OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Lịch Sử 9 năm 2022-2023 có đáp án Trường THCS Vạn Kim

27/10/2022 604.29 KB 325 lượt xem 1 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2022/20221027/44769141946_20221027_214109.pdf?r=2811
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Mời quý thầy cô và các em học sinh tham khảo Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Lịch Sử 9 năm 2022-2023 có đáp án Trường THCS Vạn Kim đã được HỌC247 biên soạn. Thông qua tài liệu này sẽ giúp quý thầy, cô giáo xây dựng đề kiểm tra theo chuẩn kiến thức và kỹ năng. Đặc biệt giúp các em luyện tập củng cố và nâng cao kỹ năng giải trắc nghiệm Lịch sử 9 để làm bài kiểm tra chương và bài thi thật tốt. Chúc các em học sinh đạt kết quả cao trong kì thi giữa HK1 sắp tới!

 

 
 

TRƯỜNG THCS VẠN KIM

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2022 – 2023

MÔN: LỊCH SỬ 9

Thời gian làm bài: 45 phút

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 1: Năm 1957, Liên Xô đạt được thành tựu tiêu biểu nào về khoa học - kĩ thuật ?

A. Chế tạo thành công bom nguyên tử.

B. Phóng thành công vệ tinh nhân tạo.

C. Phóng tàu vũ trụ Phương Đông bay vòng quanh trái đất.

D. Đưa con người lên thám hiểm mặt trăng.

Câu 2: Tại sao năm 1960 được gọi là “Năm Châu Phi”?

A. Phong trào đấu tranh bắt đầu bùng nổ ở Châu Phi.

B. Năm Ai Cập giành độc lập.

C. Năm 17 nước Châu Phi tuyên bố độc lập.

D. Năm tất cả các nước Châu Phi tuyên bố độc lập.

Câu 3: Tổ chức liên minh về chính trị và quân sự giữa Liên Xô và các nước XHCN được thành lập tháng 5-1955 là

A. tổ chức quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO).

B. khối quân sự SEATO.

C. tổ chức hiệp ước Vác-sa-va.

D. hội đồng tương trợ kinh tế (SEV).

Câu 4: Nhiệm vụ chính trị của cách mạng dân chủ nhân dân ở các nước Đông Âu là gì?

A. Tiến hành hàn gắn vết thương chiến tranh

B. Tiến hành cải cách ruộng đất.

C. Quốc hữu hóa những xí nghiệp lớn của tư bản.

D. Xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân, ban hành các quyền tự do dân chủ. Câu 5: Nhận xét nào dưới đây phản ánh đúng vai trò của Liên Xô với phong trào cách mạng thế giới sau chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Đồng minh tin cậy của phong trào cách mạng thế giới

B. Cầu nối kí kết các hiệp ước ngoại giao

C. Nước viện trợ không hoàn lại giúp đỡ phong trào cách mạng thế giới

D. Chỗ dựa vững chắc của phong trào cách mạng thế giới.

Câu 6: Sự tan rã của hệ thống xã hội chủ nghĩa được đánh dấu bởi.

A. Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) ngừng hoạt động.

B. Sự sụp đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu.

C. Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va tuyên bố giải thể.

D. Sự ra đời của cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG).

Câu 7: Công cuộc cải tổ ở Liên Xô đã dẫn tới hậu quả nghiêm trọng nhất là:

A. Kinh tế tiếp tục trượt dài trong khủng hoảng.

B. Nhiều cuộc bãi công diễn ra mâu thuẫn sắc tộc bùng nổ khắp đất nước.

C. Đảng cộng sản Liên Xô bị đình chỉ hoạt động, tổng thống từ chức, lá cờ Liên bang Xô Viết trên nóc điện Crem-li bị hạ xuống, chế độ CNXH ở Liên Xô bị sụp đổ sau 74 năm tồn tại.

D. Các nước cộng hòa đua nhau đòi độc lập và tách khỏi Liên bang.

Câu 8: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quốc gia nào giành độc lập sớm nhất ở châu Phi?

A. An-giê-ri.

B. Ai Cập.

C. Ghi-nê.

D. Tuy-ni-di.

Câu 9: Chế độ phân biệt chủng tộc bị xóa bỏ đã làm cho hệ thống thuộc địa kiểu cũ của chủ nghĩa đế quốc

A. rung chuyển.

B. về cơ bản bị sụp đổ.

C. tiếp tục sụp đổ.

D. bị sụp đổ hoàn toàn.

Câu 10: Sự kiện nào đánh dấu chủ nghĩa thực dân Bồ Đào Nha ở châu Phi cùng hệ thống thuộc địa của nó cơ bản bị tan rã?

A. Namibia tuyên bố độc lập.

B. Chế độ Apacthai bị xoá bỏ.

C. 17 nước châu Phi giành độc lập.

D. Cách mạng Ănggôla, Môdămbích, Ghi-nê bít-xao thắng lợi.

Câu 11: Hệ thống thuộc địa thế giới cơ bản sụp đổ vào giai đoạn nào?

A. Từ năm 1945 đến giữa những năm 60 của thế kỉ XX.

B. Từ giữa những năm 60 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX.

C. Từ giữa những năm 70 đến giữa những năm 90 của thế kỉ XX.

D. Từ đầu những năm 80 đến giữa những năm 90 của thế kỉ XX.

Câu 12: Đặc điểm nổi bật của Châu Á ngay sau Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc ?

A. Phong trào giải phóng dân tộc bùng nổ và phát triển mạnh mẽ.

B. Được các nước tư bản phương tây công nhận độc lập dân tộc.

C. Đưa ra những cuộc chiến tranh cục bộ trên khắp châu lục.

D. Có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và cao nhất thế giới.

Câu 13: Từ cuối những năm 80 của thế kỉ XX, chính sách đối ngoại của Trung Quốc là:

A. thù địch với Mĩ và các nước phương Tây.

B. đối đầu với các nước láng giềng.

C. mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác với hầu hết các nước trên thế giới.

D. chỉ quan hệ với các nước lớn trên thế giới.

Câu 14: Đến đầu thế kỉ XXI, lãnh thổ chưa thu hồi về Trung Quốc là

A. Hồng Kông.                  

B. Ma Cao.                        

C. đảo Hải Nam.               

D. Đài Loan.

Câu 15: Liên Xô bước ra khỏi cuộc chiến tranh thế giới thứ hai với tư thế

A. của người chiến thắng và thu được nhiều lợi nhuận từ chiến tranh.

B. của người chiến thắng, không phải chịu tổn thất gì.

C. của người chiến thắng nhưng phải chịu tổn thất hết sức nặng nề.

D. của nước chịu hậu quả to lớn về người và của.

Câu 16: Sự kiện nào đánh dấu Trung Quốc bước vào kỉ nguyên độc lập, tự do ?

A. Nội chiến Quốc – Cộng kết thúc (1949).

B. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời (1949).

C. Trung Quốc đề ra đường lối cải cách mở cửa (1978).

D. Trung Quốc thu hồi được chủ quyền đối với Hồng Kông (1997) và Ma Cao (1999).

Câu 17: Năm 1945, một số nước Đông Nam Á tranh thủ yếu tố thuận lợi nào sau đây để giành được độc lập?

A. Phát xít Đức đầu hàng đồng minh không điều kiện.

B. Phát xít Nhật đầu hàng đồng minh không điều kiện.

C. Liên Xô tiêu diệt hơn một triệu quân Quan Đông của Nhật.

D. Lực lượng quân Đồng minh giải giáp quân đội Nhật Bản.

Câu 18: Năm 1997, ASEAN đã kết nạp thêm các thành viên nào?

A. Lào, Việt Nam

B. Cam-pu-chia, Lào

C. Lào, Mi-an-ma

D. Mi-an-ma,Việt Nam

Câu 19: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á tuyên bố độc lập ?

A. Việt Nam.

B. In-đô-nê-xi-a.

C. Ma-lai-xi-a.

D. Lào.

Câu 20: Nội dung nào không được hiệp ước Bali (1976) xác định là nguyên tắc hoạt động của tổ chức ASEAN?

A. Tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.

B. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hoà bình.

C. Hợp tác và phát triển có hiệu quả về kinh tế, văn hoá và xã hội.

D. Chỉ sử dụng vũ lực khi có sự đồng ý của hơn 2/3 nước thành viên.

Câu 21: Hiến chương ASEAN xác định mục tiêu thành lập của tổ chức này là

A. phát triển kinh tế và văn hoá trên sự đóng góp giữa các nước thành viên.

B. phát triển kinh tế và văn hoá dựa trên sự ảnh hưởng giữa các nước thành viên.

C. phát triển kinh tế, văn hoá dựa vào sức mạnh quân sự giữa các nước thành viên.

D. phát triển kinh tế, văn hoá dựa trên sự nỗ lực hợp tác giữa các nước thành viên. Câu 22: Tháng 9/ 1954, Mĩ, Anh, Pháp đã cùng nhau thành lập tổ chức nào tại Đông Nam Á?

A. Tổ chức hỗ trợ kinh tế S.E.V.

B. Tổ chức tương trợ quân sự Vacsava.

C. Khối quân sự NATO.

D. Khối quân sự SEATO.

Câu 23: Phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, đòi độc lập dân tộc ở châu Phi sau chiến tranh thế giới thứ hai diễn ra sớm nhất ở đâu?

A. Bắc Phi.

B. Tây Phi.

C. Nam Phi.

D. Trung Phi.

Câu 24: “Chủ nghĩa Apacthai” có nghĩa là

A. chế độ độc tài chuyên chế.

B. chế độ phân biệt chủng tộc hết sức tàn bạo.

C. biểu hiện của chế độ thực dân cũ.

D. biểu hiện của chế độ thực dân mới.

Câu 25: Đâu không phải là nội dung của chiến lược kinh tế vĩ mô (1996) ở Nam Phi?

A. Duy trì sự bóc lột kinh tế với người da đen.

B. Phát triển sản xuất, giải quyết vấn đề việc làm.

C. Xóa bỏ “chế độ A-pac-thai về kinh tế”.

D. Cải thiện mức sống của người da đen.

Câu 26: Tổ chức liên minh khu vực ở Châu Phi viết tắt là:

A. AU.                    

B. EU.                    

C. ASEAN.            

D. ANC.

Câu 27: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, kẻ thù chủ yếu của nhân dân các nước Mĩ La-tinh là

A. chế độ phân biệt chủng tộc.

B. chủ nghĩa thưc dân kiểu cũ.

C. giai cấp địa chủ phong kiến.

D. chế độ tay sai phản động của chủ nghĩa thực dân kiểu mới.

Câu 28: Trong phong trào đấu tranh giành được độc lập từ sau chiến tranh thế giới thứ hai khu vực nào được ví như “Lục địa bùng cháy”?

A. Đông Nam Á.

B. Châu Á.

C. Châu Phi.

D. Mĩ La-tinh.

Câu 29: Từ những năm 90 của thế kỉ XX đến nay, Cu Ba lựa chọn con đường

A. đưa đất nước quay lại chế độ cũ trước cách mạng.

B. tư bản chủ nghĩa.

C. hòa bình trung lập.

D. kiên định theo chủ nghĩa xã hội mang màu sắc dân tộc.

Câu 30: Sự kiện tấn công pháo đài Môn –ca-đa (26-7-1953) của nhân dân Cu Ba đã

A. mở đầu giai đoạn đấu tranh vũ trang giành chính quyền ở Cu Ba.

B. lật đổ chính quyền Ba-ti-xta.

C. tiêu diệt đội quân đánh thuê của Mĩ ở bãi biển Hi-rôn.

D. thiết lập một tổ chức cách mạng lấy tên là “Phong trào 26-7”.

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

B

C

C

D

D

B

C

B

D

D

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

B

A

C

D

C

B

B

C

B

D

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

D

D

A

B

A

A

D

D

D

A

2. ĐỀ SỐ 2

ĐỀ THI GIỮA HK1 MÔN LỊCH SỬ 9 NĂM 2022-2023 TRƯỜNG THCS VẠN KIM- ĐỀ 02

Phần trắc nghiệm: Em hãy khoanh tròn ý đúng nhất (3 điểm)

Câu 1: Sự kiện nổi bật nào đã diễn ra ở Liên Xô năm 1949?

A. Chế tạo thành công bom nguyên tử

B. Liên Xô hoàn thành kế hoạch 5 năm lần thứ tư

C. Liên Xô lần đầu tiên đưa người đi do thám mặt trăng

D. Liên Xô phóng vệ tinh nhân tạo

Câu 2. Ngay sau khi phát xít Nhật đầu hàng, các nước nào ở ĐNA giành được độc lập trong tháng 8/1945?

A.Việt Nam, Lào, In-đô-nê-xi-a.                    

C. Việt Nam, In-đô-nê-xi-a

B. Lào, In-đô-nê-xi-a                                      

D.  In-đô-nê-xi-a

Câu 3 . Người đã lãnh đạo cuộc Cách mạng Cu Ba năm 1959 là:

 A. Hô-xê Mác-ti      

B. Phi-đen Ca-xtơ-rô      

C. Nen-xơn Man đê-la    

D. Áp- đen Ca-đê.

Câu 4. Năm nước tham gia sáng lập tổ chức ASEAN năm 1967 là

A. Thái Lan, Phi-lip-pin, Ma-lai-xi-a, Mi-an-ma, Xin-ga-po.

B. In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Phi-lip-pin, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po.

C. Thái Lan, Ph-lip-pin, Ma-lai-xi-a, Mi-an-ma, In-đô-nê-xi-a.

D. In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Phi-lip-pin, Ma-lai-xi-a, Bru-nây.

Câu 5: ‘Chủ nghĩa A-pac-thai’ có nghĩa là:

A. Chế độ độc tài chuyên chế                        

B. Chế độ phân biệt chủng tộc hết sức tàn bạo.

C. Biểu hiện của chế độ chiếm nô                 

D. Biểu hiện của chủ nghĩa thực dân mới

Câu 6. Năm được gọi là “Năm châu Phi” là:

A. Năm 1952             

B. Năm 1953               

C. Năm 1959                   

D. Năm 1960

Phần tự luận: (7 điểm )

Câu 1 (3 điểm). Trình bày hoàn cảnh ra đời và mục tiêu hoạt động của tổ chức ASEAN. Tại sao nói "Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX một chương mới đã mở ra trong lịch sử các nước Đông Nam Á" ?

Câu 2 (4 điểm). Nêu các sự kiện chính của cuộc cách mạng nhân dân ở Cu-ba. Trình bày hiểu biết của em về mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa  Việt Nam và Cu-ba.

.......

---(Để xem tiếp nội dung của đề thi số 2 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

3. ĐỀ SỐ 3

ĐỀ THI GIỮA HK1 MÔN LỊCH SỬ 9 NĂM 2022-2023 TRƯỜNG THCS VẠN KIM- ĐỀ 03

I. Trắc nghiệm (5điểm): Hãy chọn đáp án đúng nhất

Câu 1: Năm 1960 đã đi vào lịch sử với tên gọi “ Năm Châu Phi” vì sao?

A.Châu Phi là châu lục có phong trào giải phóng dân tộc phát triển sớm nhất, mạnh mẽ nhất.

B.Tất cả các nước Châu Phi đều giành độc lập.

C.Có 17 nước Châu Phi tuyên bố độc lập.

D.Chủ nghĩa thực dân bị sụp đổ hoàn toàn ở Châu Phi.

Câu 2: Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử vào thời gian nào?

A.1949                       

B. 1957              

C. 1961              

D. 1991

Câu 3: Tàu vũ trụ đầu tiên bay vòng quanh trái đất có tên

A.A-po-lo             

B- Phương Đông        

C- NisSan          

D- Co-pec-nic

Câu 4:Sau chiến tranh Liên Xô bị thiệt hại

A- 27 triệu người chết, 1770 làng mạc, 32000 nhà máy, xí nghiệp bị tàn phá

B- 27 triệu người chết, 1710 làng mạc, 35000 nhà máy, xí nghiệp bị tàn phá

C- 27 triệu người chết, 1710 làng mạc, 32000 nhà máy, xí nghiệp bị tàn phá

D- 27 triệu người chết, 1770 làng mạc, 3200 nhà máy, xí nghiệp bị tàn phá

Câu 5: Trong Chiến tranh thế giới thứ hai Hồng quân Liên Xô tiến vào Đông Âu nhàm mục đích gì?

A- Xâm lược các nước này

B- Tạo điều kiện cho nhân dân các nước này nổi dậy giành độc lập thành lập chế độ TBCN

C- Tạo điều kiện cho nhân dân các nước này nổi dậy giành chính quyền thành lập chế độ DCND

D- Giúp các nước này đánh bại phát xít

Câu 6: Sau khi hoàn thành cách mạng dân chủ nhân dân, các nước Đông Âu làm gì?

A- Tiến lên chế độ XHCN                

B- Tiến lên chế độ TBCn

C- Một số nước tiến lên XHCN, một số tiến lên TBCN

D- Thi hành chính sách trung lập

Câu 7: Nối cột A với cột B sao cho phù hợp:

A

B

1. 8/8/1967

2. 1/10/1949

3. 28/7/1995

4. 1/1/1959

a. Cách mạng Cu ba thắng lợi

b. Hiệp hội các nước Đông Nam Á thành lập

c. Nhà nước CHND Trung Hoa thành lập

d. Việt Nam gia nhập ASEAN

e. Trung Quốc thực hiện cải cách, mở cửa

II. Tự luận (5điểm): 

Câu 1 (2 điểm): Trình bày hoàn cảnh ra đời, mục tiêu và nguyên tắc hoạt động của tổ chức ASEAN?

Câu 2 (1 điểm):Tại sao nói “Từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX, một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á”?

Câu 3(2 điểm): Nêu những thành tựu của công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc từ 1978 đến nay?

.......

---(Để xem tiếp nội dung của đề thi số 3 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

4. ĐỀ SỐ 4

ĐỀ THI GIỮA HK1 MÔN LỊCH SỬ 9 NĂM 2022-2023 TRƯỜNG THCS VẠN KIM- ĐỀ 04

Câu 1. Liên xô chế tạo thành công bom nguyên tử đã phá vỡ thế độc quyền về vũ khí hạt nhân của nước nào?

A.  Anh                                  

B. Pháp                                   

C. Mĩ                                     

D. Nhật Bản

Câu 2. Hai nhà nước ở Tây Đức và Đông Đức chịu ảnh hưởng của hai cường quốc nào?

A.  Mĩ, Anh.                          

B. Mĩ, Liên Xô.                      

C. Anh, Pháp.                       

D. Liên Xô, Anh

Câu 3. Những thành tựu Liên Xô đạt được trong lĩnh vực khoa học – kĩ thuật từ năm 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX bao gồm

A. Chế tạo bom nguyên tử, phóng vệ tinh nhân tạo, du hành vũ trụ.

B. Nhiều rô-bốt nhất thế giới, phóng vệ tinh nhân tạo, du hành vũ trụ.

C.  Chế tạo bom nguyên tử, phóng vệ tinh nhân tạo, đưa người đầu tiên lên mặt trăng    

D. Chế tạo bom nguyên tử, tàu sân bay lớn và nhiều nhất thế giới, du hành vũ trụ.

Câu 4. Nội dung nào chủ yếu nhất chứng minh sự thắng lợi của cách mạng dân chủ nhân dân các nước Đông Âu có ý nghĩa quốc tế?

A. Cải thiện một bước đời sống nhân dân.

B. Thực hiện một số quyền tự do dân chủ cho nhân dân.

C. Tạo điều kiện để Đông Âu bước vào giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội.

D. Góp phần hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa từ năm 1949.

Câu 5. Phong trào giải phóng dân tộc của các nước Á, Phi, Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai không chịu tác động bởi nhân tố khách quan nào sau đây?

A. Mâu thuẫn dân tộc ở mỗi nước diễn ra gay gắt.

B. Chiến tranh thế giới thứ hai làm các nước đế quốc suy yếu.

C.  Sự giúp đỡ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. 

D.  Sự cổ vũ của các quốc gia tuyên bố độc lập trước.

Câu 6. Nhân tố chủ quan quan trọng nhất đưa đến sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc sau Chiến tranh thế giới thứ hai là?

A. Mâu thuẫn dân tộc ở các nước Á, Phi, Mĩ Latinh hết sức gay gắt.

B. Mâu thuẫn giai cấp ở các nước Á, Phi, Mĩ Latinh hết sức gay gắt.

C. Ảnh hưởng từ cuộc khai thác thuộc địa của các nước đế quốc thực dân.

D. Các lực lượng dân tộc như giai cấp tư sản, vô sản ở các nước phát triển.

Câu 7. Nội dung nào không đúng về chính sách đối ngoại của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Đề ra “Chiến lược toàn cầu”.                                          

B. “Viện trợ” để lôi kéo, khống chế các nước.

C. Xác lập trật tự thế giới “đơn cực”.                                  

D. Tích cực đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân.

Câu 8. Năm 1969, quốc gia đầu tiên đưa con người lên Mặt Trăng là

A. Mĩ.                                    

B. Liên Xô.                            

C. Trung Quốc.                     

D. Nhật Bản.

Câu 9. Ý nào sau đây không phải là chính sách đối ngoại của Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Thực hiện chính sách đối ngoại hoà bình.

B. Đi đầu và đấu tranh cho nền hoà bình, an ninh thế giới.

C. Giúp đỡ, ủng hộ các nước XHCN và phong trào cách mạng thế giới.

D. Chỉ quan hệ với các nước Đông Âu

Câu 10. Nguyên nhân chung nào đưa đến sự khủng hoảng của hầu hết các nước trên thế giới vào đầu những năm 80 của thế kỉ XX trong đó có Liên Xô và Mĩ?

A. Cuộc khủng hoảng tài chính châu Á.                              

B.  Cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973.

C. Cuộc khủng hoảng thừa.                                                  

D. Chủ nghĩa khủng bố tăng cường hoạt động

.......

---(Để xem tiếp nội dung của đề thi số 4 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

5. ĐỀ SỐ 5

ĐỀ THI GIỮA HK1 MÔN LỊCH SỬ 9 NĂM 2022-2023 TRƯỜNG THCS VẠN KIM- ĐỀ 05

Câu 1. Tình hình của Liên Xô sau CTTGT II như thế nào?

A. Được hưởng nhiều quyền lợi.            

B. Không bị thiệt hại trong chiến tranh.

C. Bị tổn thất nặng nề, nền kinh tế phát triển chậm lại tới 10 năm.   

D. Câu A và B đúng.   

Câu 2. Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) được thành lập với mục đích

A. Bảo vệ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của các nước Đông Âu.  

B. Tăng cường chuyên môn hóa trong sản xuất giữa các nước Xã hội chủ nghĩa.

C. Đối phó với chính sách bao vây của các nước phương Tây.

D. Hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước Xã hội chủ nghĩa.

Câu 3. Nội dung nào sau đây không thể hiện nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của các nước dân chủ nhân dân Đông Âu?

A. Do sự thỏa thuận của các nước đồng minh chống phát xít.

B. Do Nghị quyết của hội nghị I-an-ta (2/1945).

C. Hồng quân Liên Xô truy kích thắng lợi quân phát xít Đức.

D. Do sự hợp tác có hiệu quả trong Tổ chức Hiệp ước Vacsava.

Câu 4. Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết tồn tại được bao nhiêu năm?

A. 71 năm

B. 72 năm                              

C. 73 năm

D. 74 năm.

Câu 5. Phong trào đấu tranh giành độc lập ở Angiêri chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ đất nước nào?

A. Trung Quốc.

B. Liên Xô.

C. Việt Nam

D.  Ấn Độ.

Câu 6. Trở ngại chủ quan nào ảnh hưởng đến thắng lợi của Xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu?

A. Sự phá hoại của các thế lực phản động.

B. Rập khuôn, giáo điều theo mô hình ở Liên Xô.

C.  Chưa đảm bảo sự công bằng xã hội.

D. Thiếu năng động trước những biến đổi của tình hình thế giới.

Câu 7. Từ những năm 70 của thế kỉ XX, chủ nghĩa thực dân cũ chỉ còn tồn tại dưới hình thức nào?

A. Chủ nghĩa thực dân kiểu cũ.

B.  Chủ nghĩa thực dân kiểu mới.

C. Chế độ phân biệt chủng tộc.

D. Chế độ thực dân.

Câu 8. Yếu tố nào sau đây quyết định đến sự phát triển của phong trào đấu tranh của nhân dân Mĩ Latinh?  

A.  Sự suy yếu của đế quốc Mĩ.

B.  Thắng lợi của cách mạng Cuba.  

C. Thắng lợi của cách mạng Việt Nam. 

D.  Thắng lợi của cách mạng Trung Quốc.

Câu 9. Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở Môdămbích, Ănggôla và Ghi-nê Bít-xao đã đánh dấu sự tan rã của hệ thống thuộc địa của

A. Tây Ban Nha.

B.  Bồ Đào Nha

C. Anh.

D.  Pháp.

Câu 10. Sự kiện nào đánh dấu chủ nghĩa thực dân – đế quốc đã sụp đổ đến tận gốc rễ?

A. Cách mạng Cuba giành thắng lợi.

B. 17 nước châu Phi tuyên bố độc lập.

C. Chế độ phân biệt chủng tộc bị xóa bỏ hoàn toàn.

D. Môdămbích và Ănggôla tuyên bố độc lập.

.......

---(Để xem tiếp nội dung của đề thi số 5 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Lịch Sử 9 năm 2022-2023 có đáp án Trường THCS Vạn Kim. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:

Hy vọng bộ đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

ADMICRO
NONE
OFF