OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Bộ 4 đề thi HK1 môn Tiếng Việt 4 có đáp án năm 2021-2022 Trường TH Lương Thế Vinh

09/12/2021 1.1 MB 651 lượt xem 2 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20211209/336667965404_20211209_161741.pdf?r=7718
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Bộ 4 đề thi HK1 môn Tiếng Việt 4 có đáp án năm 2021-2022 Trường TH Lương Thế Vinh được HOC247 sưu tầm và chia sẻ. Nhằm giúp các bạn học sinh lớp 4 ôn tập lại kiến thức môn Tiếng Việt, tích lũy thêm cho bản thân mình những kinh nghiệm giải đề hay, đồng thời biết cách phân bổ thời gian làm bài sao cho hợp lý để đạt được điểm số cao cho kì thi Học kì 1 sắp tới. Sau đây là đề thi mời các bạn tải về tham khảo.

 

 
 

TRƯỜNG TH LƯƠNG THẾ VINH

ĐỀ THI HỌC KÌ 1

MÔN: TIẾNG VIỆT 4

NĂM HỌC: 2021-2022

(Thời gian làm bài: 60 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

A. Kiểm tra Đọc

I. Đọc thành tiếng: (5 điểm)

Bài đọc: Điều ước của Vua Mi-đát

(SGK Tiếng Việt 4, tập 1, trang 90)

- Đọc đúng, trôi chảy.

- Trả lời câu hỏi sách giáo khoa trang 91.

II. Đọc hiểu: (5 điểm)

Bài đọc: Quê hương

(SGK Tiếng Việt 4, tập 1, trang 100)

Làm bài tập: Chọn câu trả lời đúng nhất.

Câu 1: Quê hương chị Sứ được tả trong bài văn là vùng nào?

A. Thành phố.

B. Vùng biển.

C. Miền núi.

D. Các ý trên đều sai.

Câu 2: Hình ảnh nào làm cho chị Sứ yêu biết bao nhiêu quê hương của mình?

A. Nơi đó chị đã cất tiếng khóc đầu tiên.

B. Nơi này, mẹ chị đã hát ru chị ngủ.

C. Nơi đây, quả ngọt trái sai đã thắm hồng da dẻ chị. Và đến lúc làm mẹ, chị đã hát ru con những câu hát ngày xưa.

D. Tất cả các ý trên.

Câu 3: Câu văn nào thể hiện tình yêu quê hương rất sâu nặng của chị Sứ?

A. Chị Sứ yêu biết bao nhiêu cái chốn này.

B. Chị Sứ yêu Hòn Đất bằng cái tình yêu hầu như là máu thịt.

C. Chị thương ngôi nhà sàn lâu năm có cái bậc thang.

D. Tất cả các ý trên.

Câu 4: Những từ nào là danh từ riêng?

A. Hòn Đất, Sứ, Ba Thê.

B. Mẹ, con, núi, sóng biển.

C. Ngôi nhà, nắng, mái tóc, bờ vai.

D. Tất cả các ý trên.

Câu 5: Tổ hợp nào dưới đây gồm các từ láy?

A. Oa oa, vòi vọi, hoàng hôn, cánh cò, tròn trịa.

B. Oa oa, da dẻ, vòi vọi, nghiêng nghiêng, chen chúc, phất phơ, trùi trũi, tròn trịa.

C. Oa oa, nghiêng nghiêng, trùi trũi, vàng óng, hoàng hôn.

D. Tất cả các ý trên.

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả (Nghe – viết): (5 điểm)

Bài viết: Chiều trên quê hương

(SGK Tiếng Việt 4, tập 1, trang 102).

II. Tập làm văn: (5 điểm)

Viết một bức thư ngắn cho bạn hoặc người thân nói về ước mơ của em.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (5 điểm)

- Đọc đúng tiếng, từ: 2 điểm (Đọc sai dưới 3 tiếng: 1,5 điểm; đọc sai từ 3 đến 5 tiếng: 1 điểm; đọc sai từ 6 đến 10 tiếng: 0,5 điểm; đọc sai trên 10 tiếng: không cho điểm).

- Ngắt nghỉ hơi đúng dấu câu (có thể mắc lỗi về ngắt nghỉ hơi ở 1 hoặc 2 dấu câu): 1 điểm; (không ngắt nghỉ hơi đúng ở 3 đến 4 dấu câu: 0,5 điểm; không ngắt nghỉ hơi đúng ở 5 dấu câu trở lên: không có điểm).

- Tốc độ đọc đạt yêu cầu: 1 điểm (đọc quá 1 phút đến 2 phút: 0,5 điểm; đọc quá 2 phút, phải đánh vần nhẩm: không có điểm).

- Trả lời đúng ý câu hỏi: 1 điểm (trả lời chưa đủ ý hoặc hiểu câu hỏi nhưng diễn đạt còn lúng túng, chưa rõ ràng: 0,5 điểm; không trả lời được hoặc trả lời sai ý: không có điểm).

II. Đọc hiểu: (5 điểm). Học sinh thực hiện đúng mỗi câu được 1 điểm.

Câu 1: B

Câu 2: D

Câu 3: D

Câu 4: A

Câu 5: B

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả: (5 điểm)

- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn (thơ): 5 điểm. Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai phụ âm đầu, vần, thanh hoặc viết hoa không đúng quy định): trừ 0,5 điểm.

- Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ, trình bày bẩn,…. thì bị trừ 1 điểm toàn bài.

Lưu ý: Tất cả các đề còn lại cũng chấm theo thang điểm trên.

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 1 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

A. Kiểm tra Đọc

I. Đọc thành tiếng: (5 điểm)

Bài đọc: Có chí thì nên

(SGK Tiếng Việt 4, tập 1, trang 108)

- Đọc đúng, mạch lạc, trôi chảy.

- Trả lời câu hỏi sách giáo khoa trang 109.

II. Đọc hiểu: (5 điểm)

- Bài đọc: Ông Trạng thả diều

(SGK Tiếng Việt 4, tập 1, trang 104)

- Làm bài tập: Chọn câu trả lời đúng nhất.

Câu 1: Lúc nhỏ Nguyễn Hiền có sở thích gì nhất?

A. Chơi bi.

B. Thả diều.

C. Đá bóng.

D. Các ý trên đều sai.

Câu 2: Những chi tiết nào nói lên sự thông minh của Nguyễn Hiền?

A. Đọc đến đâu hiểu ngay đến đó.

B. Có trí nhớ lạ thường.

C. Có hôm, chú thuộc hai mươi trang sách mà vẫn có thời giờ chơi thả diều.

D. Tất cả các ý trên đều đúng.

Câu 3: Nguyễn Hiền ham học và chịu khó như thế nào?

A. Vì nghèo không được học nên đứng ngoài để nghe giảng nhờ.

B. Đợi bạn học thuộc bài rồi mượn vở của bạn về học.

C. Không có vở, Nguyễn Hiền tận dụng lưng trâu hoặc nền cát, bút là ngón tay hay mảnh gạch vở, còn đèn là vở trứng thả đom đóm vào trong. Bài thi làm trên lá chuối khô và nhờ bạn xin thầy chấm hộ.

D. Tất cả ý trên.

Câu 4: Câu tục ngữ nào nêu đúng ý nghĩa của câu chuyện trên?

A. Có chí thì nên.

B. Giấy rách phải giữ lầy lề.

C. Máu chảy, ruột mền.

D. Thẳng như ruột ngựa.

Câu 5: Từ nào dưới đây là động từ?

A. Học.

B. Đèn.

C. Tốt.

D. Hay.

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả (Nhớ – viết): (5 điểm)

Bài viết: Nếu chúng mình có phép lạ

(SGK Tiếng Việt 4, tập 1, trang 76).

II. Tập làm văn: (5 điểm)

Kể lại câu chuyện Ông Trạng thả diều bằng lời kể của Nguyễn Hiền.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

A. Kiểm tra Đọc

I. Đọc thành tiếng: (5 điểm)

- Đọc đúng tiếng, từ: 2 điểm (Đọc sai dưới 3 tiếng: 1,5 điểm; đọc sai từ 3 đến 5 tiếng: 1 điểm; đọc sai từ 6 đến 10 tiếng: 0,5 điểm; đọc sai trên 10 tiếng: không cho điểm).

- Ngắt nghỉ hơi đúng dấu câu (có thể mắc lỗi về ngắt nghỉ hơi ở 1 hoặc 2 dấu câu): 1 điểm; (không ngắt nghỉ hơi đúng ở 3 đến 4 dấu câu: 0,5 điểm; không ngắt nghỉ hơi đúng ở 5 dấu câu trở lên: không có điểm).

- Tốc độ đọc đạt yêu cầu: 1 điểm (đọc quá 1 phút đến 2 phút: 0,5 điểm; đọc quá 2 phút, phải đánh vần nhẩm: không có điểm).

- Trả lời đúng ý câu hỏi: 1 điểm (trả lời chưa đủ ý hoặc hiểu câu hỏi nhưng diễn đạt còn lúng túng, chưa rõ ràng: 0,5 điểm; không trả lời được hoặc trả lời sai ý: không có điểm).

II. Đọc hiểu: (5 điểm). Học sinh thực hiện đúng mỗi câu được 1 điểm.

Câu 1: B

Câu 2: D

Câu 3: D

Câu 4: A

Câu 5: A

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả: (5 điểm)

- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn (thơ): 5 điểm. Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai phụ âm đầu, vần, thanh hoặc viết hoa không đúng quy định): trừ 0,5 điểm.

- Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ, trình bày bẩn,…. thì bị trừ 1 điểm toàn bài.

Lưu ý: Tất cả các đề còn lại cũng chấm theo thang điểm trên.

II. Tập làm văn: (5 điểm)

- Viết đủ ý, diễn đạt mạch lạc, viết câu đúng ngữ pháp: 5 điểm

Bài mẫu:

Tôi là Nguyễn Hiền, người làng Dương Miện, tỉnh Hà Nam. Tôi được sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo ở vùng nông thôn. Năm lên sáu tuổi, cha mẹ tôi cho đi học ở trường làng. Tôi thích lắm. Không những thích học mà còn thích thả diều nữa. Có lần, tôi cùng những đứa trẻ nghèo đi chăn trâu, tôi tranh thủ thả diều và bị thầy giáo thấy được. Hôm sau, thầy giáo gọi tôi để kiểm tra bài. Tôi đọc thuộc làu làu hơn hai mươi trang sách. Thầy giáo rất ngạc nhiên.

---(Để xem tiếp đáp án phần Tập làm văn vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

A. Kiểm tra Đọc

I. Đọc thành tiếng:

Giáo viên cho học sinh bốc thăm, sau đó các em sẽ đọc thành tiếng (mỗi học sinh đọc một đoạn hoặc cả bài trong sách giáo khoa Tiếng Việt 4, tập 1 khoảng: 1 phút 30 giây – 1 phút 50 giây) và trả lời câu hỏi do giáo viên chọn theo nội dung được quy định sau:

Bài 1: "Dế mèn bênh vực kẻ yếu"; đọc đoạn "Từ trong hốc đá,....quang hẳn." (trang 15).

Bài 2: "Người ăn xin"; đọc đoạn: "Trên người tôi .... của ông lão." (trang 30 và 31)

Bài 3: "Đôi giày ba ta màu xanh"; đoạn: "Sau này..., nhảy tưng tưng." (trang 81)

- Thời gian kiểm tra:

Đọc thầm, trả lời câu hỏi và bài tập trên giấy: 30 phút.

Đọc thành tiếng: tùy theo tình hình từng lớp, giáo viên tổ chức cho các em kiểm tra và chấm ngay tại lớp.

II. Đọc thầm, trả lời câu hỏi và bài tập:

BÀN TAY NGƯỜI NGHỆ SĨ

Ngay từ nhỏ, Trương Bạch đã rất yêu thiên nhiên. Lúc nhàn rỗi, cậu nặn những con giống bằng đất sét trông y như thật.

Lớn lên, Trương Bạch xin đi làm ở một cửa hàng đồ ngọc. Anh say mê làm việc hết mình, không bao giờ chịu dừng khi thấy những chỗ cần gia công tinh tế mà mình chưa làm được. Sự kiên nhẫn của Trương Bạch khiến người dạy nghề cũng phải kinh ngạc.

Một hôm có người mang một khối ngọc thạch đến và nhờ anh tạc cho một pho tượng Quan Âm. Trương Bạch tự nhủ sẽ gắng công tạo nên một tác phẩm tuyệt trần, mĩ mãn.

Pho tượng làm xong, quả là một tác phẩm trác tuyệt. Từ dung mạo đến dáng vẻ của Quan Âm đều toát lên sự ung dung và cực kì mĩ lệ. Điều vô cùng lí thú là pho tượng sống động đến lạ lùng, giống như một người sống vậy. Nếu đi một vòng xung quanh pho tượng, đôi mắt Quan Âm như biết nhìn theo. Hiển nhiên đây là điều không thể tưởng tượng nổi.

(Sưu tầm)

Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất và hoàn thành tiếp các bài tập:

Câu 1: Từ nhỏ, Trương Bạch đã có niềm yêu thích, say mê gì?

A. Đất sét

B. Thiên nhiên

C. Đồ ngọc

Câu 2: Điều gì ở Trương Bạch khiến người dạy nghề cũng phải kinh ngạc?

A. Sự kiên nhẫn

B. Sự chăm chỉ

C. Sự tinh tế

Câu 3: Pho tượng Quan Âm có điều gì khiến người ta không thể tưởng tượng nổi?

A. Từ dung mạo đến dáng vẻ của Quan Âm đều toát lên sự ung dung và cực kì mĩ lệ.

B. Pho tượng sống động đến lạ lùng, giống như một người sống vậy.

C. Nếu đi một vòng xung quanh pho tượng, đôi mắt Quan Âm như biết nhìn theo.

D. Cả 3 ý trên

Câu 4: Theo em, bài đọc "Bàn tay người nghệ sĩ" thuộc chủ điểm nào đã học?

A. Trên đôi cánh ước mơ

B. Măng mọc thẳng

C. Có chí thì nên

Câu 5: Gạch chân bộ phận vị ngữ trong câu sau:

Lúc nhàn rỗi, cậu nặn những con giống bằng đất sét trông y như thật.

Câu 6: Ghi lại các động từ, tính từ trong câu sau:

Cành đào nở hoa cho sắc xuân thêm rực rỡ, ngày xuân thêm tưng bừng.

Các động từ:..........................................................................................

Các tính từ ............................................................................................

Câu 7: Tìm một từ trái nghĩa với từ "quyết chí"

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả: (5 điểm)

Nghe - viết: Bài Thư thăm bạn (Tiếng Việt lớp 4, tập 1, trang 25, 26)

Từ: Mình tin rằng ... đến ....Quách Tuấn Lương

II. Tập làm văn: (5 điểm)

Đề: Tả một đồ dùng học tập mà em yêu thích.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

A. Kiểm tra Đọc

I. Đọc thành tiếng: (5 điểm)

Có thể phân ra các yêu cầu sau:

1. Đọc đúng tiếng, đúng từ

Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng :0,5 điểm; đọc sai quá 5 tiếng: 0 điểm

2. Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1,0 điểm

- Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 đến 3 chỗ: 0,5 điểm

- Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên: không ghi điểm

3. Giọng đọc bước đầu có biểu cảm

- Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm: 0,5 điểm

- Giọng đọc không thể hiện rõ tính biểu cảm: không ghi điểm

4. Tốc độ đọc: đạt tốc độ quy định

- Nếu thời gian mỗi lần đọc vượt hơn so với quy định là 1 phút: ghi 0,5 điểm;

- Đọc trên 1 phút: không ghi điểm.

5. Trả lời đúng câu hỏi do giáo viên nêu: 1,0 điểm

- Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: ghi 0,5 điểm

II. Đọc thầm, trả lời câu hỏi và bài tập: (5 điểm)

Câu 1: B

Câu 2: A

Câu 3: D

Câu 4: C

Câu 5:(Lúc nhàn rỗi, cậu nặn những con giống bằng đất sét trông y như thật)

Câu 6:

a) nở; cho

b) rực rỡ; tưng bừng

Câu 7: Nản chí.

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 4

A. Kiểm tra Đọc

I. Đọc thành tiếng:

Giáo viên cho học sinh bốc thăm, sau đó các em sẽ đọc thành tiếng (mỗi học sinh đọc một đoạn hoặc cả bài trong sách giáo khoa Tiếng Việt 4, tập 1 khoảng: 1 phút 30 giây – 1 phút 50 giây) và trả lời câu hỏi do giáo viên chọn theo nội dung được quy định sau:

Bài 1: "Dế mèn bênh vực kẻ yếu"; đọc đoạn "Từ trong hốc đá,....quang hẳn." (trang 15).

Bài 2: "Người ăn xin"; đọc đoạn: "Trên người tôi .... của ông lão." (trang 30 và 31)

Bài 3: "Đôi giày ba ta màu xanh"; đoạn: "Sau này..., nhảy tưng tưng." (trang 81)

- Thời gian kiểm tra:

Đọc thầm, trả lời câu hỏi và bài tập trên giấy: 30 phút.

Đọc thành tiếng: tùy theo tình hình từng lớp, giáo viên tổ chức cho các em kiểm tra và chấm ngay tại lớp.

II. Đọc thầm, trả lời câu hỏi và bài tập:

NGƯỜI ĂN XIN

Lúc ấy, tôi đang đi trên phố. Một người ăn xin già lọm khọm đứng ngay trước mặt tôi. Đôi mắt ông lão đỏ đọc và giàn giụa nước mắt. Đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi thảm hại… Chao ôi! Cảnh nghèo đói đã gặm nát con người đau khổ kia thành xấu xí biết nhường nào!

Ông già chìa trước mặt tôi bàn tay sưng húp, bẩn thỉu. Ông rên rỉ cầu xin cứu giúp. Tôi lục tìm hết túi nọ đến túi kia, không có tiền, không có đồng hồ, không có cả một chiếc khăn tay. Trên người tôi chẳng có tài sản gì.

Người ăn xin vẫn đợi tôi. Tay vẫn chìa ra, run lẩy bẩy.

Tôi chẳng biết làm cách nào. Tôi nắm chặt lấy bàn tay run rẩy kia:

- Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả.

Người ăn xin nhìn tôi chằm chằm bằng đôi mắt ướt đẫm. Đôi môi tái nhợt nở nụ cười và tay ông cũng xiết lấy tay tôi:

- Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi. – Ông lão nói bằng giọng khản đặc.

Khi ấy, tôi chợt hiểu rằng: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được chút gì của lão.

(Theo Tuốc-ghê- nhép)

Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi dưới đây:

Câu 1: Hình ảnh ông lão ăn xin đáng thương như thế nào?

A. Một người ăn xin già lọm khọm.

B. Đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi thảm hại…

C. Cả hai ý trên đều đúng.

Câu 2: Hành động và lời nói ân cần của cậu bé chứng tỏ tình cảm của cậu đối với ông lão ăn xin như thế nào?

A. Cậu bé chân thành thương xót ông lão ăn xin.

B. Cậu bé muốn giúp đỡ ông lão ăn xin.

C. Cả hai ý trên đều đúng.

Câu 3: Cậu bé không có gì cho ông lão, nhưng ông lão lại nói: “Như vậy là cháu đã cho lão rồi”. Em hiểu cậu bé đã cho ông lão cái gì?

A. Cậu bé không cho ông lão cái gì cả.

B. Cậu bé đã cho ông lão tình thương, sự thông cảm và tôn trọng.

C. Cậu bé đã cho ông lão một ít tiền.

Câu 4: Theo em, cậu bé đã nhận được gì ở ông lão ăn xin?

A. Cậu bé không nhận được gì ở ông lão ăn xin.

B. Cậu bé nhận được từ ông ông lão lòng biết ơn, sự đồng cảm.

C. Cậu bé nhận được ở ông lão ăn xin một lời nói.

Câu 5: Trong câu: “Lúc ấy, tôi đang đi trên phố.” Từ nào là danh từ?

A. Tôi

B. Đi

C. Phố

Câu 6. Từ nào là từ láy?

A. Tả tơi

B. Tái nhợt

C. Thảm hại

Câu 7. Thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây thể hiện tinh thần đoàn kết?

A. Trâu buộc ghét trân ăn.

B. Môi hở răng lạnh.

C. Ở hiền gặp lành.

Câu 8. Dấu hai chấm trong trường hợp dưới đây có tác dụng gì?

Tôi chẳng biết làm cách nào. Tôi nắm chặt lấy bàn tay run rẩy kia:

- Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả.

A. Báo hiệu bộ phận đứng sau nó là lời nói của nhân vật.

B. Báo hiệu bộ phận đứng sau nó là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.

C. Cả hai ý trên.

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả : Nghe - viết:

Người ăn xin

Ông già chìa trước mặt tôi bàn tay sưng húp, bẩn thỉu. Ông rên rỉ cầu xin cứu giúp. Tôi lục tìm hết túi nọ đến túi kia, không có tiền, không có đồng hồ, không có cả một chiếc khăn tay. Trên người tôi chẳng có tài sản gì.

Người ăn xin vẫn đợi tôi. Tay vẫn chìa ra, run lẩy bẩy.

Tôi chẳng biết làm cách nào. Tôi nắm chặt lấy bàn tay run rẩy kia:

- Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả.

II. Tập làm văn:

Chọn một trong hai đề sau:

1. Nhân dịp năm mới, hãy viết thư cho một người thân (ông bà, cô giáo cũ, bạn cũ,…) đang ở xa, để hỏi và chúc mừng năm mới người thân đó.

2. Em hãy viết thư gửi một bạn ở trường khác để hỏi thăm và kể cho bạn nghe tình hình lớp và trường em hiện nay.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

A. Kiểm tra Đọc

I. Đọc thành tiếng: (5 điểm)

Có thể phân ra các yêu cầu sau:

1. Đọc đúng tiếng, đúng từ

Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng :0,5 điểm; đọc sai quá 5 tiếng: 0 điểm

2. Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1,0 điểm

- Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 đến 3 chỗ: 0,5 điểm

- Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên: không ghi điểm

3. Giọng đọc bước đầu có biểu cảm

- Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm: 0,5 điểm

- Giọng đọc không thể hiện rõ tính biểu cảm: không ghi điểm

4. Tốc độ đọc: đạt tốc độ quy định

- Nếu thời gian mỗi lần đọc vượt hơn so với quy định là 1 phút: ghi 0,5 điểm;

- Đọc trên 1 phút: không ghi điểm.

5. Trả lời đúng câu hỏi do giáo viên nêu: 1,0 điểm

Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: ghi 0,5 điểm

II. Đọc thầm, trả lời câu hỏi và bài tập: (5 điểm)

Câu 1: C

Câu 2: C

Câu 3: B

Câu 4: B

Câu 5: C

Câu 6: A

Câu 7: B

Câu 8: A

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 4 đề thi HK1 môn Tiếng Việt 4 năm 2021-2022 Trường TH Lương Thế Vinh. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

ADMICRO
NONE
OFF