OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA

Bộ 3 đề thi HK1 môn Lịch sử 12 năm 2020 có đáp án Trường THPT Mỹ Phước Tây

08/12/2020 824.84 KB 325 lượt xem 1 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2020/20201208/499591384044_20201208_165936.pdf?r=8326
ADMICRO/
Banner-Video

Xin gửi đến các em học sinh lớp 12 tài liệu Bộ 3 đề thi HK1 môn Lịch sử 12 năm 2020 có đáp án Trường THPT Mỹ Phước Tây được Học247 sưu tầm và chọn lọc dưới đây, tài liệu được biên soạn nhằm giúp các em củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng ôn tập môn Lịch sử, chuẩn bị tốt nhất cho kì thi sắp tới.

 

 
 

TRƯỜNG THPT MỸ PHƯỚC TÂY

ĐỀ THI HỌC KÌ 1

MÔN LỊCH SỬ 12

NĂM HỌC 2020-2021

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1: Mục tiêu cuộc đấu tranh của các nước Mĩ latinh là:

A. Xóa bỏ chế độ phong kiến.                                   

B. Xóa bỏ chủ nghĩa thực dân kiểu cũ.

C. Xóa bỏ chủ nghĩa phân biệt chủng tộc.                

D. Xóa bỏ chủ nghĩa thực dân kiểu mới.

Câu 2: Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm tất yếu của sự kết hợp những yếu tố nào?

A. Phong trào công nhân và chủ nghĩa Mác - Lênin.

B. Phong trào yêu nước, phong trào công nhân và chủ nghĩa Mác - Lênin .

C. Phong trào yêu nước và phong trào công nhân.

D. Phong trào công nhân, phong trào yêu nước và đoàn kết quốc tế.

Câu 3: Cuốn Đường Kách mệnh gồm những nội dung chủ yếu là:

A. Những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc tại Quảng Châu.

B. Những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc tại Pháp.

C. Những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc và những năm hoạt động ở nước ngoài Trung Quốc.

D. Những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc và những năm hoạt động ở nước ngoài.

Câu 4: Sau đại chiến II, Mĩ trở thành trung tâm kinh tế - tài chính:

A. Đứng thứ hai thế giới sau Liên Xô.         

B. Đứng thứ 3 thế giới sau Nhật và Tây Âu.

C. Lớn nhất Châu Mĩ.                                    

D. Duy nhất của thế giới.

Câu 5: Việt Nam gia nhập Liên Hợp Quốc vào ngày:

A. 12/1985.              

B. 6/1986.            

C. 5/1978.             

D. 9/1977.

Câu 6: Chiến thắng Điện Biên Phủ ở Việt Nam là một trong những nguyên nhân bùng nổ:

A. Phong trào cách mạng Ăng gô la.          

B. Cách mạng CuBa.

C. Cuộc chính biến Ai Cập 1952.            

D. Cuộc đấu tranh vũ trang chống Pháp của An giê ri.

Câu 7: Phong trào 1930 - 1931 để lại những bài học kinh nghiệm gì?

A. Về công tác xây dựng mối liên minh công nông.       

B. Về công tác tư tưởng, tổ chức.

C. Về công tác lãnh đạo quần chúng.                 

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 8: Điểm nào trong luận cương chính trị tháng 10/1930 thể hiện sự nóng vội của đảng?

A. Không đưa mâu thuẫn dân tộc lên hàng đầu.

B. Làm cách mạng tư sản dân quyền sau đó tiến thẳng lên xã hội chủ nghĩa.

C. Không xác định hết khả năng cách mạng của các giai cấp.

D. Làm cách mạng tư sản dân quyền sau chuyển thẳng lên chủ nghĩa tư bản.

Câu 9: Bản chất của toàn cầu hóa là:

A. Sự phát triển và tác động của to lớn của các công ty xuyên quốc gia.

B. Sự sáp nhập và hợp nhất các công ty thành những tập đoàn lớn.

C. Sự tác động và phụ thuộc lẫn nhau của các quốc gia dân tộc trên thế giới.

D. Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế.

Câu 10: Mục đích đấu tranh của giai cấp tiểu tư sản có gì khác với giai cấp tư sản trong giai đoạn 1919 - 1925.

A. Đòi các quyền lợi kinh tế.             

B. Đòi tự do, dân chủ và tăng lương.

C. Đòi các quyền tự do, dân chủ.          

D. Đòi tăng lương, giảm giờ làm.

Câu 11: Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật nhằm mục đích:

A. Để Nhật thực hiện chính sách hòa bình dân chủ.

B. Hình thành một liên minh Mĩ - Nhật chống lại các nước xã hội chủ nghĩa và cách mạng ở Viễn Đông.

C. Nhật muốn lợi dụng vốn, kĩ thuật của Mĩ để phát triển kinh tế.

D. Nhật trở thành một căn cứ quân sự chiến lược.

Câu 12: Sau cuộc nổi dậy tháng 8/1945, nước Lào tuyên bố độc lập ngày tháng năm nào?

A. 12/10/1945.       

B. 12/10/1954.         

C. 19/12/1946.         

D. 20/9/1945.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

1

D

11

A

21

B

31

B

2

B

12

D

22

A

32

B

3

A

13

C

23

C

33

C

4

D

14

A

24

C

34

D

5

D

15

B

25

A

35

D

6

D

16

A

26

B

36

C

7

D

17

B

27

A

37

A

8

B

18

A

28

D

38

B

9

C

19

D

29

A

39

A

10

C

20

B

30

D

40

D

 

ĐỀ SỐ 2

Câu 1. Trình bày hoàn cảnh ra đời, mục đích, nguyên tắc hoạt động của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Tại sao nói, việc gia nhập ASEAN là cơ hội nhưng cũng đồng thời là thách thức đối với tất cả các nước Đông Nam Á trong đó có Việt Nam?

Câu 2. Chứng minh rằng: Từ sau khi thành lập, Hội Việt Nam cách mạng thanh niên đã có những hoạt động tích cực góp phần thúc đẩy sự phát triển của phong trào công nhân Việt Nam. Đánh giá vai trò của Hội đối với sự phát triển của cách mạng Việt Nam.

Câu 3. Tại sao Đảng ta phát động cao trào kháng Nhật cứu nước? Nêu tác dụng của cao trào kháng Nhật cứu nước.

Câu 4. Trình bày ngắn gọn chủ trương, sách lược của Đảng và chính phủ ta đối với thực dân Pháp từ 6.3 đến trước ngày 19.12.1946. Em có nhận xét gì về đối sách của Đảng khi đứng trước âm mưu của kẻ thù trong giai đoạn này.

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

Câu 1 (3,0 điểm)

Ý 1: Hoàn cảnh ra đời:

- Tình hình thế giới và khu vực có nhiều chuyển biến, các nước ĐNA sau khi giành độc lập bước vào thời phát triển....→ cần có sự hợp tác ..., muốn hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc kinh tế.... 

- Nhiều tổ chức hợp tác mang tính khu vực xuất hiện, tiêu biểu là EEC đã thúc đẩy sự liên kết giữa các nước ĐNA.

- Ngày 8/8/1967, Hiệp hội các quốc gia ĐNA (ASEAN) thành lập tại Băng Cốc với sự tham gia của 5 nước là Inđônêxia, Malaixia, Xingapo, Thái Lan và Philippin. 

Ý 2: Mục đích: hợp tác triển kinh tế, văn hóa trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực. 

Ý 3: Nguyên tắc hoạt động (thể hiện trong Hiệp ước Bali): nêu nội dung Hiệp ước 

Ý 4: Tại sao việc gia nhập ASEAN là cơ hội nhưng cũng là thách thức....

- Cơ hội: hội nhập nền kinh tế trong khu vực, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước; học hỏi, tiếp thu những thành tựu KHKT... 

- Thách thức: có sự cạnh tranh giữa các nước trong khu vực; dễ đánh mất bản sắc và truyền thống dân tộc.... 

Câu 2: 

Ý 1: Chứng minh rằng: Từ sau khi thành lập, Hội Việt Nam cách mạng thanh niên đã có những hoạt động tích cực góp phần thúc đẩy sự phát triển của phong trào công nhân Việt Nam

- Nêu ngắn gọn về sự ra đời của Hội Viêt Nam CMTN (ra đời tháng 6/1925 do Nguyễn Ái Quốc sáng lập...) 

- Đưa ra những dẫn chứng chứng minh những hoạt động tích cực của Hội VNCMTN kể từ sau khi thành lập (Công bố chương trình điều lệ, mục đích; ra tuần báo Thanh niên; mở lớp đào tạo cán bộ, in sách "đường kách mệnh"; tổ chức phong trào vô sản hóa... ) 

- Khẳng định kết quả của những hoạt động đó: phong trào công nhân phát triển về số lượng và chất lượng (nêu dẫn chứng) 

Ý 2: Đánh giá vai trò của Hội đối với sự phát triển của cách mạng Việt Nam.

- Nêu bật được: Sự ra đời của Hội VNCMTN là mốc quan trọng đánh dấu sự phát triển của cách mạng nước ta: khuynh hướng vô sản dần trở nên thắng thế, tạo sự chuyển biến về chất của các phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân; là bước quá độ chuẩn bị cho sự ra đời của một chính đảng vô sản, là tiền thân của Đảng CSVN – đảng đã đưa cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi... 

Câu 3: 

* Ý 1: Tại sao Đảng ta phát động cao trào kháng Nhật cứu nước?

- HS tập trung làm nổi bật những nội dung sau:

+ Trên thế giới chiến tranh thế giới II diễn ra ác liệt, quân phát xít liên tiếp thất bại... 

+ Ở Đông Dương, mâu thuẫn Pháp – Nhật gay gắt.....; ngày 9.3.1946, Nhật đảo chính Pháp độc chiếm Đông Dương 

Cuộc đảo chính của Nhật khiến tình hình chính trị Đông Dương khủng hoảng -> kẻ thù của cách mạng Việt Nam là Nhật → Ban thường vụ TW Đảng ra chỉ thị ..., phát động cao trào kháng Nhật.... 

* Ý 2: Nêu tác dụng của cao trào kháng Nhật cứu nước...

+ Làm nổi bật được tác dụng của cao trào háng Nhật: tập hợp đông đảo quần chúng..., tập dượt cho quần chúng đấu tranh, trực tiếp chuẩn bị cho cuộc tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945.

Câu 4: 

* Ý 1: Trình bày ngắn gọn chủ trương, sách lược của Đảng và chính phủ ta đối với thực dân Pháp từ sau ngày 6.3 đến trước ngày 19.12.1946

- Nêu bật được chủ trương, sách lược của Đảng: tránh cùng lúc đối phó với nhiều kẻ thù: hòa với Pháp để đuổi Tưởng về nước
thông qua việc ký hiệp định sơ bộ 6.3 và tạm ước ngày 14.9.1946: đồng ý cho 15 nghìn quân Pháp ra Bắc..., 2 bên ngừng bắn ở Nam Bộ..., nhân nhượng cho Pháp một số quyền lợi kinh tế, văn hóa.... 

* Ý 2: Nhận xét về đối sách của Đảng ...

- Đảng đã căn cứ vào tình hình thực tế đề ra chủ trương đúng đắn, sáng suốt: tránh cùng lúc đối phó với nhiều kẻ thù, loại được một kẻ thù, có thời gian chuẩn bị lực lượng → thể hiện thiện chí của ta, nâng cao uy tín của Đảng, hạn chế âm mưu của kẻ thù, đưa cách mạng vượt qua khó khăn...

 

ĐỀ SỐ 3

Câu 1. Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ra đời trong hoàn cảnh nào?

A. Sau thất bại của chiến lược “chiến tranh đặc biệt”.

B. Sau phong trào Đồng khởi.

C. Sau thất bại của chiến lược “chiến tranh đơn phương”.

D. Sau thất bại chiến lược “chiến tranh cục bộ”.

Câu 2. Cùng với thực hiện chiến tranh cục bộ

A. Sang Lào.

B. Sang Cam pu chia.

C. Mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc.

D. Cả Đông Dương

Câu 3. Chiến tranh cục bộ là loại hình chiến tranh nào?

A. Thực dân kiểu cũ                  

B. Thực dân kiểu mới.

C. Ngoại giao                         

D. Chính trị.

Câu 4. Lực lượng tiến hành chiến lược “Chiến tranh cục bộ” là.

A. Quân đội Sài Gòn, quân Mĩ.

B. Quân đội Mĩ và quân Đồng minh.

C. Quân Mĩ, quân Đồng minh, quân đội Sài Gòn.

D. Quân Mĩ.

Câu 5. Chiến lược quân sự của “Chiến tranh cục bộ” là.

A. “tìm diệt”                  

B. “tìm diệt” và “bình đinh”

C. “bình đinh”                 

D. “Trực thăng vận” và “thiết xa vận”.

Câu 6. Ưu thế về quân sự trong chiến tranh cục bộ của Mĩ là.

A. Quân số đông vũ khí hiện đại.                

B. Nhiều xe tăng.

C. Thực hiện nhiều chiến thuật mới.             

D. Nhiều máy bay.

Câu 7. Lực lượng giữ vai trò quan trọng và không ngừng tăng lên về số lượng và trang bị trong “Chiến tranh cục bộ” là lực lượng nào?

A. Lực lượng viễn chinh Mĩ.

B. Lực lượng nguỵ quân.

D. Lực lượng quân đội Sài Gòn.

Câu 8. “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ ở miền Nam (1965-1968) là loại chiến tranh xâm lược kiểu thực dân cũ?

A. Sai.

B. Đúng.

Câu 9. Điểm nào trong các điểm sau đây là điểm khác nhau giữa “Chiến tranh cục bộ” và “Chiến tranh đặc biệt”?

A. Sử dụng lực lượng quân viễn chinh Mĩ, quân chư hầu và tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc.

B. Sử dụng cố vấn Mĩ, vũ khí và phương tiện chiến tranh của Mĩ.

C. Là loại hình chiến tranh thực dân mới nhằm chống lại cách mạng miền Nam.

D. Sử dụng quân đội Đồng minh.

Câu 10. Điểm giống nhau giữa chiến lược “Chiến tranh cục bộ” và chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ.

A. Sử dụng quân đội Sài Gòn.

B. Chiến tranh xâm lược thực dân mới.

C. Phá hoại miền Bắc.

D. Quân đông, vũ khí hiện đại.

Câu 11. Cuộc hành quân mang tên “Ánh sáng sao” nhằm thí điểm cho “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ diễn ra ở đâu?

A. Vạn Tường.

B. Núi Thành.

C. Chu Lai.

D. Ba Gia.

Câu 12. Chiến thắng nào của quân dân miền Nam giai đoạn 1965 – 1968 được coi là “Ấp Bắc” đối với Mĩ.

A. Chiến thắng Bình Giã              

B. Chiến thắng mùa khô (1965-1968)

C. Chiến thắng Vạn Tường.           

D. Chiến thắng Núi Thành.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

...

Trên đây là trích dẫn 1 phần nội dung tài liệu Bộ 3 đề thi HK1 môn Lịch sử 12 năm 2020 có đáp án Trường THPT Mỹ Phước Tây. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

​Chúc các em học tập tốt !

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
NONE
OFF