OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Bộ 5 Đề kiểm tra giữa HK2 môn Sinh Học 9 năm 2021 Trường THCS Võ Thị Sáu

19/03/2021 1.15 MB 95 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210319/1847702527_20210319_111517.pdf?r=2467
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Qua nội dung tài liệu Bộ 5 Đề kiểm tra giữa HK2 môn Sinh Học 9 năm 2021 Trường THCS Võ Thị Sáu. Tài liệu được biên soạn nhằm giới thiệu đến các em học sinh các bài tập trắc nghiệm và tự luận, ôn tập lại kiến thức chương trình môn Sinh Học. Hi vọng đây sẽ là 1 tài liệu tham khảo hữu ích trong quá trình học tập của các em.

 

 
 

TRƯỜNG THCS VÕ THỊ SÁU

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II

NĂM HỌC 2020-2021

MÔN SINH HỌC 9

Thời gian: 45 phút

 

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 1. Nhân tố sinh thái được chia thành

A. nhân tố sinh thái vô sinh và nhân tố sinh thái hữu sinh.

B. nhân tố sinh thái vô sinh và nhân tố sinh thái con người.

C. nhân tố sinh thái hữu sinh và nhân tố sinh thái con người.

D. nhân tố sinh thái vô sinh và nhân tố sinh thái hữu sinh, trong đó nhân tố sinh thái con người thuộc nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh.

Câu 2. Nguyên nhân của hiện tượng thoái hoá giống là:

   A. Giao phấn xảy ra ở thực vật.

   B. Giao phối ngẫu nhiên xảy ra ở động vật

   C. Tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối cận huyết ở động vật

   D. Lai giữa các dòng thuần chủng khác nhau.

Câu 3. Nếu ở thế hệ xuất phát P có kiểu gen 100% Aa, trải qua 2 thế hệ tự thụ phấn, thì tỉ lệ của thể dị hợp còn lại ở thế hệ con lai thứ hai( F2) là:

   A. 12,5%

   B. 25%

   C. 50%

   D. 75%

Câu 4 Trong chăn nuôi, để tận dụng ưu thế lai, người ta dùng phép lai nào sau đây:

   A. Giao phối cận huyết

   B. Lai kinh tế

   C. Lai phân tích

   D. Giao phối ngẫu nhiên

Câu 5. Về mặt di truyền, người ta không dùng con lai kinh tế làm giống vì:

   A. Con lai kinh tế là giống không thuần chủng.

   B. Con lai kinh tế là thể dị hợp sẽ phân li và tạo ở đời sau thể đồng hợp lặn biểu hiện kiểu hình xấu.

   C. Làm giảm kiểu gen ở đời con.

   D. Làm tăng kiểu hình ở đời con.

Câu 6. Ưu điểm của chọn lọc cá thể là:

   A. Đơn giản, dễ tiến hành và ít tốn kém

   B. Có thể được áp dụng rộng rãi

   C. Chỉ cần được tiến hành một lần đã tạo ra hiệu quả

   D. Cho kết quả nhanh và ổn định do có kết hợp đánh giá kiểu hình với kiểm tra kiểu gen.

Câu 7. Trong môi trường dinh dưỡng đặc dùng để nuôi cấy mô sẹo ở hoạt động nhân giống vô tính thực vật, người ta bổ sung vào đó chất nào dưới đây?

   A. Chất kháng thể

   B. Hoocmon sinh trưởng

   C. Vitamin

   D. Enzim

Câu 8. Phân tử ADN tái tổ hợp được tạo ra trong kĩ thuật gen là:

   A. Phân tử ADN của tế bào cho

   B. Phân tử ADN của tế bào nhận

   C. Phân tử ADN của thể truyền có mang một đoạn ADN của tế bào cho

   D. Phân tử ADN của tế bào cho đã bị cắt bỏ 1 hay 1 cụm gen

Câu 9. Người ta sử dụng yếu tố nào để cắt và nối ADN lại trong kĩ thuật gen?

   A. Hoocmon

   B. Hoá chất khác nhau

   C. Xung điện

   D. Enzim

Câu 10. Ở người, hoạt động nào dưới đây chịu sự điều khiển của vỏ não ?

A. Bài tiết nước tiểu

B. Co bóp dạ dày

C. Dãn mạch máu dưới da

D. Co đồng tử

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

D

C C B B B D B C D

 

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

2. ĐỀ SỐ 2

I. Trắc Nghiệm

Câu 1. Hãy lựa chọn đáp án đúng về khái niệm Môi trường?

A. Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm các nhân tố sinh thái vô sinh ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh vật.

B. Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm các nhân tố sinh thái vô sinh và hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống sinh vật.

C. Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm các nhân tố sinh thái vô sinh hoặc hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh vật.

D. Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm các nhân tố sinh thái hữu sinh ảnh hưởng gián tiếp đến đời sống sinh vật.

Câu 2. Cơ thể sinh vật được coi là môi trường sống khi

A. chúng là nơi ở, nơi lấy thức ăn, nước uống của các sinh vật khác.

B. chúng tạo ra nơi ở cho các sinh vật khác.

C. chúng cung cấp dinh dưỡng cho các sinh vật khác.

D. chúng cung cấp nơi ở cho các sinh vật khác

Câu 3. Ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái tới sinh vật

A. không phụ thuộc vào mức độ tác động của chúng.

B. tỉ lệ thuận vào mức độ tác động của chúng

C. tỉ lệ nghịch vào mức độ tác động của chúng

D. tùy thuộc vào mức độ tác động của chúng.

Câu 4. Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với

A. tất cả các nhân tố sinh thái.

B. nhân tố sinh thái hữu sinh.

C. nhân tố sinh thái vô sinh.

D. một nhân tố sinh thái nhất định.

Câu 5. Cho các phát biểu sau:

1. Các nhân tố sinh thái thay đổi theo từng mức độ và thời gian.

2. Nhân tố sinh thái được chia thành hai nhóm: nhân tố sinh thái vô sinh và nhân tố sinh thái hữu sinh, con người không phải là nhân tố sinh thái.

3. Cây xanh là môi trường sống của vi sinh vật và nấm ký sinh.

4. Con người là một nhân tố sinh thái riêng.

Trong các phát biểu trên. Các phát biểu sai là:

A. 1     B. 2     C. 3     D.4

Câu 6. Chuột sống trong rừng mưa nhiệt đới có thể chịu ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái sau: mức độ ngập nước (1), nhiệt độ không khí (2), kiến (3), ánh sáng (4), rắn hổ mang (5), cây gỗ (6), gỗ mục (7), sâu ăn lá cây (8). Những nhân tố nào thuộc nhóm nhân tố sinh thái vô sinh?

A. (1), (2), (4), (7)     B. (1), (2), (4), (5), (6)

C. (1), (2), (5), (6)     D. (3), (5), (6), (8)

Câu 7. Lựa chọn phát biểu đúng:

A. Ánh sáng, nhiệt độ thuộc nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh.

B. Con người thuộc nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh.

C. Chỉ có ba loại môi trường sống chủ yếu là môi trường nước, môi trường đất và môi trường không khí.

D. Các nhân tố sinh thái chỉ thay đổi phụ thuộc vào thời gian

Câu 8. Cho các phát biểu sau

1. Ánh sáng, độ ẩm, nhiệt độ thuộc nhóm nhân tố sinh thái vô sinh.

2. Sinh vật không thể tồn tại nếu nằm ngoài giới hạn sinh thái.

3. Cá rô phi ở Việt Nam có giới hạn nhiệt độ từ 5°C đến 42°C, trong đó điểm cực thuận là 32°C

4. Giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với tất cả các nhân tố sinh thái gọi là giới hạn sinh thái.

Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là

A. 1     B. 2     C. 3     D.4

Câu 9. Các nhân tố sinh thái

A. chỉ ảnh hưởng gián tiếp lên sinh vật

B. thay đổi theo từng môi trường và thời gian

C. chỉ gồm nhân tố sinh thái vô sinh và nhân tố sinh thái con người

D. gồm nhân tố sinh thái vô sinh và nhân tố sinh thái hữu sinh, con người thuộc nhóm nhân tố sinh thái vô sinh.

Câu 10. Các nhân tố sinh thái vô sinh gồm có

A. nấm, gỗ mục, ánh sáng, độ ẩm.

B. gỗ mục, ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm.

C. vi khuẩn, nấm, thực vật, động vật.

D. ánh sáng, nhiệt độ, gỗ mục, cây gỗ.

ĐÁP ÁN

I. Trắc nghiệm

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

B

A

D

D

A

A

B

C

B

B

 

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

3. ĐỀ SỐ 3

I.Trắc Nghiệm

Câu 1: Hoocmon insulin được dùng để:

   A. Làm thể truyền trong kĩ thuật gen

  B. Chữa bệnh đái tháo đường

   C. Sản xuất chất kháng sinh từ xạ khuẩn

   D. Điều trị suy dinh dưỡng từ ở trẻ

Câu 2: Cá trạch được biến đổi gen ở Việt Nam có khả năng:

   A. Tổng hợp được loại hoocmon sinh trưởng ở người

   B. Sản xuất ra chất kháng sinh

   C. Tổng hợp được kháng thể

   D. Tổng hợp được nhiều loại Prôtêin khác nhau

Câu 3: Hoạt động nào sau đây không phải là lĩnh vực của công nghệ sinh học:

   A. Công nghệ sinh học xử lí môi trường và công nghệ gen

   B. Công nghệ lên men và công nghệ enzim

   C. Công nghệ tế bào và công nghệ chuyển nhân, chuyển phôi

   D. Công nghệ hoá chất

Câu 4: Các tác nhân vật lí được sử dụng để gây đột biến nhân tạo là:

   A. Các tia phóng xạ, cônsixin

   B. Các tia phóng xạ, tia tử ngoại, sốc nhiệt

   C. Tia tử ngoại, cônsixin

   D. Sốc nhiệt, tia tử ngoại, cônsixin

Câu 5: Đặc điểm của tia tử ngoại là:

   A. Tác dụng mạnh

   B. Xuyên qua các lớp mô và tác dụng kéo dài

   C. Không có khả năng xuyên sâu

   D. Tất cả các đặc điểm nêu trên đều đúng

Câu 6: Tia tử ngoại thường được dùng để xử lí và gây đột biến ở:

   A. Thực vật và động vật

   B. Vi sinh vật, bào tử và hạt phấn

   C. Vi sinh vật, mô động vật và thực vật

   D. Động vật, vi sinh vật

Câu 7: Các tia phóng xạ có khả năng gây ra:

   A. Đột biến gen và đột biến NST

   B. Đột biến cấu trúc NST và đột biến đa bội

   C. Đột biến gen và đột biến dị bội

   D. Đột biến cấu trúc và số lượng NST

Câu 8: Để gây đột biến ở thực vật bằng các tia phóng xạ, người ta không chiếu xạ chúng vào bộ phận nào sau đây?

   A. Hạt nảy mầm, hạt phấn, bầu nhuỵ

   B. Đỉnh sinh trưởng của thân, cành

   C. Mô rễ và mô thân

   D. Mô thực vật nuôi cấy

Câu 9: Tác dụng của tia tử ngoại là:

   A. Gây đột biến gen

   B. Gây đột biến cấu trúc NST Và đột biến gen

   C. Gây đột biến gen và đột biên số lượng NST

   D. Gây đột biến đa bội và đột biến dị bội

Câu 10: Tác dụng của sốc nhiệt là:

   A. Gây mất cặp nuclêôtit trong đột biến gen

   B. Gây lặp đoạn NST trong đột biến cấu trúc NST

   C. Gây đảo đoạn NST

   D. Thường gây đột biến số lượng NST

ĐÁP ÁN

I. Trắc nghiệm

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

B

A

D

B

C

B

A

C

A

D

 

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

4. ĐỀ SỐ 4

I. Trắc nghiệm

Câu 1: Sinh vật nào dưới đây là sinh vật biến nhiệt ?

A. Tảo lục

B. Măng cụt

C. Tất cả các phương án còn lại

D. Cá ba sa

Câu 2: Cây nào dưới đây thường sống dưới bóng các cây khác ?

A. Thài lài

B. Ngô

C. Dứa gai

D. Xương rồng

Câu 3: Hiện tượng động vật nguyên sinh sống trong ruột mối phản ánh mối quan hệ

A. sinh vật này ăn sinh vật khác.

B. kí sinh.

C. hội sinh.

D. cộng sinh.

Câu 4: Dựa vào sự thích nghi với điều kiện nhiệt độ khác nhau, em hãy cho biết động vật nào dưới đây không cùng nhóm với những động vật còn lại ?

A. Chuột nhảy

B. Gấu trắng

C. Lạc đà

D. Nhông cát

Câu 5: Đơn vị nào dưới đây không được dùng để tính mật độ quần thể ?

A. Cây/m2

B. Con/m3

C. Con/m

D. Con/m2

Câu 6: Trong các quần thể dưới đây, quần thể nào có số lượng cá thể bé nhất ?

A. Sóc

B. Linh dương

C. Cheo cheo

D. Chuột chù

Câu 7: Sự tăng dân số quá nhanh có thể dẫn đến hệ quả nào sau đây ?

A. Kinh tế chậm phát triển

B. Năng suất lao động tăng

C. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường

D. Hạn chế tình trạng chặt phá rừng bừa bãi

Câu 8: Đâu là một trong những dấu hiệu điển hình của quần xã ?

A. Tất cả các phương án còn lại

B. Thành phần nhóm tuổi

C. Tỉ lệ giới tính

D. Độ thường gặp

Câu 9: Trong các hệ sinh thái dưới đây, hệ sinh thái nào có lưới thức ăn phức tạp nhất ?

A. Hệ sinh thái đồng rêu hàn đới

B. Hệ sinh thái rừng lá rộng ôn đới  

C. Hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới

D. Hệ sinh thái savan

Câu 10: Sinh vật nào dưới đây không thể là mắt xích đứng liền sau thỏ trong một chuỗi thức ăn?

A. Hươu cao cổ

B. Cáo

C. Hổ

D. Tất cả các phương án còn lại

ĐÁP ÁN

I. Trắc nghiệm

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

C

A

D

B

C

B

A

D

C

A

 

-(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

5. ĐỀ SỐ 5

I.Trắc Nghiệm

Câu 1: Những sinh vật sống trong môi trường sinh vật thường là những sinh vật có lối sống

A. cạnh tranh hoặc kí sinh.

B. cộng sinh hoặc kí sinh.

C. hội sinh hoặc cộng sinh.

D. kí sinh hoặc hội sinh.

Câu 2: Hiện tượng tỉa cành tụ nhiên có liên quan mật thiết với ảnh hưởng của nhân tố sinh thái nào đến đời sống sinh vật ?

A.   Con người

B. Độ ẩm

C. Nhiệt độ

D. Ánh sáng

Câu 3: Cây nào dưới đây là cây ưa bóng ?

A.   Thanh long

B.    Rau mác

C. Lúa nước

D. Vạn niên thanh

Câu 4: Tập tính ngủ đông ở một số loài sinh vật cho thấy ảnh hưởng của nhân tố sinh thái nào đến đời sống của chúng ?

A. Nhiệt độ

B. Ánh sáng

C. Độ ẩm

D. Tất cả các phương án còn lại

Câu 5: Động vật nào dưới đây không được xếp vào nhóm động vật ưa ẩm ?

A. Tất cả các phương án còn lại

B. Thằn lằn

C. Lạc đà

D. Rắn hoang mạc

Câu 6: Hiện tượng cá ép sống bám trên rùa biển phản ánh mối quan hệ

A. cạnh tranh.

B. kí sinh.

C. hội sinh.

D. cộng sinh.

Câu 7: Tập hợp nào dưới đây không phải là một quần thể sinh vật ?

A. Tất cả các phương án còn lại

B. Những con ốc sống dưới đáy bùn của một ao

C. Những cây cỏ mọc ven một bờ hồ

D. Những con tê giác một sừng sống ở hai quốc gia cách xa nhau

Câu 8: Sự khác nhau giữa quần thể người và quần thể các sinh vật khác chủ yếu là do con người có

A. tay được giải phóng khỏi chức năng di chuyển.

B. lao động và tư duy.

C. tư thế đứng thẳng.

D. bộ não phát triển vượt bậc.

Câu 9: Khi nói về quần xã, điều nào sau đây là sai ?

A. Có cấu trúc tương đối ổn định

B.   Bao gồm những cá thể cùng loài

C. Gồm những cá thể cùng sống trong một sinh cảnh

D. Tất cả các phương án còn lại

Câu 10: Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau : Chuỗi và lưới thức ăn biểu hiện mối quan hệ … giữa các loài sinh vật trong quần xã.

A. dinh dưỡng

B. sinh sản

C. hỗ trợ

D. đối địch

 

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 Đề kiểm tra giữa HK2 môn Sinh Học 9 năm 2021 Trường THCS Võ Thị Sáu. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF