OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Bộ 4 đề thi Học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2020 Trường THCS Nguyễn Du

08/12/2020 1.07 MB 1508 lượt xem 2 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2020/20201208/25672265822_20201208_165339.pdf?r=7869
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Nhằm giúp các em ôn tập và củng cố các kiến thức Ngữ văn 9 đã học ban biên tập HOC247 xin giới thiệu nội dung Bộ 4 đề thi HK1 môn Ngữ văn 9 năm 2020 - Trường THCS Nguyễn Du có đáp án. Nội dung chi tiết mời các em tham khảo tại đây!

 

 
 

TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU

ĐỀ THI HỌC KÌ 1

MÔN NGỮ VĂN 9

NĂM HỌC 2020-2021

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1: (3.0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và làm theo các yêu cầu bên dưới:

Hôm đó, trên xe buýt có một người đàn ông cao tuổi. Ông lên xe ở một trạm trên đường Nguyễn Trãi (Hà Nội). Xe chạy. Sau khi lục lọi chiếc cặp đeo bên hông, lại móc hết túi quần, túi áo, ông già vẫn không thấy tiền để mua vé. Ông ngồi lặng với khuôn mặt đỏ bừng. Lúc này, một cô học sinh ngồi ở hàng ghế sau đã len lén nhét tờ 5.000 đồng vào túi quần của ông. Khi nhân viên bán vé đến, theo phản xạ, ông lại đưa tay lục túi quần và thấy tờ 5.000 đồng. Ông mừng ra mặt, trả tiền vé và cứ tưởng đó là tiền của mình. Còn cô gái thì lẳng lặng mỉm cười.

(Báo Gia đình và xã hội – Xuân Đinh Dậu 2017, trang 16)

a. (1.0 điểm) Thông hiểu

Vì sao cô học sinh đã len lén nhét tờ 5000 đồng vào túi quần của ông già mà không đưa trực tiếp cho ông?

b. (1.0 điểm) Thông hiểu           

Câu: “Còn cô gái thì lẳng lặng mỉm cười” giúp em hiểu thêm điều gì về cô học sinh?

c. (1.0 điểm) Vận dụng

Suy nghĩ của em về “người tử tế” được gợi lên qua câu chuyện trên. Trình bày khoảng 5-7 dòng.

Câu 2: (3.0 điểm)

Nhà văn Nguyễn Đình Thi khi còn sống đã than rằng ông cả đời sợ nhất hai loại rác: rác ngôn ngữ và rác thải.

Lời tâm sự của nhà văn đã gợi cho em những suy nghĩ gì về hiện trạng rác thải ngôn ngữ xung quanh ta hiện nay. Hãy viết một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi nêu suy nghĩ của em.

-(Nội dung đầy đủ, chi tiết của Đề thi số 1 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

 

ĐỀ SỐ 2

Phần I: Đọc hiểu (4.0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:

“…Hạnh phúc bình thường và giản dị lắm

Là tiếng xe về mỗi chiều của bố

Cả nhà quây quần trong căn phòng nhỏ

Chị xới cơm đầy bắt phải ăn no

Hạnh phúc là khi đêm về không có tiếng mẹ ho

Là ngọn đèn soi tương lai em sáng

Là điểm 10 mỗi khi lên bảng

Là ánh mắt một người lạ như quen

Hạnh phúc là khi mình có 1 cái tên…”

(Trích “Hạnh phúc” – Thanh Huyền)

1. Nhận biết

Tìm câu thơ khái quát nội dung chính của đoạn.

2. Thông hiểu

Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên.

3. Vận dụng

Tác giả bài thơ “Hạnh phúc” quan niệm “hạnh phúc bình thường và giản dị lắm”. Còn em, em quan niệm như thế nào về hạnh phúc? Em hãy viết một đoạn văn từ 5 đến 7 câu trình bày câu trả lời của mình.

Phần II. Làm văn (6.0 điểm)

Dựa vào nội dung truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân, em hãy đóng vai nhân vật ông Hai kể lại diễn biến tâm trạng mình khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc cho đến khi nguồn tin này được cải chính.

--- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

Phần I: Đọc hiểu

Câu 1: Câu thơ khái quát nội dung đoạn; hạnh phúc bình thường và giản dị lắm.

Câu 2:

- Nghệ thuật: Điệp cấu trúc: hạnh phúc là…; là…

- Tác dụng: nhấn mạnh, làm rõ cho người đọc thấy hạnh phúc không phải những điều cao sang, xa vời mà là những điều rất dung dị, nhỏ bé, gần gũi với cuộc sống của chúng ta.

Câu 3: Hạnh phúc là những điều bình dị quanh ta. Hạnh phúc là khi:

- Được ở bên cạnh những người thân yêu.

- Khi quan tâm và chăm sóc những thân thương của mình.

- Hạnh phúc là khi được giúp đỡ những người xung quanh, giúp họ vượt qua khó khăn, để cuộc sống của họ được ấm no, tốt đẹp hơn.

Phần II. Làm văn

a. Mở bài: Giới thiệu ngắn gọn về bản thân: mọi người thường gọi tôi là ông Hai, tôi ở cái làng chợ Dầu từ lúc sinh ra.

b. Thân bài:

- Khái quát đôi nét về cuộc đời của nhân vật trước khi đến nơi tản cư.

- Kể lại tâm trạng của khi ở nơi tản cư: nhớ làng, phấn chấn khi ở phòng thông tin bước ra.

-(Nội dung đầy đủ, chi tiết của phần Làm văn vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

 

ĐỀ SỐ 3

I. Phần Đọc hiểu (6.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 6:

 “Anh hạ giọng nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều:

- Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, những kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Và, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất”

(Lặng lẽ Sa Pa, Nguyễn Thành Long - Ngữ văn 9, tập 1)

1. Lời tâm sự trên của ai? Nói với ai? Nói trong hoàn cảnh nào? Qua lời nói trên, em hiểu gì về vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật?

2. Tâm sự của nhân vật “anh” được tác giả lựa chọn hình thức ngôn ngữ nào thể hiện: đối thoại, độc thoại hay độc thoại nội tâm? Hãy lí giải cho sự lựa chọn của mình.

3. Nhan đề “Lặng lẽ Sa Pa” gợi ra cho em điều gì mà tác giả muốn gửi gắm trong truyện? Tại sao các nhân vật trong truyện đều không có tên riêng?

4. Dựa vào đoạn trích trên và những hiểu biết của em về truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa, hãy viết đoạn văn khoảng 10 câu theo các lập luận diễn dịch trình bày cảm nhận của em về nhân vật “anh” được nhắc đến trong đoạn trích. Trong đoạn văn có câu sử dụng cách dẫn trực tiếp (Gạch chân dưới một câu sử dụng cách dẫn trực tiếp)

5. Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa gợi cho em nhớ tới một văn bản nào gần gũi về tư tưởng chủ đề mà em đã học trong chương trình Ngữ văn 9? Ghi rõ tên tác giả. Chỉ ra sự tương đồng về tư tưởng chủ đề của hai tác phẩm.

6. Từ nội dung đoạn trích trên, hãy nêu suy nghĩ của em về ý nghĩa của công việc đối với cuộc sống mỗi người (bằng một đoạn văn từ 5 - 7 câu)

II. Phần Làm văn (4.0 điểm)

Tưởng tượng mình gặp gỡ và trò chuyện với nhân vật Trương Sinh trong tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của nhà văn Nguyễn Dữ. hãy viết bài văn kể lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện đó.

--- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

I. Phần Đọc hiểu

Câu 1:

- Lời tâm sự trên của anh thanh niên nói với ông họa sĩ.

- Hoàn cảnh: khi ông họa sĩ thắc mắc tại sao anh lại được xem là người cô độc nhất thế gian.

- Vẻ đẹp tâm hồn: có những suy nghĩ đẹp về công việc của mình.

Câu 2:

- Đối thoại.

- Anh đang trả lời câu hỏi của ông họa sĩ về công việc của mình, đoạn hội thoại có các nhân vật nói chuyện với nhau. Nên đây được gọi là đối thoại.

Câu 3:

- Nhan đề: gợi lên những con người ở Sa Pa đang ngày ngày lặng lẽ cống hiến sức trẻ, trí tuệ cho đất nước.

- Các nhân vật không có tên riêng vì: tác giả không đặt tên riêng cho các nhân vật mà chỉ gọi chung chung vì muốn khẳng định trên đất nước Việt Nam có rất nhiều người như thế chứ không phải một người cụ thể. Họ đang âm thầm lặng lẽ cố hiến trên rất nhiều nơi của mảnh đất Việt Nam tươi đẹp này.

Câu 4:

a. Yêu cầu về kĩ năng:

- Viết đúng kiểu đoạn văn nghị luận văn học theo phép lập luận diễn dịch và sử dụng cách dẫn trực tiếp.

- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

b. Yêu cầu về kiến thức: đảm bảo được các ý sau:

- Giới thiệu chung:

+ Tác giả Nguyễn Thành Long và tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa.

+ Nội dung đoạn trích: nói về niềm vui của anh thanh niên trong công việc.

- Phân tích:

+ Giới thiệu hoàn cảnh sống và làm việc của anh thanh niên.

+ Lòng yêu nghề, tinh thần trách nhiệm về công việc.

+ Anh thanh niên hiểu rằng công việc mình làm tuy nhỏ bé nhưng liên quan đến công việc chung của đất nước, của mọi người.

+ Làm việc một mình trên đỉnh núi cao,không có ai giám sát, thúc giục anh vẫn luôn tự giác, tận tụy: suốt mấy năm ròng rã ghi và báo “ốp” đúng giờ, phải ghi và báo về nhà trong mưa tuyết lạnh cóng, gió lớn và đêm tối lúc 1h sáng, anh vẫn không ngần ngại.

+ Anh đã sống thật hạnh phúc khi được biết do kịp thời phát hiện đám mây khô mà anh đã góp phần vào chiến thắng của không quân ta trên bầu trời Hàm Rồng.

+ Anh yêu công việc của mình, anh kể về nó một cách say sưa và tự hào.

+ Với anh, công việc là niềm vui, là lẽ sống: “Công việc của cháu gian khổ thế đấy chứ cất nó đi cháu buồn đến chết mất” => anh đã thực sự tìm thấy niềm vui và hạnh phúc trong công việc thầm lặng giữa Sa Pa và sương mù bao phủ.

+ Khẳng định lại vẻ đẹp của anh thanh niên.

Câu 5:

- Văn bản: Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận.

- Tư tưởng chủ đề: ca ngợi người lao động đang ngày ngày hăng say cống hiến sức lực, trí tuệ cho đời.

-(Để xem đầy đủ đáp án của đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

 

ĐỀ SỐ 4

Câu 1: (3.0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

(1) Lòng đố kị có thể gắn với sự hiếu thắng, một tâm lí muốn chứng tỏ mình không thua chúng kém bạn, thậm chí hơn người. Tính hiếu thắng có thể có tác dụng kích thích người ta phấn đấu, cạnh tranh vượt lên người khác, có ý nghĩa tiến bộ nhất định. Tâm lí đố kị ngược lại, chỉ là sự biến dạng của lòng hiếu thắng. Đố kị là tâm lí của kẻ thất bại. Động cơ kích thích phấn đấu giảm sút, mà ý muốn hạ thấp, hãm hại người khác để thỏa lòng ích kỉ tăng lên. Phân tích lòng đố kị, nhà triết học Hi Lạp cổ đại A-ri-xtot đã nói: “Người đố kị sở dĩ cảm thấy dằn vặt đau đớn không chỉ vì cảm thấy mình thua kém mà còn vì phải nhìn thấy người khác thành công”. Nhà triết học đã chỉ ra thực chất kẻ đố kị là kẻ không muốn nhìn thấy người khác thành công.

(2) Trên thực tế, không một lòng đố kị nào có thể ngăn cản được người khác thành công, cho nên lòng đố kị chỉ có hại cho bản thân kẻ đố kị. Nó vừa làm cho kẻ đố kị không được sống thanh thản, luôn dằn vặt đau khổ vì những lí do không chính đáng, lại vừa có thể dẫn họ đến những mưu đồ xấu xa, thậm chí phạm tội ác. Kẻ đố kị không hiểu rằng “ngoài trời còn có trời” (cao hơn) “ngoài núi còn có núi” (cao hơn), mình tài giỏi còn có người tài hơn.

a. Nhận biết (1.0 điểm)

Bài viết đã đề cập đến tính xấu nào? Tác giả đã chỉ ra những tác hại nào của tính xấu đó?

b. Nhận biết (1.0 điểm)

Xác định lời dẫn trong đoạn (1). Cho biết đó là lời nói hay ý nghĩ được dẫn, dẫn trực tiếp hay gián tiếp.

c. Vận dụng (1.0 điểm)

Viết 1 đoạn văn (3-4 câu) cho biết thái độ ứng xử, hành động nên có của em trước tài năng hay thành công của người khác.

Câu 2: (3.0 điểm) Vận dụng cao

Em hãy viết một bài văn ngắn khoảng 1 trang giấy thi trình bày ý kiến của em về vấn đề: nói lời xin lỗi.

Câu 3: (4.0 điểm) Vận dụng cao

“Đủ nắng hoa sẽ nở, đủ yêu thương hạnh phúc sẽ đong đầy” (Khuyết danh).

Em hãy kể lại một câu chuyện về sự sẻ chia yêu thương của chính mình hoặc mình chứng kiến. (Trong đó có kết hợp yếu tố nghị luận, miêu tả và độc thoại nội tâm).

-(Nội dung đầy đủ, chi tiết của Đề thi số 4 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 4 đề thi Học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2020 Trường THCS Nguyễn Du. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Chúc các em học tập tốt !

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục sau đây:

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF