OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Bộ 5 đề thi chọn HSG Vật Lý 9 năm 2021 Trường THCS Quang Trung có đáp án

19/03/2021 1.87 MB 273 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210319/5602644797_20210319_104112.pdf?r=8643
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Xin giới thiệu với các em tài liệu Bộ 5 đề thi chọn HSG môn Vật Lý 9 năm 202 -2021 Trường THCS Quang Trung có đáp án do HOC247 biên soạn nhằm củng cố các kiến thức và rèn luyện kỹ năng giải bài tập nâng cao, qua đó các em cũng có thể luyện tập và tham khảo thêm. Mời các em tham khảo tại đây!

 

 
 

TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG

ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HSG

NĂM HỌC 2020-2021

MÔN: VẬT LÝ 9

Thời gian làm bài: 90 phút

 

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 1. Một bình hình trụ có bán kính đáy là R1 = 20cm chứa nước ở nhiệt độ

 t1 = 200C đặt trên mặt bàn nằm ngang. Người ta thả một quả cầu đặc bằng nhôm có bán kính

R2 = 10cm ở nhiệt độ t2 = 400C vào bình thì khi cân bằng mực nước trong bình ngập chính giữa quả cầu. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt giữa nước, quả cầu với bình và môi trường; cho biết khối lượng riêng của nước là D1 = 1000kg/m3 và của nhôm là D2 = 2700kg/m3; nhiệt dung riêng của nước là c1 = 4200J/kg.K và của nhôm là c2 = 880J/kg.K. Lấy g = 10 m/s2; p = 3,14. Công thức tính thể tích của hình cầu là:V  = 4/3πR3 với R là bán kính hình cầu.

          a. Tìm nhiệt độ của nước khi cân bằng nhiệt. Tính áp lực của quả cầu lên đáy bình.

          b. Đổ thêm dầu ở nhiệt độ t3 = 150C vào bình cho vừa đủ ngập quả cầu. Biết khối lượng riêng của dầu là D3 = 800kg/m3, nhiệt dung riêng của dầu là c3 = 2800J/kg.K; bỏ qua sự trao đổi nhiệt giữa nước, quả cầu và dầu với bình và môi trường.  Hãy xác định: nhiệt độ của hệ khi cân bằng nhiệt, áp lực của quả cầu lên đáy bình.

Câu 2.  Hai điểm sáng S1 và S2 cùng nằm trên trục chính, ở hai bên của một thấu kính hội tụ, cách thấu kính lần lượt là 6 cm và 12 cm. Khi đó ảnh của S1 và ảnh của S2 tạo bởi thấu kính là trùng nhau.

a. Hãy vẽ hình và giải thích sự tạo ảnh trên.

b. Từ hình vẽ đó hãy tính tiêu cự của thấu kính và xác định vị trí của ảnh.

ĐÁP ÁN

Câu 1a:

 Tìm nhiệt độ của nước khi cân bằng nhiệt:

Khối lượng của nước trong bình là: m1 = V1D1 = (πR21.R2 - 2πR23)D1,

thay số ta tính được: m1 = 10, 46 kg

Khối lượng của quả cầu: m2 = D2.V2 = 4/3πR23.D2, thay số ta được m2 = 11,304 kg

Câu 1b:

Từ điều kiện bài toán đã cho, ta có phương trình cân bằng nhiệt:

c1m1 (t – t1) = c2m2 (t2 – t), do đó ta có nhiệt độ của nước khi cân bằng nhiệt:

t = (c1m1t1+c2m2t2)/(c1m1+c2mc2), thay số ta tính được t = 23,70C

Áp lực của quả cầu lên đáy bình :

F = Pcầu – FA(cầu) = 10m2 – 10. 2πR D1

thay số ta được : F = 92,106 N

Tính khối lượng của dầu m: do thể tích của dầu và nước bằng nhau nên khối lượng của dầu là : m3 =m1D3/D1, thay số m3 = 8,368 kg

...

---(Nội dung tiếp theo của đề thi, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---

2. ĐỀ SỐ 2

Bài 1

Cho mạch điện như hình vẽ.

Biết UAB = 90V, R1 = 40Ω; R2 = 90 Ω; R4 = 20 Ω; R3 là một biến trở. Bỏ qua điện trở của ampe kế, khóa K và dây nối.

a) Cho R3 = 30 Ω tính điện trở tương đương của đoạn mạch AB và số chỉ của ampe kế trong hai trường hợp :

 + Khóa K mở.

 + Khóa K đóng.

b) Tính R3 để số chỉ của ampe kế khi K đóng cũng như khi K ngắt là bằng nhau. 

Bài 2

Một chùm sáng song song  có đường kính D = 5cm được chiếu tới thấu kính phân kì O1 sao cho tia trung tâm của chùm sáng trùng với trục chính của thấu kính. Sau khi khúc xạ qua thấu kính này cho một hình tròn sáng có đường kính D1 =7cm trên màn chắn E  đặt vuông góc với trục chính và cách thấu kính phân kì một khoảng là l.

          a) Nếu thay thấu kính phân kì bằng thấu kính hội tụ O2 có cùng tiêu cự và nằm ngay vị trí của thấu kính phân kì thì trên màn chắn E thu được hình tròn sáng có đường kính là bao nhiêu?

          b) Cho l =24cm. Tính tiêu cự của thấu kính hội tụ.

Bài 3

Một hộp kín chứa nguồn điện không đổi có hiệu điện thế U và một điện trở thay đổi  ( Hvẽ ).

Khi sử dụng hộp kín trên để thắp sáng đồng thời

hai bóng đèn Đ1 và Đ2 giống nhau và một bóng đèn Đ3, người ta nhận thấy rằng, để cả 3 bóng đèn sáng bình thường thì có thể tìm được hai cách mắc :

  + Cách mắc 1 :  ( Đ1 // Đ2 ) nt  Đ3  vào hai điểm A và B.

  + Cách mắc 2 :  ( Đ1 nt Đ2 ) //  Đ3  vào hai điểm A và B.

  1. Cho U = 30V, tính hiệu điên thế định mức của mỗi đèn ?
  2. Với một trong hai cách mắc trên, công suất toàn phần của hộp là P = 60W. Hãy tính các giá trị định mức của mỗi bóng đèn và trị số của điện trở  r ?
  3. Nên chọn cách mắc nào trong hai cách trên ? Vì sao ?

...

---(Nội dung tiếp theo của đề thi, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---

3. ĐỀ SỐ 3

Câu 1: Một bình hình trụ có tiết diện đáy S1 = 100 cm2 đựng nước. Thả vào bình một thanh gỗ hình trụ có chiều cao h = 20 cm, tiết diện đáy S2 = 50 cm2 thấy chiều cao của nước trong bình là H = 20 cm. Biết khối lượng riêng của nước và của gỗ lần lượt là:

D1 = 1000 kg/m3, D2 = 750 kg/m3. Lấy g = 10 m/s2.

          a. Tính chiều cao phần gỗ chìm trong nước.

          b. Cần nhấn khối gỗ đi xuống quãng đường nhỏ nhất là bao nhiêu để nó chìm hoàn toàn trong nước ?

          c.Tính công tối thiểu của lực cần thực hiện để nhấn chìm khối gỗ xuống đáy bình ?

Câu 2:Dùng 1 nhiệt kế người ta đo liên tiếp nhiệt độ của một chất lỏng trong 2 bình nhiệt lượng kế. Số chỉ của nhiệt kế lần lượt là: 800C, 160C, 780C, 190C.

          a. Tìm số chỉ của nhiệt kế trong hai lần đo kế tiếp.

          b. Sau nhiều lần đo liên tiếp như trên thì số chỉ của nhiệt kế là bao nhiêu?

...

---(Nội dung tiếp theo của đề thi, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---

4. ĐỀ SỐ 4

Câu 1: (5,0 điểm) 

  Cho mạch điện như hình vẽ .

Biết UMN không đổi, r = 2W, điện trở R1 có giá trị 12W , đèn Đ2

loại 30V-100W. Biến trở được làm từ một vòng dây đồng chất,

tiết diện đều và uốn thành một vòng tròn tâm O, tiếp điểm A

cố định, thanh kim loại CD (có điện trở không đáng kể) tiếp

giáp với vòng dây tại hai điểm C, D và có thể quay xung

quanh tâm O. Thanh CD được nối với điện trở R1 tại điểm O.

Quay thanh CD đến vị trí sao cho góc  = j = 900 thì cường độ dòng điện qua R1 là 1A và công suất tiêu thụ trên biến trở đạt giá trị cực đại. Coi điện trở của các bóng đèn không thay đổi, điện trở của các dây nối không đáng kể.

1. Tính điện trở của vòng dây làm biến trở và hiệu điện thế UMN. Khi đó đèn Đ sáng như thế nào?

2. Khảo sát độ sáng của đèn Đ khi quay thanh CD quanh tâm O một góc 1800 từ vị trí ban đầu?

Câu 2 (5,0 điểm)

          Cho 2 thấu kính hội tụ O1, O2 được đặt sao cho trục chính của chúng trùng nhau. Khoảng cách giữa hai quang tâm của hai thấu kính là 75 cm. Tiêu cự của thấu kính O1 là f1=30cm; tiêu cự của thấu kính O2 là f2 = 60cm. Vật sáng AB có dạng một đoạn thẳng được đặt vuông góc với trục chính, điểm A nằm trên trục chính và ở trong khoảng giữa hai thấu kính. Điểm A cách quang tâm O1 một khoảng x. (như hình vẽ)

1. Cho x = 40cm. Vẽ ảnh của vật qua mỗi thấu kính, nhận xét về đặc điểm của mỗi ảnh và xác định vị trí của các ảnh?

2. Tìm x để hai ảnh cùng chiều và cao bằng nhau?

(Thí sinh không được sử dụng công thức thấu kính)

...

---(Nội dung tiếp theo của đề thi, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---

5. ĐỀ SỐ 5

Bài 1.

 Một tia sáng bất kỳ SI chiếu đến một quang hệ, sau đó ló ra khỏi hệ theo phương song song và ngược chiều với tia tới như hình vẽ. Biết quang hệ đó chỉ có hai dụng cụ và cấu tạo từ các loại dụng cụ quang học đơn giản (gương phẳng, thấu kính hội tụ).

a) Quang hệ gồm hai dụng cụ nào, cách bố trí các dụng cụ đó.

b) Có thể tịnh tiến tia tới SI (tia tới luôn song song với phương ban đầu) sao cho tia ló JK trùng với tia tới được không? Nếu có thì tia tới đi qua vị trí nào của hệ.

Bài 2.

Một dụng cụ đo chênh lệch áp suất không khí gồm một ống chữ U đường kính     d = 5mm nối hai bình giống nhau có đường kính D = 50mm với nhau. Trong dụng cụ đựng hai chất lỏng không trộn lẫn với nhau là dung dịch rượu êtylic trong nước có trọng lượng riêng d1=8535N/m3 và dầu hỏa có trọng lượng riêng d2=8142N/m3

+ Khi áp suất của không khí ở hai nhánh bằng nhau thì mặt phân cách giữa hai chất lỏng nằm tại O.

+ Khi có độ chênh lệch áp suất ∆p=p2-p1 giữa hai nhánh, mặt phân cách giữa hai chất lỏng dịch chuyển lên trên một khoảng h (hình vẽ). Xác định ∆p khi h = 250mm.

...

---(Nội dung tiếp theo của đề thi, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi chọn HSG môn Vật Lý 9 năm 2021 có đáp án Trường THCS Quang Trung. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF