OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Bộ 5 đề thi chọn đội tuyển HSG môn Lịch Sử 8 năm 2021 có đáp án Trường THCS Chu Văn An

06/04/2021 930.41 KB 521 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210406/242359736056_20210406_155403.pdf?r=291
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Để giúp các em học sinh lớp 8 có thêm tài liệu ôn tập, rèn luyện chuẩn bị cho kì thi HSG sắp tới HOC247 giới thiệu đến quý thầy cô và các em học sinh tài liệu Bộ 5 đề thi chọn đội tuyển HSG môn Lịch Sử 8 năm 2021 Trường THCS Chu Văn An dưới đây được biên tập và tổng hợp với phần đề và đáp án, lời giải chi tiết giúp các em tự luyện tập làm đề. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em, chúc các em có kết quả học tập tốt!

 

 
 

TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI NĂM 2021

MÔN LỊCH SỬ 8

THỜI GIAN 120 PHÚT

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1: Tại sao nói: Thời kỳ chuyên chính dân chủ cách mạng Gia-cô-banh là thời kỳ phát triển tới đỉnh cao của cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỷ XVIII?

Câu 2: Em hãy cho biết nguyên nhân, diễn biến và ý nghĩa của cách mạng Nga 1905 – 1907.

Câu 3: Em hãy trình bày và phân tích vai trò của Nhà nước Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết trong cuộc chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945).

Câu 4: Có ý kiến cho rằng: “Ngay từ khi thực dân Pháp đặt chân tới xâm lược Việt Nam, chúng đã vấp phải một tinh thần chiến đấu vô cùng oanh liệt, sôi nổi và rộng khắp cả nước của nhân dân ta. Mặc cho triều đình nhà Nguyễn bạc nhược, yếu hèn, từng bước đầu hàng thực dân Pháp, nhân dân ta đã anh dũng đứng lên chiến đấu bằng mọi thứ vũ khí sẵn có, góp phần làm giảm bước tiến của chúng và làm chậm lại quá trình xâm lược của Pháp ở Việt Nam”.

Bằng những hiểu biết về lịch sử Việt Nam giai đoạn 1858 – 1884, em hãy làm sáng rõ nhận định trên.

Câu 5: Tháng 3 năm 2014, tỉnh Bắc Giang đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 130 năm cuộc khởi nghĩa nông dân oanh liệt đã diễn ra trên quê hương chúng ta. Em hãy cho biết đó là lễ kỷ niệm của cuộc khởi nghĩa nào? Hãy trình bày diễn biến và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa đó.

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

Câu 1: Thời kỳ chuyên chính dân chủ cách mạng Gia-cô-banh là thời kỳ phát triển tới đỉnh cao của cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỷ XVIII

- Ngày 2/6/1793, sau khi lật đổ phái Gi-rông-đanh, chính quyền thuộc về phái Gia-cô-banh do luật sư trẻ tuổi Rô-be-xpi-e lãnh đạo. Trước những khó khăn thử thách, ngoại xâm nội phản, phái Gia-cô-banh đã đưa ra những biện pháp kịp thời và những chính sách tiến bộ:

- Về chính trị: Chính quyền cách mạng đã thi hành nhiều biện pháp kiên quyết để trấn áp và trừng trị bọn phản cách mạng, giải quyết nhu cầu của nhân dân, thiết lập nền dân chủ cách mạng.

- Về kinh tế: Đã giải quyết và đáp ứng được nhu cầu của nhân dân: chia ruộng đất cho nhân dân, trưng thu lúa mỳ, quy định giá bán các mặt hàng thiết yếu cho dân nghèo, quy định mức lương tối đa cho công nhân..

- Về quân sự: Chính quyền cách mạng thông qua sắc lệnh tổng động viên quân đội huy động sức mạnh của nhân dân chống thù trong giặc ngoài.

Ngày 26/6/1794 Liên minh chống Pháp bị đánh bại và tan rã. Các cuộc nổi loạn trong nước bị dập tắt.

- Nhận xét: Như vậy có thể thấy đây là những biện pháp tiến bộ đem lại quyền lợi cơ bản cho nhân dân, vì thế có tác dụng động viên quần chúng, tập hợp đông đảo quần chúng, khơi dậy và phát huy tinh thần cách mạng, sức mạnh của quần chúng trong việc chống ngoại xâm, nội phản. Bài học về tập hợp quần chúng…

Câu 2: Nguyên nhân, diễn biến và ý nghĩa của cách mạng Nga 1905 – 1907.

 Nguyên nhân: Đầu thế kỷ XX, nước Nga lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng.

- Kinh tế: Nhiều nhà máy bị đóng cửa, số công nhân thất nghiệp tăng, tiền lương giảm sút, điều kiện sống tồi tệ…

- Chính trị: Nhân dân ngày càng chán ghét chế độ Nga hoàng. Nga hoàng đẩy nước Nga vào cuộc chiến tranh với Nhật Bản(1904-1905) để tranh giành thuộc địa.

- Xã hội: Nhiều cuộc bãi công nổ ra với các khẩu hiệu...

 Diễn biến: - Ngày chủ nhật 9/1/1905. 14 vạn công nhân Pê-tec-bua và gia đình không mang theo vũ khí kéo đến trước Cung điện Mùa Đông đưa bản yêu sách lên nhà vua. Nga hoàng ra lệnh nổ súng vào đoàn biểu tình….Xung đột đổ máu giữa công nhân với cảnh sát Nga hoàng diễn ra trên khắp các đường phố.

- Tháng 5/1905 nông dân nhiều vùng nổi dậy tấn công bọn địa chủ, lấy của nhà giàu chia cho người nghèo.

- Tháng 6/1905 thảy thủ Pê-tem-kin khởi nghĩa. Các đơn vị hải quân, lục quân cũng nổi dậy.

- Tháng 12/1905 phong trào phát triển tới đỉnh cao với cuộc khởi nghĩa vũ trang ở Mát-xcơ-va. Phong trào kéo dài đến giữa năm 1907 thì kết thúc.

Ý nghĩa: - Đối với nước Nga: Đã giáng một đòn nặng nề vào nền thống trị của địa chủ và tư sản. Làm suy yếu chế độ Nga hoàng, là cuộc tổng diễn tập…..

- Đối với thế giới: Có ảnh hưởng lớn đến phong trào đấu tranh của các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc.

Câu 3: Vai trò của Nhà nước Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết trong cuộc chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945).

-Trước khi chiến tranh nổ ra: Chủ trương của nhà nước Liên Xô là kiên quyết chống chiến tranh, chống phát xít.

- Trong chiến tranh: Liên Xô đóng vai trò là lực lượng đi đầu và là lực lượng củ chốt góp phần quyết định thắng lợi trong cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa phát xít.

+ Chiến thắng Mát-xcơ-va(12/1941) đã đánh bại chiến lược “chiến tranh chớp nhoáng” của Đức, là thất bại đầu tiên của quân Đức, làm nội bộ quân Đức Quốc xã hoang mang và cổ vũ nhân dân thế giới….

+ Nhờ những cố gắng của Liên Xô, 1/1942 Mặt trận đồng minh chống phát xít được thành lập, có tác dụng đoàn kết các lực lượng trên thế giới đấu tranh….

+ Chiến thắng Xta-lin-grat (2/2/1943) của Hồng quân tạo nên bước xoay chuyển cục diện của chiến tranh. Phe phát xít phải chuyển từ thế tiến công sang thế phòng ngự…

+ Cuối 1944 đầu 1945 trên đường truy quét phát xít Đức về sào huyệt Béc-lin, Hồng quân đã giúp đờ một loạt các nước Đông Âu giải phóng….

+ Chiến thắng Béc-lin (4/1945) của Hồng quân Liên Xô chính thức đánh gục phát xít Đức buộc chúng phải ký văn kiện đầu hàng không điều kiện (5/1945)….

+Ở châu Á: Hồng quân đánh bại hơn 1 triệu quân Quan Đông của Nhật buộc phát xít Nhật ở châu Á đầu hàng (15/8/1945)…

- Việc Liên Xô tham chiến đã làm thay đổi hoàn toàn tính chất của chiến tranh: Từ chiến tranh đế quốc, phản động, phi nghĩa sang cuộc chiến tranh chính nghĩa, chiến tranh giải phóng của về Liên Xô và các lực lượng dân chủ hòa bình thế giới.

Câu 4: Chứng minh nhận định về tinh thần kháng chiến của nhân dân ta từ khi Pháp nổ súng xâm lược đến năm 1884.

-Ngày 1/9/1858 Pháp chính thức nổ súng xâm lược Việt Nam. Ngay từ đầu, chúng đã vấp phải tinh thần chiến đấu….

- Tại Đà Nẵng: Nhiều toán nghĩa binh nổi lên phối hợp với quân triều đình dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Tri Phương chống giặc. Kế hoạch xâm lược ban đầu của Pháp bị thất bại….

- Tại Gia Định: 2/1859 Pháp đánh Gia Định, phong trào kháng chiến của nhân dân ta càng sôi nổi.

Khởi nghĩa Nguyễn Trung Trực, Khởi nghĩa Trương Định….

- Sau khi hèn nhát ký Hiệp ước Nhâm Tuất (5/6/1862) triều đình Huế ra sức ngăn cản phong trào kháng chiến của nhân dân ta. Lợi dụng sự bạc nhược đó, Pháp chiếm nốt 3 tỉnh Tây Nam Kỳ (20-24/6/1867). Nhân dân 6 tỉnh Nam Kỳ đã nêu cao tinh thần quyết tâm chống Pháp. Họ nổi lên khởi nghĩa ở khắp nơi.

+ Nhiều trung tâm kháng chiến được thành lập: Đồng Tháp Mười, Tây Ninh, Bến Tre… với nhiều lãnh tụ nổi tiếng: Trương Quyền, Phan Tôn, Phan Liêm…

+ Một số người dùng văn thơ chiến đấu: Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Huân Nghiệp…Một số người bị đưa ra hành hình vẫn nêu cao chí khí kiên cường. Đặc biệt câu nói nổi tiếng của Nguyên Trung Trực: “ Bao giờ….đánh tây”.

- Từ 1867 đến 1875 hàng loạt cuộc khởi nghĩa tiếp tục nổ ra ở Nam Kỳ.

- Tại Bắc Kỳ: 11/1873 Pháp nổ súng đánh Bắc Kỳ lần 1. Nhân dân ta đã anh dũng kháng chiến.

+ Đêm đêm các toán nghĩa binh quấy rối địch, đốt kho đạn, chặn đánh địch….

+ Tại các địa phương: Đi tới đâu Pháp cũng vấp phải sự kháng cự của nhân dân ta.

+ Ngày 21/12/1873 chiến thắng Cầu Giấy lần 1.

Tháng 4/1882 Pháp đánh Bắc Kỳ lần thứ 2. Nhân dân đánh giặc bằng mợi thứ vũ khí: tự đốt nhà tạo thành bức tường lửa chặn giặc, đào hào, đắp lũy

+ Tại các địa phương: Nhân dân tích cực đắp đập, cắm kè, làm hầm chông, cạm bẫy…

+ 19/5/1883 Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ 2.

- Mặc dù triều đình ký liên tiếp 2 bản Hiệp ước đầu hàng thực dân Pháp nhưng nhân dân cả nước vẫn kiên quyết đứng lên chiến đấu.

Học sinh lấy dẫn chứng: Cần Vương, Yên Thế…góp phần làm chậm lại quá trình bình định và khai thác của Pháp ở Việt Nam

Học sinh rút ra nhận xét, kết luận…..

Câu 5: - Học sinh khẳng định đây là cuộc khởi nghĩa Yên Thế (1884 - 1913).

- Diễn biến: Chia làm 3 giai đoạn.

+ Giai đoạn 1884-1892: Nhiều toán nghĩa quân hoạt động riêng rẽ, chưa có sự phối hợp thống nhất.Lãnh đạo có uy tín nhất thời kỳ này là Đề Nắm.

+ Giai đoạn: 1893-1908: Lãnh đạo là Hoàng Hoa Thám (Đề Thám)

Nghĩa quân vừa chiến đấu, vừa xây dựng cơ sở. Thời kỳ này nghĩa quân phải 2 lần hòa hoãn với thực dân Pháp để có thời gian xây dựng quân đôi, chăm lo sản xuất và tích trữ lương thực…

Trong thời kỳ này, nhiều nhà yêu nước như Phan Bội châu, Phan Châu Trinh đã tìm lên Yên Thế, bắt liên lạc với Đề Thám.

+ Giai đoạn 1909 – 1913:Pháp tập trung lực lượng mở nhiều cuộc bao vây, hành quân, càn quét, lực lượng nghĩa quan hao mòn dần.

Ngày 10/2/1913, Đề Thám bị sát hại. Khởi nghĩa kết thúc.

- Ý nghĩa: - Khởi nghĩa Yên Thế là cuộc đấu tranh tự phát vô cùng oanh liệt của nông dân. Ngay cả khi các phong trào khác đã tan rã nhưng phong trào nông dân Yên Thế vẫn tồn tại bền bỉ và gây cho Pháp nhiều tổn thất. Cuộc khởi nghĩa góp phần làm chậm lại quá trình xâm lược của Pháp ở Việt Nam.

- Qua cuộc khởi nghĩa, chứng tỏ tinh thần và khả năng lớn lao của nông dân trong lịch sử đấu tranh của dân tộc, tinh thần chiến đấu bất khuất, kiên cường của nhân dân trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm.

ĐỀ SỐ 2

Câu 1: Em hãy trình bày kết cục chiến tranh thế giới thứ Nhất (1914 – 1918) và nguyên nhân bùng nổ chiến tranh thế giới thứ Hai (1939 – 1945)?        

Câu 2: Thực dân Pháp đã thực hiện Chính sách về kinh tế, văn hóa và giáo dục như thế nào trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897-1914). Mục đích của việc thực hiện chính sách đó là gì?       

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

Câu 1:

* Kết cục của chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918):

- Chiến tranh gây nên nhiều tai họa cho nhân loại: 10 triệu người chết, hơn 20 triệu người bị thương, nhiều thành phố, làng mạc, đường sá bị phân hủy…chi phí cho chiến tranh lên tới 85 tỉ đô la.

- Chiến tranh chỉ đem lại lợi ích cho các nước đế quốc thắng trận nhất là Mĩ. Bản đồ thế giới đã bị chia lại; Đức mất hết thuộc địa; Anh, Pháp và Mĩ được mở rộng thêm thuộc địa của mình.

- Tuy nhiên, vào giai đoạn cuối của chiến tranh, phong trào cách mạng thế giới tiếp tục phát triển, đặc biệt là sự bùng nổ và thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga.

* Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh thế giới thứ Hai (1939 – 1945)

- Những mâu thuẫn tiếp tục nảy sinh giữa các nước đế quốc sau Chiến tranh Thế giới thứ Nhất. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 làm gay gắt thêm mâu thuẫn đó.

- Chính sách thù địch chống Liên Xô càng thúc đẩy các nước đế quốc phát động chiến tranh xâm lược nhằm xóa bỏ nhà nước XHCN đầu tiên trên thế giới.

- Các nước Anh, Pháp, Mĩ lại thực hiện đường lối  nhân nhượng thỏa hiệp với các nước phát xít làm cho các nước này chĩa mũi nhọn chiến tranh về phía Liên Xô.

- Nhưng với tính toán của mình Đức đã tấn công các nước Châu Âu trước khi tấn công Liên Xô.

- Sau khi tấn công Áo, Tiệp Khắc, ngày 1/9/1939 Đức đã tấn công Ba Lan dẫn đến Chiến tranh Thế giới thứ Hai bùng nổ.

Câu 2:

a) Chính sách về kinh tế, văn hóa, giáo dục.

* Chính sách về kinh tế:

- Nông nghiệp:

+ Thực dân Pháp đẩy mạnh việc cướp đoạt ruộng đất

+ Bóc lột nông dân theo kiểu phát canh thu tô.

- Công nghiệp:

+ Tập trung vào khai thác than và kim loại

+ Xây dựng một số cơ sở công nghiệp như xi măng, gạch, ngói, điện, nước...

- Giao thông vận tải:

+ Xây dựng hệ thống giao thông vận tải để tăng cường bóc lột kinh tế.

+ Đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân.

- Thương nghiệp

+ Nắm giữ độc quyền về thị trường.

+ Tăng thêm các loại thuế và đánh thuế nặng.

* Chính sách về văn hóa, giáo dục.

- Giai đoạn đầu đến 1919, Pháp duy trì nền giáo dục của thời phong kiến.

- Về sau Pháp mở trường học mới cùng một số cơ sở văn hóa, y tế.

- Hệ thống giáo dục phổ thông gồm ba bậc: Ấu học ở xã thôn, Tiểu học ở phủ, huyện, Trung học ở tỉnh.

b) Mục đích:

- Vơ vét, bóc lột sức người, sức của của nhân dân Việt Nam, nắm giữ độc quyền thị trường Việt Nam để làm giàu cho tư bản Pháp.

- Đào tạo một lớp người bản xứ phục vụ cho công việc cai trị.

ĐỀ SỐ 3

Phần lịch sử thế giới:

Trình bày hoàn cảnh, nội dung, kết quả của cuộc Duy Tân Minh trị ở Nhật Bản đã được thực hiện vào nửa cuối thế kỷ XIX?

Phần lịch sử Việt Nam: 

Câu 1: Qua trình bày những nét chính về quá trình đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược Việt Nam từ 1858 đến 1885, em hãy nêu thái độ của nhân dân ta và trách nhiệm của triều đình nhà Nguyễn trong quá trình Pháp xâm lược nước ta?

Câu 2: Hoàn cảnh, nội dung, ý nghĩa của những cải cách duy tân ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX. Vì sao những cải cách duy tân đó không được thực hiện?

Câu 3: Vì sao Nguyễn Ái Quốc  ra đi tìm đường cứu nước mới?

Con đường tìm chân lí cứu nước của Nguyễn Ái Quốc có gì khác so với những nhà cách mạng tiền bối (1911 – 1926)?

Phần lịch sử địa phương:

Kể tên các di tích lịch sử văn hóa ở Thanh Hóa gắn với chiến công của các vị anh hùng dân tộc thế kỷ III và thế kỷ XV. Trách nhiệm của bản thân em đối với các di tích  đó?

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 4

Câu 1: Điền tên các sự kiện quan trọng của lịch sử thế giới cho phù hợp với thời gian trong bảng sau :

STT

Thời gian

Tên sự kiện

1

08/1566

 

2

1789-1794

 

3

02/1848

 

4

28/09/1864

 

5

1871

 

6

14/07/1889

 

7

1911

 

8

07/11/1917

 

9

1929-1933

 

10

01/09/ 1939

 

  

Câu 2: Bằng kiến thức đã học trong chương trình Lịch sử lớp 8, em hiểu thế nào là “cách mạng tư sản”? Vì sao nói “cuộc Duy Tân Minh Trị thực chất là một cuộc cách mạng tư sản” ?

Câu 3: Sau khi cách mạng tháng mười Nga thắng lợi, ngay năm 1919 nhà văn Mỹ Giôn-rít đã công bố tác phẩm “Mười ngày rung chuyển thế giới”. Vậy vì sao nhà văn Giôn-rít lại đặt tên cuốn sách là “Mười ngày rung chuyển thế giới”. Dựa vào ý nghĩa của cuộc cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, hãy giải thích lí do?

Câu 4: Trình bày kết cục của chiến tranh thế giới thứ hai ? Qua kết quả đó em có suy nghĩ gì về chiến tranh thế giới thứ hai? Theo em chúng ta cần phải làm gì để thế giới không còn chiến tranh? 

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 4  vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 5

Câu 1: Em hãy trình bày: Hoàn cảnh lịch sử, diễn biến, phân tích nguyên nhân thất bại, ý nghĩa lịch sử của cuộc cách mạng Nga 1905-1907.

Câu 2: Những nét chính của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.

Câu 3: Có ý kiến cho rằng: Lịch sử Việt Nam giai đoạn từ năm 1858 đến năm 1884 là quá trình triều đình Huế đi từ đầu hàng từng bước đến đầu hàng toàn bộ trước quân xâm lược. Với những nội dung cơ bản của 4 hiệp ước mà triều đình Nhà Nguyễn đã kí với thực dân Pháp, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

Câu 4: Lập bảnh thống kê về tình hình các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX theo mẫu sau:

Giai cấp, tầng lớp

Nghề nghiệp

Thái độ đối với độc lập dân tộc

 

 

 

 

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi chọn đội tuyển HSG môn Lịch Sử 8 năm 2021 có đáp án Trường THCS Chu Văn An. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em học tốt!

ADMICRO
NONE
OFF