tất Thành

13/05/2021 1.12 MB 706 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210513/932023216626_20210513_151626.pdf?r=3751
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

HOC247 xin giới thiệu đến các em Bộ 5 đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn 8 của trường THCS Nguyễn Tất Thành có đáp án chi tiết năm 2021. Hi vọng đây sẽ là tài liệu bổ ích cho các em tham khảo và chuẩn bị tốt cho kì thi học sinh giỏi sắp tới. Chúc các em có một kì thi thật tốt!

 

 
 

TRƯỜNG THCS NGUYỄN TẤT THÀNH

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI

MÔN: NGỮ VĂN 8

NĂM HỌC: 2021

(Thời gian làm bài: 120 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1. (4 điểm)

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

“Dưới gốc tre, tua tủa những mầm măng. Măng trồi lên nhọn hoắt như mũi gai khổng lồ xuyên qua đất lũy mà trỗi dậy, bẹ măng bọc kín thân cây non, ủ kĩ như áo mẹ trùm lần trong lần ngoài cho đứa con non nớt. Ai dám bảo thảo mộc tự nhiên không có tình mẫu tử?”

(Lũy làng - Ngô Văn Phú)

a. Tìm những từ thuộc trường từ vựng “cây tre” có trong đoạn văn trên.

b. Xác định câu nghi vấn trong đoạn văn và nêu rõ chức năng của câu nghi vấn đó.

c. Trong đoạn văn trên tác giả sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? Phân tích tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đó.

Câu 2. (6 điểm)

Có ý kiến cho rằng: “Giá trị của con người không phải là được thể hiện ở ngoại hình, hay không chỉ đơn giản là trình độ học vấn, địa vị trong xã hội; mà nó được thể hiện rõ nhất bằng lòng tự trọng của con người”.

Em hãy viết đoạn văn bày tỏ suy nghĩ về lòng tự trọng.

Câu 3. (10 điểm)

Có ý kiến cho rằng: “Dù được sáng tác theo trào lưu lãng mạn hay hiện thực, những trang viết của những nhà văn tài năng và tâm huyết đều thấm đượm tinh thần nhân đạo sâu sắc”

Qua các văn bản “Tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố và văn bản “ Lão Hạc” của Nam Cao em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên?

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

Câu 1. (4 điểm)

a. Những từ thuộc trường từ vựng “cây tre”: gốc(tre), mầm măng, măng, lũy, bẹ măng, thân cây.

- Điểm 0,5: trả lời đúng như trên

- Điểm 0,25: Tìm thiếu 1,2 từ

- Điểm 0: thiếu 3 từ trở lên

b.

- Câu nghi vấn: Ai dám bảo thảo mộc tự nhiên không có tình mẫu tử?

- Chức năng: Khẳng định

- Điểm 0,5: trả lời đúng 2 ý

- Điểm 0,25: Trả lời đúng 1 trong 2 ý

- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời

---(Để xem tiếp đáp án những cau còn lại vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

Câu 1 (5 điểm) Chỉ ra và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ trong đoạn văn sau :

“Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng đại bác, tre giữ làng, giữ n­ước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người ! Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!”

(Cây tre Việt Nam - Thép Mới)

Câu 2: (5 điểm).

Hãy phân tích cái hay, cái đẹp mà em cảm nhận được từ bốn câu thơ sau:

"Con là lửa ấm quanh đời mẹ mãi

Con là trái xanh mùa gieo vãi

Mẹ nâng niu. Nhưng giặc đến nhà

Nắng đã chiều... vẫn muốn hắt tia xa!"

 ("Mẹ" - Phạm Ngọc Cảnh).

Câu 3 (10 điểm)

Suy nghĩ của em về hình ảnh ng­ười bà trong bài thơ  Tiếng gà tr­ưa của Xuân Quỳnh.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

Câu 1: (5 điểm)

+ Chỉ ra: đoạn văn sử dụng phép tu từ

- Điệp ngữ: “tre”(7 lần), “giữ” (4 lần), anh hùng (2 lần) 

- Nhân hoá: Tre chống lại, xung phong, giữ làng, giữ nư­ớc, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa, hi sinh, anh hùng lao động, anh hùng chiến đấu.

+ Tác dụng: Tạo ra cách diễn đạt sinh động, hấp dẫn, nhấn mạnh công dụng của cây tre.

- Cây tre trở thành vũ khí đắc lực, có mặt khắp nơi, xông pha tung hoành trong khói lửa: “Chống lại sắt thép quân thù”, “xung phong vào xe tăng đại bác”, “giữ làng, giữ nư­ớc, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín”.

- Tre mang tầm vóc dũng sĩ, xả thân để bảo vệ quê h­ơng, đất nư­ớc “Giữ làng, giữ nư­ớc, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.Tre hi sinh để bảo vệ con ng­ời”.

- Trong lao động sản xuất, trong chiến đấu để bảo vệ Tổ Quốc, tre mang bao phẩm chất cao quý của con ngư­ời Việt Nam.Tre sừng sững như­ một t­ượng đài đ­ược tôn vinh và ngưỡng mộ “Tre anh hùng lao động, tre anh hùng chiến đấu”.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

Câu 1: (3 điểm).

Hãy viết về những điều em cảm nhận được từ câu chuyện dưới đây:

HOA HỒNG TẶNG MẸ

Anh dừng lại tiệm bán hoa để gửi hoa tặng mẹ qua đường bưu điện. Mẹ anh sống cách chỗ anh khoảng 300km. Khi bước ra khỏi xe, anh thấy một đứa bé gái đang đứng khóc bên vỉa hè. Anh đến và hỏi nó sao lại khóc.

- Cháu muốn mua một bông hoa hồng để tặng mẹ cháu - nó nức nở - nhưng cháu chỉ có bảy mươi lăm  xu trong khi giá một bông  hoa hồng đến hai đô-la.

Anh mỉm cười và nói với nó:

- Đến đây, chú sẽ mua cho cháu.

Anh liền mua hoa cho cô bé và đặt một bó hồng cho mẹ anh. Xong xuôi, anh hỏi cô bé có cần đi nhờ xe về nhà không. Nó vui mừng nhìn anh và trả lời:

- Dạ, chú cho cháu đi nhờ đến nhà mẹ cháu.

Rồi nó chỉ đường cho anh lái xe đến một nghĩa trang, nơi có một phần mộ vừa mới đắp. Nó chỉ ngôi mộ và nói:

- Đây là nhà của mẹ cháu.

Nói xong, nó ân cần đặt nhánh hoa hồng lên phần mộ.

Tức thì anh quay lại tiệm bán hoa, huỷ bỏ dịch vụ gửi hoa vừa rồi và mua một bó hồng thật đẹp. Suốt đêm đó, anh đã lái một mạch 300km về nhà mẹ để trao tận tay bà bó hoa.

(Theo Quà tặng cuộc sống, NXB trẻ, 2006)

Câu 2: (7 điểm)

Xuân Diệu khẳng định thơ hay là “ hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài”.

Hãy chứng minh qua bài thơ Quê hương của Tế Hanh.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

Câu 1:

Yêu cầu học sinh viết một bài văn nghị luận xã hội và cần đảm bảo các ý sau đây

- Tóm tắt câu chuyện bằng một đoạn văn ngắn.

- Rút ra ý nghĩa của câu chuyện:   Hãy trân trọng và quý những giây phút được sống bên mẹ, hãy thực hiện lòng hiếu thảo một cách thật tâm, chân tình ,đừng thực hiện lòng hiếu thảo một cách quá muộn mằn, lòng hiếu thảo thật sự có thể làm thay đổi nhận thức và hành động của mỗi người…

- Phân tích, lí giải: 

+ Câu chuyện kể về hai người con mua hoa tặng mẹ. Nó không đơn thuần chỉ có vậy, hai người con một lớn một nhỏ mua hoa trong hai hoàn cảnh khác nhau.

+ Dường như tình yêu ấm áp của cô bé dành cho người mẹ đã mất đã đánh thức được chàng trai, đưa anh về với những giá trị thực tại, và cũng vô tình đứa trẻ ấy để lại trong lòng người lớn những suy ngẫm sâu sắc hơn.

+ Anh nhận ra rằng đến một ngày nào đó mẹ anh cũng sẽ rời xa anh để bước đi sang bên kia thế giới và lúc ấy anh có muốn tặng những bông hoa đẹp nhất thì cũng không thể nào trao đến tay mẹ được nữa. Lúc này đây mẹ anh cần gặp anh chứ không phải là bó hoa mà anh gửi về. Đúng, bây giờ thì anh đã hiểu ra dù mình đã trưởng thành rồi nhưng vẫn có những phút giây vô tâm…đối với mẹ - người đã sinh thành và nuôi dưỡng anh nên người.

- Liên hệ: Trong thực tế có nhiều người con hiếu thuận chăm sóc, phụng dưỡng, thờ cúng cha mẹ tử tế. Trong văn học: Bé Hồng trong đoạn trích: Trong lòng mẹ hay câu chuyện Sự tích hoa cúc…

- Đánh giá bình luận: Hiếu thuận và biết ơn cha mẹ là đạo lí tốt đẹp của con người, nhất là người Việt Nam, đạo lí ấy ngày nay vẫn được kế thừa, phát huy nhưng với một số người có phần bị mai một bởi đâu đó vẫn thấy những đứa con bất hiếu, ngược đãi cha mẹ…cần phê phán lên án…

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 4

Câu 1 (4,0 điểm)

Cách nhìn

Có hai xưởng sản xuất giày cùng phái người đến khảo sát thị trường ở châu Phi. Nhân viên của công ti thứ nhất sau khi đến nơi nhanh chóng báo về: “Người dân ở đây không có thói quen mang giày. Ngày mai, tôi sẽ đáp máy bay về nước.”

Trong khi đó, nhân viên của công ti thứ hai lại báo về một nội dung hoàn toàn khác: “Nơi đây đầy triển vọng vì chưa có ai mang giày cả. Chúng ta sẽ khai thác thị trường này.”

Bài học gợi ra từ câu chuyện trên.

Câu 2 (6,0 điểm)

Nhà thơ Pháp Andre Chanien từng nói: “Nghệ thuật chỉ làm nên câu thơ, trái tim mới làm nên thi sĩ.”

---(Để xem đầy đủ những câu hỏi còn lại vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 5

I. Đọc hiểu văn bản (4đ):

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

“Bạn có thể không thông minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần và vượt qua bản thân từng ngày một. Bạn có thể không hát hay nhưng bạn là người không bao giờ trễ hẹn. Bạn không là người giỏi thể thao nhưng bạn có nụ cười ấm áp. Bạn không có gương mặt xinh đẹp nhưng bạn rất giỏi thắt cà vạt cho ba và nấu ăn rất ngon. Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn.”

Câu 1 (0,5đ): Nêu câu chủ đề của văn bản.

Câu 2 (1đ): Từ đoạn văn trên, em hãy kể ra những “giá trị có sẵn tốt đẹp” của bản thân mình.

Câu 3 (1,5đ): Đoạn văn giúp em nhận ra điều gì? (Trình bày bằng một đoạn văn).

II. Làm văn (6đ):

Tâm trạng người chiến sĩ cách mạng trong bài thơ Khi con tu hú của nhà thơ Tố Hữu.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

I. Đọc hiểu văn bản (4đ):

Câu 1 (0,5đ):

Câu chủ đề của đoạn văn: Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn.

Câu 2 (1đ):

Học sinh hình thành đoạn văn dựa vào các gợi ý sau:

  • Giá trị có sẵn tốt đẹp của em là gì?
  • Em đã thể hiện giá trị đó như thế nào?
  • Em cầm làm gì để hoàn thiện bản thân mình hơn?

Câu 3 (1,5đ):

Bài học rút ra sau đoạn văn:

  • Mỗi con người đều có những giá trị tốt đẹp riêng, hãy biết trân trọng giá trị đó.
  • Sớm nhận ra những yếu điểm của mình và có biện pháp khắc phục chúng để hoàn thiện bản thân hơn.
  • Có ý thức rèn luyện lối sống lành mạnh, tốt đẹp.

II. Làm văn (6đ):

Dàn ý Tâm trạng người chiến sĩ cách mạng trong bài thơ Khi con tu hú

1. Mở bài

- Giới thiệu tác giả Tố Hữu, bài thơ Khi con tu hú và tâm trạng của người chiến sĩ cách mạng trong bài.

2. Thân bài

a. Khổ thơ đầu

- Bức tranh làng quê mùa hè:

+ Con chim tu hú bắt dầu cất tiếng kêu náo nhiệt báo hiệu mùa hè đã tới.

+ Lúa đã bắt đầu vào mùa chín vàng khắp cánh đồng gần xa.

+ Những cây trái trong vườn bắt đầu ngọt và chín dần cho một mùa bội thu.

+ Những nương ngô, nương bắp được thu hoạch và phơi vàng đầy sân hòa cùng ánh nắng nồng vô cùng rực rỡ.

+ Bầu trời như trở nên trong xanh, rộng và cao hơn bao giờ hết, tưởng như trải dài đến tận chân trời.

+ Những đứa trẻ con trong xóm làng mang diều đi thả mỗi buổi trời chiều, đôi sáo diều bay lượn trên không trung vô cùng thanh bình.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 5 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi HSG môn Ngữ văn 8 năm 2021 Trường THCS Nguyễn Tất Thành. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

ADMICRO
NONE
OFF