OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA

Bộ 3 đề thi HK2 môn GDCD 12 có đáp án năm 2021-2022 Trường THPT Lương Ngọc Quyến

06/04/2022 1.04 MB 514 lượt xem 2 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2022/20220406/35726117119_20220406_102049.pdf?r=5066
ADMICRO/
Banner-Video

Để hỗ trợ các em ôn tập và chuẩn bị thật tốt cho kì thi HK2 sắp tới, HOC247 xin giới thiệu tài liệu Bộ 3 đề thi HK2 môn GDCD 12 có đáp án năm 2021-2022 Trường THPT Lương Ngọc Quyến với phần đề và đáp án, lời giải chi tiết giúp các em rèn luyện ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em, chúc các em có kết quả học tập tốt!

 

 
 

TRƯỜNG THPT

LƯƠNG NGỌC QUYẾN

ĐỀ THI HỌC KÌ 2

NĂM HỌC 2021 - 2022

Môn: GDCD 12

Thời gian:45 phút (Không kể thời gian giao đề)

ĐỀ THI SỐ 1

Câu 1: Ý nào sau đây sai khi nói về quyền được phát triển của công dân?

A. Được sống trong môi trường xã hội và tự nhiên có lợi cho sự tồn tại và phát triển về mọi mặt.

B. Có mức sống đầy đủ về vật chất.

C. Được cung cấp thông tin và chăm sóc sức khỏe.

D. Được khuyến khích và bồi dưỡng phát triển tài năng khi có sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền.

Câu 2: Quyền sáng tạo của công dân bao gồm quyền tác giả, .............. và hoạt động khoa học, công nghệ. Cụm từ thích hợp trong chỗ trống là:

A. quyền tư hữu.

B. quyền sở hữu công nghiệp.

C. quyền phê bình.

D. quyền tự do sáng tác.

Câu 3: Những vấn đề cần được ưu tiên giải quyết trong quá trình hướng tới mục tiêu phát triển bền vững là:

A. Kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường và quốc phòng an ninh.

B. Kinh tế, văn hóa, dân số, môi trường và quốc phòng an ninh.

C. Kinh tế, việc làm, bình đẳng giới, văn hóa xã hội.

D. Kinh tế, văn hóa, xã hội, bình đẳng giới và quốc phòng an ninh.

Câu 4: Trong xu hướng toàn cầu hóa, quốc tế hóa hiện nay và để đảm bảo sự lâu dài, hiệu quả, mỗi quốc gia nên chọn phát triển theo hướng:

A. Năng động.

B. Sáng tạo.

C. Bền vững.

D. Liên tục.

Câu 5: Pháp luật quy định các mức thuế khác nhau đối với các doanh nghiệp, căn cứ vào:

A. Uy tín của người đứng đầu doanh nghiệp.

B. Ngành, nghề, lĩnh vực và địa bàn kinh doanh.

C. Thời gian kinh doanh của doanh nghiệp.

D. Khả năng kinh doanh của doanh nghiệp.

Câu 6: Nhà nước sử dụng các công cụ chủ yếu nào để khuyến khích các hoạt động kinh doanh trong những ngành nghề có lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước:

A. Tỉ giá ngoại tệ.

B. Thuế.

C. Lãi suất ngân hàng.

D. Tín dụng.

Câu 7: Việc đưa ra các quy định về thuế, pháp luật đã tác động đến lĩnh vực:

A. Môi trường.

B. Kinh tế.

C. Văn hóa.

D. Quốc phòng an ninh.

Câu 8: Đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa được xem là:

A. Điều kiện.

B. Cơ sở.

C. Tiền đề.

D. Động lực.

Câu 9: Vai trò của pháp luật trong bảo vệ môi trường là:

A. Ngăn ngừa, hạn chế tác động xấu của con người trong quá trình khai thác, sử dụng tài nguyên, thiên nhiên.

B. Xác định trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ môi trường của tổ chức, cá nhân trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

C. Điều hòa lợi ích giữa phát triển kinh tế, tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi tường sinh thái.

D. Tất cả các phương án trên.

Câu 10: Câu có nội dung đúng về bảo vệ môi trường là:

A. Ở những nơi nhiều ao, hồ, sông, suối không cần tiết kiệm nước.

B. Cải tạo hồ nước ngọt thành hồ nước lợ nuôi tôm có giá trị kinh tế nhưng có hại cho môi trường.

C. Lấp vùng đầm lầy rộng lớn để xây dựng khu dân cư mới là làm cho môi trường sạch, đẹp.

D. Dùng nhiều phân hóa học sẽ tốt cho đất.

Câu 11: Quyền tự do kinh doanh của công dân có nghĩa là:

A. Mọi công dân đều có quyền thực hiện hoạt động kinh doanh.

B. Công dân có quyền quyết định quy mô và hình thức kinh doanh.

C. Công dân có thể kinh doanh bất kỳ ngành, nghề nào theo sở thích của mình.

D. Tất cả các phương án trên.

Câu 12: Luật nghĩa vụ quân sự quy định độ tuổi gọi nhập ngũ trong thời bình là:

A. Từ 17 đến 27 tuổi.

B. Từ 17 tuổi đến 27 tuổi.

C. Từ đủ 18 tuổi đến hết 27 tuổi.

D. Từ đủ 17 tuổi đến hết 25 tuổi.

Câu 13: Vai trò của Nhà nước đối với vấn đề phát triển văn hóa là:

A. Bảo vệ và phát huy các giá trị văn hóa vật thể, văn hóa phi vật thể.

B. Khuyến khích tạo điều kiện các tổ chức, cá nhân tiến hành các hoạt động văn hóa.

C. Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, làm giàu kho tàng văn hóa Việt Nam.

D. Tất cả các phương án trên.

Câu 14: Pháp luật bảo vệ môi trường quy định:

A. Bảo vệ môi trường phải hài hòa với phát triển kinh tế, tiến bộ xã hội để phát triển bền vững đất nước.

B. Bảo vệ môi trường phải phù hợp quy luật, đặc điểm lịch sử, phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội.

C. Bảo vệ môi trường là việc làm thường xuyên, ngăn ngừa và khắc phục ô nhiễm, cải thiện chất lượng môi trường.

D. Tất cả các phương án trên.

Câu 15: Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam là trách nhiệm của:

A. công dân nam từ 17 tuổi trở lên.

B. công dân nam từ 18 tuổi trở lên.

C. công dân từ 20 tuổi trở lên.

D. mọi công dân Việt Nam.

Câu 16: "Hình thức dân chủ với những qui chế, thiết chế để nhân dân thảo luận, biểu quyết tham gia trực tiếp quyết định công việc của cộng đồng, của Nhà nước." là:

A. Hình thức dân chủ trực tiếp.

B. Hình thức dân chủ gián tiếp.

C. Hình thức dân chủ tập trung.

D. Hình thức dân chủ xã hội chủ nghĩa.

Câu 17: Anh A đề nghị thủ trưởng cơ quan xem xét lại quyết định cho thôi việc của mình. Ta nói anh A đang thực hiện quyền gì?

A. Quyền tố cáo.

B. Quyền ứng cử.

C. Quyền bãi nại.

D. Quyền khiếu nại.

Câu 18: “.... là quyền của công dân được báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào”.

A. Quyền khiếu nại.

B. Quyền bầu cử.

C. Quyền tố cáo.

D. Quyền góp ý.

Câu 19: Ngày 22/5/2011, Việt Nam tiến hành bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Công dân nào dưới đây đủ điều kiện được ứng cử khi có ngày sinh là:

A. 21/5/1990.

B. 21/4/1991.

C. 21/5/1994.

D. 21/5/1993.

Câu 20: Ngày 22/5/2011, Việt Nam tiến hành bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Công dân nào dưới đây đủ điều kiện được bầu cử khi có ngày sinh là:

A. 21/5/1993.

B. 21/4/1995.

C. 21/5/1994.

D. 21/5/1996.

Câu 21: Hiến pháp 2013 qui định mọi công dân:

A. Đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và ứng cử.

B. Đủ 21 tuổi trở lên có quyền bầu cử và ứng cử.

C. Từ 18 đến 21 tuổi có quyền bầu cử và ứng cử.

D. Đủ 18 tuổi có quyền bầu cử, đủ 21 tuổi có quyền ứng cử.

Câu 22: Nhận định nào sai: Dân được hưởng quyền bầu cử và ứng cử một cách bình đẳng, không phân biệt:

A. Giới tính, dân tộc, tôn giáo.

B. Tình trạng pháp lý.

C. Trình độ văn hoá, nghề nghiệp.

D. Thời hạn cư trú nơi thực hiện quyền bầu cử, ứng cử.

Câu 23: Nhận định nào sai: Khi xác định người không được thực hiện quyền ứng cử:

A. Người bị khởi tố dân sự.

B. Người đang chấp hành quyết định hình sự của Toà án.

C. Người đang bị xử lý hành chính về giáo dục tại địa phương.

D. Người đã chấp hành xong bản án hình sự nhưng chưa được xoá án.

Câu 24: Trong quá trình bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, sau khi có lời nhờ anh H là nhân viên dưới quyền bỏ phiếu cho chị gái mình, Giám đốc T luôn đứng cạnh anh theo dõi, giám sát. Vì mang ơn Giám đốc, anh H buộc phải đồng ý. Giám đốc T đã không thực hiện đúng nguyên tắc bầu cử nào dưới đây?

A. Phổ thông.

B. Bỏ phiếu kín.

C. Trực tiếp.

D. Bình đẳng.

Câu 25: Chị H đã giúp anh T bỏ phiếu bầu cử theo đề xuất của anh. Tại điểm bầu cử, phát hiện cụ M không biết chữ, nhân viên s của tổ bầu cử đã nhờ chị H viết phiếu bầu theo đúng ý cụ rồi đưa phiếu cho cụ M bỏ vào thùng. Những ai dưới đây đã vi phạm nguyên tắc bầu cử?

A. Anh T và chị H.

B. Chị H và nhân viên s.

C. Anh T, chị H và nhân viên s.

D. Chị H, cụ M và nhân viên s.

Câu 26: Khi đang giúp chồng bỏ phiếu bầu cử theo đề xuất của anh thì chị A phát hiện anh D có hành vi gian lận phiếu bầu, chị A đã kể cho bạn thân cùa mình là anh H và anh T nghe, vốn mâu thuẫn với D nên anh H lập tức đáng tin đồn thất thiệt bôi nhọ D trên trang tin cá nhân, còn anh T nhắn tin tống tiền D. Những ai dưới đây vi phạm nguyên tắc bầu cử?

A. Chồng chị A, anh D và H.

B. Vợ chồng chị A và anh D.

C. Vợ chồng chị A, anh D, H và T.

D. Chị A, anh D và H.

Câu 27: Đúng ngày bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp thì ông A phải điều trị sau phẫu thuật tại bệnh viện nên nhân viên s thuộc tổ bầu cử lưu động đã tự ý bỏ phiếu thay ông. Nhân viên s đã vi phạm nguyên tắc bầu cử nào dưới đây?

A. Công khai.

B. ủy quyền.

C. Thụ động.

D. Trực tiếp.

Câu 28: Tại điểm bầu cử X, vô tình thấy chị C lựa chọn ứng cử viên là người có mâu thuẫn với mình, chị B đã nhờ anh D người yêu của chị C thuyết phục chị gạch tên người đó. Phát hiện chị C đưa phiếu bầu của mình cho anh D sửa lại, chị N báo cáo với ông K tổ trưởng tổ bầu cử. Vì đang viết hộ phiếu bầu cho cụ P là người không biết chữ theo ý của cụ, lại muốn nhanh chóng kết thúc công tác bầu cử nên ông K đã bỏ qua chuyện này. Những ai dưới đây không vi phạm nguyên tắc bỏ phiếu kín trong bầu cử?

A. Chị N, cụ P và chị C.

B. Chị N và cụ P.

C. Chị N, ông K, cụ P và chị C.

D. Chị N, ông K và cụ P.

Câu 29: Tại điểm bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp xã X, anh M gợi ý chị C bỏ phiếu cho ứng cử viên là người thân của mình. Thấy chị C còn băn khoăn, anh M nhanh tay gạch phiếu bầu giúp chị rồi bỏ luôn lá phiếu đó vào hòm phiếu. Anh M đã vi phạm nguyên tắc bầu cử nào dưới đây?

A. Trực tiếp.

B. Phổ thông.

C. Ủy quyền.

D. Gián tiếp.

Câu 30: Tại một điểm bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, biết cụ Q là người không biết chữ, ông B tổ trưởng tổ bầu cử đã phân công anh T giúp cụ viết phiếu bầu theo ý của cụ. Phát hiện chị H và chồng là anh A bàn bạc, thống nhất rồi cùng viết hai phiếu bầu giống nhau, anh T đề nghị hai người nên thể hiện chính kiến của riêng mình, nhưng chị H vẫn bỏ hai phiếu đó vào hòm phiếu. Những ai dưới đây vi phạm nguyên tắc bầu cử bỏ phiếu kín?

A. Anh A, chị H, ông B và anh T.

B. Anh T, anh A và chị H.

C. Anh A, chị H và cụ Q.

D. Anh A, chị H và ông B.

Câu 31: Tại một điểm bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, anh T bị đau chân nên sau khi tự viết phiếu bầu rồi nhờ anh N giúp mình bỏ phiếu vào hòm phiếu nhưng bị anh N từ chối. Chị H đã nhận lời giúp anh T và phát hiện anh T bầu cho đối thủ của mình. Chị H nhờ và được anh T đồng ý sửa lại phiếu theo ý của chị rồi chị bỏ phiếu đó vào hòm phiếu. Những ai dưới đây vi phạm nguyên tắc bầu cử bỏ phiếu kín?

A. Anh N và chị H.

B. Anh T và chị H.

C. Anh T, chị H và anh N.

D. Anh T và anh N.

Câu 32: Tại một điểm bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, ông H bàn bạc với chị N và thống nhất cùng viết phiếu bầu với nội dung giống nhau. Phát hiện sự việc, với sự chứng kiến của ông M, anh T đề nghị chị N cần chủ động bầu theo ý của mình. Tuy nhiên, chị N vẫn bỏ phiếu của chị và của ông H vào hòm phiếu rồi ra về. Những ai dưới đây vi phạm nguyên tắc bầu cử trực tiếp?

A. Chị N, ông H và ông M.

B. Chị N và ông M.

C. Chị N và ông H.

D. Chị N, ông H và anh T.

Câu 33: Tại một điểm bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, chị A viết phiếu bầu và bỏ phiếu vào hòm phiếu giúp cụ K là người không biết chữ. Sau đó, chị A phát hiện anh B và anh C cùng bàn bạc, thống nhất viết phiếu bầu giống nhau nên yêu cầu hai người làm lại phiếu bầu. Tuy nhiên, anh B và anh C không đồng ý và mỗi người tự tay bỏ phiếu của mình vào hòm phiếu rồi ra về. Những ai dưới đây vi phạm nguyên tắc bầu cử trực tiếp?

A. Chị A, cụ K và anh C.

B. Anh B và anh C.

C. Chị A và cụ K.

D. Chị A, anh B và anh C.

Câu 34: Vô tình phát hiện bố rút tiền của công ty gia đình để mua nhà cho người tình đúng lúc chuẩn bị đi du học, K chán nản nên thường xuyên đến các vũ trường để giải khuây. Tại đây K đã bị X dụ dỗ uống rượu say và ép quan hệ tình dục. Mẹ K lo lắng nên đã đặt cọc 300 triệu cho ông L nhờ chạy học bổng chính phủ cho con đi du học. Trong trường hợp này, hành vi của người nào dưới đây cần bị tố cáo?

A. Mẹ K, X và ông L.

B. X và ông L.

C. Bố mẹ K, X và ông L.

D. Mẹ con K và ông L.

Câu 35: Không bằng lòng với cách thức khắc phục sự cố môi trường của nhà chức trách, người dân xã X đồng loạt tràn ra đường quốc lộ để phản đối làm giao thông bị ùn tắc kéo dài. Trong trường hợp này, người dân xã X đã vận dụng sai quyền nào dưới đây của công dân?

A. Đàm phán.

B. Thuyết phục.

C. Khiếu nại.

D. Tố cáo.

Câu 36: Sau giờ học, thấy A và các bạn cùng lớp vẫn tụ tập chơi đá bóng trong sân trường nên nhân viên bảo vệ tiện tay cầm quyển sổ trực gõ vào đầu A yêu cầu cả nhóm giải tán. B chụp được hình ảnh đó đã chia sẻ trên mạng xã hội. Khi bị Ban đại diện cha mẹ học sinh nhà trường dùng bức ảnh đó gây sức ép, Hiệu trưởng buộc phải ra quyết định chấm dứt hợp đồng lao động với bảo vệ. Trong trường hợp này, bảo vệ cần sử dụng quyền nào dưới đây cho phù hợp?

A. Đàm phán.

B. Tố cáo.

C. Khiếu nại.

D. Tham vấn.

Câu 37: Nhân viên s phát hiện giám đốc cơ quan z có hành vi lợi dụng chức vụ để chiếm đoạt tài sản công nên đã đưa thông tin này lên mạng xã hội. Nhân viên s vận dụng sai quyền nào dưới đây của công dân?

A. Kiến nghị.

B. Đàm phán.

C. Tố cáo.

D. Khiếu nại.

Câu 38: Chị M làm đơn xin nghỉ thêm một tháng sau thời gian hưởng chế độ thai sản và được giám đốc X chấp thuận. Vĩ thiếu người làm, giám đốc X đã tiếp nhận nhân viên mới thay thế vị trí của chị M. Khi đi làm trở lại, chị M bị giám đốc điều chuyển sang công việc khác nặng nhọc hơn. Chị M phải sử dụng quyền nào dưới đây để bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình?

A. Phản biện.

B. Kháng nghị.

C. Tố cáo.

D. Khiếu nại.

Câu 39: Cùng nhau đi học về, phát hiện anh B đang lấy ví của nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông liên hoàn nghiêm trọng, lập tức sinh viên T đưa điện thoại của mình cho sinh viên K quay video. Sau đó, sinh viên T bám theo anh B tống tiền. Biết chuyện, vợ anh B đã gặp và đe dọa khiến sinh viên T hoảng loạn tinh thần. Hành vi của những người nào dưới đây cần bị tố cáo?

A. Anh B, sinh viên K và T.

B. Vợ chồng anh B, sinh viên K và T.

C. Vợ chồng anh B và sinh viên T.

D. Vợ chồng anh B và sình viên K.

Câu 40: Nghi ngờ con gái mình bị anh Q trấn lột tiền, anh T nhờ anh M bí mật theo dõi anh Q. Vô tình phát hiện cháu H con gái anh Q đi một mình trên đường, anh M đã đe dọa sẽ bắt giữ khiến cháu bé hoảng loạn rồi ngất xỉu. Bức xúc, vợ anh Q thuê anh K xông vào nhà đập phá đồ đạc và đánh anh M gãy tay. Hành vi của những ai dưới đây cần bị tố cáo?

A. Anh M, anh K, vợ anh Q và anh T.

B. Anh M, anh K và anh T.

C. Anh M, vợ anh Q và anh K.

D. Anh M, anh K và vợ chồng anh Q.

-----------HẾT-----------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

1

D

21

D

2

B

22

B

3

A

23

A

4

C

24

B

5

B

25

A

6

B

26

B

7

B

27

D

8

D

28

B

9

D

29

A

10

C

30

B

11

D

31

B

12

C

32

C

13

D

33

C

14

D

34

C

15

D

35

C

16

A

36

C

17

D

37

C

18

C

38

D

19

D

39

B

20

A

40

C

 

ĐỀ THI SỐ 2

Câu 1: Cùng nhau đi học về, phát hiện anh B đang lấy ví của nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông liên hoàn nghiêm trọng, lập tức sinh viên T đưa điện thoại của mình cho sinh viên K quay video. Sau đó, sinh viên T bám theo anh B tống tiền. Biết chuyện, vợ anh B đã gặp và đe dọa khiến sinh viên T hoảng loạn tinh thần. Hành vi của những người nào dưới đây cần bị tố cáo?

A. Anh B, sinh viên K và T.

B. Vợ chồng anh B, sinh viên K và T.

C. Vợ chồng anh B và sinh viên T.

D. Vợ chồng anh B và sinh viên K.

Câu 2: Do không hài lòng với mức tiền bồi thường đất đai sau giải tỏa, ông B nhiều lần yêu cầu được gặp lãnh đạo xã Y. Cho rằng ông B cố tình gây rối, bảo vệ ủy ban nhân dân xã đã mắng chửi và đuổi ông về nên giữa hai bên xảy ra mâu thuẫn. Bảo vệ đã đánh ông B gãy tay và đẩy xe máy của ông xuống hồ. Bảo vệ ủy ban nhân dân xã Y không vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?

A. Bất khả xâm phạm về tài sản.

B. Được pháp luật bảo hộ về danh dự.

C. Bất khả xâm phạm về thân thể.

D. Được pháp luật bảo hộ về sức khỏe.

Câu 3: Dự thảo quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của xã, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở địa phương … là những công việc dân được làm gì để thể hiện quyền dân chủ ở phạm vi cơ sở?

A. Dân được thảo luận, tham gia ý kiến trước khi chính quyền xã quyết định.

B. Dân ở xã giám sát và kiểm tra.

C. Dân phải được thông báo để biết và thực hiện.

D. Dân bàn và quyết định trực tiếp.

Câu 4: Anh X là con cả trong gia đình, sau khi cha mẹ qua đời, anh X đã gọi em gái là K đến bàn bạc về việc phân chia tài sản. Vì là con cả nên anh X nhận ngôi nhà của cha mẹ để lại còn em gái K được một khoản tiền 100 triệu đồng cùng với trách nhiệm phải tổ chức các đợt cúng dỗ cho cha mẹ. Bất bình vì điều đó chị K đã kể với chồng là H và anh H đã thuê người đến để đánh anh X về việc phân chia tài sản hậu quả là anh X bị gãy tay. Những ai dưới đây vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?

A. Chị K, anh H và vợ anh X.

B. Anh X và chị K.

C. Anh X, chị K và anh H.

D. Anh X và vợ.

Câu 5: Do thiếu nhân công nên Giám đốc công ty S đã quyết định chuyển chị H sang làm công việc nghiên cứu địa chất dưới khu hầm mỏ. Quyết định của giám đốc Công ty S đã xâm phạm tới quyền:

A. bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.

B. bình đẳng trong thực hiện quyền lao động.

C. lựa chọn việc làm của lao động nữ.

D. tự do sử dụng sức lao động của người lao động.

Câu 6: Nam cho rằng: Chỉ những mặt hàng đã có bán ngoài chợ mới là cung, còn những hàng hóa trong kho, hoặc đang sản xuất thì không phải là cung. Để giải thích cho Nam, em sẽ giải thích cung là hàng hóa:

A. hiện đang có trên thị trường.

B. đang bày bán trên thị trường có ghi giá cả cụ thể.

C. hiện có trên thị trường và chuẩn bị đưa ra thị trường.

D. đang sản xuất nhằm mục đích đưa ra thị trường trong thời gian tới.

Câu 7: Bản chất nền dân chủ XHCN là nên dân chủ của:

A. quảng đại quần chúng nhân dân.

B. giai cấp công nhân.

C. giai cấp nông dân.

D. Đảng Cộng Sản.

Câu 8: Vui họp lớp với bạn bè trong ngày 30/4, anh X đã uống nhiều rượu bia nhưng vẫn lái xe ô tô về nhà. Hành vi của anh X đã vi phạm pháp luật nào dưới đây?

A. Dân sự.

B. Hình sự.

C. Kỉ luật.

D. Hành chính.

Câu 9: Trong cuộc họp tổng kết của xã X, kế toán M từ chối công khai việc thu chi ngân sách nên bị người dân phản đối. Ông K yêu cầu được chất vấn trực tiếp kế toán nhưng bị Chủ tịch xã ngăn cản. Chủ thể nào dưới đây đã vận dụng đúng quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội?

A. Chủ tịch và người dân xã X.

B. Kế toán M, ông K và người dân xã.

C. Người dân xã X và ông K.

D. Chủ tịch xã và ông K.

Câu 10: Trong một lần đi dự tiệc sinh nhật của H, vốn sẵn có mâu thuẫn với anh S là bạn của H, anh Z đã đem lời lăng mạ anh S. Vì bức xúc nên anh S rủ thêm các anh K, M và N chặn đường đánh anh Z làm anh Z thương tật 30%. Hỏi những ai dưới đây xâm phạm đến các quyền tự do cơ bản của công dân?

A. Anh S, K, M và N.

B. Anh K, M và N.

C. Anh Z, K, M và N.

D. Anh Z, S, K, M và N.

Câu 11: Chức năng nào là căn bản nhất, giữ vai trò quyết định của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

A. Trấn áp và tổ chức xây dựng.

B. Tổ chức và xây dựng.

C. Bảo đảm an ninh chính trị.

D. Trấn áp các giai cấp đối kháng.

Câu 12: Do mâu thuẫn, học sinh X nóng giận, mất bình tĩnh đã ném bình hoa ở lớp vào mặt học sinh Y. Hành vi của học sinh X đã vi phạm quyền gì đối với học sinh Y?

A. Bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.

B. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân.

C. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân.

D. Tự do ngôn luận của công dân.

Câu 13: Trong các quyền sau đây, quyền nào không phải là quyền tự do cơ bản của công dân?

A. Quyền tự do ngôn luận.

B. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.

C. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân.

D. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

Câu 14: Vào khoảng 22h đêm, trên đường liên xã về nhà, anh N lái xe ô tô không may đâm vào ông M đi xe đạp điện có uống nhiều rượu, đi lấn làn đường, làm ông M tử vong. Anh N xuống xe, thấy ông M đã tử vong thì rất sợ nhưng thấy đường vắng, nghĩ không ai nhìn thấy nên anh N đã đi đến nhà anh trai mình để trốn. Khi đó người dân phát hiện và tố cáo. Vậy quyền ra lệnh khám chỗ ở và bắt anh N thuộc thẩm quyền của ai?

A. Trưởng đồn biên phòng.

B. Trưởng công an huyện.

C. Trưởng công an xã.

D. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã.

Câu 15: Năm nay, V 18 tuổi, còn Q chưa đầy 16 tuổi. Cả hai đều là thanh niên sống lêu lổng. Một lần, V và Q đang đi xe máy trên đoạn đường vắng thì thấy chị H vừa đi xe máy vừa nghe điện thoại, trên tay đeo một cái lắc vàng. V nảy ra ý định muốn cướp điện thoại và lắc vàng, bèn rủ Q cùng tham gia. Cả hai cùng tăng tốc áp sát chị H để thực hiện hành vi. Phát hiện có điều lạ, chị H đã tăng tốc thật nhanh, không may đến đoạn dốc cua, chị H không làm chủ được tay lái đã đâm xe vào anh X đi cùng chiều bên phải đường, làm cả hai ngã bất tỉnh và bị thương nặng. V và Q thấy vậy liền phóng xe bỏ đi. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm pháp lí?

A. V, Q và chị H.

B. V và Q.

C. Chị H.

D. Chị H và anh X.

Câu 16: Anh X và chị Y yêu nhau và chị đã mang thai được 7 tháng với anh X, chị đề nghị hai bên gia đình tổ chức cưới. Anh X nói đó không phải là con của anh và không cưới. Mẹ anh X dùng lời lẽ xúc phạm chị. Uất ức quá chị Y đến bệnh viện xin nạo phá thai, nhưng không phá được. Sau khi sinh chị Y đã vứt bỏ con. Những ai dưới đây đã vi phạm pháp luật hình sự?

A. Gia đình hai bên và chị Y.

B. Anh X và mẹ anh X.

C. Mẹ anh X và chị Y.

D. Anh X chị Y và mẹ anh X.

Câu 17: Có ba người cùng sản xuất gạo H, K, L. Anh H cung ứng cho thị trường 5 tạ gạo với giá mỗi kg giá 5000đ; Anh K cung ứng 8 tạ gạo với giá mỗi kg giá 5500đ; Anh L cung ứng 10 tạ gạo với mỗi kg giá 6.000đ. Hỏi: Thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra một kg gạo gần sát với thời gian lao động cá biệt của người sản xuất nào?

A. Người K.

B. Không ai cả.

C. Người L.

D. Người H.

Câu 18: Anh Đoàn trên đường đi đến công ty làm việc vừa điều khiển xe máy vừa nghe điện thoại, không quan sát nên đâm vào xe máy của Minh, làm Minh ngã bị thương nhẹ, xe bị hỏng nhiều chỗ. Trong trường hợp này, anh Đoàn phải chịu trách nhiệm pháp lý nào dưới đây?

A. Dân sự và kỉ luật.

B. Hành chính và dân sự.

C. Kỉ luật và hành chính.

D. Hành chính, kỉ luật và dân sự.

Câu 19: Công dân đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình là thực hiện quyền:

A. thẩm định.

B. phản biện.

C. tố cáo.

D. khiếu nại.

Câu 20: Bình phát hiện có một nhóm đối tượng lạ mặt đang rải truyền đơn tuyên truyền mê tín dị đoan ở xóm mình. Theo em, Bình nên ứng xử theo cách nào sau đây cho phù hợp với quy định của pháp luật?

A. Hô hào mọi người đuổi đánh nhóm người đó.

B. Báo cho công an xã mình biết.

C. Mắng chửi thậm tệ nhóm người đó.

D. Viết đơn khiếu nại gửi cho Ủy ban Nhân dân xã.

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

1

C

21

C

2

C

22

B

3

A

23

C

4

C

24

D

5

A

25

A

6

C

26

A

7

A

27

A

8

D

28

A

9

C

29

B

10

D

30

C

11

B

31

D

12

C

32

C

13

D

33

B

14

B

34

A

15

A

35

D

16

D

36

D

17

A

37

C

18

B

38

D

19

D

39

B

20

B

40

B

 

ĐỀ THI SỐ 3

Câu 81: Căn cứ để phân biệt đối tượng lao động và tư liệu lao động đó là

A. chức năng của vật đảm nhận gắn với đặc trưng cơ bản trong sản xuất.

B. đặc tính cơ bản của vật gắn với chức năng trong sản xuất.

C. mục đích sử dụng gắn với chức năng của vật trong sản xuất.

D. thuộc tính cơ bản của vật gắn với mục đích sử dụng trong sản xuất.

Câu 82: Trên thị trường việc sản xuất và lưu thông chịu sự tác động của sự điều tiết sản xuất và lưu thông; sự phân hóa giàu nghèo giữa các nhà sản xuất; làm cho lực lượng sản xuất phát triển và năng suất lao động tăng lên, là nói đến tác động quy luật cơ bản nào sau đây?

A. Quy luật giá trị.                      B. Quy luật cung – cầu.
C. Quy luật thặng dư.                D. Quy luật giá cả.

Câu 83: Pháp luật không quy định về những việc nào dưới đây?

    A.Nên làm.               B. Được làm.              C.Phải làm.             D. Không được làm.

Câu 84: Cá nhân tổ chức sử dụng pháp luật tức là làm những gì mà pháp luật
A. quy định làm.          B. buộc phải làm.             C. cho phép làm.                D. khuyên nên làm.

Câu 85: Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới

A. quan hệ tài sản và nhân thân.                        B. quan hệ kinh tế và lao động.

C. quy tắc quản lý nhà nước.                               D. trật tự và an toàn xã hội.

Câu 86: Vi phạm pháp luật không bao gồm dấu hiệu nào dưới đây?

A. Trái với chính sách.                 B. Trái với pháp luật.

C. Lỗi của chủ thể.                        D. Năng lực pháp lí.

Câu 87: Một trong những biểu hiện của bình đẳng về quyền và nghĩa vụ là

A. bất kì ai cũng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau.

B. quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân.

C. quyền và nghĩa vụ công dân là một thể thống nhất.

D. mọi công dân đều có quyền được ưu tiên như nhau.

Câu 88: Theo quy định của pháp luật, vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc cùng 

A. sàng lọc giới tính thai nhi.                  B. chăm sóc con ốm theo qui định.

C. định đoạt tài sản công cộng.             D. bảo lưu mọi nguồn thu nhập .

Câu 89: Để được đề nghị sửa đổi về tiền lương của hợp đồng lao động, người lao động cần căn cứ theo nguyên tắc nào dưới đây trong giao kết hợp đồng lao động ?

A. Tự do thể hiện ngôn luận.                    B. Tự do, công bằng, dân chủ.

C. Tự do, tự nguyện, bình đẳng.               D. Tự do thực hiện hợp đồng.

Câu 90: Mọi doanh nghiệp đều được bình đẳng trong việc

A. tự do xóa bỏ các loại hình cạnh tranh.

B. sở hữu tài nguyên thiên nhiên thiên nhiên.

C. chia đều của cải trong đời sống xã hội.

D. chủ động mở rộng qui mô ngành nghề.

Câu 91: Nội dung nào dưới đây làmột trong những nội dung về quyền bình đẳng giữa các dân tộc?

A. Dân tộc ít người không nên duy trì văn hóa của dân tộc mình.

B. Mọi phong tục, tập quán của các dân tộc đều cần được duy trì.

C. Chỉ được phép duy trì văn hóa chung của dân tộc Việt Nam.

D. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói chữ viết riêng của mình.

Câu 92: Chỉ những người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật mới có quyền ra lệnh

A. bí mật thay đổi danh tính người tố cáo để bảo vệ họ.

B. bắt người đang chuẩn bị thực hiện tội rất nghiêm trọng.

C. xóa bỏ mọi dấu vết của hiện trường vụ án mạng.

D. khai thác và mở rộng diện tích lãnh thổ quốc gia.

Câu 93: Đối với những người nào dưới đây thì ai cũng có quyền bắt người và giải ngay đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất?

A. Người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã.

B. Người đang bị nghi là phạm tội.

C. Người đang gây rối trật tự công cộng.

D. Người đang chuẩn bị vi phạm pháp luật.

Câu 94: Viết bài gửi đăng báo, trong đó bày tỏ ý kiến, quan điểm của mình về ủng hộ cái đúng, cái tốt và phê phán, phản đối cái sai, cái xấu trong đời sống xã hội, cũng là cách để thể hiện quyền tự do

A. thảo luận.                   B. ngôn luận.                     C. tranh luận.               D. góp ý.

Câu 95: Nguyên tắc bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân là

A. phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.

B. dân chủ, công bằng, tiến bộ, văn minh.

C. khẩn trương, công khai, minh bạch, dâm chủ.

D. phổ biến, rộng rãi, chính xác và  hiệu quả.

Câu 96: Ở phạm vi cơ sở, chủ trương và mức đóng góp xây dựng các công trình phúc lợi công cộng là

A. việc phải được thông báo để dân biết và thực hiện.

B. những việc dân bàn và quyết định trực tiếp.

C. việc dân đuợc thảo luận, tham gia góp ý kiến.

D. những việc nhân dân ở xã giám sát, kiểm tra.

Câu 97: Khiếu nại là quyền của công dân đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính khi có căn cứ cho rằng quyết định đó xâm phạm

A. lợi ích hợp pháp của mình.                    B. ngân sách của nhà nước.

C. tài sản thừa kế của người khác.            D. nguồn quỹ phúc lợi của xã.

Câu 98: Công dân được tạo điều kiện để được tiếp cận với các phương tiện thông tin đại chúng, vui chơi, giải trí, tham gia vào các công trình văn hóa công cộng là thể hiện nội dung của quyền 

A. học tập.                    B. sáng tạo.               C. phát triển.             D. tự do.

Câu 99: Việc công dân học bất cứ ngành nghề nào phù hợp với năng khiếu, khả năng, sở thích và điều kiện của mình là một trong các nội dung của

A. quyền học tập của công dân.

B. quyền được phát triển của công dân.

C. quyền tự do của công dân.

D. quyền lựa chọn ngành nghề.

Câu 100: Công dân đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được tiến hành các hoạt động kinh doanh là một trong những nội dung cơ bản của pháp luật về lĩnh vực 

A. công vụ.                  B. kinh tế.                    C. xã hội.                D. môi trường.

C. Chị B và anh T.                            D. Chỉ mình ông A.

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 3

81.C

82.A

83.A

84.C

85.A

86.A

87.B

88.B

89.C

90.D

91.D

92.B

93.A

94.B

95.A

96.B

97.A

98.C

99.A

100.

101.A

102.B

103.A

104.B

105.B

106.A

107.D

108.A

109.D

110.B

111.D

112.B

113.C

114.C

115.A

116.A

117.C

118.C

119.A

120.D

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi HK2 môn GDCD 12 có đáp án năm 2021-2022 Trường THPT Lương Ngọc Quyến. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
NONE
OFF