OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Bộ 5 đề thi HK2 môn Lịch Sử 10 năm 2021 có đáp án Trường THPT Thanh Chương

27/04/2021 939.3 KB 213 lượt xem 2 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210427/57817886937_20210427_095836.pdf?r=5078
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

HỌC247 xin giới thiệu đến các em Bộ 5 đề thi HK2 môn Lịch Sử 10 năm 2021 có đáp án Trường THPT Thanh Chương. Tài liệu được biên soạn nhằm giới thiệu đến các em học sinh các bài tập trắc ngiệm, ôn tập lại kiến thức chương trình môn Lịch Sử. Hi vọng đây sẽ là 1 tài liệu tham khảo hữu ích trong quá trình học tập của các em.

 

 
 

TRƯỜNG THPT THANH CHƯƠNG

ĐỀ THI HỌC KÌ 2 NĂM 2021

MÔN LỊCH SỬ 10

THỜI GIAN 45 PHÚT

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1. Ngày 10/10/1954, sự kiện quan trọng nào đã xảy ra :

A. Miền Bắc hoàn toàn giải phóng.

B. Trung ương Đảng và Chính phủ trở về Thủ đô.

C. Quân ta tiến vào tiếp quản Thủ đô.

D. Tên lính Pháp cuối cùng rút khỏi Việt Nam.

Câu 2. Pháp thực hiện rút quân khỏi miền Nam Việt Nam trong bối cảnh nào ?

A. Tất cả mọi điều khoản được quy định tại hiệp định đã được hoàn tất.

B. Pháp đã hoàn tất chuyển giao mọi trách nhiệm thi hành Hiệp định Giơ– ne–vơ cho chính quyền Bửu Lộc.

C. Pháp đã xúc tiến mọi việc cho công cuộc thống nhất đất nước bằng con đường tổng tuyển cử hai miền.

D. Rất nhiều điều khoản ghi trong hiệp định Giơ-ne-vơ chưa được hoàn tất.

Câu 3. Điền từ còn thiếu trong câu nói sau của Ngoại trưởng Đa-lét (Mĩ): Từ nay về sau, vấn đề bức thiết không phải là than tiếc dĩ vãng, mà là lợi dụng thời cơ để việc thất thủ Bắc Việt Nam không mở đường cho ..... bành trướng ở Đông Nam Á và Tây Nam Thái Bình Dương”

A. Chủ nghĩa xã hội.

B. Chủ nghĩa cộng sản.

C. Cách mạng giải phóng dân tộc.

D. Cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Câu 4. Tình hình chung của cách mạng Việt Nam sau năm 1954 ?

A. Việt Nam đã hoàn thành cách mạng xã hội chủ nghĩa.

B. Việt Nam đã hoàn thành cách mạng giải phóng dân tộc.

C. Nhà nước đã hoàn thành cách mạng xã hội chủ nghĩa.

D. Một nửa nước đã hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.

Câu 5. Vấn đề ruộng đất cho dân cày đã được khẳng định lần đầu tiên trong văn kiện nào của Đảng ?

A. Cương lĩnh chính trị đầu tiên

B. Luận cương chính trị đầu tiên.

C. Nghị quyết hội nghị Ban Chấp hành trung ương Đảng tháng 10/1930.

D. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ I (3/1935).

Câu 6. Cho đến năm 1956, ta đã tiến hành bao nhiêu đợt cải cách ruộng đất ?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 7. Thành tựu lớn của cải cách ruộng đất 1954 - 1956 là :

A. Đã giải quyết được 81 vạn héc-ta ruộng đất cho các hộ nông dân.

B. Hơn 2,5 triệu hộ gia đình nông dân Việt Nam được cấp ruộng đất.

C. Thủ tiêu hoàn toàn thế lực kinh tế của giai cấp địa chủ trong nông thôn Việt Nam.

D. Tất cả các ý trên.

Câu 8. Trong quá trình thực hiện cải cách ruộng đất ta đã :

A. Quy nhầm, quy sai một số nông dân, cán bộ, đảng viên thành địa chủ.

B. Không nhìn nhận chính xác những địa chủ tham gia kháng chiến, tầng lớp trên có công với cách mạng.

C. Không nắm vững phân định thành phần giai cấp, áp dụng máy móc giáo điều.

D. Tất cả các ý trên.

Câu 9. Trong thời kì khôi phục kinh tế, ta đã đạt được những thành tựu gì ?

A. Năm 1957, ta đã giải quyết được nạn đói kinh niên ở Miền Bắc.

B. Năm 1957, ta đã phục hồi và xây mới 97 xí nghiệp, nhà máy lớn do nhà nước quản lí trên toàn Miền Bắc.

C. Năm 1957, ta đã đặt quan hệ buôn bán với 27 nước.

D. Tất cả các ý trên.

Câu 10. Nhiệm vụ chính của cách mạng Miền Bắc trong 3 năm 1958 - 1960 là :

A. Hoàn thành cách mạng ruộng đất.

B. Tập trung cải tạo quan hệ sản xuất.

C. Cải tạo quan hệ sản xuất, bước đầu phát triển kinh tế xã hội.

D. Hoàn thành cách mạng ruộng đất, bước đầu xây dụng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội.

Câu 11. Khâu chính của công cuộc cải tạo quan hệ sản xuất Xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc trong năm 1958 – 1960?

A. Thành lập các công ty công thương nghiệp tư bản tư doanh.

B. Vận động hợp tác hoá trong sản xuất nông nghiệp.

C. Phát triển thành phần kinh tế quốc doanh.

D. Tất cả các ý trên.

Câu 12. Đến năm 1960, công cuộc phát triển kinh tế - xã hội ở miền Bắc đã đạt được thành tựu gì ?

A. Xây dựng được 172 xí nghiệp lớn do trung ương quản lí.

B. Xây dựng được 192 xí nghiệp lớn do địa phương quản lí.

C. Xây dựng 500 xí nghiệp lớn do trung ương quản lí.

D. Xây dựng 217 xí nghiệp lớn do trung ương quản lí.

Câu 13. Mô hình hợp tác xã được xây dựng trong những ngành kinh tế nào ở Miền Bắc nước ta ?

A. Nông nghiệp, giao thông vận tải.

B. Nông nghiệp và thủ công nghiệp.

C. Nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp.

D. Thủ công, thương nghiệp và công nghiệp.

Câu 14. Thành tựu của cách mạng miền Bắc trong những năm 1954 – 1960?

A. Căn bản xóa bỏ thành phần bóc lột trong đời sống kinh tế xã hội.

B. Phát triển các hợp tác xã nông nghiệp, góp phần quan trọng vào việc bảo đảm đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.

C. Bước đầu phát triển thành phần kinh tế quốc dân.

D. Tất cả các ý trên.

Câu 15. Trong những năm 1958 – 1960, cách mạng nước ta đã phạm sai lầm gì ?

A. Nóng vội

B. Vi phạm nguyên tắc dân chủ tự nguyện

C. Dập khuôn, giáo điều

D. Tất cả các ý trên

Câu 16. Từ năm 1954, Trung ương Đảng đã khẳng định nhiệm vụ của cách mạng Miền Nam là gì ?

A. Đấu tranh chính trị chống Mĩ - Diệm, đòi thi hành Hiệp định Giơnevơ, giữ gìn hoà bình, bảo vệ và phát triển lục lượng cách mạng.

B. Đấu tranh vũ trang chống Mĩ - Diệm, hoàn thành giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước, đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.

C. Đấu tranh hoà bình chống chế độ độc tài gia đình trị của anh em Ngô Đình Diệm, tiến tới thống nhất đất nước bằng con đường tổng tuyển cử tự do.

D. Tiến hành cuộc kháng chiến chống Mĩ, hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

Câu 17. Tại sao trong những năm 1954 - 1958, cách mạng.Miền Nam chủ trương đấu tranh chính trị chống Mĩ - Diệm ?

A. Vì lực lượng cách mạng Miền Nam lúc đó còn non yếu, chưa thể tiến hành đấu tranh vũ trang.

B. Vì lúc đó kẻ thù còn chưa dám tiến công lực lượng cách mạng bằng vũ lực.

C. Vì ta tôn trọng, nghiêm chỉnh chấp hành Hiệp định Giơnevơ, chủ trương dựa vào cơ sở pháp lí quốc tế để đấu tranh chính trị với địch là chủ yếu.

D. Vì lúc này đấu tranh bằng quân sự sẽ không đưa lại thắng lợi như ta mong muốn.

Câu 18. Phong trào Hoà bình được bắt đầu khi nào ? Ở đâu ?

A. Tháng 8/1954, Hóc Môn - Gia Định.

B. Tháng 8/1955, Sài Gòn - Chợ Lớn.

C. Tháng 8/1954, Sài Gòn - Chợ Lớn.

D. Tháng 8/1955, Huế.

Câu 19. Phong trào đấu tranh chính trị ở Miền Nam trong những năm 1954 - 1958 đã:

A. Làm suy yếu hệ thống chính quyền địch ở các đô thị.

B. Tập hợp nhân dân trong một mặt trận chống Mĩ - Diệm rộng lớn.

C. Làm thất bại chính sách "tố cộng, diệt cộng" của Mĩ - Diệm.

D. Bước đầu làm thất bại âm mưu biến Miền Nam Việt Nam thành thuộc địa của chủ nghĩa thực dân mới của Mĩ.

Câu 20. Hội nghị nào của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ra quyết định để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng đánh đổ chính quyền Mĩ - Diệm?

A. Hội nghị tháng 1/1958.

B. Hội nghị tháng 1/1959.

C. Hội nghị tháng 11/1958.

D. Hội nghị tháng 11/1959.

Câu 21. Hình thức khởi nghĩa chống lại ách thống trị của Mĩ - Diệm đã diễn ra đầu tiên ở đâu ?

A. Bến Tre.

B. Bình Định, Ninh Thuận.

C. Quảng Ngãi.

D. Tây Ninh.

Câu 22. Điền tiếp từ còn thiếu trong câu sau : "Phong trào Đồng khởi đã đánh dấu bước phát triển của cách mạng Miền Nam chuyển từ thế ... sang thế... ".

A. Bị động; tiến cổng.

B. Phòng ngự bị đông; tiến công.

C. Gìn giữ lực lượng; tiến công.

D. Bị động; chủ động.

Câu 23. Mặt trận Dân tộc giải phóng Miền Nam Việt Nam được thành lập vào khi nào? ở đâu ?

A. Ngày 20 /12 /1960, Tây Ninh.

B. Ngày 20/ 2/1960, Bình Định.

C. Ngày 20/12/1961, Bôn Tre.

D. Ngày 20/12/1960, Sóc Trăng.

Câu 24. Ai là người đầu tiên giữ chức Chủ tịch Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ?

A. Nguyễn Thị Bình.

B. Nguyễn Hữu Thọ.

C. Huỳnh Tấn Phát.

D. Lẽ Đức Thọ.

Câu 25. Ý nghĩa lịch sử của phong trào "Đồng khởi" ?

A. Làm lung lay toàn bộ hệ thống ngụy quyền Sài Gòn, mở đường cho sự phát triển liên tục cửa cách mạng miền Nam.

B. Là thắng lợi đánh dấu sự thất bại chủ nghĩa thực dân mới của Mĩ ở miền Nam Việt Nam.

C. Là thắng lợi có ý nghĩa chiến lược đầu tiên của cách mạng miền Nam, mở đường cho sự phát triển mạnh mẽ của chiến tranh cách mạng.

D. Đánh dấu bước phát triển của cách mạng Miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang Tổng tiến công cách mạng.

Câu 26. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng có đặc điểm gì ?

A. Đây là đại hội Đảng thứ II có Hồ Chí Minh tham dự.

B. Đây là đại hội Đảng lần đầu tiên được tổ chức tại Hà Nội.

C. Đây là đại hội đầu tiên đã đề đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

D. Tất cả các ý trên.

Câu 27. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III đã khẳng định vai trò của cách mạng miền Bắc như thế nào ?

A. Cách mạng miền Bắc có vai trò quyết định đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

B. Cách mạng miền Bắc có vai trò quyết định đối với công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

C. Cách mạng miền Bắc có vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển của cách mạng cả nước.

D. Cách mạng miền Bắc có vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển của cách mạng miền Nam.

Câu 28. Sau năm 1954, mục tiêu chung của cách mạng hai miền là gì ?

A. Kháng chiến chống Mĩ, giải phóng hoàn toàn Miền Nam.

B. Kháng chiến chống Mĩ ở Miền Nam, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc.

C. Kháng chiến chống Mĩ ở Miền Nam, thực hiện cách mạng ruộng đất ở Miền Bắc.

D. Hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong phạm vị cả nước, thực hiện hoà bình, thống nhất đất nước.

Câu 29. Đường lối tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc được xác định trong Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III?

A. Ưu tiên phát triển công nghiệp nhẹ - lấy công nghiệp nhẹ là nền tảng của nền kinh tế quốc dân.

B. Ra sức phái triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ - lấy công nghiệp nhẹ là nền tảng của nền kinh tế quốc dân.

C. Lấy công nghiệp nặng làm nền tảng của nền kinh tế - ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lí.

D. Kết hợp phát triển công nghiệp với nông nghiệp - lấy nông nghiệp là nền tảng của nền kinh tế quốc dân.

Câu 30. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng đã bầu ai làm Bí thư thứ nhất?

A. Hồ Chí Minh

B. Lê Duẩn.

C. Trường Chinh.

D. Phạm Văn Đồng.

Câu 31. Thành tựu của kế hoạch Nhà nước 5 năm (1961 - 1965)?

A. Giá trị sản lượng công nghiệp nặng năm 1965 tăng 3 lần so với năm 1960.

B. Công nghiệp quốc doanh chiếm tỉ trọng 93% trong tổng giá trị sản lượng ngành công nghiệp toàn miền Bắc.

C. Công nghiệp nhẹ, tiểu thủ công nghiệp đã giải quyết được 80% hàng tiêu dùng thiết yếu cho nhân dân.

D. Tất cả các ý trên.

Câu 32. Một trong những công trình thuỷ lợi lớn được xây dựng trong thời kì Miền Bắc thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ nhất ?

A. Công trình thuỷ nông Bắc - Hưng - Hải.

B. Công trình thuỷ lợi Bái Thượng.

C. Công trình thuỷ lợi Đô Lương.

D. Công trình thuỷ nông Thác Huống.

Câu 33. Một trong những phong trào thi đua sản xuất nông nghiệp được phát động trong những năm thực hiện kế hoạch nhà nước 5 năm lần thứ nhất?

A. Thi đua với Thành Công.

B. Thi đua với Đại Phong.

C. Thi đua Hai Tốt.

D. Thi đua Ba Nhất.

Câu 34. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III được tổ chức trong hoàn cảnh nào?

A. Miền Bắc đã hoàn thành công cuộc cải cách ruộng đất, tạo xã hội chủ nghĩa, nhân dân đang phấn khởi tin tưởng bắt tay xây dựng chế độ mới.

B. Cách mạng miền Nam đang đứng trước những khó khăn lớn, chính sách "tố cộng, diệt cộng” của Mĩ - Diệm đã làm cho lực lượng cách mạng tổn thất nặng nề.

C. Cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta đang gặp khó khăn, chưa có sự ủng hộ của các lực lượng hòa bình trên thế giới.

D. Tất cả các ý trên.

Câu 35. Ý nghĩa của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III?

A. Đại hội đã đề ra con đường phát triển của cách mạng Việt Nam: từ cách mạng tư sản dân quyền tiến lên chủ nghĩa xã hội, mở ra thời kỳ mới cho lịch sử dân tộc.

B. Đại hội Đảng lần thứ III đã đem lại "nguồn ánh sáng” mới cho dân tộc Việt Nam hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước và quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.

C. Đại hội đã mở ra một thời kỳ mới cho lịch sử Việt Nam - thời kỳ cả nước tiến lên con đường xã hội chủ nghĩa.

D. Đại hội đã tiếp sức, chỉ đường cho cách mạng miền Nam, để nhân dân miền Nam tiến hành cuộc Đồng khởi thành công.

Câu 36. Vì sao hệ thống đường Trường Sơn được gọi là đường 559 ?

A. Vì con đường này có tổng chiểu dài là 559 km.

B. Quyết định mở con đường này của thủ tướng là quyết định mang số 559.

C. Tên con đường được đặt bằng thời gian mà Trung ương Đảng quyết định mở đường (tháng 5 - 1959).

D. Đơn vị đầu tiên tiến hành mở đường có 559 đội viên.

Câu 37. Hiểu như thế nào về chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" của Mĩ ?

A. Đây là một hình thức mới của chủ nghĩa thực dân cũ, dựa trên nền tảng lực lượng quân ngụy, dưới sự chỉ huy của cố vấn Mĩ, bằng phương tiện chiến tranh Mĩ.

B. Đây là một hình thức chiến tranh của chủ nghĩa thực dân mới, được tiến hành bằng quân đôi viễn chinh Mĩ và quân chư hầu.

C. Đây là một hình thức chiến tranh của chủ nghĩa thực dân cũ, được tiến hành bằng Quân đội lính đánh thuê, dưới sự chỉ huy của cố vấn Mĩ, phương tiện chiến tranh Mĩ.

D. Đây là một hình thức chiến tranh của chủ nghĩa thực dân mới, được tiến hành bằng quân đội tay sai, dưới sự chỉ huy của cố vấn Mĩ, bằng phương tiện chiến tranh Mĩ.

Câu 38. Hiểu như thế nào về ấp chiến lược ?

A. Ấp chiến lược là nơi tập trung quản lí hoạt động kinh tế của nhân dân miền Nam.

B. Ấp chiến lược là một loại trại tập trung trá hình được dựng lên để kiểm soát, kìm kẹp nhân dân, thực hiện "tát nước bắt cá", đánh phá tận gốc phong trào đấu tranh cách mạng miền Nam.

C. Ấp chiến lược là một mô hình xây dựng kinh tế - xã hội do Mĩ trực tiếp quản lí ở vùng đô thị miền Nam.

D. Ấp chiến lược là một chính sách nhằm cướp lại ruộng đất của nhân dân ta, tạo điều kiện cho các thế lực địa chủ - tư sản hoá ở miền Nam phát triển làm chỗ dựa xã hội cho chính quyền Diệm.

Câu 39. Biện pháp nào không được Mĩ - Diệm áp dụng trong quá trình thực hiện chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" ?

A. Tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại bằng hải quân và không quân ra miền Bắc.

B. Trang bị phương tiện chiến tranh hiện đại, phổ biến chiến thuật "trực thăng vận", "thiết xa vận" cho quân nguỵ.

C. Tiến hành các cuộc hành quân càn quét quy mô lớn vào các căn cứ cách mạng.

D. Tăng cường viện trợ quân sự cho chính quyền Diệm, xây dựng và phát triển lực lượng ngụy quân đông, hiện đại.

Câu 40. Tại sao Đảng ta đưa chủ trương binh vận là một trong "ba mũi giáp công” để chống lại chiến lược "Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ?

A. Vì cuộc kháng chiến của dân tộc ta là cuộc chiến đấu không cân sức giữa một đế quốc hùng mạnh và một nước nhược tiểu.

B. Vì cuộc kháng chiến của dân tộc ta là một cuộc kháng chiến chống lại chủ nghĩa thực dân mới, phải tích cực binh vận để làm tan rã, sụp đổ ngụy quân, ngụy quyền - chỗ dựa của chiến lược "Chiến tranh đặc biệt”.

C. Vì lực lượng cách mạng miền Nam còn yếu, dùng binh vận là một mũi giáp công để thực hiện phương châm "lấy vũ khí địch để đánh địch”.

D. Vì cách mạng miền Nam là đi từ phong trào đấu tranh chính trị tiến lên phát động nhân dân tiến hành cuộc chiến tranh cách mạng, binh vận cũng là một hình thức đấu tranh chính trị có hiệu quả.

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

Câu 1

B

Câu 11

B

Câu 21

B

Câu 31

D

Câu 2

B

Câu 12

A

Câu 22

C

Câu 32

A

Câu 3

B

Câu 13

B

Câu 23

A

Câu 33

B

Câu 4

D

Câu 14

B

Câu 24

B

Câu 34

B

Câu 5

A

Câu 15

D

Câu 25

D

Câu 35

B

Câu 6

D

Câu 16

A

Câu 26

C

Câu 36

C

Câu 7

D

Câu 17

C

Câu 27

C

Câu 37

D

Câu 8

D

Câu 18

C

Câu 28

D

Câu 38

B

Câu 9

B

Câu 19

D

Câu 29

C

Câu 39

A

Câu 10

C

Câu 20

B

Câu 30

B

Câu 40

D

 

ĐỀ SỐ 2

Câu 1. Tình hình nước ta sau Hiệp định Pari ?

A. Hoà bình đã trở lại trên Miền Bắc.

B. Quân Mĩ và quân chư hầu đã rút khởi Miền Nam.

C. So sánh lực lượng ở Miền Nam có lợi cho cách mạng.

D. Tất cả các ý trên.

Câu 2. Sau hai năm 1973 – 1974, tình hình chung ở miền Bắc như thế nào ?

A. Miền Bắc đã hoàn thành các nghĩa vụ của hậu phương lớn với tiền tuyến lớn Miền Nam.

B. Miền Bắc căn bản hoàn thành công cuộc khôi phục sau chiến tranh, kinh tế bước đầu có phát triển.

C. Miền Bắc đã bắt tay vào thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ hai.

D. Miền Bắc đã hoàn thành kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ III.

Câu 3. Những năm nào được đánh giá kinh tế miền Bắc đạt mức cao nhất trong 20 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội (từ 1954 đến 1975) ?

A.Năm 1963, 1967.

B. Năm 1964, 1971.

C.Năm 1963, 1970.

D. Năm 1965, 1970.

Câu 4. Trong 2 năm 1973 - 1974, miền Bắc đã thực hiện nghĩa vụ hậu phương với tiền tuyến như thế nào ?

A. Miền Bắc đã đưa vào chiến trường hơn 26 vạn tấn vũ khí, lương thực, xăng dầu...

B. Miền Bắc đã đưa vào chiến trường Miền Nam 57.000 bộ đội.

C. Miền Bắc đã đưa vào chiến trường Miền Nam, Lào, Campuchia gần 20 vạn bộ đội, hàng vạn thanh niên xung phung, cán bộ chuyên môn, kĩ thuật.

D. Miền Bắc đã đưa vào Miền Nam hơn 4,6 tấn đạn dược, 12,4 vạn tấn gạo, 3,2 vạn xăng dầu...

Câu 5. Tình hình miền Nam sau Hiệp định Pari năm 1973 ?

A. Quân Mĩ và chư hầu buộc phải rút khỏi Miền Nam, so sánh lực lượng ở Miền Nam thay đổi theo hướng có lợi cho cách mạng.

B. 2 vạn cố vấn quân sự Mĩ vẫn ở lại Miền Nam, Mĩ tiếp tục viện trợ quân sự lớn cho nguỵ.

C. Quân ngụy tiến hành các cuộc hành quân "xoá bỏ hình thái da báo"... nên lại một số địa bàn quan trọng chúng ta đã bị mất đất, mất dân.

D. Tất cả các ý trên.

Câu 6. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 21 đã họp vào khi nào?

A. Tháng 7/1973.

B. Tháng 3/1973.

C. Tháng 7/1972

D. Tháng 12/1972.

Câu 7. Điền thêm từ còn thiếu trong câu sau : “Trong bất cứ tình hình nào cũng phải tiếp tục con đường ... phải nắm vững chiến lược tiến công, kiên quyết đánh địch trên cả ba mặt trận : quân sự, chính trị, ngoại giao".

C. Cách mạng giải phóng dân tộc.

D. Đấu tranh thống nhất đất nước.

A. Chiến tranh cách mạng.

B. Cách mạng bạo lực.

Câu 8. Hình thức đấu tranh của cách mạng Miền Nam sau khi kí Hiệp định Pari năm 1973 có gì khác so với thời kì sau khi kí Hiệp định Giơnevơ năm 1954 ?

A. Sau khi kí Hiệp định Pari 1973, Miền Nam không có đấu tranh quân sự.

B. Sau khi kí Hiệp định Pari năm 1973, Miền Nam chỉ tập trung đấu tranh chính trị.

C. Sau khi kí Hiệp định Pari năm 1973, Miền Nam chỉ tập trung đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh ngoại giao.

D. Sau khi kí Hiệp định Pari năm 1973, Miền Nam vừa đấu tranh quân sự kết hợp với đấu tranh chính trị và đấu tranh ngoại giao.

Câu 9. Thái độ của Mĩ sau khi mất Phước Long (6 - 1 - 1975)?

A. Phản ứng mạnh.

B. Phản ứng mang tính chất thăm dò.

C. Phản ứng yếu ớt.

D. Không phản ứng gì.

Câu 10. Chiến thắng Phước Long là cơ sở quan trọng để ta khẳng định điều gì ?

A. Thế và lực của Quân đội Sài Gòn đã suy yếu rõ rệt.

B. Khả năng quay lại của Quân đội Mĩ không còn nữa.

C. Khả năng có thể tiến hành giải phóng Miền Nam có thể tiến hành với nhịp độ nhanh hơn, mạnh hơn.

D. Tất cả các ý trên.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

Câu 1

D

Câu 11

A

Câu 21

C

Câu 31

C

Câu 2

B

Câu 12

D

Câu 22

A

Câu 32

C

Câu 3

B

Câu 13

C

Câu 23

B

Câu 33

A

Câu 4

C

Câu 14

B

Câu 24

C

Câu 34

B

Câu 5

D

Câu 15

A

Câu 25

B

Câu 35

A

Câu 6

A

Câu 16

B

Câu 26

A

Câu 36

C

Câu 7

B

Câu 17

D

Câu 27

C

Câu 37

D

Câu 8

D

Câu 18

B

Câu 28

D

Câu 38

B

Câu 9

C

Câu 19

C

Câu 29

B

Câu 39

C

Câu 10

D

Câu 20

D

Câu 30

B

Câu 40

B

 

ĐỀ SỐ 3

Câu 1: Sau khi đánh bại quân xâm lược Nam Hán, Ngô Quyền xưng vương vào năm nào?Đóng đô ở đâu?

A. Năm 938, đóng đô ở Hoa Lư                                  B. Năm 939, đóng đô ở Thăng Long

C. Năm 939, đóng đô ở Cổ Loa                                  D. Năm 938, đóng đô ở Cổ Loa

Câu 2: Năm 944, Ngô Quyền mất, đất nước ta trở nên như thế nào?

A. Nhà Ngô suy vong, "loạn 12 sứ quân" diễn ra, đất nước bị chia cắt        

B. Dương Tam Kha chiếm ngôi vua, tiếp tục xây dựng đất nước

C. Ngô Xương Ngập chiếm ngôi vua , đất nước tiếp tục ổn định     

D. Ngô Xương Văn chiếm ngôi vua, "loạn 12 sứ quân"

Câu 3: Triều Ngô trong lịch sử nước ta được thành lập và tồn tại trong khoảng thời gian nào?

A. Từ năm 931- 933                                                    B. Từ năm 938- 944

C. Từ năm 939- 965                                                    D. Từ năm 939- 968

Câu 4: Ở nước ta "loạn 12 sứ quân" diễn ra trong thời điểm lịch sử nào?

A. Cuối Thời Ngô                                                        B. Đầu Thời Ngô

C. Cuối Thời Đinh                                                       D. Đầu Thời Đinh

Câu 5: Triều nhà Đinh trong lịch sử nước ta được thành lâọ và tồn tại trong khoảng thời gian nào?

A. Từ năm 939-944                                                     B. Từ năm 968- 979

C. Từ năm 967- 979                                                    D. Từ năm 968- 1001

Câu 6: Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng Đế vào năm nào?Đặt tên nước là gì?

A. Năm 967. Đặt tên nước là Đại Cồ Việt                 B. Năm 968. Đặt tên nước là Đại Việt

C. Năm 967. Đặt tên nước là Đại Cồ Việt                 D. Năm 969. Đặt tên nước là Đại Việt

Tự luận

Câu 7. Trình bày hoàn cảnh dẫn đến "loạn 12 sứ quân"?Sau khi dẹp "loạn 12 sứ quân" Đinh Bộ Lĩnh đã làm gì để củng cố đất nước? Việc làm đó có ý nghĩa như thế nào?

Câu 8. Nhà Đinh –Tiền Lê đã làm được những gì cho đất nước?

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

Trắc nghiệm

1

2

3

4

5

6

C

A

B

A

B

C


---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 4

Trắc nghiệm

Câu 1: Tên nước Đại Việt có từ thời vua nào của nhà Lý?

A. Vua Lý Thái Tổ                                                       B. Vua Lý Thái Tông

C. Vua Lý Thánh Tông                                                D. Vua Lý Nhân Tông

Câu 2: Từ thế kỷ XI đến thế kỷ XV, nước ta trải qua các triều đại nào?

A. Lý, Trần, Hồ                                                           B. Đinh, Lê, Lý, Trần

C. Đinh, Lê, Lý, Trần, Hồ                                           D. Lý, Trần, Hồ, Lê

Câu 3: Dưới thời Nhà Trần, người đứng đầu các xã gọi là gì?

A. Xã quan                                                                   B. Tể tướng

C. Tổng quản                                                               D. Xã trưởng

Câu 4: Nối sự kiện ở cột B cho phù hợp với cột A theo bảng thống kê sau đây?

A

B

a.Nhà Ngô

b.Nhà Đinh

c.Nhà Tiền Lê

a. Chia nước làm 10 đạo, giao cho các con cháu và các tướng lĩnh trung thành cai quản

b. “Loạn 12 sứ quân”

c. Đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư

d. Bắt đầu quan hệ với Chăm pa, củng cố vùng biên cương của đất nước

e. Nhà nước quân chủ sơ khai ra đời, babo gồm ba ban:võ ban, văn ban và tăng ban

g. Kinh đô ở Cổ loa

Câu 5: Bộ luật hành văn đầu tiên của nước ta có tên gọi là gì?Do ai ban hành?

A. Quốc triều hình luật. Do Lê Thánh Tông ban hành          

B. Hình Luật. Do Lý Thánh Tông ban hành

C. Hoàng triều luật lệ. Do Lý Thánh Tông ban hành 

D. Luật Hồng Đức. Do Lê Thánh Tông ban hành

Câu 6: Nhà Lý được thành lập và tồn tại trong khoảng thời gian nào

A. Từ năm 1010-1209                                                 B. Từ năm 1010-1210

C. Từ năm 1010-1138                                                 D. Từ năm 1010-1225

Tự luận

Câu 7. Hãy trìnhbày và phân tích việc tổ chức bộ máy nhà nước và cai quản đất nước Đại Việt dưới thời Lý, Trần?

Câu 8. Trình bày chính sách đối ngoại và đối nội dưới thời Lý – Trần?

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 5

Câu hỏi Trắc nghiệm

Câu 1: Người tối cổ được tìm thấy ở Việt Nam có niên đại cách ngày nay bao nhiêu năm?

A. Khoảng 30-40 vạn năm                                           B. Khoảng 20-40 vạn năm

C. Khoảng 20-30 vạn năm                                           D. Khoảng 25-30 vạn năm

Câu 2: Ở phía Bắc nước ta các nhà khảo cổ học tìm thấy dấu tích Người tối cổ ở tỉnh nào?

A. Nghệ An, Thanh Hóa                                              B. Lạng Sơn, Thanh Hóa

C. Hòa Bình, Sơn La                                                   D. Hải Phòng, Quảng ninh

Câu 3: Người tối cổ ở Việt Nam sử dụng phương thức nào để kiếm sống?

A. Săn bắt, hái lượm                                                    B. Săn bắn, hái lượm

C. Trồng trọt, Săn bắn                                                 D. Trồng trọt, chăn nuôi

Câu 4: Địa bàn cư trú của cư dân Sơn Vi kéo dài từ tỉnh nào đến tỉnh nào ở Việt Nam ngày nay?

A. Từ Sơn La đến Quảng Trị                                       B. Từ Lạng Sơn đến Hà Tĩnh

C. Từ Lai Châu đến Quảng bÌnh                                 D. Từ Lào Cai đến Nghệ An

Câu 5Ở di tích SơnVi (Phú Thọ), các nhà khảo cổ học đã tìm thấy di chỉ gì của Người Hiện đại của Việt nam?

A. Nhiều răng hóa thạch ở giai đoạn sớm                   B. Nhiều xương hóa thạch ở giai đoạn muộn

C. Nhiều công cụ bằng đá ở giai đoạn muộn              D. Nhiều công cụ bằng đồng thau ở giai đoạn sớm

Câu 6: Nối tiếp văn hóa Hòa Bình là văn hóa nào? Cách ngày nay bao nhiêu năm

A. Văn hóa Sơn La, cách ngày nay khoảng 12.000 đến 7.000 năm  

B. Văn hóa Phú Thọ, cách ngày nay khoảng 11.000 đến 6.000 năm

C. Văn hóa Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), cách ngày nay khoảng 11.000 đến 8.000 năm           

D. Văn hóa Bắc Sơn, cách ngày nay khoảng 10.000 đến 7.000 năm

 

Câu hỏi Tự luận

Câu 7 (3 điểm). Sự phát triển của công xã thị tộc ở Việt Nam diễn ra như thế nào?

Câu 8 (4 điểm). Lập bảng thống kê về các giai đoạn phát triển của xã hội nguyên thủy ở Việt Nam theo yêu cầu sau đây:

Các giai đoạn

Thời gian

Địa bàn cư trú

Công cụ lao động

Hoạt động kinh tế

Tổ chức xã hội

1. Người tối cổ ở Việt Nam

 

 

 

 

 

2. Người Sơn Vi

 

 

 

 

 

3. Người Hòa Bình – Bắc Sơn

 

 

 

 

 

 

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

Trắc nghiệm

1

2

3

4

5

6

B

C

A

A

C

D


---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi HK2 môn Lịch Sử 10 năm 2021 có đáp án Trường THPT Thanh Chương. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em học tốt!

ADMICRO
NONE
OFF