OPTADS360
AANETWORK
LAVA
YOMEDIA

Bộ 3 đề thi HK2 môn Lịch sử và Địa lí 6 KNTT năm 2021-2022 có đáp án Trường THCS Suối Bau

30/04/2022 1.22 MB 560 lượt xem 4 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2022/20220430/672674184894_20220430_184518.pdf?r=8017
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Nhằm giúp các em học sinh có tài liệu ôn tập và chuẩn bị cho kì thi HK2 sắp tới, HOC247 xin gửi đến các em tài liệu Bộ 3 đề thi HK2 môn Lịch sử và Địa lí 6 KNTT năm 2021-2022 có đáp án Trường THCS Suối Bau với phần đề bài và đáp án cụ thể. Hi vọng tài liệu sẽ giúp ích các em học tập và thi tốt. Chúc các em đạt điểm số thật cao!

 

 
 

TRƯỜNG THCS SUỐI BAU

ĐỀ THI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2021-2022

MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 6

KẾT NỐI TRI THỨC

(Thời gian làm bài: 45 phút)

1. Đề số 1

A. TRẮC NGHIỆM (3 ĐIỂM). Mỗi câu 0,25 điểm.

Câu 1: Dấu tích thành Vạn An trong cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan hiện nay nằm ở đâu?

A. Thành phố Vinh (Nghệ An).

B. Huyện Nam Đàn (Nghệ An).

C. Huyện Diễn Châu (Nghệ An).

D. Huyện Đo Lương (Nghệ An).

Câu 2: Nội dung nào dưới đây khôngđúng về Khúc Thừa Dụ?

A. Là một hào trưởng ở Ninh Giang, Hải Dương.

B. Tự xưng hoàng đế, xây dựng chính quyền tự chủ của người Việt.

C. Có con trai là Khúc Hạo – người đã tiến hành cuộc cải cách đầu tiên trong lịch sử.

D. Nhân cơ hội nhà Đường suy yếu đã nổi dậy đánh chiếm thành Tống Bình, lật đổ chính quyền đô hộ.

Câu 3: Địa danh gắn liền với cuộc kháng chiến theo chiến thuật du kích của Triệu Quang Phục chống quân Lương là

A. động Khuất Lão

B. cửa sông Tô Lịch

C. đầm Dạ Trạch

D. thành Long Biên.

Câu 4: Vương quốc Chăm Pa được hình thành vào thời gian nào?

A. Thế kỉ VII TCN.

B.Cuối thế kỉ II TCN.

C. Cuối thế kỉ II

D. Đầu công nguyên.

Câu 5: Địa bàn chủ yếu của Vương quốc Phù Nam là ở đâu? 

A. Các tỉnh Nam bộ nước ta.

B. Vùng ven biển miền Trung nước ta.

C. Vùng đồng bằng sông Cửu Long nước ta

D. Bao gồm nhiều vùng đất thuộc một số quốc gia Đông Nam Á hiện nay.

Câu 6Vương quốc Phù Nam được hình thành dựa trên cơ sở của nền văn hóa nào?

A. Văn hóa Phù Nam.

B.Văn hóa Sa Huỳnh.

C. Văn hóa Óc Eo.

D. Văn hóa tiền Óc Eo.

Câu 7: Lưu vực của một con sông là

A. vùng đất đai đầu nguồn của các con sông nhỏ.

B. diện tích đất đai cung cấp nước thường xuyên cho sông.

C. chiều dài từ thượng nguồn đến các cửa sông.

D. vùng hạ lưu của con sông và bồi tụ đồng bằng

Câu 8: Độ muối trung bình của nước biển và đại dương là:

A. 35‰                B. 36‰                C. 37‰                D. 38‰      

Câu 9: Đâu không phải là vai trò của rừng

A. Điều hòa khí hậu                                       B. Gây nhiều sóng to gió lớn

C. Cung cấp gỗ, dược liệu                              D. Bảo vệ nguồn gen quý hiếm

Câu 10: Nhóm đất nào được phân bố chủ yếu ở nước ta:

A. Đất đen thảo nguyên ôn đới                       B. Đất potzon

C. Đất phù sa                                                   D. Đất đỏ vàng nhiệt đới.

Câu 11: Dân số thế giới năm 2018 là

A. 7,6 tỉ người                                                B. 76 tỉ người

C. 7,6 triệu người                                           D. 76 triệu người

Câu 12: Châu lục nào tập trung dân cư đông nhất thế giới?

A. Châu Phi.                                                  B. Châu Âu.                 

C. Châu Mỹ.                                                 D. Châu Á.

B. TỰ LUẬN (7 ĐIỂM).

Câu 1: (0,5 điểm) Nêu những hoạt động kinh tế chính của cư dân Phù Nam.

Câu 2: (1,5 điểm) Giải thích tại sao đầu thế kỉ X được coi là một bước ngoặt lớn của lịch sử dân tộc?

Câu 3: (1,5 điểm) Những phong tục, tập quán nào từ thời Bắc thuộc vẫn còn được giữ gìn, bảo lưu đến tận ngày nay, ở địa phương nơi em đang sinh sống có những phong tục tập quán nào vẫn được duy trì?

Câu 4: (2,5 điểm) Dựa vào bảng nhiệt độ của Hà Nội

Tháng

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Nhiệt độ (oC)

16,4

17,0

20,2

23,7

27,3

28,8

28,9

28,2

27,2

24,6

21,4

18,2

a.  Cách tínhnhiệt độ trung bình năm và tính nhiệt độ trung bình năm của Hà Nội

b.  Hà Nội thuộc đới khí hậu nào? Biểu hiện của đới khí hậu đó?

c.  Vì sao phải bảo vệ bầu khí quyển?

Câu 5: (1,0 điểm): Trình bày sự đa dạng của sinh vật trên lục địa?

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

A/ TRẮC NGHIỆM: (3,0 điểm)

Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Đ/A

C

B

C

C

A

C

B

A

B

D

A

D

B/ TỰ LUẬN (7,0 điểm)

CÂU

NỘI DUNG

ĐIỂM

1

(0,5đ)

Hoạt động kinh tế của người Phù Nam:

- Người Phù Nam làm nhiều nghề khác nhau như: trồng lúa nước, chăn nuôi gà, lợn, đánh bắt thuỷ - hải sản, làm đồ thủ công như đồ gốm, trang sức, đồ đựng bằng thuỷ tinh, luyện đồng và rèn sắt, chế tạo công cụ sản xuất, vũ khí,...

- Ngoại thương đường biển rất phát triển thông qua các cảng thị, tiêu biểu là óc Eo.

 

 

0,5

 

2

(1,5đ)

* HS giải thích được:

Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 được coi là một bước ngoặt lớn của lịch sử dân tộc vì đã khép lại thời kì hơn một nghìn năm nhân dân ta bị phong kiến phương Bắc đô hộ, mở ra một trang sử mới – thời kì độc lập tự chủ lâu dài trong lịch sử dân tộc

 

 

1,5

3

(1,5 đ)

Một số phong tục, tập quán được duy trì từ thời Bắc Thuộc:

- Tục thờ cúng Hùng Vương

- Thờ cúng tổ tiên

- Ăn trầu cau, nhuộm răng đen (ở một số làng quê)

- Làm bánh chưng, bánh giầy ...

*/ Liên hệ: HS nêu được 1 số phong tục ở địa bàn xã Suối Bau của người DT Mông: Làm bánh giầy dịp tết đến, xuân về; ăn trầu, ...

 

 

1

 

 

0,5

4

- Công thức tính nhiệt độ trung bình năm: Tổng lượng nhiệt trong năm:12

- Nhiệt độ trung bình năm của Hà Nội là: 23,49 (oC).

- Hà nội thuộc đới khí hậu nhiệt đới.

- Biểu hiện của đới nhiệt đới là : quanh năm có góc chiếu của ánh sáng mặt trời lúc giữa trưa tương đối lớn và thời gian chiếu sáng trong năm chênh lệch nhau ít. Lượng nhiệt hấp thụ tương đối nhiều nên quanh năm nóng. Gió thường xuyên thổi trong khu vực là gió tín phong. Lượng mưa trung bình từ 1000mm – 2000mm.

- Làm giảm bớt thiên tai xảy ra làm ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng và tài sản của con người.

0,5

0,5

0,25

0,75

0,5

5

Thực vật: Phong phú, đa dạng, có sự khác biệt rõ rệt giữa các đới khí hậu

Động vật:  Động vật chịu ảnh hưởng của khí hậu ít hơn thực vật, do động vật có thể di chuyền từ nơi này đến nơi khác. Giới động vật trên các lục địa cũng hết sức phong phú, đa dạng, có sự khác biệt giữa các đới khí hậu.

0,5

0,5

Tổng

 

7,0

2. Đề số 2

ĐỀ THI HỌC KÌ 2 MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 6 KNTT- TRƯỜNG THCS SUỐI BAU- ĐỀ 02

PHẦN 1: TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Cư dân Âu Lạc rất giỏi nghề

A. luyện kim, đúc đồng.

B. khai thác lâm sản.

C. buôn bán đường biển.

D. đánh bắt cá, tôm.

Câu 2. Từ khi nhà Hán đặt ách cai trị, bên cạnh chính sách về chính trị và kinh tế, các triều đại phong kiến phương Bắc còn thực hiện chính sách nào về văn hóa với Việt Nam?

A. Thức tỉnh tinh thần yêu nước.

B. nâng cao dân khí.

C. Mở mang dân trí.

D. Đồng hóa về văn hóa.

Câu 3. Hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân Chăm-pa là

A. thủ công nghiệp.

B. thương nghiệp.

C. nông nghiệp trồng lúa nước.

D. công thương nghiệp hàng hóa.

Câu 4. Sau khi đánh thắng quân Nam Hán, Dương Đình Nghệ đã làm gì?

A. Tiến quân sang đánh chiếm vùng Quảng Đông của Trung Quốc.

B. Tự xưng là Tiết độ sứ, cho sứ sang thần phục nhà Nam Hán.

C. Tự xưng là Tiết độ sứ, tiếp tục xây dựng nền tự chủ.

D. Tự xưng là hoàng đế, rời đô về vùng cửa sông Tô Lịch.

Câu 5: Con người cần làm gì để thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu ?

A. Thay đổi lối sống để thân thiện với môi trường hơn

B. Theo dõi bản tin dự báo thời tiết hàng ngày

C. Sơ tán người và tài sản ra khỏi các vùng nguy hiểm

D. Sử dụng các nguồn nguyên liệu hóa thạch

Câu 6: Nguồn cung cấp hơi nước lớn nhất từ :

A. Biển và đại dương 

B. Sông, suối

C. Đất liền

D. Băng tuyết

Câu 7: Thủy quyển là toàn bộ nước :

A. trên bề mặt lục địa ở các trạng thái lỏng, rắn và hơi.

B. Ở biển và đại dương ở các trạng thái lỏng, rắn và hơi.

C. ngọt trong đất liền ở các trạng thái lỏng, rắn và hơi.

D. trên Trái Đất ở các trạng thái lỏng, rắn và hơi

Câu 8: Hai thành phần chính của lớp đất là:

A. Hữu cơ và nước

B. Nước và không khí

C. Cơ giới và không khí

D. Khoáng và hữu cơ

---(Để xem tiếp nội dung và đáp án của đề thi số 2 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

PHẦN 1: TRẮC NGHIỆM

1C; 2D; 3C; 4C; 5A; 6A; 7D; 8D

PHẦN 2: TỰ LUẬN

Câu 1. Con người có tác động như thế nào đến sự biến đổi đất?

Con người có tác động đến sự biến đổi đất cả tích cực và tiêu cực

* Tích cực

- Sử dụng đi đôi với cải tạo đất.

- Bổ sung các loại phân bón hữu cơ.

- Trồng rừng chống xói mòn, rửa trôi,…

* Tiêu cực: 

- Phá rừng, đốt nương làm rẫy làm cho đất bị rửa trôi, thoái hoá, đất ngày một nghèo dinh dưỡng, giảm độ phì của đất, đất khô,…

- Bón quá nhiều phân hoá học (đạm, lân, ka ly, các loại phân khoáng tổng hợp....) là tác nhân chủ yếu giết chết các vi sinh vật có ích trong đất canh tác. 

- Sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật (các loại thuốc trừ sâu, trừ bệnh, thuốc trừ cỏ dại...) đã huỷ diệt hệ vi sinh vật đất,…

Câu 2. Tại sao Ngô Quyền chọn sông Bạch Đằng làm trận địa chống quân Nam Hán?

Lý do Ngô Quyền lựa chọn sông Bạch Đằng…

+ Bạch Đằng là đường giao thông quan trọng từ Biển Đông vào nội địa Việt Nam. Muốn xâm nhập vào Việt Nam bằng đường thủy, quân Nam Hán chắn chắn sẽ phải đi qua cửa biển này.

+ Cửa biển Bạch Đằng rộng hơn 2 dặm, ở đó có nhiều núi cao, cây cối um tùm che lấp bờ sông.

+ Hạ lưu sông Bạch Đằng thấp, độ dốc không cao nên chịu ảnh hưởng của thủy triều khá mạnh, chênh lệch mực nước thủy triều khi cao nhất và thấp nhất là khoảng 3 mét.

=> Cửa sông Bạch Đằng có địa thế hiểm trở, thuận lợi cho việc tổ chức trận địa mai phục quân địch.

3. Đề số 3

ĐỀ THI HỌC KÌ 2 MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 6- TRƯỜNG THCS SUỐI BAU- ĐỀ 03

Câu 1: Hãy cho biết kết quả và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40 – 43)?

Câu 2: Tóm tắt diễn biến, kết quả và ý nghĩa của khởi nghĩa Phùng Hưng (776 – 791). Tại sao nhân dân Việt Nam truy tôn Phùng Hưng là Bố Cái Đại vương?

Câu 3:

a) Nêu tầm quan trọng của nước ngầm.

---(Để xem tiếp nội dung và đáp án của đề thi số 3 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

Câu 1: 

Kết quả và ý nghĩa của khởi nghĩa Hai Bà Trưng…

- Kết quả:

+ Giành được quyền tự chủ trong thời gian ngắn.

+ Năm 42, nhà Hán sai tướng Mã Viện đem quân sang đàn áp cuộc khởi nghĩa. Nghĩa quân của Hai Bà Trưng kháng cự quyết liệt song cuối cùng thất bại; Hai Bà Trưng gieo mình xuống sông Hát tuẫn tiết (năm 43).

- Ý nghĩa:

+ Là cuộc khởi nghĩa lớn đầu tiên của người Việt ở thời Bắc thuộc.

+ Cổ vũ tinh thần đấu tranh của nhân dân; mở đầu thời kì đấu tranh giành độc lập, tự chủ lâu dài, bèn bỉ của người Việt.

+ Thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí anh hùng của Phụ nữ Việt Nam.

Câu 2: 

Diễn biến, kết quả, ý nghĩa của khởi nghĩa Phùng Hưng:

- Diễn biến:

+ Năm 776, Phùng Hưng dấy binh khởi nghĩa và nhanh chóng làm chủ vùng Đường Lâm.

+ Được nhân dân các vùng xung quanh hưởng ứng, Phùng Hưng chiếm được thành Tống Bình, tổ chức việc cai trị.

+ Sau khi Phùng Hưng qua đời, con trai ông là Phùng An nối nghiệp. 

+ Năm 791, nhà Đường đem quân sang đàn áp, cuộc khởi nghĩa bị dập tắt.

- Kết quả: giành và giữ chính quyền độc lập trong khoảng 9 năm.

- Ý nghĩa: thể hiện lòng yêu nước, củng cố quyết tâm giành độc lập, tự chủ của người Việt.

Nhân dân truy tôn Phùng Hưng là Bố cái đại vương...

- Nhớ công đức đánh đuổi giặc ngoại xâm của Phùng Hưng, sau khi ông mất, nhân dân suy tôn ông là “Bố Cái Đại Vương” - Vua Bố Mẹ (“bố” có nghĩa là cha; “cái” có nghĩa là mẹ).

Câu 3:

a) Tầm quan trọng của nước ngầm

- Cung cấp nguồn nước cho sông hồ.

- Cung cấp nước cho sinh hoạt.

- Cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và công nghiệp,…

-> Đây là nguồn nước ngọt quan trọng cho toàn thế giới.

b) 

- Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thỏa mãn các nhu cầu của thế hệ hiện tại của con người nhưng không làm tổn hại tới khả năng đáp ứng các nhu cầu của thế hệ tương lai.

- Phải đặt mục tiêu phát triển bền vững bởi vì:

+ Trong suốt lịch sử phát triển của mình, con người đã luôn khai thác tài nguyên thiên nhiên nhằm phục vụ cho cuộc sống.

+ Không phải tài nguyên nào cũng là vô hạn mà sẽ dần cạn kiệt. 

-> Do đó cần phải biết cách khai thác tài nguyên thiên nhiên hợp lí, sử dụng tiết kiệm và phát triển công nghệ tìm tài nguyên thay thế.

...

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi HK2 môn Lịch sử và Địa lí 6 KNTT năm 2021-2022 có đáp án Trường THCS Suối Bau. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Mời các em tham khảo các tài liệu có liên quan:

Hy vọng bộ đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

ADMICRO
NONE
OFF