OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Bộ 4 đề thi Học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2020 Trường THCS Tân Xuân

09/12/2020 1.17 MB 481 lượt xem 2 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2020/20201209/853957328298_20201209_102349.pdf?r=7501
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Nhằm giúp các em ôn tập và củng cố các kiến thức Ngữ văn 9 đã học ban biên tập HOC247 xin giới thiệu nội dung Bộ 4 đề thi HK1 môn Ngữ văn 9 năm 2020 - Trường THCS Tân Xuân có đáp án. Nội dung chi tiết mời các em tham khảo tại đây!

 

 
 

TRƯỜNG THCS TÂN XUÂN

ĐỀ THI HỌC KÌ 1

MÔN NGỮ VĂN 9

NĂM HỌC 2020-2021

 

ĐỀ SỐ 1

I. PHẦN VĂN BẢN (2.0 ĐIỂM)

Câu 1: (1.0 điểm)

a. Một trong những nét đặc sắc của truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” (Nguyễn Thành Long) là nghệ thuật xây dựng tình huống truyện. Đó là tình huống nào? (0.5 điểm)

b. Nêu ý nghĩa văn bản “Kiều ở lầu Ngưng Bích” (0.5 điểm)

Câu 2: (1.0 điểm)

Nêu nội dung chính và nghệ thuật của 4 dòng thơ dưới đây:

Mặt trời xuống biển như hòn lửa.

Sóng đã cải then, đêm sập cửa.

Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,

Câu hát căng buồm cùng gió khơi.

(Huy Cận, Đoàn thuyền đánh cá)

II. PHẦN TIẾNG VIỆT (3.0 ĐIỂM)

Câu 1: (1.0 điểm)

Thuật ngữ là gì? Đọc câu văn sau và xác định thuật ngữ:

Ở cây xanh, quá trình hô hấp và quang hợp diễn ra song song với nhau.

Câu 2: (1.0 điểm)

Có mấy phương thức phát triển nghĩa của từ ngữ?  Xác định nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ “xuân” trong những trường hợp sau:

a. Ngày xuân con én đưa thoi,

Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.

b. Khi người ta đã ngoài 70 xuân thì tuổi tác càng cao, sức khỏe càng thấp.

Câu 3: (1.0 điểm)

Tìm và phân tích tác dụng của các phép tu từ từ vựng được sử dụng chủ yếu trong đoạn trích sau:

Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre anh hùng lao động! Tre anh hùng chiến đấu!

(Thép Mới, Cây tre Việt Nam)

III. TẬP LÀM VĂN (5.0 ĐIỂM)

Dựa vào nội dung đoạn trích “Chiếc lược ngà” (Nguyễn Quang Sáng), em hãy đóng vai bé Thu kể lại tâm trạng của mình trong lần gặp ba sau tám năm xa cách.

(Chú ý: Bài viết có sử dụng yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm)

--- HẾT ---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

I. VĂN BẢN

Câu 1:

a. Tình huống truyện: Cuộc gặp gỡ bất ngờ của ông họa sĩ già, bác lái xe, cô kĩ sư với anh thanh niên ở núi rừng Sa Pa.

b. Khắc họa tâm trạng cô đơn, buồn tủi và qua đó nói lên được tấm lòng hiếu thảo của Thúy Kiều.

Câu 2:

- Nội dung chính: Cảnh hoàng hôn trên biển và đoàn thuyền đánh cá bắt đầu ra khơi.

- Nghệ thuật:

+ So sánh: “Mặt trời xuống biển như hòn lửa”

+ Nhân hóa: “Sóng đã cài then”, “đêm sập cửa”.

+ Sử dụng những hình ảnh khỏe khoắn, sinh động làm cho lời thơ giàu chất tạo hình, tăng giá trị biểu đạt.

II. TIẾNG VIỆT

Câu 1:

- Khái niệm: Thuật ngữ là những từ ngữ biểu thị những khái niệm khoa học, công nghệ, thường được dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ.

- Thuật ngữ: hô hấp, quang hợp.

Câu 2:

- Có 2 phương thức phát triển nghĩa của từ ngữ: phương thức ẩn dụ, phương thức hoán dụ.

- Xác định nghĩa gốc và nghĩa chuyển:

a. Nghĩa gốc.

b. Nghĩa chuyển.

Câu 3:

- Điệp từ: “tre”, “giữ”.

- Nhân hóa: “tre chống lại sắt thép của quân thù”, “xung phong vào xe tăng, đại bác”, “giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín”, “hi sinh để bảo vệ con người”, “anh hùng lao động”, “anh hùng chiến đấu”.

- Tác dụng: tạo nhịp điệu cho lời văn, câu văn, nhấn mạnh vai trò quan trọng của cây tre trong đời sống và chiến đấu; làm cho hình ảnh cây tre hiện lên sinh động, đầy sức sống như có hơi thở, có linh hồn.

III. TẬP LÀM VĂN

a. Yêu cầu về kĩ năng:

- Viết đúng kiểu đoạn văn tự sự sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm.

- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

-(Nội dung đầy đủ, chi tiết của phần Tập làm văn vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

 

ĐỀ SỐ 2

Phần I: (5 điểm)

Không có kính không phải vì xe không có kính

Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi

Ung dung buồng lái ta ngồi

Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.

 

Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng

Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim

Thấy sao trời và đột ngột cánh chim

Như sa, như ùa vào buồng lái.

(Trích Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Ngữ văn 9, tập 1)

Câu 1: Nêu tên tác giả và hoàn cảnh sáng tác bài thơ

Câu 2: Bài thơ xây dựng được hình tượng thơ rất độc đáo – những chiếc xe không kính. Nêu ý nghĩa của việc xây dựng hình tượng thơ trên.

Câu 3: Dựa vào đoạn thơ trên, hãy viết đoạn văn khoảng 10 câu lập luận theo cách diễn dịch để thấy được vẻ đẹp tâm hồn của người lính lái xe. Trong đoạn có sử dụng lời dẫn trực tiếp và phép nối liên kết câu.

Phần II: (5 điểm)

Đọc đoạn trích sau:

Họa sĩ nghĩ thầm: “Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn”. Ông rất ngạc nhiên khi bước lên bậc thang bằng đất, thấy người con trai đang hái hoa. Còn cô kĩ sư chỉ “ồ” lên một tiếng! Sau gần hai ngày, qua ngót bốn trăm cây số đường dài cách Hà Nội, đứng trong mây mù ngang tầm với chiếc cầu vồng kia, bỗng nhiên lại gặp hoa dơn, hoa thược dược, vàng, tím, đỏ, hồng phấn, tổ ong,… ngay lúc dưới chân kia là mùa hè, đột ngột và mừng rỡ, quên mát e lệ, cô chạy đến bên người con trai đang cắt hoa. Anh con trai, rất tự nhiên nhứ với một người bạn đã quen thân, trao bó hoa đã cắt cho người con gái, và cũng rất tự nhiên, cô đỡ lấy.

(Lặng lẽ Sa Pa, Nguyễn Thành Long, SGK Ngữ văn 9)

Câu 1: Cô họa sĩ trong đoạn văn trên giữ vai trò như thế nào trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa?

Câu 2: Giải thích ý nghĩa nhan đề tác phẩm

Câu 3: Đoạn văn trên giúp em hiểu gì về nhân vật anh thanh niên – nhân vật chính trong truyện?

Câu 4: Ứng xử của anh thanh niên trong đoạn văn trên đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Từ nhận xét đó, em hãy trình bày suy nghĩ của mình về cách ứng xử đối với mọi người trong cuộc sống bằng một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi.

--- HẾT ---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

Phần I:

Câu 1:

- Tác phẩm: Phạm Tiến Duật.

- Hoàn cảnh sáng tác: năm 1969, trong thời kì kháng chiến chống Mỹ.

Câu 2:

Là một hình ảnh rất thực, không hiếm trên tuyến đường Trường Sơn trong những năm tháng kháng chiến chống Mĩ. Là hình ảnh đặc sắc, độc đáo trong thơ Phạm Tiến Duật nói riêng và thơ ca kháng chiến chống Mĩ nói chung. Nó vừa là biểu tượng cho sự tàn phá của chiến tranh, lại vừa là hình ảnh đẹp đẽ, nên thơ ngay trong cuộc chiến ác liệt.

Câu 3: 

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vẻ đẹp người lính trong đoạn thơ.

- Phong thái ung dung, hiên ngang, dũng cảm:

+ Đảo ngữ: tô đậm sự ung dung, bình thản, điềm tĩnh đến kì lạ.

+ Điệp từ “nhìn”, thủ pháp liệt kê và lối miêu tả nhìn thẳng, không né tránh gian khổ, hy sinh, sẵn sàng đối mặt với gian nan, thử thách.

- Tinh thần lạc quan, sôi nổi, tinh nghịch, trẻ trung:

+ Giọng thơ tếu nhộn, hài hước: “Không có”, “ừ thì có”.

+ Hiện thực: gió, bụivốn khắc nghiệt bỗng mờ đi dưới sắc thái tươi vui, hóm hỉnh.

+ Cái nhìn lạc quan vào hiện thực.

-> Họ là đại diện tiêu biểu cho thế hệ trẻ thời kì kháng chiến chống Mỹ.

Phần II:

Câu 1:

- Góp phần làm nổi bật tư tưởng, chủ đề của truyện

- Làm nổi bật vẻ đẹp của anh thanh niên

- Cô cũng là một đại diện tiêu biểu cho vẻ đẹp của thanh niên thế hệ lúc bấy giờ

-(Để xem đầy đủ đáp án của phần II vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

 

ĐỀ SỐ 3

Phần I: (3.0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

“Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa khoa học được lưu trữ bằng trí nhớ, chữ viết được lưu chuyền bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu trữ, lưu truyền khác. Nó bao gồm tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn sướng dân gian, lối sống, nếp sống”.

(Sách giáo khoa Giáo dục công dân 7)

a. Đoạn văn trên cung cấp thông tin về điều gì? Viết đoạn văn (5-8 câu) nêu suy nghĩ của em về việc bảo tồn những di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc (2.25 điểm)

b. Chỉ ra lỗi dùng từ trong đoạn văn trên và sửa lại cho đúng (0.75 điểm)

Phần 2: (3.0 điểm) 

Ông Nguyễn Văn Lũy – người bảo về trường THPT chuyên Lê Hồng Phong luôn được học sinh của trường cúi chào mỗi ngày đến trường. Theo miêu tả của nhiều giáo viên, học sinh, ông Lũy được yêu quý bởi tính cách nhiệt tình, niềm nở. Một giáo viên chia sẻ: “Con người ở cương vị nào dù là bảo vệ, lao công hay giáo viên miễn hoàn thành nhiệm vụ, đáng yêu, không khó chịu đều nhận được sự yêu quý, nể trọng”.

Không ai biết được tuổi nào phù hợp để mỗi người bắt đầu làm một điều tử tế. Các em cúi chào như một phép lịch sự và được chỉ dạy từ thầy cô trong trường và sự dặn dò cặn kẽ từ bố mẹ chúng. Vài giây cúi chào bậc cha chú không làm các em chậm giờ vào lớp mà ngược lại nó là niềm vui mỗi ngày đi học, đi làm của các học sinh và người bảo vệ. Sự tôn trọng này nảy nở từ chính những hành động tưởng chừng như nhỏ nhặt đó khiến môi trường giáo dục trở nên thân thiện,… Để mỗi lần cúi đầu các em học sinh biết ơn những người không trực tiếp giảng các em những bài học văn hóa nhưng ngầm dạy các em cách để trở thành một người tử tế. Những điều tử té cứ từ từ bé nhỏ lớn lên như vậy theo năm tháng, mỗi người trong số chúng ta trở thành một nhân tố trong cộng đồng mình.

Viết văn bản nghị luận khoảng 1 trang giấy thi nêu suy nghĩ của em về vấn đề được đặt ra từ bài viết trên.

Phần 3: (4.0 điểm)

Bằng lời kể của nhân vật ông Sáu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng hãy kể lại câu chuyện được về phép thăm nhà cho đến khi bé Thu chèo xuồng bỏ sang nhà ngoại.

-(Nội dung đầy đủ, chi tiết của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

 

ĐỀ SỐ 4

Phần I: (6 điểm)

Trăng là nguồn cảm hứng vô tận cho sáng tác nghệ thuật. Mở đầu khổ thơ trong tác phẩm của mình, một nhà thơ đã viết: Trăng cứ tròn vành vạnh.

Câu 1: Câu thơ trên nằm trong bài thơ nào? Ai là tác giả của bài thơ đó? Hãy chép những câu tiếp theo để hoàn thành khổ thơ có chứa câu thơ trên.

Câu 2: Nêu vài nét về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm trên. Hoàn cảnh sáng tác ấy có mối liên hệ như thế nào với chủ đề của bài thơ.

Câu 3: Dựa vào khổ thơ em vừa chép ở trên, hãy viết một đoạn văn có độ dài khoảng 10 câu theo cách lập luận tổng – phân – hợp để làm rõ nội dung: Khổ thơ thể hiện tập trung nhất ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng và chiều sâu tư tưởng mang tính triết lí của tác phẩm. Đoạn văn có sử dụng câu bị động, lời dẫn trực tiếp (Gạch chân, chú thích câu bị động và lời dẫn trực tiếp.

Câu 4: Em hãy chép một câu thơ có hình ảnh trăng trong chương trình Ngữ văn 9 và nêu rõ tên tác phẩm, tác giả.

Phần II (4 điểm)

Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

- Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu nghĩ ngay ngôi sao lẻ loi kia một mình. Bây giờ làm nghề này cháy không nghĩ như vậy nữa. Và khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được. Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anhem, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đ, cháu buồn đến chết mất. Còn người thì ai chả “them” ở bác? Minh sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc? Đấy, cháu tự nói với cháu thế đấy.

(Trích Ngữ văn 9,  tập một, NXB Giáo dục)

Câu 1: Nhân vật cháu trong đoạn trích trên là ai? Đoạn trích sử dụng hình thức ngôn ngữ nào? Chỉ ra dấu hiệu hình thức ngôn ngữ đó.

Câu 2: Đọc đoạn trích trên em thấy nhận vật cháu có những phẩm chất gì?

Câu 3: Từ phẩm chất của nhân vật cháu trong đoạn trích trên và những hiểu biết về thực tế cuộc sống, em hãy trình bày suy nghĩ về nhiệt huyết của thế hệ trẻ Việt Nam đối với con người và cuộc đời trong giai đọa hiện nay trong khoảng 2/3 trang giấy thi.

-(Nội dung đầy đủ, chi tiết của Đề thi số 4 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 4 đề thi Học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2020 Trường THCS Tân Xuân. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Chúc các em học tập tốt !

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục sau đây:

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF