OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Bộ 4 Đề thi thử tuyển sinh vào 10 chuyên môn Sinh Học năm 2021 Trường THCS Bùi Hữu Nghĩa

30/03/2021 1.21 MB 567 lượt xem 2 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210330/605075339110_20210330_165013.pdf?r=6105
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Nhằm giúp các em có thêm tài liệu ôn tập kiến thức, rèn luyện chuẩn bị cho kì thi chuyển cấp vào 10 chuyên sắp tới HOC247 giới thiệu đến quý thầy cô và các em học sinh tài liệu Bộ 4 Đề thi thử tuyển sinh vào 10 chuyên môn Sinh Học năm 2021 Trường THCS Bùi Hữu Nghĩa có đáp án. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em học sinh. Mời các em học sinh và quý thầy cô cùng tham khảo.

 

 
 

TRƯỜNG THCS BÙI HỮU NGHĨA

ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO 10 CHUYÊN

NĂM HỌC 2020-2021

MÔN SINH HỌC

Thời gian: 150 phút

 

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 1:

  1. Nguyên tắc bổ sung là gì? Nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong cấu trúc và trong cơ chế di truyền như thế nào?
  2. Vì sao ADN có cấu tạo rất đa dạng và đặc thù?

 

Câu 2: Ở ruồi dấm có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 8. Một nhóm tế bào sinh dục đang thực hiện quá trình giảm phân có tất cả 128 nhiễm sắc thể kép.

Hãy xác định:

a. Nhóm tế bào này đang ở thời điểm nào của quá trình giảm phân?

b.  Số lượng tế bào ở thời điểm tương ứng?

c.  Khi kết thúc quá trình giảm phân, số lượng giao tử được tạo ra từ nhóm tế bào này là bao nhiêu?

(Cho biết diễn biến của các tế bào trong nhóm đều như nhau, quá trình giảm phân diễn ra bình thường)

 

Câu 3: Cho các giống có kiểu gen như sau:

- giống số 1: NNMmHh                               - giống số 2: NNmmHH

- giống số 3: nnMMhh.                               - giống số 4: NnmmHh

  1. Những giống nào có tính di truyền ổn định? Giải thích.
  2. Muốn tạo ra giống có ưu thế lai cao thì phải cho những giống nào lai với nhau? Giải thích.
  3. Vì sao không dùng những giống có ưu thế lai cao để nhân giống?
  4. Giả thiết ở đậu Hà lan, tính trang hạt vỏ trơn gen H qui định trội hoàn toàn so với tính trạng hạt vỏ nhăn do gen h qui định. Từ một cây đậu có kiểu gen Hh trải qua 3 thế hệ tự thụ phấn sẽ tạo ra các cây hạt vỏ nhăn chiếm tỷ lệ bao nhiêu % ?

 

Câu 4:

  1. Sự khác nhau chủ yếu giữa quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối địch của các sinh vật khác loài?
  2. Quan hệ giữa các cá thể trong hiện tượng tự tỉa ở thực vật là mối quan hệ gì?
  3. Trong thực tiễn sản xuất, cần phải làm gì để tránh sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể sinh vật, làm giảm năng suất vật nuôi, cây trồng?
  4. Tháp dân số trẻ và tháp dân số già khác nhau như thế nào?

 

Câu 5: Ở cà chua, gen A qui định quả đỏ, a qui định quả vàng; B qui định quả tròn, b qui định quả bầu dục. Khi cho giống cà chua quả màu đỏ, dạng bầu dục và giống cà chua quả màu vàng, dạng tròn lai với nhau, hãy xác định tỷ lệ kiểu gen, kiểu hình ở F1.

(Cho biết: các gen di truyền phân li độc lập, gen trội là trội hoàn toàn, quá trình giảm phân phát sinh giao tử diễn ra bình thường)

 

Câu 6:

  1. Hãy cho biết đặc điểm cơ bản về kiểu gen, giới tính của trẻ đồng sinh cùng trứng và trẻ đồng sinh khác trứng. Nghiên cứu trẻ đồng sinh có ý nghĩa gì?
  2. Trình bày cơ chế phát sinh bệnh Đao?

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

1

a.

- Nguyên tắc bổ sung: Là nguyên tắc cặp đôi giữa các bơzơ nitric (1 bơzơ nitríc lớn liên kết với 1 bơzơ nitric bé). (Hoặc học sinh trình bày: Nguyên tắc bổ sung là A chỉ liên kết với T và G chỉ liên kết với X).

- Nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong cấu trúc di truyền:

+ ADN: Trên 2 mạch đơn của phân tử ADN các nuclêôtít đối diện nhau liên kết với  nhau bằng các liên kết hiđrô theo NTBS : A liên kết với T bằng 2 liên kết hiđrô, G liên kết với X bằng 3 liên kết hiđrô.

+ tARN: trên phân tử tARN có những đoạn xoắn kép, các ribônuclêôtit liên kết theo nguyên tắc bổ sung: A liên kết với U; G liên kết với X.

- Nguyên tắc bổ sung thể hiện trong cơ chế di truyền:

+ Tổng hợp ADN: dưới tác dụng của enzim 2 mạch đơn của phân tử ADN tách nhau ra, trên mỗi mạch đơn các nuclêôtít liên kết với các nuclêôtít tự do trong môi trường nội bào theo NTBS: A liên kết với T và ngược lại; G liên kết với X và ngược lại.

+ Tổng hợp ARN: Các Nuclêôtít trên mạch mã gốc liên kết với các ribônuclêôtít trong môi trường nội bào theo NTBS: A mạch gốc liên kết với  U môi trường; T mạch gốc liên kết với A môi trường; G mạch gốc liên kết với  X môi trường; X mạch gốc liên kết với  G môi trường.

+ Tổng hợp prôtêin: các tARN vận chuyển mang các a.a đi vào ribôxôm, có bộ ba đối mã khớp với các bộ ba mã sao trên mARN theo NTBS: A – U; G – X.

b.

- ADN có cấu tạo rất đa dạng vì: bốn loại nuclêôtít sắp xếp ngẫu nhiên thành mạch đơn, giữa hai mạch đơn liên kết với nhau thành mạch kép có thể hình thành vô số phân tử ADN khác nhau. (Hoặc học sinh trình bày là: Với 4 loại nuclêôtit nhưng số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp khác nhau đã tạo ra vô số loại ADN khác nhau).

- ADN có tính đặc thù vì cấu trúc của nó được duy trì ổn định qua các thế hệ tế bào nhờ cơ chế tự nhân đôi của ADN.

----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

2. ĐỀ SỐ 2

 

Câu 1.  Nêu những điểm khác nhau cơ bản về cấu trúc, chức năng của ADN và ARN.

 

Câu 2.

  1. Giải thích vì sao bộ nhiễm sắc thể đặc trưng của những loài sinh sản hữu tính lại được duy trì ổn định qua các thế hệ cá thể.
  2. Ở một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 20. Hãy cho biết số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng của các thể đột biến sau: thể một (2n – 1); thể ba (2n +1); thể tam bội; thể tứ bội.
  3. Trên một NST có trình tự phân bố các gen như sau:  A B C D E o F G H (trong đó A, B, C, D, E, F, G, H là các gen, o là tâm động NST). Do đột biến cấu trúc NST đã tạo ra các dạng đột biến sau:        

1.   A B C D E o F G   

2.   A D C B E o F G H

      Xác định loại đột biến đã tạo ra các dạng trên. 

 

Câu 3.

  1. Vì sao tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối cận huyết ở động vật qua nhiều thế hệ thường gây ra hiện tượng thoái hoá giống? Kiểu gen ban đầu của giống như thế nào thì tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết sẽ không gây ra thoái hoá giống?
  2. Tự thụ phấn bắt buộc và giao phối cận huyết gây ra hiện tượng thoái hoá giống nhưng tại sao những phương pháp này vẫn được sử dụng trong chọn giống?

 

Câu 4.

  1. Quần xã sinh vật là gì? Hãy nêu các mối quan hệ giữa sinh vật với sinh vật trong tự nhiên.
  2. Cho tập hợp các cá thể sinh vật sau:

1- Các cây cỏ sống ven đê sông La.

2- Các con voi sống trong vườn bách thú Hà Nội.

3- Các con chim chào mào sống ở vườn quốc gia Vũ Quang.

4- Các con cá chép sống ở hồ Kẻ Gỗ.

Tập hợp nào không phải là quần thể? Giải thích.

 

Câu 5. Gen B có chiều dài 5100A0 và số nuclêôtit loại Timin bằng 20% tổng số nuclêôtit của gen.

  1. Tính số lượng nuclêôtit từng loại của gen B.
  2. Gen B đột biến thành gen b. Gen b ít hơn gen B một liên kết hiđrô nhưng chiều dài 2 gen bằng nhau. Đột biến trên thuộc dạng nào? Tính số nuclêôtit từng loại của gen b.

 

Câu 6. Một tế bào sinh dục sơ khai nguyên phân liên tiếp 5 lần và đã sử dụng nguyên liệu của môi trường tương đương với 2480 NST đơn. Tất cả các tế bào con tạo ra đều thực hiện giảm phân tạo giao tử. Các giao tử tham gia thụ tinh với hiệu suất 6,25% đã tạo thành 2 hợp tử. Hãy xác định:

  1. Bộ NST lưỡng bội (2n) của cơ thể có tế bào nói trên.
  2. Giới tính của cơ thể nói trên.

Biết rằng quá trình nguyên phân và giảm phân diễn ra bình thường.

 

Câu 7. Ở đậu Hà Lan, các tính trạng vị trí hoa, chiều cao thân và hình dạng hạt di truyền phân li độc lập, mỗi tính trạng do một gen qui định, được biểu hiện ở dạng trội và lặn như sau:

Tính trạng

Trội

Lặn

Vị trí hoa

Ở nách lá (A)

Ở ngọn (a)

Chiều cao thân

Cao (B)

Lùn (b)

Màu sắc hoa

Tím (D)

Trắng (d)

  1. Nếu một cây có kiểu hình thân cao, hoa màu tím đem lai phân tích thu được đời con phân li theo tỉ lệ 1 thân cao, hoa màu tím : 1 thân lùn, hoa màu tím. Xác định kiểu gen của cây thân cao, hoa màu tím đem lai phân tích và viết sơ đồ lai.
  2. Cho phép lai: P. AaBbdd x AaBbDd → F1. Hãy xác định ở F1:
    • Tỷ lệ kiểu gen AaBbDd;  AAbbdd
    • Tỷ lệ kiểu hình hoa ở nách lá, thân lùn, hoa màu tím.

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

1

Những điểm khác nhau cơ bản trong cấu trúc của ADN và ARN:

ADN

ARN

- Khối lượng, kích thước lớn hơn ARN

- Khối lượng, kích thước bé hơn ADN rất nhiều

- Đơn phân cấu trúc gồm 4 loại A, T, G, X

- Gồm 4 loại Nu: A, U, G, X

- Cấu trúc mạch xoắn kép, gồm có 2 mạch polinucleotit, giữa 2 mạch các Nu liên kết với nhau theo NTBS: A liên kết với T bằng 2 LKH, G liên kết với X bằng 3 LKH và ngược lại.

- Cấu trúc mạch đơn (một mạch polinucleotit).

- ADN có hai chức năng quan trọng: lưu giữ và truyền đạt thông tin di truyền.

- mARN có vai trò truyền đạt thông tin qui định cấu trúc của prôtêin cần tổng hợp.

- tARN có chức năng vận chuyển a.a tương ứng tới nơi tổng hợp prôtêin.

- rARN là thành phần cấu tạo nên ribôxôm là nơi tổng hợp prôtêin.

 

 

2

a. Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội (2n) ở những loài sinh sản hữu tính duy trì ổn định qua các thế hệ cơ thể  là nhờ sự kết hợp 3 cơ chế:  Nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.

     - Nhờ  nguyên phân mà từ hợp tử phát triển thành cơ thể, đảm bảo ổn định bộ NST 2n trong các thế hệ tế bào của cơ thể.

     - Nhờ giảm phân, giao tử được tạo thành mang bộ NST đơn bội (n).

     - Qua thụ tinh sự kết hợp giao tử đực (n) với giao tử cái (n), bội NST lưỡng bội được phục hồi.

b. - Thể một: (2n - 1) =  19

    - Thể ba: (2n + 1) = 21

    - Thể tam bội: 3n = 30

    - Thể tứ bội: 4n = 40

c. - Dạng 1: Đột biến mất đoạn

    - Dạng 2: Đột biến đảo đoạn.

----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

3. ĐỀ SỐ 3

Câu 1: (1,5 điểm) Phân biệt thụ phấn và thụ tinh, tại sao thụ phấn là điều kiện cần nhưng chưa đủ của thụ tinh?

 

Câu 2: (1,5 điểm) Giải thích tại sao tảo không được xem là cây xanh thực sự? Lợi ích của tảo trong tự nhiên?

 

Câu 3: (1 điểm) Vì sao sự thích nghi của thú với điều kiện sống lại rất đa dạng và phong phú?

 

Câu 4: (2 điểm) Giải thích đặc điểm tiêu hoá và đặc điểm hô hấp của của chim thích nghi với sự bay?

 

Câu 5: (1,5 điểm) Hãy giải thích những đặc điểm của hệ cơ ở người thích ứng với chức năng co rút và vận động?

 

Câu 6: (1,5 điểm) Thân nhiệt là gì? Giải thích vì sao lúc trời lạnh cơ thể có hiện tượng dựng lông ở da, trời quá lạnh cơ thể có hiện tượng run?

 

Câu 7: (3 điểm) Ức chế phản xạ có điều kiện xảy ra như thế nào? Mối quan hệ giữa sự ức chế phản xạ có điều kiện cũ và sự thành lập phản xạ có điều kiện mới? Ý nghĩa đối với đời sống?

 

Câu 8: (2,5 điểm) Một phân tử ADN dài 150 vòng xoắn, có A = 600 nuclêôtit

  1. Tính số lượng từng loại nuclêôtit của phân tử ADN?
  2. Phân tử trên dài bao nhiêu? có bao nhiêu liên kết H2?

 

 

Câu 9: (2điểm) Đột biến số lượng nhiễm sắc thể là gì ? Trình bày cơ chế phát sinh các thể dị bội (2n + 1) và (2n –1)?

 

Câu 10: (2 điểm) Điểm khác nhau cơ bản giữa cơ chế tổng hợp ADN với cơ chế tổng hợp ARN là gì?

 

Câu 11: (1,5 điểm) Có 5 tế bào sinh dưỡng của một loài đều nguyên phân 2 lần và đã sử dụng của môi trường nguyên liệu tương đương 120 nhiễm sắc thể. Xác định:

  1. Số tế bào con tạo ra.
  2. Tên loài.

ĐÁP ÁN

Câu 1: (1,5 điểm)

- Thụ phấn : Là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhuỵ (0,5 điểm)

- Thụ tinh: Là hiện tượng tế bào sinh dục đực (tinh trùng) kết hợp với tế bào sinh dục cái (trứng) tạo thành một tế bào mới là hợp tử. Hiện tượng thụ tinh sảy ra tại noãn.(0,5 điểm)

- Hiện tượng thụ phấn là điều kiện cần nhưng chưa đủ của thụ tinh vì: (0,5đ điểm)

+ Có thụ phấn mới có thụ tinh, nhưng sau đó hạt phấn phải nảy mầm (hình thành các ống phấn mang tế bào sinh dục đực xuyên qua vòi nhụy đến bầu nhụy gặp noãn) thì hiện tượng thụ tinh mới thực hiện được.

+ Có một số trường hợp ( phấn của các cây không cùng loại) tuy có hiện tượng thụ phấn nhưng không thụ tinh vì hạt phấn không nảy mầm được.

----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

4. ĐỀ SỐ 4

Câu 1: ( 2đ)

Vẽ sơ đồ cấu tạo tế bào thực vật điển hình? Cho biết chức năng các bộ phận đó?

 

Câu 2: (2đ)

         Phân biệt đặc điểm của lớp một lá mầm với lớp hai lá mầm?

 

Câu 3: (1,25đ)

         Thế nào là động vật quý hiếm? ở Việt Nam các cấp độ đe dọa tuyệt chủng của động vật được chia như thế nào? Mỗi cấp độ cho ít nhất 2 ví dụ minh họa?

 

Câu 4: (2,75đ)

         Tế bào động vật giống và khác tế bào thực vật như thế nào? Điểm giống, khác nhau đó cho chúng ta biết điều gì về nguồn gốc của chúng?

 

Câu 5: (2đ)

         Khi gặp người gãy xương cẳng tay, em sẽ làm gì để sơ cứu băng bó cố định cho nạn nhân?

 

Câu 6: (1đ)

         Khi có vi khuẩn lạ xâm nhập vào cơ thể, bạch cầu đã bảo vệ cơ thể bằng cách nào?

 

Câu 7: (2đ)

         Hiện nay chiều cao trung bình của người Việt Nam thấp hơn chiều cao trung bình của thế giới 5 – 6 cm. Em sẽ làm gì để góp phần tăng chiều cao trung bình của người Việt Nam?

 

Câu 8: (1đ)

         Bằng mắt thường hãy chỉ ra các đặc điểm để phân biệt thể  2n, 3n, 4n?

 

Câu 9: (1đ)

       Giải thích vì sao trâu bò cùng ăn cỏ nhưng thịt trâu lại khác thịt bò?

 

Câu 10 (2,25đ)

         Thỏ có bộ NST 2n = 44. Có 25 tinh bào bậc I và 40 noãn bào bậc I giảm phân bình thường.

  1. Số tinh trùng được tạo ra và số NST của chúng.
  2. Số trứng được tạo ra và số NST của chúng.
  3. Số thể định hướng được tạo ra và số NST của chúng.
  4. Toàn bộ số tinh trùng và số trứng nói trên đều tham gia vào 1 quá trình thụ tinh đã tạo ra 6 hợp tử. Xác định:

+ Số NST có trong các hợp tử

+ Hiệu suất thụ tinh của trứng và của tinh trùng.

 

Câu 11 ( 1,25đ)

         Trình bày những diễn biến cơ bản của NST trong quá trình nguyên phân? Sự duỗi xoắn tối đa ở kỳ trung gian và sự đóng xoắn tối đa ở kỳ giữa có vai trò gì ?

 

Câu 12 ( 1,5đ)

ở 1 loài thực vật hoa đỏ là trội hoàn toàn so với hoa vàng

       Cho cây hoa đỏ giao phối với cây hoa vàng thu được F1, cho Ftiếp tục tự thụ phấn được F2. Lập sơ đồ lai từ P đến F2

ĐÁP ÁN

Câu 1:

- Vẽ đúng sơ đồ cấu tạo thực vật

- Chú thích đúng 6 bộ phận của tế bào thực vật

- Nêu được chức năng các bộ phận

+ Vách tế bào: Giúp tế bào có hình dạng nhất định

+ Màng sinh chất: Bao bọc ngoài chất tế bào.

+ Chất tế bào: Là chất keo lỏng trong chứa các bào quan như lục lạp ( Chứa diệp lục ở các tế bào thịt lá…): Diễn ra mọi hoạt động sống của tế bào.

+ Nhân: Thường có 1 nhân, cấu tạo phức tạp, có chức năng điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.

+ Ngoài ra còn có không bào: Chứa dịch tế bào.

 

Câu 2

Lớp một lá mầm

Lớp hai lá mầm

Rễ cọc

Rễ chùm

Phôi có 1 lá mầm

Phôi có 2 lá mầm

Gân lá song song hoặc hình cung

Gân lá hình mạng

Hoa thường có 3 – 6 cánh

Hoa thường có 4 – 5 cánh hoặc bội số của 4 hoặc 5

-----

 -(Để xem nội dung đề và đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 4 Đề thi thử tuyển sinh vào 10 chuyên môn Sinh Học năm 2021 Trường THCS Bùi Hữu Nghĩa. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF