OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Bộ 3 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021 trường THPT Đông Anh

25/06/2021 1.09 MB 210 lượt xem 1 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210625/35541429331_20210625_160956.pdf?r=5611
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Mời các em học sinh cùng tham khảo Bộ 3 đề thi THPT QG năm 2021 môn Ngữ Văn - Trường THPT Đông Anh có đáp án dưới đây nhằm giúp các em nắm được cấu trúc đề thi sắp tới. Từ đó, các em sẽ có sự chuẩn bị chu đáo cho kì thi của mình tốt nhất. Mời các em cùng tham khảo nhé!

 

 
 

TRƯỜNG THPT ĐÔNG ANH

ĐỀ THI THỬ THPT QG

MÔN: NGỮ VĂN

NĂM HỌC: 2021

(Thời gian làm bài: 120 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

I. Đọc hiểu văn bản (3đ):

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Mùa xuân chín

“Trong làn nắng ửng: khói mơ tan.

Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng.

Sột soạt gió trêu tà áo biếc,

Trên giàn thiên lí. Bóng xuân sang

Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời.

Bao cô thôn nữ hát trên đồi;

- Ngày mai trong đám xuân xanh ấy,

Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi…

Tiếng ca vắt vẻo lưng chứng núi

Hổn hển như lời của nước mây…

Thầm thì với ai ngồi dưới trúc,

Nghe ra ý vị và thơ ngây…

Khách xa vừa lúc mùa xuân chín,

Lòng trí bâng khuâng sực nhớ làng.

- Chị ấy năm nay còn gánh thóc.

Dọc bờ sông trắng nắng chang chang?”

(Hàn Mặc Tử)

Câu 1 (0,75đ): Chủ đề của bài thơ trên là gì?

Câu 2 (0,75đ): Câu thơ “Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời” gợi anh/chị liên tưởng tới câu thơ nào, của ai? Chỉ ra điểm giống và khác nhau giữa hai câu thơ.

Câu 3 (0,75đ): Phân tích biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ:“Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi/Hổn hển như lời của nước mây”

Câu 4 (0,75đ): Lý giải tại sao tác giả lại đặt tên cho bài thơ là “Mùa xuân chín”?

II. Làm văn (7 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Viết bài văn nghị luận (200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu nói của Democrite: “Ai không có một người bạn chân chính thì người đó không xứng đáng được sống.”

Câu 2 (5đ): Phân tích nhân vật Việt và Chiến trong tác phẩm “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

Đáp án Đọc hiểu văn bản

Câu 1 (0,75đ):

Chủ đề: Bức tranh mùa xuân đẹp, xanh tươi, đầy sức sống qua tình yêu tha thiết, mãnh liệt và một nỗi nhớ nhung khắc khoải, da diết của nhân vật trữ tình về một thế giới tươi đẹp giờ chỉ còn trong kí ức.

Câu 2 (0,75đ):

  • Câu thơ Hàn Mặc Tử gợi liên tưởng đến hai câu thơ Nguyễn Du trong Truyện kiều: “Cỏ non xanh tận chân trời/Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”
  • Điểm giống nhau: đều miêu tả hình ảnh có mùa xuân với không gian rộng mở đến chân trời.
  • Khác nhau: Câu thơ Hàn Mặc Tử động hơn, ở đó sắc xanh của trời và màu xanh của cỏ hòa vào làm một với nhau.

Câu 3 (0,75đ): Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ:

  • Nhân hóa “tiếng ca vắt vẻo”
  • So sánh: “tiếng ca - lời của gió mây.”

→ Thể hiện được thần thái của tiếng hát màu xuân vừa hồn nhiên trong trẻo vừa thiết tha, rạo rực.

Câu 4 (0,75đ):

Tác giả đặt tên cho bài thơ là “Mùa xuân chín” với ý nghĩa: cảnh sắc thiên nhiên mùa xuân trong bài thơ đang ở độ tươi đẹp nhất, viên mãn nhất. Nhưng trạng thái đó cũng đồng nghĩa với việc mùa xuân đang và sẽ trôi qua, cái đẹp không tồn tại vĩnh hằng, mãi mãi, để lại trong lòng nhà thơ sự nuối tiếc khôn nguôi.

II. Làm văn (7đ)

Câu 1 (2đ):

Dàn ý bài văn nghị luận xã hội 200 chữ về câu nói của Democrite: “Ai không có một người bạn chân chính thì người đó không xứng đáng được sống.”

1. Mở bài

Cuộc sống có rất nhiều tình cảm đáng quý, đáng tân trọng, trong đó phải kể đến tình bạn. Democrite đã nói: “Ai không có một người bạn chân chính thì người đó không xứng đáng được sống.” Ý kiến này hoàn toàn đúng đắn.

2. Thân bài

a. Giải thích

- Người bạn chân chính là người bạn luôn bên ta cả lúc vui vẻ, hạnh phúc lẫn khi ta gặp khó khăn, bất hạnh. Cùng ta chia ngọt sẻ bùi những điều trong cuộc sống.

→ Câu nói đề cao vai trò, giá trị của tình bạn.

- Cuộc sống sẽ vô vị, tẻ nhạt, đơn độc nếu mỗi chúng ta không có lấy một người bạn chân chính.

b. Phân tích

- Khi có người bạn thật sự để chia sẻ cuộc sống, chúng ta sẽ cảm thấy vơi bớt đau khổ, buồn tủi.

- Tình bạn chân chính là động lực để con người cố gắng, nỗ lực vươn lên.

- Khi có một người bạn thân thiết tâm sự, chung tay giải quyết mọi vấn đề, cuộc sống sẽ trở nên dễ dàng hơn.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng về tình bạn cao đẹp.

d. Phản biện

Vẫn còn nhiều người chưa biết trân trọng bạn bè, hay lợi dụng người khác hoặc quen sống đơn độc, không thích chia sẻ. Những người này đáng bị phê phán.

3. Kết bài

Hãy trở thành một người bạn chân chính cũng như có một người bạn chân chính để cuộc sống này tốt đẹp hơn.

Câu 2 (5đ):

Dàn ý bài phân tích nhân vật Việt và Chiến

1. Mở bài

Thế hệ trẻ nhưng giàu lòng dũng cảm và quyết tâm đánh giặc vì độc lập nước nhà là một điều vô cùng quý giá. Lòng dũng cảm, tình yêu nước nồng nàn ấy được thể hiện rõ nét qua nhân vật Việt và Chiến trong truyện ngắn “Nhưng đứa con trong gia đình” của tác giả Nguyễn Thi.

2. Thân bài

a. Nhân vật Chiến

  • Có những nét giống mẹ: mang vóc dáng của má “hai bắp tay tròn vo ... chắc nịch”, giống má từ cái lối nằm với thằng út em, biết lo liệu mọi việc một cách chu đáo (đặc biệt trước đêm sắp xa nhà), Chiến tự thấy mình như hòa vào má “Tao cũng đã lựa ý ... nên tao cũng tính vậy”.
  • Là cô gái mới lớn nên khi thì người lớn (nhường em, tháo vát, ...) nhưng có lúc vẫn rất trẻ con, điệu đà (vào chiến trường vẫn không quên mang gương nhỏ).
  • Chiến cũng có những nét khác biệt so với má: trẻ trung hơn, được tự tay cầm súng để trả thù cho người thân, cho quê hương.
  • Là một cô gái kế thừa được sự kiên cường từ người thân trong gia đình: “nếu giặc còn thì tao mất”.

b. Nhân vật Việt

  • Có nét riêng của cậu con trai mới lớn: hiếu động, ngây thơ, trẻ con.
  • Luôn tranh giành phần hơn từ chị: đi bắt ếch, giết giặc, đi bộ đội…
  • Thích những trò chơi hiếu động: bắn chim, câu cá, đi bộ đội vẫn mang ná thun...
  • Đêm trước khi lên đường đi bộ đội, Việt vẫn vô tư “lăn kềnh ra ván cười khì khì”, “chụp một con đom đóm úp trong lòng bàn tay”, rồi ngủ quên lúc nào không biết.
  • “Giấu chị như giấu của riêng” trước những lời trêu đùa của các anh trong đội.
  • Bị thương trên chiến trường, không sợ địch, không sợ chết mà chỉ sợ con ma cụt đầu, gặp lại anh em thì vừa khóc vừa cười như đứa trẻ.
  • Khi còn nhỏ đã dám xông vào đá thằng giặc giết cha mình.
  • Khi lớn lên tranh giành đi tòng quân với chị Chiến dù chưa đủ tuổi.
  • Trong quân ngũ Việt chiến đấu rất dũng cảm, dùng pháo tiêu diệt được một xe bọc thép của giặc.
  • Dù đang bị thương nặng nhưng vẫn luôn trong tư thế chiến đấu, không hề run sợ: “Tao sẽ chờ mày ... mày là thằng chạy”.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 1 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

I. Đọc hiểu văn bản (3đ):

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Vịnh khoa thi hương

Nhà nước ba năm mở hội khoa

Trường Nam thi lẫn với trường Hà

Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ

Ậm ọe quan trường miệng thét loa

Lọng cắm rợp trời: quan sứ đến

Váy lê quét đất, mụ đầm ra

Nhân tài đất Bắc nào ai đó

Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà.

(Trần Tế Xương)

Câu 1 (0,5đ): Văn bản được viết theo thể thơ nào?

Câu 2 (0,5đ): Từ “lẫn” ở câu thơ thứ hai có ý nghĩa như thế nào?

Câu 3 (1đ): Bài vịnh sử dung biện pháp nghệ thuật gì? Nêu tác dụng.

Câu 4 (1đ): Theo anh/chị, tại sao khi quan tâm đến “cảnh nước nhà”, nhà thơ lại bắt đầu từ “nhân tài đất Bắc”

II. Làm văn (7 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Viết bài văn nghị luận (200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến: “Nơi nào có ý chí nơi đó có con đường.”

Câu 2 (5đ): Vẻ đẹp của sông Hương trong tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

Đáp án Đọc hiểu văn bản:

Câu 1 (0,5đ): Văn bản viết theo thể thơ thất ngôn bát cú đường luật.

Câu 2 (0,5đ): Từ “lẫn” trong câu thơ phản ánh tình trạng lộn xộn, bát nháo ở trường thi nơi tôn nghiêm, trịnh trọng.

Câu 3 (1đ): Biện pháp nghệ thuật nổi bật được sử dụng bài vịnh là đảo ngữ: “Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ/Ậm ọe quan trường miệng thét loa/ Lọng cắm rợp trời: quan sứ đến/Váy lê quét đất, mụ đầm ra”

Tác dụng: nhấn mạnh, châm biếm sự lố bịch của một kì thi trang trọng và sự mục nát của xã hội lúc bấy giờ khi quan lại chỉ mải vơ vét của dân để làm giàu, làm đẹp cho bản thân mà không chăm lo cho cuộc sống của nhân dân và phát triển nước nhà.

Câu 4 (1đ):

Trần Tế Xương nhắc tới nhân tài đất Bắc là vì các cuộc thi được mở ra với mục đích tìm kiếm nhân tài cho đất nước. Đó là tiếng gọi, là lời thức tỉnh của nhà thơ đối với những nhân tài đất Bắc thực sự: hãy làm gì đó để mà thay đổi “cảnh nước nhà”.

II. Làm văn (7đ)

Câu 1 (2đ):

Dàn ý bài văn nghị luận xã hội 200 chữ về ý kiến: “Nơi nào có ý chí nơi đó có con đường”

1. Mở bài

Ý chí là yếu tố quan trọng quyết định đến thành công của con người. Có ý kiến cho rẳng: “Nơi nào có ý chí nơi đó có con đường”. Ý kiến này hoàn toàn đúng đắn.

2. Thân bài

a. Giải thích

Ý chí: sự nỗ lực, quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, gian khổ trong cuộc sống để vươn tới những mục tiêu cao cả, những điều tốt đẹp. → Khuyên con người cần cố gắng.

b. Phân tích

  • Khi chúng ta có ý chí vươn lên, quyết tâm thực hiện mục tiêu chúng ta sẽ rút ra nhiều bài học mới mẻ, kinh nghiệm để hoàn thiện bản thân.
  • Cố gắng vươn lên bằng ý chí của mình là góp phần xây dựng xã hội tốt đẹp, phát triển.
  • Khi chúng ta có ý chí, chúng ta có thể vượt qua giới hạn của bản thân.

c. Dẫn chứng

  • Học sinh tự lấy dẫn chứng là những tấm gương tiêu biểu đươc nhiều người biết đến, học tập và noi theo.
  • Gợi ý: Chủ tịch Hồ Chi Minh và thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí.

d. Phản biện

Bên cạnh những người có ý chí vươn lên thì vẫn còn nhiều người lười biếng, dễ nản chí, những người này sẽ khó có được thành công.

3. Kết bài

Ý chí là yếu tố quan trọng giúp con người gây dựng sự nghiệp và đạt được thành công riêng cho bản thân. Chỉ khi chúng ta có ý chí, con đường thành công mới mở ra.

---(Để xem tiếp đáp án những câu còn lại vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

I. Đọc hiểu văn bản (3đ):

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

19.5.1970

Được thư mẹ…

Mẹ của con ơi, mỗi dòng chữ, mỗi lời nói của mẹ thấm nặng yêu thương, như những dòng máu chảy về trái tim khao khát nhớ thương của con. Ôi! Có ai hiểu lòng con ao ước được về sống giữa gia đình, dù chỉ là giây lát đến mức nào không? Con vẫn hiểu điều đó từ lúc bước chân lên chiếc ô tô đưa con vào con đường bom đạn. Nhưng con vẫn ra đi vì lí tưởng. Ba năm qua, trên từng chặng đường con bước, trong muôn vàn âm thanh hỗn hợp của chiến trường, bao giờ cũng có một âm thanh dịu dàng tha thiết mà sao có một âm lượng cao hơn tất cả mọi đạn bom sấm sét vang lên trong lòng con. Đó là tiếng nói của miền Bắc yêu thương, của mẹ, của ba, của em, của tất cả. Từ hàng lim xào xạc bên đường Đại La, từ tiếng sóng sông Hồng dào dạt vỗ đến cả âm thanh hỗn tạp của cuộc sống Thủ đô vẫn vang vọng trong con không một phút nào nguôi cả.

(Nhật kí Đặng Thùy Trâm, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2005)

Câu 1 (0,5đ): Nêu phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích?

Câu 2 (0,5đ): Đọc đoạn nhật kí trên, chi tiết nào khiến anh/chị xúc động nhất? Vì sao?

Câu 3 (0,75đ): Qua đoạn trích, nỗi nhớ của bác sĩ Đặng Thùy Trâm được hiện lên như thế nào?

Câu 4 (1,25đ): Anh/chị nghĩ gì về sự hi sinh của những người trẻ tuổi trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm của dân tộc?

II. Làm văn (7 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Viết bài văn nghị luận (200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu nói của M.Faraday: “Mọi thứ rồi sẽ qua chỉ còn tình người ở lại.”

Câu 2 (5đ): Phân tích hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

Đáp án Đọc hiểu văn bản

Câu 1 (0,5đ): Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích: biểu cảm.

Câu 2 (0,5đ): Học sinh tự lấy dẫn chứng là chi tiết yêu thích và giải thích.

Câu 3 (0,75đ):

Qua đoạn trích, nỗi nhớ của bác sĩ Đặng Thùy Trâm được hiện lên: là nhớ về lời mẹ nói, nhớ gia đình, nhớ về khoảnh khắc bước chân lên ô tô ra chiến trường và nhớ cả thủ đô Hà Nội thân thương.

Câu 4 (1,25đ):

Họ đã hi sinh tuổi xuân, đời trẻ, tương lai để tham gia kháng chiến vì lí tưởng độc lập và thống nhất dân tộc mà không cần đền đáp công ơn hay được ca ngợi.

→ Thế hệ sau này cần phải nể phục và biết ơn với các anh hùng vô danh đã quên mình hi sinh để có đất nước, cuộc đời hôm nay.

II. Làm văn (7đ)

Câu 1 (2đ):

Dàn ý bài văn nghị luận xã hội 200 chữ về câu nói của M.Faraday: “Mọi thứ rồi sẽ qua chỉ còn tình người ở lại”

1. Mở bài:

Mọi khó khăn, gian nan, thử thách rồi sẽ trôi qua nhưng chỉ có tình cảm là sẽ ở lại bên ta mãi mãi giống câu nói của M.Faraday: “Mọi thứ rồi sẽ qua chỉ còn tình người ở lại.”

2. Thân bài

a. Giải thích

Tình người: sự thương cảm, cảm thông, yêu mến giữa con người với con người. Từ lòng trắc ẩn đó tạo ra những hành động, chia sẻ, giúp đỡ nhau, tạo chỗ dựa tinh thần cho nhau để vượt qua khó khăn.

b. Phân tích

  • Được sống trong tình người sẽ giúp chúng ta hình thành những tính cách tốt đẹp.
  • Xã hội có tình người là xã hội phát triển.
  • Tình người là động lực quan trọng giúp con người vượt qua thử thách của cuộc sống.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng về tấm gương sống có tình người nổi bật trong xã hội.

d. Phản biện

Tuy nhiên trong cuộc sống vẫn còn nhiều người ích kỉ, không biết chia sẻ, chưa học được cách yêu thương hoặc chỉ biết nhận lại mà không muốn cho đi. Những người này đáng bị xã hội phê phán.

3. Kết bài

Cuộc sống có tình người là cuộc sống hoàn mĩ nhất. Mỗi chúng ta hãy học cách yêu thương để làm cuộc sống tốt đẹp hơn.

Câu 2 (5đ):

Dàn ý bài phân tích hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến

1. Mở bài

Người lính là đề tài quen thuộc khơi nguồn cảm hứng cho bao nhà văn, nhà thơ. Một trong những tác giả thành công nhất với đề tài này chính là nhà thơ Quang Dũng với bài thơ Tây Tiến.

2. Thân bài

a. Khái quát chung

Người lính hiện về hồi ức như một biểu tượng xa vời trong thời gian và không gian (Sông Mã xa rồi, Tây Tiến ơi!/Nhớ về rừng núi…) nhưng vẫn là hoài niệm không dứt, một nỗi thương nhớ mênh mang (Nhớ về, nhớ chơi vơi...)

b. Vẻ đẹp trong đời sống tâm hồn, lạc quan, yêu đời

  • Người lính được miêu tả rất thực trong những sinh hoạt cụ thể, với những bước đi nặng nhọc trên đường hành quân cùng với những đói rét bệnh tật, tiều tụy về hình hài, song rất phong phú trong đời sống tâm hồn, với những khát vọng mãnh liệt của tuổi trẻ (Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc).
  • Những người chiến sĩ của binh đoàn Tây Tiến vô cùng hài hước, dí dỏm. Dù hoàn cảnh sống có khó khăn, thiếu thốn đến đâu nhưng họ vẫn giữ vững tinh thần lạc quan, coi những khó khăn, thử thách đó là thú vui của cuộc sống (súng ngửi trời, cọp trêu người, thác gầm thét…)
  • Họ nhạy cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên núi rừng với những cảnh sắc độc đáo rất tinh tế (hồn lau nẻo bến bờ, dáng người trên độc mộc, dòng nước lũ, hoa đong đưa).

c. Vẻ đẹp hào hoa, lãng mạn

  • Tâm hồn người lính cháy bỏng những khát vọng chiến thắng, đồng thời cũng ôm ấp những giấc mơ đẹp về tình yêu tuổi trẻ (Mắt trừng gửi mộng qua biên giới - Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm) luôn nhớ về người yêu với nỗi nhớ nhung da diết và luôn thường trực.
  • Đứng trước vẻ đẹp tươi trẻ, tràn đầy sức sống của người con gái núi rừng có nét hoang sơ, kiều diễm đến sững sờ (Kìa em xiêm áo tự bao giờ) cũng làm cho người lính Tây Tiến phấn chấn hơn.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021 Trường THPT Đông Anh. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

ADMICRO
NONE
OFF