OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Bộ 3 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021 trường THPT Hòa Bình

25/06/2021 1.21 MB 97 lượt xem 1 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210625/77640117389_20210625_155627.pdf?r=7366
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

HOC247 xin cung cấp đến các em học sinh nội dung tài liệu Bộ 3 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Ngữ văn Trường THPT Hòa Bình được sưu tầm và tổng hợp với các câu hỏi từ dễ đến khó sẽ giúp các em ôn luyện kiến thức thật hiệu quả. Mời các em cùng theo dõi.

 

 
 

TRƯỜNG THPT HÒA BÌNH

ĐỀ THI THỬ THPT QG

MÔN: NGỮ VĂN

NĂM HỌC: 2021

(Thời gian làm bài: 120 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

I. Đọc hiểu văn bản (3đ):

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Trên mạng xã hội, mỗi người là một ông bầu của chính mình trong cuộc xây dựng cho mình một hình ảnh cá nhân. Chúng ta đã trở nên kỳ quặc mà không hề biết. Hãy hình dung cách đây mười năm, trong một buổi họp lớp, một người bỗng nhiên liên tiếp quẳng ảnh con cái, ảnh dã ngoại công ty, ảnh con mèo, ảnh bữa nhậu, ảnh lái ô tô, ảnh hai bàn chân mình, ảnh mình trong buồng tắm lên bàn – chắc hẳn người đó sẽ nhận được những ánh mắt ái ngại (…)

Chiếc smartphone đã trở thành một ô cửa nhỏ dẫn người ta thoát khỏi sự buồn chán của bản thân, và cái rung nhẹ báo tin có thông báo mới của nó bao giờ cũng đầy hứa hẹn. Nhưng càng kết nối, càng online, thì cái đám đông rộn ràng kia lại càng làm chúng ta cô đơn hơn. Chỗ này một cái like, chỗ kia một cái mặt cười, khắp nơi là những câu nói cụt lủn, phần lớn các tương tác trên mạng hời hợt và vội vã. Càng bận rộn để giao tiếp nhiều thì chúng ta lại càng không có gì để nói trong mỗi giao tiếp. Ngược với cảm giác đầy đặn, được bồi đắp khi chúng ta đứng trước thiên nhiên hay một tác phẩm nghệ thuật lớn, trên mạng xã hội ta bị xáo trộn, bứt rứt, và ghen tị với cuộc sống của người khác như một người đói khát nhìn một bữa tiệc linh đình qua cửa sổ mà không thể bỏ đi. Đêm khuya, khi các chấm xanh trên danh sách friend dần dần tắt, người ta cuộn lên cuộn xuống cái news feed để hòng tìm một status bị bỏ sót, một cứu rỗi kéo dài vài giây, một cái nhìn qua lỗ khóa vào cuộc sống của một người xa lạ, để làm tê liệt cảm giác trống rỗng.

(Trích Bức xúc không làm ta vô can, Đặng Hoàng Giang, tr.76 - 77, NXB Hội Nhà văn, 2016)

Câu 1 (0,5đ): Đoạn trích trên bàn về ảnh hưởng của mạng xã hội đến đời sống tinh thần hay vật chất?

Câu 2 (0,5đ): Theo tác giả, chiếc smartphone đem đến cho con người những lợi ích và tồn tại gì?

Câu 3 (1đ): Tại sao tác giả cho rằng, những trải nghiệm trên mạng xã hội sẽ “ngược với cảm giác đầy đặn, được bồi đắp khi chúng ta đứng trước thiên nhiên hay hay một tác phẩm nghệ thuật lớn”?

Câu 4 (1đ): Qua những cảnh báo trong đoạn trích, anh/chị rút ra bài học gì?

II. Làm văn (7đ):

Câu 1 (2đ): Viết bài văn nghị luận (200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về vấn đề giao tiếp thời công nghệ.

Câu 2 (5đ): Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

Đáp án phần Đọc hiểu văn bản

Câu 1 (0,5đ): Đoạn trích bàn về ảnh hưởng của mạng xã hội đến đời sống tinh thần của con người.

Câu 2 (0,5đ):

Chiếc smartphone đem đến cho con người những lợi ích và tồn tại:

- Lợi ích: thoải mái chia sẻ cuộc sống cá nhân.

- Tồn tại:

  • Càng kết nối, càng online thì con người càng cô đơn hơn.
  • Sự tương tác hời hợt và vội vã trên mạng xã hội làm con người thấy trống vắng, không tìm được cảm giác quan tâm thật sự.
  • Sự hạn chế trong giao tiếp vì thời gian dành cho cuộc sống ảo quá nhiều.
  • Sự so sánh, đố kị khi nhìn ngắm cuộc sống trên mạng xã hội dẫn đến cảm giác bứt rứt, xáo trộn, ghen tị với cuộc sống của người khác.

⟹ Cuộc sống ảo trên mạng xã hội chi phối làm cho con người dường như tê liệt trong cuộc sống thực tế. Con người chạy trốn bản thân mình, sống cuộc sống trong đám đông hỗn loạn trên mạng xã hội.

Câu 3 (1đ):

Tác giả cho rằng, những trải nghiệm trên mạng xã hội sẽ “ngược với cảm giác đầy đặn, được bồi đắp khi chúng ta đứng trước thiên nhiên hay hay một tác phẩm nghệ thuật lớn”, vì:

  • Khi đúng trước thiên nhiên hay một tác phẩm nghệ thuật lớn, con người được tiếp nhận, thẩm thấu những cái hay, cái đẹp của tự nhiên và nghệ thuật. Chính điều đó giúp cho tâm hồn con người được thanh lọc, cảm thấy thảnh thơi, thêm yêu cái đẹp và yêu cuộc sống.
  • Những trải nghiệm trên mạng xã hội không cho ta những cảm giác trên mà chỉ đem đến cho ta sự bứt rứt, xáo trộn, ghen tị với cuộc sống của người khác, làm ta trở nên nhỏ nhen, thấy mình bất hạnh, thiếu thốn. Trong một thế giới ảo hỗn độn ấy, con người không tìm thấy sự sẻ chia, quan tâm thật sự mà chỉ là sự tương tác hời hợt giữa những người xa lạ. Chính vì vậy, càng đi sâu vào cuộc sống ảo, con người càng cảm thấy thiếu thốn, trống trải, cô đơn mà không bao giờ có được cảm giác “đầy đặn” như khi đứng trước thiên nhiên hay một tác phẩm nghệ thuật lớn.

Câu 4 (1đ):

Qua những cảnh báo trong đoạn trích, cần rút ra những bài học sau:

  • Đừng tự mình chạy trốn bản thân, đừng rơi vào thế giới hỗn độn của mạng xã hội. Bởi lẽ, càng kết nối, càng online, càng đắm chìm trong thế giới ảo thì cái đám đông rộn ràng kia lại càng làm chúng ta cô đơn hơn.
  • Bình tâm hơn giữa đời thực: quan tâm đến những mối quan hệ thực tế, đến gia đình, người thân; cùng nhau trò chuyện, tâm sự nhiều hơn thay vì thời gian căm tức, đố kị, ghen ghét… với những thứ xa lạ ở thế giới ảo.

---(Để xem tiếp đáp án phần Làm văn vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

I. Đọc hiểu văn bản (3đ):

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

"Nếu Tổ quốc neo mình đầu sóng cả

Những chàng trai ra đảo đã quên mình

Một sắc chỉ về Hoàng Sa thuở trước

Còn truyền đời con cháu mãi đinh ninh

Nếu Tổ quốc nhìn từ bao mất mát

Máu xương kia dằng dặc suốt ngàn đời

Hồn dân tộc ngàn năm không chịu khuất

Dáng con tàu vẫn hướng mãi ra khơi"

(Trích Tổ quốc nhìn từ biển - Nguyễn Việt Chiến)

Câu 1 (0,5đ): Đoạn trích được viết theo thể thơ nào?

Câu 2 (0,75đ): Anh/chị hiểu thế nào về câu thơ: “Hồn dân tộc ngàn năm không chịu khuất/Dáng con tàu vẫn hướng mãi ra khơi”?

Câu 3 (0,75đ): Nhân vật trữ tình đã gửi gắm cảm xúc, tâm tư gì vào đoạn thơ?

Câu 4 (1đ): Đoạn thơ mang đến cho người đọc nhận thức gì về Tổ quốc xưa và nay?

II. Làm văn (7 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Viết bài văn nghị luận (200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu tục ngữ: “Nhàn cư vi bất thiện”

Câu 2 (5đ): Phân tích nhân vật nhân vật Trương Ba trong vở kịch “Hồn Trương Ba da hàng thịt.”

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

Đáp án Đọc hiểu văn bản

Câu 1 (0,5đ):

Đoạn trích được viết theo thể thơ tám chữ.

Câu 2 (0,75đ):

Dù có khó khăn, vất vả đến đâu nhưng con người Việt Nam vẫn luôn rất kiên cường, anh dũng đấu tranh không chịu khuất phục trước kẻ thù. Cũng giống như hình ảnh con thuyền, dù phong ba bão táp ngoài biển lớn vẫn hướng ra khơi với ước muốn ngày mai sau tốt đẹp hơn.

Câu 3 (0,75đ):

Nhân vật trữ tình đã gửi gắm cảm xúc: đó là lòng biết ơn những thế hệ đi trước vì đã anh dũng hi sinh bảo vệ nền độc lập nước nhà. Đồng thời nhắn nhủ thế hệ con cháu chúng ta phải biết yêu quý, trân trọng độc lập tự do và có ý thức bảo vệ đất nước.

Câu 4 (1đ):

Đoạn thơ mang đến cho người đọc nhận thức về Tổ quốc xưa và nay: dù trải qua bao nhiêu năm thì đất nước này vẫn là của chúng ta, của 54 dân tộc Việt Nam. Chúng ta không chỉ có nhận thức đúng đắn và yêu quê hương, đất nước mà còn phải có hành động thiết thực bảo vệ nền độc lập khi có kẻ thù đến xâm lược.

II. Làm văn (7đ)

Câu 1 (2đ):

Dàn ý bài văn nghị luận xã hội 200 chữ về câu tục ngữ: “Nhàn cư vi bất thiện”

1. Mở bài

Cần cù, chăm chỉ lao động là một trong những đức tính tốt đẹp của nhân dân ta. Để khuyên nhủ, răn dạy con người, ông cha ta đã có câu: “Nhàn cư vi bất thiện.”

2. Thân bài

a. Giải thích

“Nhàn cư vi bất thiện” mang ý nghĩa: sống trong cảnh nhàn rỗi, lười lao động, con người ta sẽ nảy sinh những hành vi xấu xa.

→ Khuyên nhủ con người chăm chỉ lao động.

b. Phân tích

  • Nhu cầu ăn uống, sinh hoạt của con người luôn thay đổi và ngày càng cao hơn, khi không làm việc, lao động mà vẫn muốn đáp ứng đủ những nhu cầu riêng của bản thân, con người dễ sinh ra những hành vi xấu.
  • Nhiều trường hợp, nhiều người lười lao động dẫn đến không có tiền chi trả cho cuộc sống sẽ dẫn đến các tệ nạn như rượu chè, cờ bạc, cướp của…

c. Dẫn chứng

Nêu ra những gương mặt điển hình của việc “Nhàn cư vi bất thiện”.

d. Phản biện

Tuy nhiên, trong cuộc sống, vẫn còn có nhiều người luôn nỗ lực hết mình vì công việc, chăm chỉ lao động, cống hiến cho xã hội.

3. Kết bài

Hãy trở thành một con người có ích cho xã hội bằng việc cống hiến để có một cuộc sống tốt đẹp hơn.

---(Để xem đầy đủ đáp án của câu 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

I. Đọc hiểu văn bản (3đ):

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

“Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ

Nơi nào qua, lòng lại chẳng yêu thương?

Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở

Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn!

Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét

Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng,

Như xuân đến chim rừng lông trở biếc

Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương”

(Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên)

Câu 1 (0,5đ): Nêu phương thức biểu đạt chính và thể thơ mà tác giải sử dụng trong đoạn trích trên.

Câu 2 (0,75đ): Cho biết những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ và nêu tác dụng của chúng.

Câu 3 (0,75đ): Hai câu thơ: “Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở/Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn!” đã để lại cho anh/chị suy nghĩ gì?

Câu 4 (1đ): Chất suy tưởng triết lí được thể hiện qua những câu thơ nào? Từ triết lí trong đoạn thơ trên, anh/chị rút ra bài học gì cho bản thân?

II. Làm văn (7 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Viết bài văn nghị luận (200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến: “Giữa một vùng sỏi đá khô cằn, cây hoa dại vẫn mọc lên và nở những chùm hoa thật đẹp.”

Câu 2 (5đ): Phân tích nhân vật Tràng trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

Đáp án Đọc hiểu văn bản

Câu 1 (0,5đ):

  • Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích: biểu cảm.
  • Thể thơ: tám chữ.

Câu 2 (0,75đ): Những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ:

  • Điệp từ “nhớ” diên tả tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trữ tình dành cho nơi mình đã gắn bó và cả người mình yêu thương.
  • Câu hỏi tu từ: “ Nơi nào qua lòng lại chẳng yêu thương?” → Lời khẳng định luôn yêu thương, trân quý những nới đã đi qua.
  • So sánh chùm: “ anh nhớ em - đông về nhớ rét, tình yêu ta - cánh kiến hoa vàng - xuân đến chim rừng lông trổ biếc” thể hiện tình yêu thương sâu nặng với người yêu và những cung bậc cảm xúc khác nhau của tình yêu.

→ Tạo sự sinh động, truyền cảm cho lời thơ.

Câu 3 (0,75đ):

Hai câu thơ: “Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở/Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn!” đã để lại cho em nhiều suy nghĩ: khi ta ở, mảnh đất chỉ là nơi để con người sinh sống nhưng khi rời khỏi đó, từng kỉ niệm, từng ngày tháng ở đó trở thành một phần tâm hồn của chúng ta, in sâu vào kí ức.

Câu 4 (1đ):

  • Chất suy tưởng, triết lí được thể hiện qua các câu thơ: “Khi ta ở chỉ là nơi đất ở/Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn/Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương”
  • Bài học cho bản thân rút ra từ những triết lí đó là những chân lí mang tính phổ quát, rút ra từ đời sống, từ quy luật tình cảm. Mỗi một mảnh đất khi con người gắn bó dù cho không phải là quê hương đều sẽ trở thành một phần máu thịt, thành mảnh đất tâm hồn, mảnh đất kỉ niệm. Vì vậy, hãy biết yêu thương, trân trọng, sống thủy chung với quá khứ, với những miền đất đã đi qua.

II. Làm văn (7đ)

Câu 1 (2đ):

Dàn ý bài văn nghị luận xã hội 200 chữ về ý kiến: “Giữa một vùng sỏi đá khô cằn, cây hoa dại vẫn mọc lên và nở những chùm hoa thật đẹp.”

1. Mở bài

Con người luôn tiềm tàng những sức mạnh vô biên, những sức mạnh đó sẽ được phát huy vào hoàn cảnh nhất định. Cũng giống như câu nói: “Giữa một vùng sỏi đá khô cằn, cây hoa dại vẫn mọc lên và nở những chùm hoa thật đẹp.”

2. Thân bài

a. Giải thích

  • Sỏi đá khô cằn: vùng đất nghèo nàn, cằn cỗi, khó làm ăn, sinh sống.
  • Cây hoa dại: những cây mọc ở tự nhiên, không được vun trồng, chăm sóc.

→ Ý cả câu: dù thiên nhiên có khắc nghiệt đến đâu thì những loài cây hoang dại với sức sống của mình cũng vượt qua được khó khăn đó để nở ra những chùm hoa xinh tươi nhất làm đẹp cho đời.

→ Con người khi đứng trước khó khăn, gian khổ mới bộc lộ hết được sức mạnh tiềm tàng của mình và vượt qua thử thách đó để đứng trên đài vinh quang của thành công.

b. Phân tích

  • Trong cuộc sống không phải lúc nào con người cũng gặp được nhưng may mắn mà đôi khi cũng nếm trải những cay đắng, khổ đau, con người cần phải có ý chí để vượt qua.
  • Khi ta không tự vượt qua được hoàn cảnh khó khăn của mình một lần thì lần sau cũng có thể không vượt qua và như vậy cuộc đời là một hành trình thất bại.

c. Chứng minh

  • Học sinh tự lấy dẫn chứng tấm gương về lòng kiên trì vượt khó, về nghị lực phi thường đã đạt được thành công trong cuộc sống.
  • Lưu ý: Chọn lọc dẫn chứng tiêu biểu được nhiều người biết đến.

d. Phản biện

Tuy nhiên, vẫn có nhiều người hay nản chí, dễ bị khuất phục trước khó khăn; khi gặp thử thách dễ bị chùn bước. Những người này khó có được thành công.

3. Kết bài

Cuộc sống sẽ trở nên thú vị và bạn sẽ đạt được nhiều thành công khi bạn biết vươn lên, vượt qua khó khăn, thử thách.

Câu 2 (5đ):

Dàn ý bài phân tích nhân vật Tràng trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân.

1. Mở bài

Truyện ngắn “Vợ nhặt” là một trong những kiệt tác tái hiện lại chân thực nhất hình ảnh người nông dân sống trong nạn đói năm 1945. Dưới ngòi bút tài hoa của mình Kim Lân đã khắc họa hình ảnh anh Tràng đầy ấn tượng.

2. Thân bài

a. Lai lịch, ngoại hình

  • Tràng là một gã trai nghèo khổ, dân cư ngụ, làm nghề đẩy xe bò thuê, nuôi mẹ già.
  • Tràng bị coi khinh, chẳng mấy ai thèm nói chuyện, trừ lũ trẻ hay chọc ghẹo khi anh ta đi làm về.
  • Ngoại hình xấu xí, thô kệch, hai con mắt nhỏ tí, gà gà đắm vào bóng chiều, hai bên quai hàm bạnh ra, rung rung làm cho cái bộ mặt thô kệch của hắn lúc nào cũng nhấp nhỉnh những ý nghĩ vừa lý thú vừa dữ tợn… Đầu cạo trọc nhẵn, cái lưng to rộng như lưng gấu, ngay cả cái cười cũng lạ, cứ phải ngửa mặt lên cười hềnh hệch.

b. Tính cách

  • Tràng là người hầu như không biết tính toán, không ý thức hết hoàn cảnh của mình. Anh ta thích chơi với trẻ con và chẳng khác chúng là mấy.
  • Tràng là người đàn ông nhân hậu, phóng khoáng: ban đầu không chủ tâm tìm vợ. Thấy người đàn bà đói, anh cho ăn. Khi thấy thị quyết theo mình thì Tràng vui vẻ chấp nhận. Hắn đưa thị vào chợ tỉnh bỏ tiền ra mua cho thị cái thúng con đựng vài thứ lặt vặt và ra hàng cơm đánh một bữa no nê… Anh còn mua 2 hào dầu thắp sáng trong đêm đầu có vợ.
  • Sau khi lấy vợ, Tràng trở thành một người sống có trách nhiệm: Anh ngoan ngoãn với mẹ, tránh gợi niềm tủi hờn ở người khác. Từ một anh phu xe cục mịch, chỉ biết việc trước mắt, sống vô tư, Tràng đã là người quan tâm đến những chuyện ngoài xã hội và khao khát sự đổi đời. Khi tiếng trống thúc thuế ngoài đình vang lên vội vã, dồn dập, Tràng đã thần mặt ra nghĩ đến cảnh những người nghèo đói ầm ầm keo nhau đi trên đê Sốp để cướp kho thóc của Nhật và đằng trước là lá cờ đỏ to lắm.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021 Trường THPT Hòa Bình. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

ADMICRO
NONE
OFF