OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Bộ 3 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021 trường THPT Phú Lãm

21/05/2021 1.08 MB 418 lượt xem 1 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210521/70852909712_20210521_153514.pdf?r=1751
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Xin gửi đến các em học sinh lớp 12 tài liệu Bộ 3 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021 trường THPT Phú Lãm đã được Học247 sưu tầm và chọn lọc dưới đây, tài liệu được biên soạn nhằm giúp các em củng cố kiến thức môn Ngữ văn để chuẩn bị tốt nhất cho kì thi sắp tới.

 

 
 

TRƯỜNG THPT PHÚ LÃM

ĐỀ THI THỬ THPT QG

MÔN: NGỮ VĂN

NĂM HỌC: 2021

(Thời gian làm bài: 120 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

I. ĐỌC HIỂU

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Người chìa tay và xin con một đồng. Lần thứ nhất con hãy tặng người ấy hai đồng.

Lần thứ hai hãy biếu họ một đồng. Lần thứ ba con phải biết lắc đầu.

Và đến lần thứ tư con hãy im lặng, bước đi.

Đừng vui quá. Sẽ đến lúc buồn

Đừng quá buồn. Sẽ có lúc vui

Tiến bước mà đánh mất mình. Con ơi, dừng lại

Lùi bước để hiểu mình. Con cứ lùi thêm nhiều bước nữa

Chẳng sao

Hãy ngước nhìn lên cao để thấy mình còn thấp

Nhìn xuống thấp. Để biết mình chưa cao.

Con hãy nghĩ về tương lai. Nhưng đừng quên quá khứ

Hy vọng vào ngày mai. Nhưng đừng buông xuôi hôm nay

May rủi là chuyện cuộc đời. Nhưng cuộc đời nào chỉ chuyện rủi may

Hãy nói thật ít. Để làm được nhiều – những điều có nghĩa của trái tim.

Hãy hân hoan với điều nhân nghĩa

Đừng lạnh lùng trước chuyện bất nhân

Và hãy tin vào điều có thật:

Con người – sống để yêu thương.

(“Gửi con”, Bùi Nguyễn Trường Kiên, báo Nhân Dân, số 38, ngày 20/9/2009)

Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ gì ?

Câu 2. Xác định và phân tích giá trị của biện pháp tu từ được sử dụng trong 2 câu thơ:“Đừng vui quá. Sẽ đến lúc buồn/ Đừng quá buồn. Sẽ có lúc vui”.

Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về ý nghĩa các câu thơ:“Người chìa tay và xin con một đồng. Lần thứ nhất con hãy tặng người ấy hai đồng/ Lần thứ hai hãy biếu họ một đồng. Lần thứ ba con phải biết lắc đầu/ Và đến lần thứ tư con hãy im lặng, bước đi” ?

Câu 4. Anh/chị có đồng tình với quan niệm của tác giả gửi gắm trong những câu thơ sau hay không ? Tại sao ?: “Tiến bước mà đánh mất mình. Con ơi, dừng lại/ Lùi bước để hiểu mình. Con cứ lùi thêm nhiều bước nữa/ Chẳng sao”.

II. LÀM VĂN

Câu 1.

Từ nội dung văn bản phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn (200 chữ) trình bày suy nghĩ về quan niệm sống: “Con người – sống để yêu thương”.

Câu 2.

Phân tích chi tiết kết thúc truyện ngắn “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân: “Trong óc Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới…” (Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011, tr.32). Từ đó liên hệ với chi tiết kết thúc truyện ngắn “Chí Phèo” của nhà văn Nam Cao: “Đột nhiên thị thấy thoáng hiện ra một cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa, và vắng người lại qua…” (Ngữ văn 11, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011, tr.155) để nhận xét sự thay đổi trong quan niệm của các nhà văn về số phận người nông dân trước và sau cách mạng.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1:

- Thể thơ: Tự do.

Câu 2:

- Xác định: Phép điệp, tương phản/đối.

- Giá trị: Nhấn mạnh những quy luật cảm xúc, đời sống, sự chuyển hóa các cung bậc đối nghịch nhau, tạo nhịp điệu cho câu thơ.

Câu 3:

- Người cha nhắc nhở con về việc giúp đỡ người khác trong cuộc sống.

- Học cách giúp đỡ người khác, nhiệt tình, đúng mực, có giới hạn để sự giúp đỡ ấy phát huy giá trị tốt đẹp.

Câu 4:

Đây là câu hỏi mở, học sinh tùy theo suy nghĩ để trả lời nhưng cần đáp ứng những yêu cầu cơ bản sau:

- Thể hiện quan điểm: đồng ý hoặc không đồng ý.

- Lí giải được một cách hợp lý, thuyết phục.

II. LÀM VĂN

Câu 1:

a. Đảm bảo yêu cầu của đoạn văn:

- Viết đúng hình thức đoạn văn.

- Thí sinh có thể lựa chọn các hình thức đoạn văn khác nhau.

b. Xác định đúng yêu cầu cần nghị luận.

c. Triển khai vấn đề cần nghị luận:

Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận khác nhau để triển khai vấn đề nhưng cần đạt được những yêu cầu sau:

- Yêu thương là sự quan tâm, thấu hiểu, đồng cảm, sẻ chia, quy mến… con người.

- Con người cần sống yêu thương vì đó là một lối sống đẹp. Sống yêu thương mang lại những điều kì diệu cho cuộc sống. Người cho và nhận yêu thương đều được bình yên và hạnh phúc.

- Cần phê phán những hiện tượng sống thờ ơ, ích kỉ, vô cảm trong xã hội.

- Đưa ra các dẫn chứng cụ thể, thuyết phục.

d. Chính tả, dùng từ, đặt câu

- Đảm bảo đúng chính tả, dùng từ chính xác, viết câu đúng ngữ pháp.

e. Sáng tạo

- Có cách diễn đạt sáng tạo, mới mẻ, suy nghĩ sâu sắc.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 1 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

I. ĐỌC HIỂU

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Trong tiếng Anh, cộng hưởng là “together”. Để dễ nhớ, bạn có thể chiết tự nó thành ba chữ “to get there”, nghĩa là cùng đến đích. Trên thực tế, nếu bạn biết kết hợp mọi nguồn lực xung quanh hoặc biết tạo nên sự cộng hưởng bên trong mình thì nhất định bạn sẽ đạt được mục tiêu đã đề ra.

Sức mạnh của một tập thể phụ thuộc vào động cơ gắn kết các thành viên trong đó. Nếu động cơ khuyến khích các thành viên tự nguyện hợp tác với nhau thì sức mạnh tập thể sẽ tồn tại lâu bền. Ngược lại, khi các thành viên ràng buộc nhau một cách miễn cưỡng, chắc chắn sức mạnh ấy chỉ mang tính tạm thời.

Hẳn bạn từng nghe câu chuyện ngụ ngôn về tay, chân, mắt, mũi, miệng. Vì tranh giành chức vị quan trọng nhất mà các bộ phận này đã bỏ rơi nhau. Chỉ khi tất cả cùng kiệt sức thì chúng mới nhận ra rằng, sự tồn tại của mình phụ thuộc vào sự tồn tại của các bộ phận khác, mỗi bộ phận tuy đóng vai trò riêng nhưng đều quan trọng như nhau.

Thật tuyệt vời nếu bạn biết kết hợp mọi nguồn lực bên trong để tạo nên sức mạnh cho riêng mình. Ý tưởng về sự cộng hưởng chính là ý tưởng về sự tiến bộ. Khi bạn tập trung mọi nguồn lực của mình vào một việc gì đó, nghĩa là bạn đã sẵn sàng tiến về phía trước. Sự cộng hưởng không những giúp tập thể đoàn kết hơn mà còn có khả năng giúp con người tăng cường sức mạnh của chính bản thân họ. Đây chính là một trong những yếu tố căn bản giúp con người đạt được thành công như mong muốn.

Hãy kết hợp mọi nội lực trong con người bạn, cũng như với mọi người xung quanh. Hãy ghi nhớ: Cộng hưởng nghĩa là cùng đến đích!

(Không gì là không có thể - George Matthew Adams, Thu Hằng dịch)

Câu 1. Chỉ ra thao tác lập luận chính của văn bản trên.

Câu 2. Theo tác giả, “cộng hưởng” là gì, có mấy loại cộng hưởng?

Câu 3. Theo anh/chị, mục đích tác giả đưa câu chuyện ngụ ngôn về tay, chân, mắt, mũi, miệng vào văn bản là gì? 

Câu 4. Anh/chị có đồng tình với quan niệm của tác giả: “Sự cộng hưởng không những giúp tập thể đoàn kết hơn mà còn có khả năng giúp con người tăng cường sức mạnh của chính bản thân họ” không? Vì sao?

II. LÀM VĂN

Câu 1.

“Biết kết hợp mọi nguồn lực xung quanh” có phải là cách tốt nhất để thành công không?

Viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày quan điểm của anh/chị.

Câu 2.

Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp thiên nhiên của sông Hương khi vào thành phố Huế (trích Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường). Từ đó liên hệ bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử để thấy điểm chung của các tác giả khi viết về thiên nhiên xứ Huế.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1:

- Thao tác lập luận chính: Bình luận.

Câu 2:

- Cộng hưởng là: cùng đến đích

- Cộng hưởng có hai loại:

+ Cộng hưởng mọi nguồn lực xung quanh, giữa mọi người với nhau.

+ Cộng hưởng sức mạnh trong bản thân mỗi người.

Câu 3:

- Khi đưa câu chuyện ngụ ngôn vào văn bản tác giả nhằm làm tăng sức thuyết phục với người đọc về ý nghĩa, vai trò của sự cộng hưởng, tác động qua lại giữa mọi người với nhau. Chúng ta sống trong cộng đồng, cùng tồn tại và phát triển với cộng đồng, không ai có thể sống nếu hoạt động riêng lẻ.

Câu 4:

- Đồng tình với quan điểm của tác giả.

- Vì:

+ Khi mọi người đều có chung mục tiêu, một đích đến họ sẽ phấn đấu, nỗ lực gấp bội để đạt được mục tiêu đó. Hơn thế, khi có sự góp sức của tập thể sẽ tiến đến đích nhanh hơn.

+ Sự cộng hưởng còn tăng thêm sức mạnh cho mỗi cá nhân, giúp họ phát huy tối đa năng lực của bản thân.

=> Cộng hưởng là một điều tuyệt vời để tập thể và cá nhân phát huy sức mạnh, đường đến thành công sẽ được rút ngắn.

II. LÀM VĂN

Câu 1:

* Giới thiệu vấn đề

- Kết hợp nguồn lực xung quanh là gì? Kết hợp các nguồn lực xung quanh tức là biết nhìn nhận sức mạnh, điểm mạnh của mỗi cá nhân, sử dụng những năng lực đó một cách hợp lí vào công việc chung của tập thể, giúp cho công việc đó tiến tới đích nhanh hơn.

* Bàn luận vấn đề

- Ý nghĩa, vai trò của việc kết hợp các nguồn lực.

+ Giúp công việc của tập thể dễ dàng tiến tới thành công.

+ Giúp mỗi cá nhân phát huy được sức mạnh, khả năng vượt trội của mình.

- Cách thức kết hợp các nguồn lực

+ Trong một công việc, cần phải tìm những nguồn lực phù hợp với công việc đó.

+ Giữa các cá nhân cần có sự kết hợp hài hòa, biết phát huy điểm mạnh của bản thân, giúp đỡ những điểm hạn chế của người khác để cùng tiến bộ.

* Mở rộng vấn đề và liên hệ bản thân

- Để tiến tới thành công, không nhất thiết phải kết hợp các nguồn lực với nhau, nhưng kết hợp các nguồn lực là cách tốt nhất, và nhanh nhất đem đến thành công cho chúng ta.

- Liên hệ bản thân.

Câu 2:

1. Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm:

- Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trong những cây bút tiêu biểu của văn xuôi Việt Nam hiện đại, chuyên về thể loại bút kí. Nét đặc sắc trong sáng tác của ông là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và tính trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với suy tư đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức phong phú về triết học, văn hóa, lịch sử, địa lý… Tất cả được thể hiện qua lối hành văn hướng nội, súc tích, mê đắm và tài hoa.

- Ai đã đặt tên cho dòng sông? là bài bút ký xuất sắc viết tại Huế, năm 1981, in trong tập sách cùng tên.

- Đoạn trích miêu tả thủy trình sông Hương đoạn chảy vào thành phố Huế là đoạn trích đặc sắc. Qua thủy trình đó, đoạn trích làm nổi bật vẻ đẹp của sông Hương, cảnh sắc thiên nhiên và con người xứ Huế.

2. Phân tích

2.1. Phân tích sông Hương khi vào thành phố Huế

* Bắt đầu đi vào thành phố - Sông Hương được so sánh với người tình vui tươi và duyên dáng:

- Tâm trạng vui tươi của dòng sông từ khi gặp tiếng chuông chùa Thiên Mụ đến đây càng rõ hơn khi đã nhận ra những dấu hiệu của thành phố.

- Người gái đẹp sông Hương làm dáng lần cuối cùng trước khi chảy vào giữa lòng thành phố thân yêu, trước khi đến với người tình nhân đích thực: uốn một cánh cung rất nhẹ sang đến Cồn Hến, khiến dòng sông mềm hẳn đi, như một tiếng vâng không nói ra của tình yêu.

* Trong lòng thành phố- Sông Hương được so sánh với điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế:

- Nhà văn đã rất tinh tế khi nhận ra đặc điểm riêng của sông Hương là lưu tốc rất chậm “cơ hồ chỉ còn là một mặt hồ yên tĩnh”, nhất là khi so sánh với con sông Nê-va băng lướt qua trước cung điện Pê-téc-bua để ra bể Ban-tích.

- Đặc điểm ấy được nhà văn lí giải từ nhiều góc nhìn khác nhau:

+ Từ đặc điểm địa lí tự nhiên: những chi lưu ấy, cùng với hai hòn đảo nhỏ trên sông  đã làm giảm hẳn lưu tốc của dòng nước

+ Từ lí lẽ của trái tim thì “điệu chảy lặng lờ”, “ngập ngừng muốn đi muốn ở” của sông Hương là do tình cảm dành riêng cho Huế, do quá yêu thành phố của mình, do muốn được nhìn ngắm nhiều hơn nữa thành phố thân thương trước khi phải rời xa.

* Rời khỏi thành phố - Sông Hương được so sánh với người tình dịu dàng và chung thủy:

- Cuộc gặp gỡ nào rồi cũng phải chia li, dù lưu luyến, dùng dằng đến mấy thì các dòng sông cũng phải trở về với biển cả. Và sông Hương cũng không là ngoại lệ…

- Theo đặc điểm địa lí tự nhiên: khi rời khỏi kinh thành, sông Hương chếch về hướng chính bắc, nhưng rồi theo quy luật, nó lại phải chuyển dòng sang hướng tây đông. Vì thế mà nó lại đi qua một góc của thành phố Huế ở thị trấn Bao Vinh xưa cổ.

- Theo góc nhìn của người nghệ sĩ tài hoa khúc ngoặt ấy là biểu hiện của nỗi vương vấn, thậm chí có chút lẳng lơ kín đáo của người tình thủy chung.

2.2. Liên hệ với bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ”

* Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm

- Hàn Mặc Tử là cây bút nổi tiếng của phong trào thơ Mới. Ông là một tài năng thi ca độc đáo và có sức sáng tạo mãnh liệt nhất trong phòng trào Thơ mới.

---(Để xem đầy đủ đáp án những câu còn lại vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 ĐIỂM)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

(1) Một lần tình cờ tôi đọc được bài viết “Hạnh phúc là gì?” trên blốc của một người bạn. (2) Bạn ấy viết rằng: "Hạnh phúc là được nằm trong chăn ấm xem ti vi cùng với gia đình. (3) Hạnh phúc là được trùm chăn kín và được mẹ pha cho cốc sữa nóng. (4) Hạnh phúc là được cùng đứa bạn thân nhong nhong trên khắp phố. (5) Hạnh phúc là ngồi co ro hàng giờ trong quán cà phê, nhấm nháp li ca-cao nóng và bàn chuyện chiến sự... thế giới cùng anh em chiến hữu...".

(6) Bất chợt giật mình, hạnh phúc đơn giản vậy sao? (7) Ừ nhỉ! (8) Dường như lâu nay chúng ta chỉ quen với việc than phiền mình bất hạnh chứ ít khi biết được rằng mình đang hạnh phúc. (9) Hãy một lần thử nghĩ xem: Khi chúng ta than phiền vì bố mẹ quá quan tâm đến chuyện của mình thì ngoài kia biết bao nhiêu người thèm hơi ấm của mẹ, thèm tiếng cười của bố, thèm được về nhà để được mắng; khi chúng ta cảm thấy thiệt thòi khi không được ngồi xe hơi chỉ vì phải chạy xe máy giữa trời nắng thì ngoài kia biết bao nhiêu bạn của chúng ta mồ hôi nhễ nhại, gò mình đạp xe lên những con dốc vắng; khi chúng ta bất mãn với chuyện học hành quá căng thẳng thì ngoài kia biết bao người đang khao khát một lần được đến trường, một lần được cầm cây bút để viết lên những ước mơ; khi chúng ta...

(Dẫn theo Bài tập Ngữ văn 11, tập 2, NXB Giáo dục 2007)

Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn trích. (0,5 điểm)

Câu 2: Tại sao tác giả lại “Bất chợt giật mình, hạnh phúc đơn giản vậy sao?”? (1,0 điểm)

Câu 3: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu (9). (1,0 điểm)

Câu 4: Anh/Chị hãy rút ra thông điệp có ý nghĩa nhất trong đoạn trích trên. (0,5 điểm)

II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)

Nhận xét về giá trị hiện thực của truyện ngắn Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài, có ý kiến cho rằng: Truyện là bức tranh chân thực về số phận đau khổ của đồng bào dân tộc miền núi dưới chế độ phong kiến chúa đất.

Bằng việc phân tích tác phẩm, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

Phần 1: Đọc hiểu

Câu 1:

- Phong cách ngôn ngữ chính luận

Câu 2:

Tác giả “Bất chợt giật mình, hạnh phúc đơn giản vậy sao?” bởi vì:

- Khi nghĩ đến hạnh phúc thì con người thường nghĩ đến những gì cao xa, to lớn nhưng thực ra hạnh phúc là những gì rất giản dị, gần gũi quanh ta.

- Con người thường không nhận ra giá trị của những gì mình đang có, vì vậy thường “than phiền mình bất hạnh chứ ít khi biết được rằng mình đang hạnh phúc”.

Câu 3:

- Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu (9): liệt kê, điệp ngữ, tương phản-đối lập.

- Tác dụng:  

+ Tạo giọng điệu thiết tha, hùng hồn, mạnh mẽ để tăng tính thuyết phục.

+ Nhấn mạnh sự tương phản về hoàn cảnh của chúng ta và biết bao nhiêu người để từ đó gợi ra quan niệm về một hạnh phúc giản đơn.

Câu 4:

Thông điệp có ý nghĩa nhất trong đoạn trích:

- Chúng ta cần biết trân trọng những hạnh phúc bình dị, giản đơn nhưng thiết thực trong cuộc sống.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021 Trường THPT Phú Lãm. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

ADMICRO
NONE
OFF