OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Bộ 5 đề ôn tập hè Vật Lý 8 năm 2021 Trường THCS Đồng Đen

15/08/2021 0 Bytes 150 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210815/436656427486_20210815_181854.pdf?r=9050
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Tài liệu Bộ 5 đề ôn tập hè Vật Lý 8 năm 2021 Trường THCS Đồng Đen được HOC247 biên tập và tổng hợp giúp các em rèn luyện kĩ năng giải bài tập, góp phần củng cố và ghi nhớ kiến thức. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em và là tài liệu giảng dạy có ích cho quý thầy cô. Mời các em và các quý thầy cô cùng theo dõi.

 

 
 

TRƯỜNG THCS ĐỒNG ĐEN

ĐỀ ÔN TẬP HÈ NĂM 2021

MÔN VẬT LÝ 8

Thời gian 45 phút

 

1. ĐỀ SỐ 1

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6 điểm) Chọn đáp án đúng:

Câu 1: Trong các vật sau đây, vật nào không có động năng?

A. Viên đạn đang bay.

B. Một hòn bi đang lăn.

C. Viên đá đang nằm im trên mặt đất.

D. Một quả cầu bị đá lên cao.

Câu 2: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Động năng là cơ năng của vật có được khi đang chuyển động.

B. Cơ năng của vật phụ thuộc vào độ biến dạng của vật là thế năng đàn hồi.

C. Cơ năng của vật phụ thuộc vào độ cao của vật so với vật làm mốc được gọi là thế năng trọng trường.

D. Một vật không thể có cả động năng và thế năng.

Câu 3: Nguyên tử, phân tử không có tính chất nào sau đây:

A. Chuyển động không ngừng.

B. Chuyển động càng nhanh khi tăng nhiệt độ.

C. Không có khoảng cách giữa chúng.

D. Giữa chúng có khoảng cách.

Câu 4: Hiện tượng khuếch tán xảy ra vì:

A. Giữa các hạt phân tử có khoảng cách.

B. Các hạt phân tử chuyển động không ngừng.

C. Cả 2 đáp án trên đều sai.

D. Cả 2 đáp án trên đều đúng.

Câu 5: Nhiệt năng của vật tăng khi:

A. Vật truyền nhiệt cho vật khác.

B. Làm nóng vật.

C. Vật thực hiện công lên vật khác

D. Chuyển động nhiệt của các hạt phân tử cấu tạo lên vật chậm đi.

Câu 6: Vật rắn có hình dạng xác định và các hạt phân tử cấu tạo nên vật rắn:

A. Không chuyển động.

B. Đứng sát nhau.

C. Chuyển động với vận tốc nhỏ không đáng kể.

D. Chuyển động quanh 1 vị trí xác định.

Câu 7: Trường hợp nào sau đây có công cơ học?

A. Một quả bưởi rơi từ trên cành cây xuống.

B. Một lực sĩ cử tạ đang đứng yên ở tư thế đỡ quả tạ.

C. Một vật sau khi trượt xuống hết một mặt phẳng nằm nghiêng, trượt đều trên mặt bàn nhẵn nằm ngang coi như không có ma sát.

D. Hành khách đang đẩy một xe khách bị chết máy, nhưng xe vẫn không chuyển động được.

Câu 8: Một cần trục nâng một vật nặng \(1500\,\,N\) lên độ cao \(2\,\,m\) trong thời gian \(5\) giây. Công suất của cần trục sản ra là.

A. \(1500\,\,W\).                B. \(750\,\,W\).

C. \(600\,\,W\).                  C. \(300\,\,W\).

Câu 9: Một vật có khối lượng \(m\) được nâng lên độ cao \(h\) rồi thả rơi tự do. Công mà vật thực hiện được cho đến khi chạm đất là:

A. \(mh\).                           B. \(5mh\).

C. \(10mh\).                       D. \(100mh\).

Câu 10: Khi đổ \(20\,\,c{m^3}\) nước vào \(70\,\,c{m^3}\) rượu, ta thu được một hỗn hợp gồm rượu và nước có thể tích:

A. Bằng \(90\,\,c{m^3}\).

B. Nhỏ hơn \(90\,\,c{m^3}\).

C. Lớn hơn \(90\,\,c{m^3}\).

D. Có thể bằng hoặc nhỏ hơn \(90\,\,c{m^3}\).

Câu 11: Khi các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động nhanh lên thì đại lượng nào sau đây tăng lên.

A. Khối lượng của vât.

B. Trọng lương của vật.

C. Cả khối lượng và trọng lượng của vật.

D. Nhiệt độ của vật.

Câu 12: Câu nào sau đây khi nói về nhiệt năng là không đúng?

A. Nhiệt năng của một vật là một dạng năng lượng.

B. Nhiệt năng của một vật là tổng động năng và thế năng của vật.

C. Nhiệt năng của một vật là năng lượng vật lúc nào cũng có.

D. Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.

B. TỰ LUẬN

Câu 11. Khi xe ôtô đang chuyển động trên đường đột ngột phanh (thắng gấp). Hành khách trên xe sẽ như thế nào? Vì sao?

Câu 12. Đặt một bao gạo 50kg lên một cái ghế bốn chân. Biết rằng, ghế có khối lượng 4kg và diện tích tiếp xúc với mặt đất của mỗi chân ghế là 8cm\(^2\). Tính áp suất các chân ghế tác dụng lên mặt đất.

Câu 13. Một vật có khối lượng m = 810g và khối lượng riêng D = 2,7g/cm\(^3\) được thả vào một chậu nước (d\(_n\)  = 10000N/m\(^3\) ). Chứng minh rằng vật chìm hoàn toàn trong nước. Tính lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật.

Câu 14. Đổ đưa một vật khối lượng 100kg lên sàn xe tải có độ cao 1,2m người ta dùng một tấm ván nghiêng dài 2,5m. Biết lực ma sát của tấm ván có độ lớn là 80N. Lực kéo vật là bao nhiêu?

ĐÁP ÁN

1. A

2. D

3. C

4. D

5. B

6. D

7. A

8. C

9. C

10. B

11. D

12. B

Câu 11.

Hành khách trên xe sẽ bị xô về phía trước là do quán tính, khi phanh gấp xe bị giữ lại, còn hành khách theo quán tính vẫn chuyển động nên bị xô về phía trước.

 Câu 12.

- Tính áp lực tác dụng lên mặt ép: \(F = (50 +4). 10 = 540N\)

- Tính diện tích mặt ép:

\(S = 4 .0.0008 = 0.0032 (m^2)\).

- Tính áp suất các chân ghế tác dụng lên mặt đất : \(p = 168750N/m^2)\)

Câu 13.

+ \(D = 2,7g/cm^3 = 2700kg/m^3\)

Trọng lượng riêng của vật:

\(d_v  = 10D = 27.000(N/m^3)\).

+ Theo giả thiết \(d_n  = 10000N/m^3\) .

Ta thấy \(d_v > d_n\) nên vật chìm hoàn toàn trong nước .

+ Thể tích của vât:

\(V_v  = \dfrac{{{m_v}}}{ D} = 3.10^{ - 4} m^3\)

+ Lực đẩy Ác-si-mét \(F_a  = d_n V_v  = 3N.\)

Câu 14.

Công để đưa vật lên xe là:

\(A = P.h= 100.10.1,2 = 1200\,J\)

Nếu không có ma sát lực kéo vật là:

\(F_0 = \dfrac{A }{ L} = \dfrac{{1200}}{ {2,5}}  =  480N\)

Khi có thêm ma sát lực kéo vật là:

\(F = 480+ 80 = 560N.\)

 

2. ĐỀ SỐ 2

Câu 1: Chọn nhận xét sai.

A. Trong hiện tượng đối lưu có hiện tượng nở vì nhiệt.

B. Trong hiện tượng đối lưu có sự truyền nhiệt lượng từ vật có nhiệt độ cao sang vật có nhiệt độ thấp hơn.

C. Trong hiện tượng đối lưu có hiện tượng cơ học: lớp nước nóng trồi lên, lớp nước lạnh tụt xuống.

D. Sự đối lưu xảy ra khi hai vật rắn có nhiệt độ khác nhau tiếp xúc với nhau.

Câu 2: Bỏ vài hạt thuốc tím vào một cốc nước, thấy nước màu tím di chuyển thành dòng từ dưới lên trên. Lí do nào sau đây là đúng?

A. Do hiện tượng truyền nhiệt.

B. Do hiện tượng dẫn nhiệt.

C. Do hiện tượng bức xạ nhiệt.

D. Do hiện tượng đối lưu.

Câu 3: Trong các vật nào sau đây có thế năng đàn hồi:

A. Viên đạn đang bay.

B. Lò xo để ở một độ cao so với mặt đất.

C. Hòn bi đang lăn trên mặt phẳng nằm ngang.

D. Lò xo bị ép nằm trên mặt phẳng nằm ngang.

Câu 4: Thả một hòn bi sắt vào cốc nước nóng thì

A. nhiệt năng của hòn bi sắt tăng.

B. nhiệt năng của hòn bi sắt giảm.

C. nhiệt năng của hòn bi sắt không thay đổi.

D. nhiệt năng của nước tăng.

Câu 5: Năng lượng từ Mặt Trời truyền xuống Trái Đất bằng hình thức:

A. đối lưu.

B. bức xạ nhiệt

C. dẫn nhiệt qua chất khí.

D. sự thực hiện công của ánh sáng.

Câu 6: Thác nước đang chảy từ trên cao xuống, những dạng năng lượng mà nước có được là:

A. Động năng và thế năng.

B. Động năng và nhiệt lượng

C. Thế năng và cơ năng.

D. Động năng, thế năng và nhiệt năng

Câu 7: Sự dẫn nhiệt không thể xảy ra đối với môi trường là:

A. chân không.

B. chất rắn.

C. chất lỏng.

D. chất khí.

Câu 8: Tính chất nào sau đây không phải là tính chất của chuyển động của phân tử chất lỏng

A. Hỗn độn.

B. Không liên quan đến nhiệt độ.

C. Không ngừng.

D. Là nguyên nhân gây ra hiện tượng khuếch tán.

Câu 9: Có cách nào làm thay đổi nhiệt năng của vật

A. Thực hiện công.

B. Truyền nhiệt.

C. Cả hai cách trên.

D. Cả hai cách trên đều không được.

Câu 10: Đối lưu là hình thức truyền nhiệt chủ yếu ở môi trường nào?

A. Lỏng và khí.

B. Lỏng và rắn.

C. Khí và rắn.

D. Rắn, lỏng, khí.

Câu 11: Một vật được ném lên độ cao theo phương thẳng đứng. Vật vừa có thế năng, vừa có động năng khi nào?

A. Chỉ khi vật đang đi lên.                                          

B. Chỉ khi vật đang đi xuống.

C. Chỉ khi vật tới điểm cao nhất.

D. Cả khi vật đang đi lên và đi xuống.

Câu 12: Số ghi công suất trên các máy móc, dụng cụ hay thiết bị cho biết

A. công suất định mức của dụng cụ hay thiết bị đó.

B. công thực hiện được của dụng cụ hay thiết bị đó.

C. khả năng tạo ra lực của dụng cụ hay thiết bị đó.

D. khả năng dịch chuyển của dụng cụ hay thiết bị đó.

ĐÁP ÁN

1.D

2.D

3.D

4.A

5.B

6.A

7.A

8.B

9.C

10.A

11.D

12.A

...

---(Nội dung đề và đáp án phần tự luận, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---

 

3. ĐỀ SỐ 3

Câu 1: Người lái đò đang ngồi yên trên chiếc thuyền thả trôi trên dòng nước. Trong các câu mô tả sau đây câu nào đúng?

A. Người lái đò đứng yên so với dòng nước

B. Người lái đò đứng yên so với bờ sông

C. Người lái đò chuyển động so với dòng nước

D. Người lái đò chuyển động so với chiếc thuyền

Câu 2: Vận tốc của một ô tô là \(36\,\,km/h\). Điều đó cho biết gì?

A. Ô tô chuyển động được \(36\,\,km\)

B. Ô tô chuyển động trong một giờ

C. Trong mỗi giờ, ô tô đi được \(36\,\,km\)

D. Ô tô đi \(1\,\,km\) trong \(36\) giờ

Câu 3: Độ lớn của vận tốc biểu thị tính chất nào của chuyển động?

A. Quãng đường chuyển động dài hay ngắn

B. Tốc độ chuyển động nhanh hay chậm

C. Thời gian chuyển động dài hay ngắn

D. Cho biết cả quãng đường, thời gian và sự nhanh hay chậm của chuyển động

Câu 4: Trong các cách sau đây, cách nào làm giảm được lực ma sát

A. Tăng độ nhám của mặt tiếp xúc

B. Tăng lực ép lên mặt tiếp xúc

C. Tăng độ nhẵn giữa các mặt tiếp xúc

D. Tăng diện tích bề mặt tiếp xúc

Câu 5: Vật sẽ như thế nào khi chỉ chịu tác dụng của hai lực cân bằng? Hãy chọn câu trả lời đúng

A. Vật đang đứng yên sẽ chuyển động nhanh dần

B. Vật đang đứng yên sẽ đứng yên mãi, hoặc vật chuyển động sẽ chuyển động thẳng đều mãi

C. Vật đang chuyển động sẽ dừng lại

D. Vật đang chuyển động đều sẽ không chuyển động đều nữa

Câu 6: \(72\,\,km/h\) tương ứng với bao nhiêu \(m/s\)? Chọn kết quả đúng

A. \(15\,\,m/s\)                     

B. \(20\,\,m/s\)

C. \(25\,\,m/s\)                     

D. \(30\,\,m/s\)

Câu 7: Có một ôtô đang chạy trên đường. Câu mô tả nào sau đây là không đúng?

A. Ô tô chuyên động so với mặt đường

B. Ô tô đứng yên so với người lái xe

C. Ô tô chuyển động so với người lái xe

D. Ô tô chuyển động so với cây bên đường

Câu 8: Trong các câu nói về lực ma sát sau đây, câu nào là đúng?

A. Lực ma sát cùng hướng với hướng chuyển động của vật

B. Khi vật chuyển động nhanh dần lên, lực ma sát lớn hơn lực đẩy

C. Khi một vật chuyển động chậm dần, lực ma sát nhỏ hơn lực đẩy

D. Lực ma sát ngược hướng với hướng chuyển động của vật

Câu 9: Lực là đại lượng vectơ vì

A. Lực làm vật biến dạng

B. Lực có độ lớn, phương và chiều

C. Lực làm vật thay đổi tốc độ

D. Lực làm cho vật chuyển động

Câu 10: Trong các phép đổi đơn vị vận tốc sau nay, phép đổi nào là sai?

A. \(12\,\,m/s = 43,2\,\,km/h\)

B. \(48\,\,km/h = 23,33\,\,m/s\)

C. \(150\,\,cm/s = 5,4\,\,km/h\)

D. \(62\,\,km/h = 17,2\,\,m/s\)

Câu 11: Vận tốc của một ô tô là \(36\,\,km/h\), của người đi xe máy là \(18000\,\,m/h\) và của tàu hoả là \(14\,\,m/s\). Trong 3 chuyển động trên, thứ tự sắp xếp vận tốc tăng dần là

A. Ô tô – Tàu hoả – Xe máy

B. Tàu hoả – Ô tô – Xe máy

C. Xe máy – Ô tô – Tàu hoả

D. Ô tô – Xe máy – Tàu hoả

Câu 12: Chuyển động của phân tử hiđrô ở \({0^0}C\) có vận tốc khoảng \(1700\,\,m/s\), của vệ tinh nhân tạo của Trái Đất có vận tốc \(28800\,\,km/h\). Hỏi chuyển động nào nhanh hơn? Chọn câu trả lời đúng

A. Chuyển động của vệ tinh nhân tạo nhanh hơn

B. Chuyển động của phân tử hiđrô nhanh hơn

C. Không có chuyển động nào nhanh hơn( hai chuyển động như nhau)

D. Không có cơ sở để so sánh

ĐÁP ÁN

1. A

2. C

3. B

4. C

5. B

6. B

7. C

8. D

9. B

10. B

11. C

12. A

...

---(Nội dung đề và đáp án phần tự luận, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---

 

4. ĐỀ SỐ 4

Câu 1: Tại sao trong nước ao hồ sông biển lại có không khí mặc dù không khí nhẹ hơn nước rất nhiều?

Câu 2:

a. Nêu định luật về công.

b. Động năng là gì ? Độ lớn của động năng phụ thuộc vào những yếu tố nào?

Câu 3: Một con ngựa kéo một cái xe với một lực không đổi bằng \(90\,\,N\), đi liền một mạch trong \(3\) giờ được \(36\,\,km\). Tính công suất trung bình của con ngựa.

Câu 4: Thế nào là hai lực cân bằng? Quán tính là gì? Nêu ví dụ về chuyển động có quán tính?

Câu 5: Biểu diễn vectơ trọng lực của một vật, biết khối lượng vật là \(150\,\,kg\), tỉ xích \(500\,\,N\) ứng với \(1\,\,cm\).

Câu 6: Một ô tô khởi hành từ Hà Nội lúc \(8\) giờ, đến Hải Phòng lúc \(10\) giờ. Cho biết quãng đường từ Hà Nội đến Hải Phòng dài \(108\,\,km\). Tính vận tốc của ô tô ra \(km/h\) và \(m/s\)?

Câu 7: Một xe máy đi từ Cao Lãnh đến Hồng Ngự với vận tốc trung bình \(50\,\,km/h\). Biết nửa quãng đường đầu từ Cao Lãnh đến Thanh Bình đi với vận tốc \(65\,\,km/h\). Tính vận tốc của xe ở nửa quãng đường còn lại tức từ Thanh Bình đến Hồng Ngự.

ĐÁP ÁN

Câu 1:

Giữa các phân tử nước có khoảng cách, các phân tử không khi xen vào giữa những khoảng cách này làm cho trong nước có không khí

Câu 2:

a. Định luật về công: Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại

b. Cơ năng của vật do chuyển động mà có gọi là động năng

Độ lớn của động năng phụ thuộc vào khối lượng và vận tốc chuyển động của vật.

Câu 3:

Cách 1:

Đổi: \(3h = 10800s;\,\,36km = 36000m\)

Công cơ học mà con ngựa thực hiện là:

\(A = F.s = 90.36000 = 3240000\,\,\left( J \right)\)

Công suất trung bình của con ngựa là:

\(P = \frac{A}{t} = \frac{{3240000}}{{10800}} = 300\,\,\left( W \right)\)

Cách 2:

Vận tốc trung bình của con ngựa là:

\(v = \frac{s}{t} = \frac{{36}}{3} = 12\,\,\left( {km/h} \right) = \frac{{10}}{3}\,\,\left( {m/s} \right)\)

Công suất trung bình của con ngựa là:

\(P = F.v = 90.\frac{{10}}{3} = 300\,\,\left( W \right)\)

Câu 4.

Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau.

Khi có lực tác dụng, mọi vật không thể thay đổi vận tốc đột ngột được vì có quán tính

Ví dụ về chuyển động có quán tính: bút tắc mực, ta vẩy mạnh, do quán tính, khi ngừng vẩy, mực vẫn tiếp tục chuyển động xuống ngòi bút, bút lại có thể viết tiếp được

Câu 5.

Trọng lực tác dụng lên vật chính là trọng lượng của vật:

\(P = 10m = 10.150 = 1500\,\,\left( N \right)\)

Trọng lực có:

Điểm đặt tại tâm của vật

Phương thẳng đứng, chiều hướng từ trên xuống

Độ lớn của lực bằng \(1500\,\,N\)

Biểu diễn lực:

Câu 6.

Thời gian ô tô chuyển động là: \(t = 10h - 8h = 2\,\,\left( h \right)\)

Vận tốc của ô tô là:  \(v = \frac{S}{t} = \frac{{108}}{2} = 54\,\,\left( {km/h} \right)\\ = 15\,\,\left( {m/s} \right)\)

Câu 7.

Gọi quãng đường từ Cao Lãnh đến Hồng Ngự là S

Nửa quãng đường đầu xe đi với thời gian là:

\({t_1} = \frac{{{S_1}}}{{{v_1}}} = \frac{{\frac{S}{2}}}{{{v_1}}} = \frac{S}{{2{v_1}}}\)

Thời gian xe đi nửa quãng dường sau là:

\({t_2} = \frac{{{S_2}}}{{{v_2}}} = \frac{{\frac{S}{2}}}{{{v_2}}} = \frac{S}{{2{v_2}}}\)

Tổng thời gian xe chuyển động là:

\(t = {t_1} + {t_2} = \frac{S}{{2{v_1}}} + \frac{S}{{2{v_2}}} = S.\left( {\frac{1}{{2{v_1}}} + \frac{1}{{2{v_2}}}} \right)\\ = S.\frac{{{v_1} + {v_2}}}{{2{v_1}{v_2}}}\)

Vận tốc trung bình của xe trên cả quãng đường là:

\(v = \frac{S}{t} = \frac{S}{{S.\frac{{{v_1} + {v_2}}}{{2{v_1}{v_2}}}}} = \frac{{2{v_1}{v_2}}}{{{v_1} + {v_2}}}\)

Thay số:

\(\begin{array}{l}50 = \frac{{2.65{v_2}}}{{65 + {v_2}}} \Rightarrow 3250 + 50{v_2} = 130{v_2}\\ \Rightarrow 80{v_2} = 3250 \Rightarrow {v_2} = \frac{{3250}}{{80}} = 40,625\,\,\left( {km/h} \right)\end{array}\)

 

5. ĐỀ SỐ 5

Câu 1. Một ô tô chở khách đang chạy trên đường. Hãy chỉ rõ vật làm mốc khi nói:

a. Ô tô đang chuyển động.

b. Ô tô đang đứng yên.

c. Hành khách đang chuyển động.

d. Hành khách đang đứng yên.

Câu 2.

a. Nêu cách biểu diễn lực?

b. Biểu diễn lực kéo 500N tác dụng lên một vật theo phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải. Tỉ xích 1cm tương ứng  với 100N.

Câu 3. Một người đi xe đạp trên đoạn đường thứ nhất với tốc độ 12 km/h hết 30 phút; đoạn đường thứ hai với đi với tốc độ 15 km/h hết 20 phút, đoạn đường thứ 3 đi 6 km hết 40 phút. Tính tốc độ trung bình của người đó trên cả quãng đường đi.

Câu 4: Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống cho hợp nghĩa

Câu a: Ô tô đột ngột rẽ vòng sang ________thì hành khách bị ngã sang trái do người đó có ______________.

Câu b: Đoàn vận động viên diễu hành qua lễ đài chuyển động thẳng đều . Các quan khách ngồi trên lễ đài là chuyển động so với ___________________và đứng yên so với ______________________.

Câu c: Khi thả vật rơi, do sức ________________________vận tốc của vật ___________________.

Câu d: Khi quả bóng lăn vào bãi cát , do_______________của cát nên vận tốc của bóng __________.

Câu 5: Tính công suất của một người đi bộ, nếu trong \(1\) giờ người đó đi được \(9000\) bước, và mỗi bước cần một công là \(40\,\,J\).

Câu 6: Một cái máy hoạt động với công suất \(P = 1600\,\,W\) thì nâng được một vật nặng \(70\,\,kg\) lên độ cao \(10\,\,m\) trong \(36\,\,s\).

a. Tính công máy đã thực hiện trong thời gian nâng vật.

b. Tìm hiệu suất của máy trong qua trình làm việc (Biết hiệu suất tính theo công thức \(H = \frac{{{A_{ich}}}}{{{A_{tp}}}}.100\% \))

ĐÁP ÁN

Câu 1.

a. Ô tô đang chuyển động so với cây cối bên đường

b. Ô tô đang đứng yên so với hành khách.

c. Hành khách đang chuyển động so với đường

d. Hành khách đang đứng yên so với ô tô.

Câu 2.

a. + Gốc: là điểm đặt của lực

    + Phương, chiều trùng với phương chiều của lực.

    + Độ dài: biểu thị cường độ của lực theo tỉ xích cho trước

b. Biểu diễn đúng hình.

Câu 3.

Quãng đường thứ nhất là: \({S_1} = {v_1}.{t_1} = 12.0,5 = 6km\)

Quãng đường thứ hai là: \({S_2} = {v_2}.{t_2}{\rm{ = }}15.\frac{1}{3} = 5km\)

Quãng đường thứ 3 là: S3 = 6 km

Vận tốc trung bình là: 

\({v_{tb}} = \frac{{{S_1} + {S_2} + {S_3}}}{{{t_1} + {t_2} + {t_3}}} = \frac{{6 + 5 + 6}}{{0,5 + 1/3 + 2/3}} = 11,{33_{}}(km/h)\).

Câu 4: Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống cho hợp nghĩa

Câu a.

Ô tô đột ngột rẽ vòng sang phải  thì hành khách bị ngã sang trái do người có quán tính.

Câu b.

Đoàn vận động viên diễu hành qua lễ đài chuyển động thẳng đều . Các quan khách ngồi trên lễ đài là chuyển động so với đoàn vận động viên và đứng yên so với lễ đài.

Câu c.

Khi thả vật rơi, so sức hút của Trái Đất, vận tốc của vật tăng dần.

Câu d.

Khi quả bóng lăn vào bãi cát, do lực cản của cát nên vận tốc của bóng giảm dần.

Câu 5:

Đổi: \(1h = 3600s\)

Trong \(1\) giờ, công cơ học người đó thực hiện là:

\(A = n.{A_0} = 9000.40 = 360000\,\,\left( J \right)\)

Công suất của người đó là:

\(P = \frac{A}{t} = \frac{{360000}}{{3600}} = 100\,\,\left( W \right)\)

Câu 6:

a. Công máy đã thực hiện là:

\(A = P.t = 1600.36 = 57600\,\,\left( J \right)\)

b. Công có ích nâng vật lên là:

\({A_{ich}} = P.h = 10m.h = 10.70.10 = 7000\,\,\left( J \right)\)

Hiệu suất của máy là:

\(H = \frac{{{A_{ich}}}}{{{A_{tp}}}}.100\%  = \frac{{7000}}{{57600}}.100\%  \approx 12\% \)

 

---(Nội dung đầy đủ và chi tiết, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---

 

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Bộ 5 đề ôn tập hè Vật Lý 8 năm 2021 Trường THCS Đồng Đen. Để xem thêm nhiều tư liệu hữu ích khác, các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

ADMICRO
NONE
OFF