OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Bộ 4 đề thi Học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2020 Trường THCS Châu Thành

08/12/2020 1.12 MB 718 lượt xem 2 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2020/20201208/837851276353_20201208_095438.pdf?r=3368
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Mời các em cùng tham khảo tài liệu Bộ 4 đề thi HK1 môn Ngữ văn 9 có đáp án năm 2020 Trường THCS Châu Thành được HOC247 biên soạn và tổng hợp dưới đây. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hỗ trợ đắc lực các em học sinh trong quá trình học tập.

 

 
 

TRƯỜNG THCS CHÂU THÀNH

ĐỀ THI HỌC KÌ 1

MÔN NGỮ VĂN 9

NĂM HỌC 2020-2021

 

ĐỀ SỐ 1

Phần I: (7.0 điểm)

Từ xưa đến nay, trăng luôn là nguồn cảm hứng vô tận của thi ca. Trong bài thơ “Áng trăng”, nhà thơ Nguyễn Duy viết:

“Từ hồi về thành phố

Quen ánh điện cửa gương

Vầng trăng đi qua ngõ

Như người dưng qua đường

 

Thình lình đèn điện tắt

Phòng buyn-đinh tối om

Vội bật tung cửa sổ

Đột ngột vầng trăng tròn”

 (Ngữ văn 9, tập một, 'NXB Giáo dục Việt Nam, 2016)

1. Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ “Ánh trăng”. Hoàn cảnh đó có ý nghĩa như thế nào trong việc thể hiện chủ để bài thơ?

2. Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong hai dòng thơ “Từ hồi về thành phố/quen ánh điện cửa gương " và phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó.

3. Ghi lại chính xác một câu thơ đã học trong chương trình Ngữ văn 9 cũng sử dụng biện pháp tu từ giống hai dòng thơ trên (mục 2), nêu rõ tên tác phẩm, tác giả.

4. Dựa vào khổ thơ thứ hai của đoạn thơ trên, hãy viết một đoạn văn theo cách diễn dịch, độ dài khoảng 12 câu trình bày cảm nhận của em về tình huống nhân vật trữ tình bất ngờ gặp lại vầng trăng, trong đoạn văn có sử dụng lời dẫn trực tiếp và câu phép.

Phần II (3.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

“Chuyện kế có một danh tướng có lần đi ngang qua trường học cũ của mình, liền ghé vào thăm. Ông gặp lại người thầy từng dạy mình hồi nhỏ và kính cẩn thưa:

- Thưa thầy, thầy còn nhớ con không? Con là...

Người thấy giáo già hoảng hốt:

- Thưa ngài, ngài là...

- Thưa thầy, với thầy, con vẫn là đứa học trò cũ. Con có được những thành công hôm nay là nhờ sự giáo dục của thầy ngày nào...”

(Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016)

1. Tìm các từ ngữ xưng hô trong đoạn trích trên?

2. Lời đáp ở cuối đoạn trích thể hiện tình cảm, thái độ như thế nào của vị danh tướng đối với người thầy?

3. Từ đoạn trích trên kết hợp với những hiểu biết xã hội, em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng 2/3 trang giấy thi) về truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam.

-(Nội dung đầy đủ, chi tiết của Đề thi số 1 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

 

ĐỀ SỐ 2

I. ĐỌC HIỂU (2.0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:

Quê hương anh nước mặn, đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá

Anh với tôi đôi người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau.

Súng bên súng, đầu sát bên đầu

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ

Đồng chí!

Câu 1. Đoạn thơ trên trích từ văn bản nào?

A. Bếp lửa

B. Đồng chí

C. Bài thơ về tiểu đội xe không kính

D. Đoàn thuyền đánh cá

Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên là gì?

A. Tự sự

B. Miêu tả

C. Biểu cảm

D. Nghị luận

Câu 3. Xét về cấu tạo ngữ pháp, câu thơ “Đồng chí!” là kiểu câu gì?

A. Câu đặc biệt

B. Câu rút gọn

C. Câu đơn

D. Câu ghép

Câu 4. Nội dung chính của hai câu thơ sau là gì?

Quê hương anh nước mặn, đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá

A. Miêu tả các vùng đất khác nhau của nước ta

B. Nói lên sự khắc nghiệt của thiên nhiên

C. Nói lên sự đối lập giữa các vùng miền của đất nước

D. Nói lên hoàn cảnh xuất thân của những người lính

II. LÀM VĂN (8.0 điểm)

Câu 1. (3.0 điểm)

Câu thơ “Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ” đã thể hiện sự chia sẻ, gắn bó, yêu thương của những người lính. Từ hình ảnh đó kết hợp với những hiểu biết xã hội, hãy viết đoạn văn khoảng 10 câu nêu suy nghĩ của em về ý nghĩa của tình yêu thương đối với đời sống con người.

Câu 2. (5.0 điểm)

Cảm nhận của em về vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của tác giả Nguyễn Dữ (Ngữ văn 9 tập 1 – NXBGDVN 2016).

--- HẾT ---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

I. ĐỌC HIỂU 

1 – B

2 – C

3 – A

4 – D

II. LÀM VĂN 

Câu 1:

Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập đoạn văn. Gợi ý:

- Yêu cầu hình thức:

+ Đoạn văn khoảng 10 câu. Lùi đầu dòng, viết hoa chữ cái đầu tiên và không ngắt đoạn.

+ Có các phần: mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn; diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi diễn đạt, ngữ pháp, chính tả.

- Yêu cầu nội dung: Đoạn văn xoay quanh nội dung: viết về sự sẻ chia, gắn bó, yêu thương của người lính qua đó viết về tình yêu thương đối với con người. Từ đó rút ra bài học cho bản thân về tình yêu thương trong cuộc đời.

- Hướng dẫn cụ thể:

+ Giới thiệu vấn đề: tình yêu thương trong đời sống con người.

+ Giải thích vấn đề: “Tình yêu thương” là tình cảm cảm yêu thương, chia sẻ, gắn bó giữa con người với nhau -> đây là yếu tố làm nên cuộc sống tốt đẹp.

+ Phân tích, bàn luận vấn đề:

  • Tình yêu thương trong bài thơ “Đồng chí” thể hiện qua sự sẻ chia từ miếng cơm, manh áo, đến mảnh chăn giữa những đêm giá rét ở núi rừng Trường Sơn khắc nghiệt. Và chính những biểu hiện tốt đẹp đó đã kéo những người lính trở thành tri kỉ của nhau.
  • Tình yêu thương trong xã hội biểu hiện rất phong phú và đa dạng dưới nhiều hình thức: qua lời nói, cử chỉ hay những hành động ấm áp.
  • Tình yêu thương xuất hiện ở mọi nơi: trong gia đình, trong nhà trường, trong những nơi công cộng. Sự chia sẻ yêu thương làm cho cuộc sống tốt đẹp và khiến chúng ta hạnh phúc hơn.
  • Mỗi người cần cho đi sự yêu thương nhiều hơn đối với mọi người, đặc biệt là những người kém may mắn.
  • Phê phán những người có lối sống ích kỉ, thiếu tình thương.

+ Liên hệ bản thân.

-(Nội dung đầy đủ, chi tiết của phần Làm văn vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

 

ĐỀ SỐ 3

Phần I (6.0 điểm)

Làng là tác phẩm thành công của nhà văn Kim Lân viết về người nông dân. Trong tác phẩm, nhà văn có viết:

… “Về đến nhà, ông Hai nàm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lét đưa nhau ra đầu hà chơi sậm chơi sụi với nhau.

Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ra rẻ rúng, hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu… Ông lão nắm chặt hai tay lại và rít lên:

Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này.

(SGK Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục 2014)

1. Đoạn trích trên diễn tả tâm trạng nào của ông Hai? Vì sao ông Hai lại có tâm trạng như vậy?

2. Ghi lại những câu văn có sử dụng hình thức độc thoại nội tâm ở trong đoạn trích trên. Chép chính xác 4 câu thơ khác trong một đoạn trích “Truyện Kiều” mà em đã được học sử dụng hình thức độc thạoi nội tâm này.

3. Dựa vào đoạn trích trên kết hợp với hiểu biết về tác phẩm “Làng”, em hãy viết đoạn văn tổng – phân – hợp (khoảng 12 câu) phân tích diễn biến tâm trạng của ông Hai từ khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc đến khi tâm sự với người con út (Trong đoạn văn có sử dụng câu bị động và lời dẫn trực tiếp, chú thích rõ)

Phần II (4.0 điểm): Trong bài thơ “Đồng chí”, nhà thơ Chính Hữu đã viết:

“… Áo anh rách vai

Quần tôi có vài mảnh vá

Miệng cười buốt giá

Chân không giày

Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.

 

Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo”

(SGK Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục 2014)

1. Bài thơ “Đồng chí” được sáng tác trong hoàn cảnh nào? Kể tên một tác phẩm khác trong chương trình Ngữ văn lớp 9 có cùng đề tài với bài thơ đó, ghi rõ tên tác giả.

2. Các từ vai, miệng, tay, chân, đầu trong đoạn thơ, từ nào được dùng theo nghĩa gốc, từ nào được dùng theo nghĩa chuyển? Nghĩa nào được hình thành theo phương thức chuyển nghĩa ẩn dụ, nghĩa nào đươc hình thành theo phương thức hoán dụ?

3. Một cử chỉ giản dị tay nắm lấy bàn tay đã gợi tình yêu thương, tiếp thêm sức mạnh để những người lính vượt qua khó khăn. Hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng nửa trang giấy thi nêu suy nghĩ của em về sức mạnh của tình yêu thương trong cuộc sống hôm nay.

-(Nội dung đầy đủ, chi tiết của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

 

ĐỀ SỐ 4

Phần I: Đọc – hiểu (4.0 điểm)

Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi:

 “Mỗi người trên thế giới đều là những người khách bộ hành, mỗi ngày đều bước đi một cách chủ động hoặc bị động trên con đường mình đã chọn.... Cuộc đời không chỉ là con đường đi dễ dàng, đôi khi chúng ta còn gặp phải những hố sâu do người khác đào ra, gặp phải sự tấn công của thú dữ, mưa bão và tuyết lạnh. Bất luận gian khó thế nào, chỉ cần chúng ta còn sống, chúng ta còn phải đối mặt. Sống tức là thực hiện một cuộc hành trình không thể trì hoãn.... Trước muôn vàn lối rẽ, không ai có được bản đồ trong tay, cũng không phải ai cũng có kim chỉ nam dẫn đường, tất cả đều phải dựa vào sự phán đoán và lựa chọn của bản thân. Nếu bạn rẽ nhầm lối, khoảng cách với xuất phát điểm sẽ bị rút ngắn ngược lại, nếu rẽ đúng, con đường phía trước sẽ bằng phẳng, rộng rãi.”

(Trích Bí quyết thành công của Bill Gates, Khâm Sài Nhân)

Câu 1: Hãy tìm và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ trong câu: “Cuộc đời không chỉ là con đường đi dễ dàng, đôi khi chúng ta còn gặp phải những hố sâu do người khác đào ra, gặp phải sụ tấn công của thú dữ, mưa bão và tuyết lạnh.” (1.0 điểm)

Câu 2: Thông điệp nào trong đoạn trích có ý nghĩa nhất với em? (ghi khoảng 03 dòng) (1.0 điểm)

Câu 3: Hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 20 dòng) nêu ý kiến của bản thân về quan niệm: “Sống tức là thực hiện một cuộc hành trình không thể trì hoãn” (2.0 điểm)

Phần II. Làm văn: (6.0 điểm)

Tưởng tượng mình là nhân vật trữ tình trong bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy, hãy diễn tả dòng cảm nghĩ trong bài thơ thành một câu chuyện nhằm gợi nhắc thái độ sống “uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ. (Bài kể có kết hợp các yếu tố miêu tả, miêu tả nội tâm, nghị luận).

--- HẾT ---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

Phần I: Đọc – hiểu

Câu 1:

- Một biện pháp tu từ: ẩn dụ.

- Dùng hình ảnh “hố sâu”, “thú dữ”, “mưa bão”, “tuyết lạnh” để nói về những khó khăn, thử thách mà mỗi người gặp phải trên đường đời.

- Tác dụng: biện pháp ẩn dụ có tác dụng tăng giá trị biểu đạt cho đoạn văn, làm cho hình ảnh trong văn chương giàu sức gợi hình, gợi cảm. Qua đó thấy được những khó khăn trên đường đời mà con người gặp phải là những điều không dễ dàng.

Câu 2:

Học sinh tùy chọn cho mình thông điệp có ý nghĩa nhất. Gợi ý:

- Tương lai luôn tiềm ẩn nhiều thách thức, vì vậy cần trau dồi cho bản thân một cách kĩ càng.

- Cần dũng cảm để tiến về phía trước và không đầu hàng hoàn cảnh.

- Cần trau dồi trí tuệ minh mẫn để có những lựa chọn đúng đắn trong cuộc đời.

Câu 3:

Học sinh nắm chắc kiến thức viết đoạn văn và viết theo yêu cầu đề bài. Gợi ý:

- Yêu cầu hình thức:

+ Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập đoạn văn.

+ Đoạn văn khoảng 20 dòng. Lùi đầu dòng, viết hoa chữ cái đầu tiên và không ngắt đoạn.

+ Có các phần: mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn; diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi diễn đạt, ngữ pháp, chính tả.

- Yêu cầu nội dung: Đoạn văn xoay quanh nội dung: nêu ý kiến bản thân về quan điểm “Sống tức là thực hiện một cuộc hành trình không thể trì hoãn”. Từ đó rút ra bài học cho bản thân.

- Hướng dẫn cụ thể:

+ Giới thiệu vấn đề.

+ Giải thích vấn đề.

- “Hành trình” là chỉ chuyến đi xa và dài ngày.

- “Trì hoãn” là những thói quen chậm lại, tự hoãn lại công việc của mình.

-> Quan niệm khẳng định sống là thực hiện cuộc hành trình cả đời và không lúc nào được ngơi nghỉ, trì hoãn.

+ Phân tích, bàn luận vấn đề:

  • Đây là quan niệm đúng đắn.
  • Tại sao nói: “Sống tức là thực hiện một cuộc hành trình không thể trì hoãn”.
  • Cuộc hành trình của mỗi người rất dài và gặp nhiều khó khăn, bởi vậy trên hành trình đó chúng ta không nên trì hoãn bất kì lúc nào.
  • Luôn tiến về phía trước thì con người ta mới bắt kịp được thời đại.
  • Tiến về phía trước để thay đổi bản thân mình, sống tốt hơn, đương đầu và vượt qua thách thức, góp phần thay đổi xã hội.
  • Mỗi người cần phải rèn luyện sự nhanh nhạy và có ý thức thay đổi.
  • Phê phán những bạn trẻ có thái độ sống trì trệ, thụ động, nhút nhát, yếu đuối.

+ Liên hệ bản thân.

+ Tổng kết.

Phần II. Làm văn

a. Yêu cầu hình thức:

- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản.

- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

-(Để xem tiếp nội dung của phần Làm văn vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 4 đề thi Học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2020 Trường THCS Châu Thành. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Chúc các em học tập tốt !

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục sau đây:

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF