OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Bộ 5 đề thi HK2 môn Lịch Sử 10 năm 2021 có đáp án Trường THPT Phạm Văn Đồng

27/04/2021 922.77 KB 551 lượt xem 2 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210427/669239012617_20210427_114643.pdf?r=3618
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Dưới đây là Bộ 5 đề thi HK2 môn Lịch Sử 10 năm 2021 Trường THPT Phạm Văn Đồng. Đề thi gồm có trắc nghiệm và tự luận có đáp án sẽ giúp các em ôn tập nắm vững các kiến thức, các dạng bài tập để chuẩn bị cho kỳ thi sắp đến. Các em xem và tải về ở dưới.

 

 
 

TRƯỜNG THPT PHẠM VĂN ĐỒNG

ĐỀ THI HỌC KÌ 2 NĂM 2021

MÔN LỊCH SỬ 10

THỜI GIAN 45 PHÚT

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1:  Cho biết hệ tư tưởng Nho giáo được truyền bá vào nước ta trong thời kì nào?

A.  Thời Bắc thuộc

       B.  Thời Ngô - Đinh - Tiền Lê

C.  Thời Lê sơ

       D.  Thời Văn Lang - Âu Lạc

Câu 2:  Vào năm bao nhiêu vua Trần “xuống chiếu cho các vương hầu, công chúa, phò mã, cung tần chiêu tập những người phiêu tán, không có sản nghiệp làm nô tì, để khai khẩn đất hoang, thành lập điền trang” ?

A.  Năm 1246

       B.  Năm 1236

       C.  Năm 1256

       D.  Năm 1266

Câu 3:  Trang Vân Đồn (Quảng Ninh) được thành lập dùng làm vùng hải cảng trao đổi hàng hóa với nước ngoài lần đầu tiên vào triều đại nào sau đây?

A.  Triều Lý

       B.  Triều Lê Sơ

C.  Triều Trần

       D.  Chính quyền Lê - Trịnh

Câu 4:  Kỳ thi Minh kinh bác học và Nho học Tam trường được tổ chức thi đầu tiên vào năm nào sau đây?

A.  Năm 1073

       B.  Năm 1074

       C.  Năm 1072

       D.  Năm 1075

Câu 5:  Cho biết những tín ngưỡng truyền thống nào sau đây phổ biến ở thế kỉ X - XV?

A.  Thờ cúng các vị thần phụ trợ

B.  Thờ cúng tổ tiên, những người có công với nước, với dân

C.  Thờ cúng các hiện vật tiêu biểu cho nguồn góc dân tộc (thờ trống đồng)

D.  3 câu a, b, c đúng

Câu 6:  Thái Úy Lý Thường Kiệt đã sử dụng chiến thuật gì để đánh quân xâm lược Tống?

A.  Chiến thuật “Tiên phát chế nhân”

       B.  Chiến thuật “Đánh du kích”

C.  Chiến thuật “Đánh địch vận”

       D.  Chiến thuật “Vườn không nhà trống”

Câu 7:  Bộ luật Quốc triều Hình luật còn có tên gọi khác là gì?

A.  Hoàng Triều Đại Điển

       B.  Luật Gia Long

C.  Hình Luật

       D.  Luật Hồng Đức

Câu 8:  Cuối thế kỉ XIV, một khu thành lớn được xây dựng, sau này gọi là thành nhà Hồ. Học sinh cho biết thành nhà Hồ hiện nay ở địa phương nào sau đây?

A.  Vĩnh Lộc (Thanh Hóa)

       B.  Cẩm Thủy (Thanh Hóa)

C.  Yên Cát (Thanh Hóa)

       D.  Quan Hóa (Thanh Hóa)

Câu 9:  Vị vua nào sau đây đã đưa quân đánh vào Vi-giay-a và thành lập đạo thừa tuyên Quảng Nam?

A.  Lê Nhân Tông

       B.  Lê Thánh Tông

C.  Lê Thái Tông

       D.  Lê Thái Tổ

Câu 10:  Cho biết công trình kiến trúc Phật giáo nào sau đây không được xây dựng ở thời Lý - Trần?

A.  Tượng Phật bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay ở chùa Bút Tháp

B.  Đền Đồng Cổ

C.  Chùa Chân Giáo

D.  Chùa Diên Hựu

Câu 11:  Năm 981 quân Tống tiến vào nước ta, nhân dân ta đã chiến thắng anh dũng và giành thắng lợi quyết định ở đâu?

A.  Vùng Đông Bắc

       B.  Vùng Tây Bắc

C.  Bắc sông Như Nguyệt

       D.  Câu a, b, c đúng

Câu 12:  Điều luật “…, kẻ nào dám đem một thước núi, một tấc đất của vua Thái Tổ để lại làm mồi cho giặc thì phải bị trừng trị nặng” được trích trong bộ luật nào sau đây?

A.  Quốc triều Hình luật

       B.  Bộ luật Hình Thư

C.  Luật Tập quán pháp

       D.  Hoàng Việt Luật lệ

Câu 13:  Vì sao nhà Tống quyết định xâm lược nước ta lần 2 ?

A.  Vì nhà Tống muốn trả thù cho sự thất bại trước đây

B.  Vì nhà Tống suy yếu, gặp nhiều khó khăn trong nước và vùng biên giới phía Bắc

C.  Vì nhà Tống muốn mở rộng bờ cõi, thiết lập lại chế độ cai trị như thời Bắc thuộc

D.  Câu a, b, c đúng

Câu 14:  Câu nói: “Họ Lê thường vẫn sai con vào chầu, không thiếu trung thuận, nay nghe tin mới chết, chưa có lễ thăm viếng đã vội đem quân sang đánh, như vậy không đáng là bậc vương giả” là câu nói của vua Trung Quốc nào sau đây?

A.  Vua Tống

       B.  Vua Nguyên

       C.  Vua Thanh

       D.  Vua Minh

Câu 15:  Câu thơ “Đời vua Thái tổ, Thái tông,

Thóc lúa đầy đồng trâu chẳng buồn ăn”

Chứng tỏ sự phát triển mạnh của nền kinh tế nông nghiệp dưới triều đại nào sau đây?

A.  Triều Hồ

       B.  Triều Lê sơ

C.  Triều Lý

       D.  Triều Trần

Câu 16:  Hình thức nhã nhạc cung đình lần đầu trở nên phổ biến vào triều đại nào sau đây?

A.  Triều Lý

       B.  Triều Lê sơ

C.  Triều Nguyễn

       D.  Triều Trần

Câu 17:  Nền kinh tế ngoại thương bị đặc biệt hạn chế vào triều đại nào sau đây?

A.  Triều Lý

       B.  Triều Hồ

C.  Triều Lê sơ

       D.  Triều Trần

Câu 18:  Cho biết mỗi Đạo thừa tuyên thời Lê sơ có bao nhiêu ty, mỗi ty phụ trách những việc gì?

A.  Có 3 ty, phụ trách quân sự, dân sự và giáo dục

B.  Có 5 ty, phụ trách quân sự, dân sự, văn hóa, giáo dục, kiện tụng

C.  Có 3 ty, phụ trách quân sự, dân sự và văn hóa - giáo dục

D.  Có 3 ty, phụ trách quân sự, dân sự và kiện tụng

Câu 19:  Đơn vị hành chánh đất nước thời Trần - Hồ được chia như thế nào?

A.  Chia thành nhiều Đạo

       B.  Chia thành nhiều Lộ

C.  Chia thành nhiều Phủ

       D.  Chia thành nhiều Trấn

Câu 20:  Bộ luật Hình thư của nhà Lý ban hành vào năm bao nhiêu?

A.  Năm 1032

       B.  Năm 1042

       C.  Năm 1012

       D.  Năm 1022

Câu 21:  Cho biết nhà sư nào sau đây đã tham gia tích cực vào sự nghiệp giữ nước và dựng nước của dân tộc?

A.  Sư Ngô Chân Lưu

       B.  Sư Đỗ Thuận

C.  Sư Vạn Hạnh

       D.   Câu a, b, c đúng

Câu 22:  Đê “quai vạc” được thực hiện ở triều đại nào sau đây?

A.  Triều Ngô - Đinh

       B.  Triều Lý

C.  Triều Lê Sơ

       D.  Triều Trần

Câu 23:  Tư tưởng “Lấy đại nghĩa để thắng hung tàn, đem chí nhân mà thay cường bạo” được sử dụng trong cuộc kháng chiến chống giặc nào sau đây?

A.  Giặc Nguyên

       B.  Giặc Minh

C.  Giặc Tống

       D.  Giặc Thanh

Câu 24:  Năm 1070 vị vua Lý nào sau đây cho xây dựng Văn Miếu ở Kinh đô Thăng Long “Đắp tượng Khổng tử, Chu Công, vẽ tượng thập nhất nhị hiền, bốn mùa cúng tế, Hoàng Thái tử đến đây học”?

A.  Lý Thái Tông

       B.  Lý Thánh Tông

C.  Lý Thái Tổ

       D.  Lý Nhân Tông

Câu 25:  Nền giáo dục Nho học đặt biệt thịnh đạt vào thời vị vua nào sau đây?

A.  Lê Đại Hành

       B.  Lê Thái Tông

C.  Lê Thái Tổ

       D.  Lê Thánh Tông

Câu 26:  Điều luật “kẻ nào ăn cướp lúa mạ và tài vật của nhân dân nếu đã lấy rồi thì xử 100 trượng …” trích trong bộ luật của triều đại nào sau đây?

A.  Triều Lê sơ

       B.  Triều Lý

C.  Triều Trần

       D.  Triều Hồ

Câu 27:  Các hình thức nghệ thuật: tuồng, hề, múa rối nước … đặt biệt phát triển mạnh ở triều đại nào sau đây?

A.  Triều Lý - Trần

       B.  Triều Nguyễn

C.  Triều Ngô - Đinh - Tiền Lê

       D.  Triều Lê sơ

Câu 28:  Ai là người sáng lập ra nhà Lê sơ?

A.  Lê Thái Tổ

       B.  Lê Lợi

       C.  Lê Hoàn

       D.  Câu a, b đúng

Câu 29:  Cho biết tình hình phát triển của nghệ thuật sân khấu, ca múa dân gian thời Lê sơ như thế nào?

A.  Phát triển rộng khắp, được nhà nước chú trọng

       B.  Chỉ phát triển ở cung đình

C.  Chỉ phát triển ở các thôn làng

       D.  Ba câu a, b, c đúng

Câu 30:  Vị vua nào sau đây là người chủ trương đặt quan hệ thân tộc với các tù trưởng dân tộc ít người?

A.  Vua Lê Đại Hành

       B.  Vua Lý Thái Tổ

C.  Vua Lý Thái Tông

       D.  Vua Đinh Tiên Hoàng

Câu 31:  Năm 939 Ngô Quyền xưng vương, thành lập chính quyền mới và đóng đô ở đâu?

A.  Phú Xuân

       B.  Hoa Lư

       C.  Cổ Loa

       D.  Thăng Long

Câu 32:  Chính sách quân điền được ban hành vào triều đại nào sau đây?

A.  Triều Lý

       B.  Triều Lê sơ

C.  Triều Trần

       D.  Triều Hồ

Câu 33:  Năm 968 Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế lập ra triều Đinh và đặt tên nước là gì?

A.  Đại Ngu

       B.  Đại Việt

       C.  Nam Việt

       D.  Đại Cồ Việt

Câu 34:  Cho biết tôn giáo nào sau đây khi truyền bá vào Việt Nam đã hòa nhập với một số tín ngưỡng dân gian bản địa?

A.  Nho giáo

       B.  Phật giáo

C.  Đạo giáo

       D.  Câu a, b, c đúng

Câu 35:  Học sinh cho biết vị vua nào sau đây lập ra dòng Thiền Trúc Lâm Đại Việt?

A.  Trần Nhân Tông

       B.  Trần Thánh Tông

C.  Trần Nghệ Tông

       D.  Trần Thái Tông

Câu 36:  Nền kinh tế nội thương đặc biệt phát triển dưới triều đại nào sau đây?

A.  Triều Lý

       B.  Triều Lê sơ

C.  Triều Trần

       D.  Triều Hồ

Câu 37:  Cho biết tác phẩm sử học nào sau đây không được biên soạn thời Lý - Trần - Hồ?

A.  Đại Việt sử kí toàn thư

       B.  Trung hưng thực lục

C.  Đại Việt sử kí

       D.  Đại Việt sử lược

Câu 38:  Nhà nước Quân chủ sơ khai của nước ta ra đời vào triều đại nào sau đây?

A.  Triều Đinh

       B.  Triều Ngô

C.  Thời Khúc Thừa Dụ

       D.  Triều Tiền Lê

Câu 39:  Chiến thắng nào sau đây đã chấm dứt hoàn toàn mộng xâm lược của quân Mông - Nguyên vào nước ta?

A.  Chiến thắng Bạch Đằng

       B.  Chiến thắng Hàm Tử

C.  Chiến thắng Vạn Kiếp

       D.  Chiến thắng Tây Kết

Câu 40:  Vào thời Lê sơ, những thành phần xuất thân nào sau đây đủ điều kiện dự các kì thi do nhà nước tổ chức?

A.  Con cái quan lại, quý tộc, gia đình giàu có, tăng lữ

B.  Mọi người dân có học, lý lịch rõ ràng

C.  Con cái quan lại, quý tộc và gia đình giàu có

D.  Con cái quan lại, quý tộc

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

1

A

11

A

21

D

31

C

2

D

12

A

22

D

32

B

3

A

13

B

23

B

33

D

4

D

14

A

24

B

34

C

5

D

15

B

25

D

35

A

6

A

16

B

26

B

36

B

7

D

17

C

27

A

37

A

8

A

18

D

28

D

38

A

9

B

19

B

29

C

39

A

10

A

20

B

30

B

40

B

 

ĐỀ SỐ 2

I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)

Câu 1: Vị trí của thời kỳ Văn Lang-Âu Lạc trong lịch sử dân tộc là

A. Định hình bản sắc truyền thống của dân tộc VN

B. Mở đầu thời kì dựng nước, định hình bản sắc truyền thống của dân tộc Việt

C. Mở đầu thời kì dựng nước, phát triển bản sắc truyền thống của dân tộc Việt

D. Giữ vững bản sắc truyền thống của dân tộc Việt

Câu 2: Cuộc khởi nghĩa nào đánh dấu nhân dân ta cơ bản giành được độc lập từ phong kiến phương Bắc

A. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng               

B. Khởi nghĩa Lý Bí

C. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan             

D. Khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ

Câu 3: Vị vua nào cho “lập văn miếu ở kinh đô Thăng Long, đắp tượng Khổng Tử, Chu Công, vẽ 72 vị hiền tài, bốn mùa cúng tế và cho Hoàng Thái tử đến học” vào năm 1070.

A. Lý Thái Tổ                                   

B. Lý Thái Tông

C. Lý Nhân Tông                               

D. Lý Thánh Tông

Câu 4: Chế độ phong kiến Việt Nam phát triển thịnh đạt nhất vào thời nào?

A. Nhà Trần

B. Nhà Lý

C. Nhà Lê sơ

D. Nhà Nguyễn

Câu 5: Cuộc chiến tranh Nam – Bắc triều là cuộc tranh giành quyền lực giữa các phe phái đối lập nào?

A. Lê (Nam triều) – Trịnh (Bắc triều)

B. Trịnh (Nam Triều) – Mạc (Bắc triều)

C. Mạc (Nam Triều) – Nguyễn (Bắc triều)

D. Lê, Trịnh (Nam Triều) – Mạc (Bắc triều)

Câu 6: Ai là người đã quy tụ được đông đảo các lực lượng cựu thần nhà lê chống lại nhà Mạc?

A. Nguyễn Hoàng

B. Nguyễn Kim

C. Lê Duy Ninh

D. Trịnh Kiểm

Câu 7: Bộ luật thành văn mang tính giai cấp sâu sắc nhất của chế độ phong kiến Việt Nam là

A. Hình luật                                     

B. Hình thư

C. Hoàng Việt luật lệ                         

D. Quốc triều hình luật

Câu 8: Một số quý tộc phong kiến ở Anh chuyển sang kinh doanh theo lối tư bản chủ nghĩa, trở thành tầng lớp nào?

A. Tư sản công nghiệp.                     

B. Tư sản nông nghiệp,

C. Địa chủ mới.                                 

D. Quý tộc mới.

Câu 9: Điểm tiến bộ của Bản Tuyên ngôn độc lập của nước Mĩ

A. Khẳng định quyền con người, quyền công dân, chủ quyền của nhân dân

B. Xóa bỏ sự bóc lột của công nhân và nhân dân lao động

C. Thừa nhận sự bình đẳng của người dân da đỏ

D. Xóa bỏ chế độ nô lệ

Câu 10: Trong các biện pháp sau của phái Gia-cô-banh, biện pháp nào mang lại quyền lợi thiết thực nhất cho nông dân?

A. Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.

B. Quy định giá bán tối đa các mặt hàng thiết yếu.

C. Thực hiện chính sách trưng thu lúa mì.

D. Quy định mức lương tối đa cho công nhân.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 16 của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

PHẦN TRẮC NGHIỆM

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

B

D

D

C

D

B

C

D

A

A

B

D

 

ĐỀ SỐ 3

I. Phần trắc nghiệm 

Câu 1: Khi Nguyễn Huệ quyết định tiến quân ra Đàng Ngoài, ông đã nêu khẩu hiệu gì?

A. “Thần tốc, táo bạo, bất ngờ”             

B. “Diệt Lê diệt Trịnh”

C. “Phù Trịnh diệt Lê”                           

D. “Phù Lê diệt Trịnh”

Câu 2: Nghề thủ công mới xuất hiện ở nước ta đầu thế kỉ XIX là:

A. Khắc in bản gỗ       

 B. Vẽ tranh sơn mài             

C. Nghề in         

D. In tranh dân gian

Câu 3: Năm 1804, vua Gia Long đặt Quốc hiệu nước ta là:

A. Đại Nam                 

B. Đại Việt                           

C. An Nam         

D. Việt Nam

Câu 4: Năm 1649, Cách mạng tư sản Anh đạt đến đỉnh cao vì :

A. Vua Sác-lơ I bị xử tử, chế độ cộng hòa được thiết lập.

B. Đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình là lật đổ giai cấp tư sản.

C. Ngay sau khi cuộc nội chiến kết thúc, chế độ độc tài được thiết lập.

D. Cách mạng đã thiết lập được chế độ quân chủ lập hiến.

Câu 5: Ý nào sau đây không phải là hệ quả về kinh tế của cách mạng công nghiệp:

A. tư sản công nghiệp và vô sản công nghiệp hình thành

B. thúc đẩy nông nghiệp và giao thông vận tải phát triển

C. năng suất lao động tăng cao

D. nhiều trung tâm công nghiệp xuất hiện

Câu 6: Trước cách mạng tư sản, xã hội Pháp chia thành các đẳng cấp là:

A. tăng lữ, quý tộc, đẳng cấp thứ ba

B. quý tộc, tư sản, nông dân

C. tăng lữ, quý tộc, nông dân

D. tư sản, nông dân, bình dân

Câu 7: Cách mạng công nghiệp Anh bắt đầu từ:

A. những năm 30 của thế kỉ XIX

B. những năm 60 của thế kỉ XVIII

C. những năm 50 của thế kỉ XIX

D. những năm 40 của thế kỉ XIX

Câu 8: Trong cuộc cải cách hành chính năm 1831-1832, vua Minh Mạng đã chia nước ta thành:

A. 31 tỉnh           

B. 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc             

C. 30 tỉnh             

D. 3 vùng

Câu 9: Trước cách mạng 1789, Pháp là một nước:

A. công thương nghiệp kém phát triển               

B. nông nghiệp lạc hậu

C. nông nghiệp phát triển                                 

D. các ngành kinh tế chậm phát triển

Câu 10: Phát minh quan trọng nhất trong cách mạng công nghiệp Anh là:

A. máy kéo sợi Gien-ni           

B. tàu lửa         

C. máy hơi nước         

D. đầu máy xe lửa

Câu 11: Trận thắng quyết định cuộc kháng chiến chống quân Xiêm giành thắng lợi là:

A. Bạch Đằng                       

B. Chi Lăng – Xương Giang

C. Rạch Gầm – Xoài Mút         

D. Ngọc Hồi – Đống Đa

Câu 12: Khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ vào năm:

A. 1777                 

B. 1785                 

C. 1771                 

D. 1786

II. Phần tự luận

Câu 1: Trình bày cuộc kháng chiến chống quân Thanh (1789) của nghĩa quân Tây Sơn? Qua đó nêu lên công lao của phong trào Tây Sơn đối với đất nước? (3 điểm)

Câu 2: Tại sao nói thời kì chuyên chính Gia cô banh là đỉnh cao của Cách mạng tư sản Pháp? (2 điểm)

Câu 3: Lập bảng so sánh các cuộc Cách mạng tư sản Anh, Chiến tranh giành độc lập Bắc Mĩ và Cách mạng tư sản Pháp 1789 về các tiêu chí sau: nhiệm vụ, lãnh đạo, hình thức và kết quả? (2 điểm)

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

1. Phần trắc nghiệm:

1

2

3

4

5

6

7\

8

9

10

11

12

D

D

D

A

A

A

B

B

B

C

C

C

 

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 4

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Vị vua cuối cùng của nhà Lý là ai ?

a. Lý Chiêu Hoàng.                           b. Lý Cao Tông.

c. Lý Huệ Tông.                                d. Lý Trần Quán

Câu 2. Dưới triều Nguyễn, địa danh nào được chọn làm kinh đô là trung tâm đầu não của cả nước ?

a. Thăng Long (Hà Nội).                    b. Phủ Qui Nhơn.

c. Phú Xuân (Huế)                            d. Gia Định (Sài Gòn).

Câu 3. Lê Hoàn chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Tống giành được thắng lợi ở đâu ?

a. Sông Như Nguyệt.                         b. Sông Bạch Đằng.

c. Rạch Gầm-Xoài Mút.                      d. Chi Lăng-Xương Giang.

Câu 4. Khi Nguyễn Huệ quyết định tiến thẳng quân ra Đàng Ngoài, ông đã nêu khẩu hiệu gì ?

a. “Thần tộc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”       

b. “Quyết tâm tiêu diệt vua Lê, chúa Trịnh”.

c. “Phù Lê, diệt Trịnh”.                                     

d. “Phù Trịnh, diệt Lê”

Câu 5. Chiến thắng nào đã ghi dấu ấn sâu sắc nhất về sự đánh bại quân Mãn Thanh xâm lược ?

a. Hạ Hồi.                                         b. Ngọc Hồi, Đống Đa.

c. Ngọc Hồi                                       d. Tất cả các chiến thắng trên

Câu 6. Ở thế kỉ XVI-XVIII, hệ tư tưởng nào vẫn giữ vị trí thống trị trong xã hội nhưng không còn vai trò độc tôn ?

a. Phật giáo.                                     b. Đạo giáo.

c. Thiên chúa giáo                            d. Nho giáo.

II. TỰ LUẬN

Câu 1. Trình bày khái quát và nhận xét quá trình hoàn chỉnh bộ máy thống trị của nhà Nguyễn? (3 điểm)

Câu 2. Tại sao nói thời chuyên chính Gia-cô-banh là đỉnh cao của cách mạng tư sản Pháp? Ý nghĩa lịch sử của cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII? (2 điểm)

Câu 3. Sự hưng khởi của các đô thị thể hiện ra sao? Sự phát triển của đô thị có ý nghĩa thế nào?(2 điểm)

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

I. Trắc nghiệm:

1

2

3

4

5

6

a

c

b

c

b

d

 

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 5

I. Trắc nghiệm

Câu 1: Đời sống kinh tế chủ yếu của người tối cổ là gì?

A. Hái lượm                                C. Săn bắt, hái lượm

B. Săn bắn                                 D. Săn bắn, hái lượm

Câu 2: Xã hội Văn Lang – Âu Lạc có những tầng lớp nào?

A. Vua, quý tộc, nô tì

B. Vua, quý tộc, dân tự do

C. Vua, quý tộc, dân tự do, nô tì

D. Vua, quý tộc, dân tự do, nô tì, nông dân lệ thuộc

Câu 3. Chính quyền đô hộ phương Bắc truyền bá Nho giáo vào nước ta, bắt nhân dân ta thay đổi phong tục tập quán theo người Hán nhằm mục đích gì ?

A. Mở rộng quan hệ giao lưu văn hoá với Trung Quốc

B. Thực hiện chính sách đồng hoá dân tộc Việt

C. Khai hoá văn minh cho dân tộc ta

D. Xoá bỏ phong tục tập quán của người Việt

Câu 4. Sự kiện nào đánh dấu việc chấm dứt thời kì đô hộ của phong kiến phương Bắc, đưa nước ta vào thời kì độc lập tự chủ lâu dài ?

A. Khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ thắng lợi năm 905

B. Khúc Hạo thực hiện cải cách để xây dựng chính quyền độc lập tự chủ năm 907

C. Chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền năm 938

D. Ngô Quyền xưng vương lập ra nhà Ngô năm 939

Câu 5. Dưới thời Đinh, kinh đô nước ta đóng ở đâu?

A. Cổ Loa                                     

B. Đại La

C. Hoa Lư                                     

D. Phong Châu

Câu 6. Thăng Long (Hà Nội ngày nay) có 36 phố phường thời nào?

A. Nhà Nguyễn                             

B. Nhà Lý

C. Nhà Lê sơ                                 

D. Nhà Trần

Câu 7. Trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta ai là người thực hiện chiến lược: “tiên phát chế nhân”?

A. Lê Hoàn                                   

B. Lý Công Uẩn

C. Trần Hưng Đạo                         

D. Lý Thường Kiệt

Câu 8. Phật giáo được tôn sùng nhất ở nước ta dưới vương triều nào?

A. Nhà Đinh, Tiền Lê                     

B. Nhà Lý – Trần

C. Nhà Hồ                                     

D. Nhà Lê sơ

Câu 9. Con sông lịch sử chia cắt đất nước thành Đàng Trong và Đàng Ngoài

A. Sông Gianh

B. Sông Giang

C. Sông Hương

D. Sông Dinh

Câu 10. Trung tâm trao đổi, buôn bán sầm uất nhất của Đàng Trong

A. Hội An

B. Thanh Hà

C. Gia Định

D. Vân Đồn

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 18 của đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

I. Phần trắc nghiệm:

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

c

c

b

c

c

c

d

b

a

a

c

c

b

b

d

a

 

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi HK2 môn Lịch Sử 10 năm 2021 có đáp án Trường THPT Phạm Văn Đồng. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em học tốt!

ADMICRO
NONE
OFF