OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Bộ 4 đề tham khảo ôn tập HK2 năm 2020 môn Ngữ Văn 7 - Trường THCS Phước Long

15/04/2020 88.39 KB 351 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2020/20200415/281343720_20200415_165452.pdf?r=9852
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Chia sẻ đến các em Bộ 4 đề tham khảo ôn tập HK2 năm 2020 môn Ngữ Văn 7 do HOC247 cập nhật từ Trường THCS Phước Long. Bộ đề thi gồm các câu hỏi và bài tập theo chuẩn kiến thức kĩ năng giúp các em dễ dàng ôn luyện. Hãy tự đánh giá năng lực của bản thân để có kế hoạch ôn thi phù hợp nhé. Chúc các em ôn luyện hiệu quả.

 

 
 

BỘ 4 ĐỀ THAM KHẢO ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN 7 HỌC KÌ II

(Năm 2019-2020)

ĐỀ 1

I. ĐỌC – HIỂU: (3 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

                                                               TÌNH THẦY TRÒ
  Cho dù cuộc sống vật chất của cơ chế thị trường ngày nay có làm cho giá trị đạo đức có nhiều thay đổi, nhưng với nhiều người, nhiều thế hệ học sinh Việt Nam, tình nghĩa thầy trò đối họ vẫn hết sức thiêng liêng. Những người thầy, người cô ấy đã dám hy sinh một cuộc sống sung túc để theo đuổi việc “đưa đò” cho “người khách” qua được bến bờ tương lai xây dựng đất nước mà không cần biết rằng liệu những “người khách” ấy có còn nhớ đến mình hay không? Họ như những người cha, người mẹ thứ hai của chúng ta và luôn ra sức dạy những đứa con yêu của mình bài học làm người, biết đứng lên khi vấp ngã và đối đầu với thử thách. Ôi! Những đứa học sinh ngây thơ chúng em làm sao biết được mỗi lần thầy cô nghiêm khắc trách phạt là mỗi con dao cứa vào tim, đau xót biết chừng nào; làm sao biết được ẩn sau nụ cười khi thấy chúng em được thành tích tốt là niềm hạnh phúc khôn cùng. Vì những lẽ đó, thay vì vô lễ, hỗn xược, tỏ thái độ vô ơn với thầy cô, học sinh chúng ta phải hết lòng kính trọng, suốt đời nhớ ơn “người lái đò” tận tụy ấy. Và hơn hết, ta phải cố gắng học thật giỏi để mãi mãi xứng đáng là học trò của người thầy, người cô.

(http://9-2thainguyen.com/t49-topic)

Câu 1. (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn.

Câu 2. (0,5 điểm) Xác định câu đặc biệt được sử dụng trong đoạn văn và cho biết tác dụng.

Câu 3. (1 điểm) Nêu nội dung chính của đoạn văn trên. 

Câu 4. (1 điểm) Qua đoạn văn, em rút ra được bài học gì cho bản thân?

II. TẬP LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1. (2 điểm) Từ văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” – Phạm Văn Đồng, em hãy viết đoạn văn ít nhất 10 câu chứng minh sự giản dị của Bác trong phương diện quan hệ với mọi người.

Câu 2. (5 điểm) Chứng minh rằng nhân dân ta luôn sống theo đạo lí “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

ĐỀ 2

I. ĐỌC – HIỂU: (3 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

“Quê hương” Mỗi khi nhắc đến hai tiếng thân thương ấy lòng tôi lại dâng trào biết bao niềm yêu mến và tự hào. Quê hương tôi đó là nơi chôn nhau cắt rốn, nơi đã nuôi nấng tôi thành người, nơi đã chứng kiến những ngày tôi chập chững bước đi, bi bô biết nói... Những ngày nắng nóng chói chang, mẹ là người đã mang làn gió mát đến cho tôi ngủ. Những đêm giá rét, cha đã ủ ấm tôi và đưa tôi vào giấc ngủ thần tiên. Quê hương đã cho tôi những người bạn cắt cỏ, chăn trâu, thả diều, bắt cá đã cùng nhau chuyện trò, chia sẻ những buồn vui trong cuộc sống. Làm sao có thể quên những người hàng xóm tốt những người thầy dễ mến bụng từ già đến trẻ, từ giàu đến ngèo ai ai cũng một lòng thương yêu nhau thắm thiết. Quê hương đã nâmg cánh cho tôi dấng bước tương lai và noi gương thế hệ cha ông trong quá khứ.  Chao ôi! Tôi sẽ chẵng bao giờ quên đâu, chẳng bao giờ. Quê hương ơi!

             (Bài làm của học sinh)

Câu 1. (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn.

Câu 2. (0,5 điểm) Nêu công dụng của dấu chấm lửng trong câu “Quê hương tôi đó là nơi chôn nhau cắt rốn, nơi đã nuôi nấng tôi thành người, nơi đã chứng kiến những ngày tôi chập chững bước đi, bi bô biết nói...”

Câu 3. (1 điểm) Nêu nội dung chính của đoạn văn trên. 

Câu 4. (1 điểm) Em có suy nghĩ gì về câu “Quê hương đã nâmg cánh cho tôi dấng bước tương lai và noi gương thế hệ cha ông trong quá khứ.”?

II. TẬP LÀM VĂN: (7 điểm)

Câu 1. (2 điểm) Từ văn bản “Ý nghĩa văn chương” – Hoài Thanh và sự hiểu biết của em, hãy viết đoạn văn ít nhất 10 câu chứng minh “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm sẵn có”.

Câu 2. (5 điểm) Giải thích nội dung lời khuyên của Lê-nin: “Học, học nữ, học mãi”.

ĐỀ 3

I. ĐỌC – HIỂU: (3 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

CÁT VÀ ĐÁ

Có hai người bạn đang bước đi trên sa mạc trong một chuyến đi dài ngày. Hai người nói chuyện với nhau, rồi xảy ra cuộc tranh cãi gay gắt về một vấn đề gì đó. Không giữ được bình tĩnh, một người kia đã tát vào mặt người bạn mình. Cảm thấy rất đau nhưng người bạn không nói gì.

Anh ta chỉ lặng lẽ viết lên trên cát một dòng chữ rất to: "HÔM NAY, NGƯỜI BẠN TỐT NHẤT CỦA TÔI ĐÃ TÁT VÀO MẶT TÔI".

Họ tiếp tục bước đi cho tới khi nhìn thấy một ốc đảo, nơi họ quyết định sẽ dừng chân và nghỉ mát. Người bạn vừa bị tát do sơ ý đã trượt chân rơi xuống một vũng lầy và dần dần lún sâu xuống. Nhưng người kia đã kịp thời cứu được anh.

Ngay sau khi được cứu, anh đã khắc ngay lên một tảng đá gần đó dòng chữ: "HÔM NAY, NGƯỜI BẠN TỐT NHẤT CỦA TÔI ĐÃ CỨU SỐNG TÔI".

Người bạn kia thấy vậy liền hỏi: "Tại sao khi tôi tát cậu, cậu lại viết chữ lên trên cát còn bây giờ cậu lại khắc chữ lên một tảng đá?".

Và câu trả lời anh ta nhận được là:

Khi ai đó làm chúng ta đau đớn thì chúng ta nên viết điều đó lên trên cát, nơi những cơn gió của sự thứ tha sẽ xóa tan đi những nỗi trách hờn. Còn khi chúng ta nhận được điều tốt đẹp từ người khác, chúng ta phải ghi khắc điều ấy lên đá, nơi không cơn gió nào có thể cuốn bay đi.

(Những mẫu chuyện hay về tình bạn)

Câu 1. (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của ngữ liệu.

Câu 2. (0,5 điểm) Tìm trạng ngữ trong câu: Ngay sau khi được cứu, anh đã khắc ngay lên một tảng đá gần đó dòng chữ: "Hôm nay, người bạn tốt nhất của tôi đã cứu sống tôi".

Câu 3. (1 điểm) Nêu nội dung chính của ngữ liệu. 

Câu 4. (1 điểm) Đoạn văn: “Khi ai đó làm chúng ta đau đớn thì chúng ta nên viết điều đó lên trên cát, nơi những cơn gió của sự thứ tha sẽ xóa tan đi những nỗi trách hờn. Còn khi chúng ta nhận được điều tốt đẹp từ người khác, chúng ta phải ghi khắc điều ấy lên đá, nơi không cơn gió nào có thể cuốn bay đi.” đã nói lên thông điệp gì?

II. TẬP LÀM VĂN: (7 điểm)

Câu 1. (2 điểm) Từ câu chuyện trên, em hiểu như thế nào về giá trị của tình bạn? Hãy viết đoạn văn ít nhất 10 câu để trả lời cho câu hỏi trên.

Câu 2. (5 điểm) Chứng minh rằng đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người không có ý thức bảo vệ môi trường.

         -------Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy----------

Trên đây là trích dẫn một phần đề thi kèm đáp án chi tiết và thang điểm Bộ 4 đề tham khảo ôn tập HK2 năm 2020 môn Ngữ Văn 7 - Trường THCS Phước Long. Để xem được đầy đủ nội dung đề thi, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào HỌC247. Hy vọng rằng đây sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các thầy cô làm tài liệu ôn tập và ra đề thi thử cho học sinh. Đồng thời, tài liệu này giúp các em học sinh có bước ôn thi và luyện đề thật tốt để có một kết quả cao trong kì thi sắp tới. 

 ---Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn--- 

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF