OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Bộ 5 đề thi HK2 môn Ngữ văn 8 năm 2021 Trường THCS Ngô Chí Quốc

04/05/2021 1.08 MB 1003 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210504/455988201509_20210504_094146.pdf?r=7690
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Ban biên tập HOC247 xin gửi đến các em tài liệu Bộ 5 đề thi HK2 môn Ngữ văn 8 năm 2021 có đáp án Trường THCS Ngô Chí Quốc nhằm ôn tập và củng cố các kiến thức chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Mời các em cùng theo dõi!

 

 
 

TRƯỜNG THCS NGÔ CHÍ QUỐC

ĐỀ THI HỌC KÌ 2

MÔN: NGỮ VĂN 8

NĂM HỌC: 2021

(Thời gian làm bài: 90 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

PHẦN I: (5.0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi :

Nay các ngươi nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn. Làm tướng triều đình phải hầu quân giặc mà không biết tức; nghe nhạc thái thường để đãi yến ngụy sứ mà không biết căm. Hoặc lấy việc chọi gà làm vui đùa, hoặc lấy việc đánh bạc làm tiêu khiển ; hoặc vui thú vườn ruộng, hoặc quyến luyến vợ con; hoặc lo làm giàu mà quên việc nước, hoặc ham săn bắn mà quên việc binh; hoặc thích rượu ngon, hoặc mê tiếng hát. Nếu có giặc Mông Thát tràn sang thì cựa gà trống không thể đâm thủng áo giáp của giặc, mẹo cờ bạc không thể dùng làm mưu nhà binh; dẫu rằng ruộng lắm vườn nhiều, tấm thân quý nghìn vàng khôn chuộc, vả lại vợ bìu con díu, việc quân cơ trăm sự ích chi; tiền của tuy nhiều khôn mua được đầu giặc, chó săn tuy khỏe không đuổi được quân thù; chén rượu ngon không thể làm cho giặc say chết, tiếng hát hay không thể làm cho giặc điếc tai. Lúc bấy giờ, ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào!

(Ngữ văn 8, tập hai)

Câu 1: Đoạn văn trích từ tác phẩm nào? Của ai?

Câu 2: Kết thúc tác phẩm có đoạn văn trên, tác giả viết: “cho nên ta viết bài hịch này để các ngươi hiểu rõ bụng ta.” Theo em, “các ngươi” được nhắc tới ở đây là những ai và “hiểu rõ bụng ta” là hiểu điểu gì?

Câu 3: Hãy cho biết, theo mục đích nói, câu: “Lúc bấy giờ, ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào!” thuộc kiểu câu gì và thực hiện hành động nói nào ?

Câu 4: Bao trùm toàn bộ đoạn trích là tấm lòng băn khoăn, lo lắng đối với vận mệnh đất nước của tác giả. Hãy viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận diễn dịch để làm sáng tỏ nội dung nhận xét đã nêu. Trong đoạn có sử dụng một câu cảm thán. (Gạch chân câu cảm thán)

PHẦN II: (2.0 điểm)

Mở đầu bài thơ “Nhớ rừng”, Thế Lữ viết:

Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt,

Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua

Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ,

Giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm.

Ngay dưới nhan đề bài thơ là dòng đề từ “lời con hổ ở vườn bách thú”. Căn cứ vào hoàn cảnh ra đời và cách hiểu của em về nội dung của bài, hãy giải thích vì sao tác giả viết như vậy.

Có bạn không hiểu do đâu mà nhân vật trữ tình trong bài lại “Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt” và bạn băn khoăn không biết có thể thay từ “gậm” bằng từ “gặm” được không? Em hãy giải thích cho bạn hiểu.   

PHẦN III: (3.0 điểm)

Gần đây, các phương tiện thông tin đại chúng có đưa tin về một số vụ bạo lực xảy ra ở lứa tuổi học sinh.   

Hãy viết bài văn ngắn khoảng một trang giấy thi, trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng bạo lực học đường hiện nay.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

PHẦN I: (5.0 điểm)

Câu 1:

- Tác phẩm: Hịch tướng sĩ (Dụ chư tì tướng hịch văn)

- Tác giả: Trần Quốc Tuấn

Câu 2:

- Các ngươi: các tướng, sĩ (tướng lĩnh, binh sĩ)

- Hiểu rõ bụng ta: hiểu rõ tấm lòng của Trần Quốc Tuấn yêu nước mãnh liệt, căm thù giặc sâu sắc; hiểu rõ mong muốn tướng sĩ đồng lòng học tập Binh thư yếu lược, quyết tâm chiến đấu và chiến thắng giặc ngoại xâm

Câu 3:

- Kiểu câu: cảm thán

- Hành động nói: bộc lộ cảm xúc.

---(Để xem tiếp đáp án những câu còn lại vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

A. ĐỌC HIỂU: (4,0 điểm)

Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới :

Nước bao vây, cách biển nửa ngày sông.

 

Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng

Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

Phăng mái chéo, mạnh mẽ vượt trường giang.

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…

 

Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ

Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.

“Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe”,

Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.

Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,

Cả thân hình nồng thở vị xa xăm ;

Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm

Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.

 

Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ

Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,

Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,

Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá !

(Ngữ văn 8, tập 2)

1. Tên của bài thơ trên là gì ? Tác giả là ai ? (1,0 điểm)

2. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ trên là gì ? (1,0 điểm)

3. Câu thơ : “Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã” được sử dụng biện pháp tu từ nào ?
(1,0 điểm)

4. Nêu nội dung chính của bài thơ trên. (1,0 điểm)

B. LÀM VĂN : (6,0 điểm)

Từ bài Bàn luận về phép học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa “học” và “hành”.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

A. ĐỌC HIỂU : (4,0 điểm)

Câu 1:

- Tên của bài thơ : Quê hương.

- Tác giả : Tế Hanh.

Câu 2:

Phương thức biểu đạt chính : Biểu cảm.

Câu 3:

Biện pháp tu từ : So sánh.

Câu 4:

Nội dung chính của văn bản :

- Miêu tả bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển, trong đó nổi bật lên hình ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống của người dân chài và sinh hoạt lao động làng chài.

- Thể hiện tình cảm quê hương trong sáng, tha thiết của nhà thơ.

B. LÀM VĂN : (6,0 điểm)

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn.

Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.

b. Xác định đúng luận đề.

Mối quan hệ giữa học và hành.

---(Để xem đầy đủ đáp án phần Làm  văn vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

I. ĐỌC - HIÊU VĂN BẢN (5 đ)

“Thế mà hai nhà Đinh, Lê lại theo ý riêng mình khinh thường mệnh trời không noi theo dấu cũ Thương, Chu, cứ đóng yên đô thành ở đây khiến cho triều đại không được lâu bền, số vận ngắn ngủi, trăm họ hao tốn, muôn vật không được thích nghi. Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi.”  

(Sách Ngữ Văn 8- Tập 2)

Câu 1 (1.0 đ)

 Xác định tác giả của văn bản chứa đoạn trích trên? Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?

Câu 2 (1.0 đ)

Căn cứ vào mục đích nói, câu: “Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi.” thuộc kiểu câu gì? Chỉ ra kiểu hành động nói của câu văn đó.

Câu 3 (1.0 đ)

Câu: “Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi.” là câu phủ đinh. Đúng hay sai? Vì sao?

Câu 4 (1.0 đ)

Nội dung chính của đoạn trích trên.

Câu 5 (1.0 đ)

Việc phê phán hai nhà Đinh, Lê không chịu dời đô như trên theo em có hợp lí không? Vì sao?

II. TẠO LẬP VĂN BẢN (5 đ)

Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở địa phương em mà em biết.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

I. ĐỌC - HIÊU VĂN BẢN (5 đ)

Câu 1:

- Tác giả: Lí Công Uẩn

- Phương thức biêu đạt chính: nghị luận.

Câu 2:

- Câu: “Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi” thuộc kiểu câu trần thuật.

- Kiểu hành động nói: bộc lộ cảm xúc

Câu 3:

- Đúng là câu phủ định

- Vì có chứa tư ngữ phủ định: không

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 4

I. ĐỌC – HIỂU (5.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Ngọc không mài không thành đồ vật, người không học không biết rõ đạo. Đạo là lẽ đối xử hàng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy. Nước Việt ta, từ khi lập quốc đến giờ, nền chính học đã bị thất truyền. Người ta đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương ngũ thường. Chúa tầm thường, thần nịnh hót. Nước mất, nhà tan đều do những điều tệ hại ấy.

Cúi xin từ nay ban chiếu thư cho thầy trò trường học của phủ, huyện, các trường tư, con cháu các nhà văn võ, thuộc lại ở các trấn cựu triều, đều tùy đâu tiện đấy mà đi học.

Phép dạy, nhất định theo Chu tử. Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm. Họa may kẻ nhân tài mới lập được công, nhà nước nhờ thế mà vững yên. Đó mới thực là cái đạo ngày nay có quan hệ tớ lòng người. Xin chớ bỏ qua

(La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, Bàn luận về phép học)

Câu 1: (1.0 điểm) Nhận biết

Xác định thể loại và phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.

Câu 2: (1.0 điểm) Thông hiểu

Căn cứ vào mục đích nói, câu: “Học rộng rồi tóm lược lại cho gọn, theo điều học mà làm” thuộc kiểu câu gì? Chỉ ra kiểu hành động nói của câu văn.

Câu 3: (1.0 điểm) Thông hiểu

Câu “Ngọc không mài không thành đồ vật, người không học không biết rõ đạo” là câu phủ định. Đúng hay sai? Vì sao?

---(Để xem đầy đủ những câu hỏi còn lại vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 5

Phần I: Đọc hiểu (3,0 đ): Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Đối với vi trùng, chúng ta có kháng sinh là vũ khí hỗ trợ đắc lực cho hệ miễn dịch của cơ thể. Song với virus, toàn bộ gánh nặng đều được đặt lên vai hệ miễn dịch. Điều này giải thích, tại sao virus corona gây chết người ở người lớn tuổi, có bệnh mãn tính nhiều hơn. Tất nhiên, vẫn còn hai bí ẩn: nó gây chết nam giới nhiều hơn, và trẻ em - người có hệ miễn dịch chưa phát triển tốt - lại ít bị nhiễm hơn.

Như vậy, trong đại dịch do virus corona gây ra lần này, vũ khí tối thượng mà chúng ta có là hệ miễn dịch của chính mình. Tất cả các biện pháp đang được khuyến cáo như mang khẩu trang, rửa tay, tránh tiếp xúc... chỉ hạn chế khả năng virus này xâm nhập vào cơ thể ta. Còn khi nó đã xâm nhập rồi, chỉ có hệ miễn dịch mới cứu được chúng ta.

Muốn cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, chúng ta cần ăn uống đủ chất, đủ vitamin, tập luyện thể thao. Đặc biệt, lối sống vui vẻ, lạc quan giúp hệ miễn dịch rất nhiều.

 (Trích bài Cái giá của khẩu trang, Bác sĩ Võ Xuân Sơn trên báo vnexpressnet, 5/2/2020)

Câu 1. (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?

Câu 2. (0,5 điểm) Câu: “Tất cả các biện pháp đang được khuyến cáo như mang khẩu trang, rửa tay, tránh tiếp xúc... chỉ hạn chế khả năng virus này xâm nhập vào cơ thể ta.” xét theo thuộc kiểu câu gì? Tác dụng?

Câu 3: (0.5đ): Câu: “Muốn cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, chúng ta cần ăn uống đủ chất, đủ vitamin, tập luyện thể thao.” thực hiện mục đích nói bằng cách nào? (Trực tiếp hay gián tiếp)

Câu 4. (1,0 điểm) Theo tác giả muốn cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, ta cần phải làm gì?

Phần II. Phần làm văn (7,0 điểm)

Câu 5 (2,0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng

200 chữ) trình bày suy nghĩ về tinh thần đoàn kết trong  phòng, chống COVID -19.

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi HK2 môn Ngữ văn 8 năm 2021 Trường THCS Ngô Chí Quốc. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

ADMICRO
NONE
OFF