Hoc247 giới thiệu đến các em học sinh Bộ 4 đề kiểm tra 1 tiết HK1 môn Địa Lý 10 - Trường THPT. Giúp các em tham khảo và rèn luyện đánh giá kiến thức của mình. Hi vọng đây sẽ là tài liệu bổ ích giúp các em trong quá trình học tập.
Đề tham khảo số 1:
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT LIỄN SƠN |
ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2015 - 2016 MÔN: ĐỊA LÝ - LỚP 10 Thời gian làm bài: 60 phút |
a. Nếu trục Trái Đất vuông góc với mặt phẳng quỹ đạo thì có sự thay đổi mùa như hiện nay không? Vì sao?
b. Thế nào là giờ múi? Nêu cơ sở để phân chia các múi giờ trên Trái Đất. Khi Hà Nội là 8h30’ ngày 25/10/2015 thì Bắc Kinh (múi số 8), Oasinton (múi số19) là mấy giờ ngày bao nhiêu?
Câu 2: (4,0 điểm)
a. Khái niệm khí quyển. Vai trò của khí quyển đối với sự sống trên Trái Đất.
b. So sánh 3 quá trình: Phong hóa lý học, phong hóa hóa học và phong hóa sinh học
Câu 3: (3,0 điểm) Cho bảng số liệu:
Cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế nước ta giai đoạn 1990 - 2005 (Đơn vị: %)
Năm |
Nông - lâm - ngư nghiệp |
Công nghiệp - xây dựng |
Dịch vụ |
1990 |
38,7 |
22,7 |
38,6 |
2005 |
21,0 |
41,0 |
38,0 |
b. Nhận xét.
--------Hết--------
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT LIỄN SƠN |
ĐÁP ÁN ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2015 - 2016 MÔN: ĐỊA LÝ - LỚP 10 |
Câu |
Nội dung |
Điểm |
1 |
a. - Nếu trục Trái Đất vuông góc với mặt phẳng quỹ đạo thì không có sự thay đổi mùa như hiện nay. - Giải thích: Vì khi đó góc nhập xạ tại các địa điểm trên cùng một vĩ tuyến không thay đổi, do đó sẽ không có sự thay đổi về thời tiết và khí hậu nên không có sự thay đổi mùa. b. - Bề mặt Trái Đất được chia thành 24 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 15 độ kinh tuyến. Các địa phương nằm trong cùng một múi sẽ thống nhất một giờ, đó là giờ múi. - Cơ sở để phân chia các múi giờ: Do Trái Đất hình cầu và tự quay quanh trục từ tây sang đông ngược chiều kim đồng hồ, thời gian quay quanh trục một vòng là 24 giờ, đó là cơ sở để phân chia các múi giờ trên Trái Đất. - Khi Hà Nội là 8h30’ ngày 25/10/2015 thì: + Bắc Kinh là 9h30’ cùng ngày + Oasintơn là 20h30’ ngày 24/10/2015. |
1,0
0,5
0,5 0,5 0,25 0,25 |
Đề tham khảo số 2:
SỞ GD& ĐT CÀ MAU Trường THPT Phan Ngọc Hiển |
ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT, NĂM HỌC 2016- 2017 |
(Học sinh chọn đáp án đúng ghi vào giấy kiểm tra, không được làm trên đề)
Câu 1: Hệ Mặt Trời có mấy hành tinh?
A. 6 B. 7 C. 8 D. 9
Câu 2: Hãy tính giờ và ngày ở Việt Nam, biết rằng ở thời điểm đó, giờ GMT đang là 24 giờ ngày 31–12.
A. 6 giờ ngày 31-12. B. 7 giờ ngày 01-01.
C. 7 giờ ngày 31-12. D. 8 giờ ngày 01-01.
Câu 3: Cho biết khu vực nội chí tuyến trên Trái Đất có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh mấy lần trong năm?
A. Không lần nào. B. 1 lần trong năm.
C. 2 lần trong năm. D. Tất cả đều sai.
Câu 4: Thời gian ban ngày dài nhất trong năm, thời gian ban đêm ngắn nhất trong năm ở bán cầu Bắc là ngày mấy?
A. Ngày 21- 3. B. Ngày 22 - 6. C. Ngày 23 - 9. D. Ngày 22 - 12.
Câu 5: Vận động theo phương thẳng đứng của nội lực sinh ra kết quả gì?
A. Hiện tượng biển tiến và biển thoái. B. Hiện tượng uốn nếp và đứt gãy.
C. Nếp uốn và miền núi uốn nếp. D. Tạo ra hẻm vực và thung lũng.
Câu 6: Phát biểu đúng nhất về khái niệm vận động theo phương nằm ngang.
A. Là những vận động nâng lên, hạ xuống của vỏ Trái Đất
B. Là vận động làm cho vỏ Trái Đất bị nén ép ở khu vực này, tách giãn ở khu vực kia.
C. Là vận động làm cho các lớp đá bị uốn thành nếp.
D. Là vận động làm cho đá bị gãy, đứt ra rồi dịch chuyển ngược hướng nhau.
Câu 7: Mỗi bán cầu có mấy khối khí?
A. 2 B. 4 C. 6 D. 8
Câu 8: Khoảng cách trung bình từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?
A. 194,6 triệu km. B. 149,6 triệu km.
C. 164,9 triệu km. D. 146,9 triệu km.
Câu 9: Phạm vi hoạt động của gió Tây ôn đới là:
A. Áp cao Cực về áp thấp Ôn đới.
B. Áp cao Cực về áp thấp Xích đạo.
C. Áp cao cận Chí tuyến về áp thấp Xích đạo.
D. Áp cao cận Chí tuyến về áp thấp Ôn đới.
Câu 10: Hướng hoạt động của gió Mậu dịch là:
A. Tây bắc ở bán cầu Bắc, tây nam ở bán cầu Nam.
B. Tây nam ở bán cầu Bắc, tây bắc ở bán cầu Nam.
C. Đông bắc ở bán cầu Bắc, đông nam ở bán cầu Nam.
D. Đông nam ở bán cầu Bắc, đông bắc ở bán cầu Nam.
Câu 11: Phát biểu nào không đúng về sự hoạt động của gió biển.
A. Gió biển hình thành ở vùng ven biển, hoạt động vào ban ngày.
B. Gió biển hình thành ở vùng ven biển, gió thổi từ áp cao đất liền ra áp thấp biển.
C.Gió biển hình thành ở vùng ven biển, gió thổi từ áp cao biển vào áp thấp đất liền.
D. Gió biển hoạt động vào ban ngày, gió thổi từ biển vào đất liền.
Đề tham khảo số 3:
SỞ GD& ĐT KHÁNH HÒA TRƯỜNG THPT HÀ HUY TẬP
|
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2016 - 2017 MÔN: ĐỊA LÝ - LỚP 10 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề) |
Gồm 40 câu - Mỗi câu 0,25 điểm
Câu 1: Các đai khí áp trên Trái Đất phân bố theo nguyên tắc:
A. Gần xích đạo là áp cao, xa xích đạo là áp thấp.
B. Các đai áp thấp ở gần xích đạo, các đai áp cao ở gần địa cực.
C. Các đai áp cao, áp thấp phân bố xen kẽ và đối xứng qua áp thấp xích đạo.
D. Các đai áp cao, áp thấp phân bố xen kẽ và đối xứng qua áp cao xích đạo.
Câu 2: Gió biển và gió đất là:
A. Loại gió hoạt động theo mùa.
B. Hình thành ở vùng ven biển.
C. Thay đổi hướng giữa mùa động và mùa hạ.
D. Loại gió chỉ có ở vùng biển nhiệt đới.
Câu 3: Mưa chắc chắn sẽ xảy ra khi có sự hoạt động của:
A. frông. B. Gió. C. Dòng biển. D. Khí áp.
Câu 4: Quá trình ngoại lực diễn ra đầu tiên là quá trình nào sau đây?
A. Bồi tụ. B. Phong hóa.
C. Vận chuyển. D. Bóc mòn.
Câu 5: Đây là đặc điểm của khối không khí Tc:
A. Lạnh khô. B. Lạnh ẩm.
C. Nóng khô. D. Ẩm.
Câu 6: Nấm đá là địa hình xâm thực do:
A. Nhiệt độ. B. Sóng biển. C. Gió. D. Nước chảy.
Câu 7: Trong các đứt gãy bộ phận sụt lún xuống được gọi là:
A. Địa lũy B. Địa hào. C. Địa chất. D. Địa tầng.
Câu 8: Thổi quanh năm và khá đều đặn theo hướng Đông Bắc ở bán cầu Bắc, Đông Nam ở bán cầu Nam. Đó là đặc điểm của:
A. Gió mùa. B. Gió fơn. C. Gió Mậu dịch. D. Gió đất,gió biển.
Câu 9: Nhiệt lượng do Mặt Trời mang đến bề mặt Trái Đất luôn thay đổi theo:
A. Góc chiếu của tia bức xạ.
B. Bề dày của lớp không khí.
C. Tính chất của khối khí bên dưới.
D. Lượng khói bụi trong tầng đối lưu.
Đề tham khảo số 4:
ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT HỌC KÌ I NĂM HỌC 2015 - 2016
MÔN: ĐỊA LÍ - KHÔI 10
I. PHẦN LÍ THUYẾT (8 điểm)
Câu 1: (2,0 điểm) Trình bày khái niệm, nguyên nhân của Nội lực và Ngoại lực?
Câu 2: (3,0 điểm) Phân biệt 3 quá trình phong hóa: lí học, hóa học và sinh học?
Câu 3: (3,0 điểm) Hãy trình bày và giải thích hoạt động của gió biển, gió đất và gió fơn?
II. PHẦN BÀI TẬP (2 điểm)
Bảng 11. SỰ THAY ĐỔI NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH NĂM VÀ BIÊN ĐỘ NHIỆT ĐỘ NĂM THEO VĨ ĐỘ Ở BÁN CẦU BẮC
Vĩ độ |
Nhiệt độ trung bình năm (oC) |
Biên độ nhiệt độ năm (oC) |
0o |
24,5 |
1,8 |
20o |
25,0 |
7,4 |
30o |
20,4 |
13,3 |
40o |
14,0 |
17,7 |
50o |
5,4 |
23,8 |
60o |
-0,6 |
29,0 |
70o |
-10,4 |
32,2 |
… |
……… |
……… |
Dựa vào kiến thức đã học và quan sát bảng 11, hãy nhận xét và giải thích:
- Sự thay đổi nhiệt độ trung bình năm theo vĩ độ.
- Sự thay đổi biên độ nhiệt độ năm theo vĩ độ.
[--xem online hoặc tải về máy--]
Trên đây là một phần Bộ 4 đề kiểm tra 1 tiết môn Địa lý lớp 10 của các trường THPT. Để xem đầy đủ nội dung đề và đáp án các em hãy xem online hoặ tải về máy để thuận lợi cho việc tham khảo và ôn tập của mình. Chúc các em học tốt.
Tư liệu nổi bật tuần
-
Đề thi minh họa môn Hóa học tốt nghiệp THPT năm 2025
22/10/2024520 -
Đề thi minh họa môn Tin học tốt nghiệp THPT năm 2025
22/10/2024171 -
Đề thi minh họa môn Toán tốt nghiệp THPT năm 2025
22/10/2024246 - Xem thêm
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)