OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Bộ 3 đề thi chọn HSG môn Hóa học 10 có đáp án năm 2021 Trường THPT Hưng Nhân

06/01/2021 1.01 MB 428 lượt xem 2 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210106/36766933054_20210106_143644.pdf?r=2728
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Bộ 3 đề thi chọn HSG môn Hóa học 10 năm 2021 Trường THPT Hưng Nhân được hoc247 biên soạn và tổng hợp dưới đây sẽ hệ thống tất cả các bài tập tự luận có đáp án nhằm giúp bạn đọc củng cố kiến thức lý thuyết và rèn luyện kỹ năng giải bài tập môn Hóa học 10. Mời các bạn cùng tham khảo.

 

 
 

TRƯỜNG THPT HƯNG NHÂN

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 10

MÔN HÓA HỌC

NĂM HỌC 2020-2021

 

ĐỀ SỐ 1

Bài 1 (1,5 điểm).

Cho hợp chất X có dạng AB2, có tổng số proton trong X bằng 18 và có các tính chất sau:

X  +  O2 → Y   +  Z

X + Y  → A + Z

X  + Cl2  → A + HCl

1) Xác định X và hoàn thành các phương trình phản ứng.

2) Viết các phương trình phản ứng xảy ra (nếu có) khi cho X lần lượt tác dụng với: dung dịch nước clo; dung dịch FeCl3; dung dịch Cu(NO3)2; dung dịch Fe(NO3)2

Bài 2 (1,0 điểm). X và Y là các nguyên tố thuộc phân nhóm chính, đều tạo hợp chất với hiđro có dạng RH (R là kí hiệu của nguyên tố X hoặc Y). Gọi A và B lần lượt là hiđroxit ứng với hóa trị cao nhất của X và Y. Trong B, Y chiếm 35,323% khối lượng. Trung hòa hoàn toàn 50 gam dung dịch A 16,8% cần 150 ml dung dịch B 1M. Xác định các nguyên tố X và Y.

Bài 3 (1,0 điểm). Hỗn hợp A gồm Cu và Fe trong đó Cu chiếm 70% về khối lượng. Cho m gam A phản ứng với 0,44 mol HNO3 trong dung dịch, thu được dung dịch B, phần rắn C có khối lượng 0,75m (gam) và 2,87 lít hỗn hợp khí NO2 và NO đo ở (1,2 atm, 270C).

Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn, trong B không có muối amoni.

Tính khối lượng muối trong dung dịch B và tính khối lượng m.

Bài 4 (1,5 điểm).

1) Cho 29,6 gam hỗn hợp gồm Cu và Fe tác dụng với oxi không khí, sau phản ứng thu được 39,2 gam hỗn hợp A gồm ( CuO, FeO, Fe2O3 và Fe3O4). Hòa tan hoàn toàn A trong dung dịch H2SO4 loãng, dư.

a) Tính số mol H2SO4 đã tham gia phản ứng

b) Tính khối lượng muối sunfat thu được.

2)  Khử hoàn toàn 2,552 gam một oxit kim loại cần 985,6 ml H2(đktc), lấy toàn bộ lượng kim loại thoát ra cho vào dung dịch HCl dư  thu được 739,2 ml H2(đktc).

Xác định công thức của oxit kim loại đã dùng?

Bài 5 (1,0 điểm). Hoàn thành các phương trình phản ứng sau theo phương pháp thăng bằng electron.

a) FeS2   +  H2SO4 (đ) → Fe2(SO4)3  +  SO2   +  H2O

b) Mg  +   HNO3  →  Mg(NO3)2  +  N2O  +  N2  +  NH4NO3   +  H2O

(biết tỉ lệ mol của N2O : N2 : NH4NO3 là 1 : 1 : 1)

c) Fe3O4   +  HNO3 → NxOy  +  …

d) Al  +  NaNO3  +  NaOH  +  H2O → NaAlO2   +   NH3

Bài 6 (1,5 điểm).  Sục Cl2 vào dung dịch KOH loãng thu được dung dịch A, hòa tan I2 vào dung dịch KOH loãng thu được dung dịch B (tiến hành ở nhiệt độ phòng).

1) Viết phương trình hóa học xảy ra.

2) Viết phương trình hóa học xảy ra khi cho lần lượt các dung dịch: hỗn hợp HCl và FeCl2, Br2, H2O2, CO2 vào dung dịch A (không có Cl2 dư, chỉ chứa các muối).

Bài 7 (1,5 điểm)

a) Cho 2,25 gam hỗn hợp A gồm Al, Fe, Cu tác dụng với dung dịch HCl dư, sau khi phản ứng kết thúc thu được 1344 ml (đktc) khí và còn lại 0,6 gam chất rắn không tan. Tính % khối lượng mỗi kim loại trong A.

b) Hấp thụ hoàn toàn 1,344 lít SO2 ( đktc) vào 13,95 ml dung dịch KOH 28%, có khối lượng riêng là 1,147g/ml. Hãy tính nồng độ phần trăm các chất có trong dung dịch sau phản ứng

Bài 8 (1 điểm). Khi thêm 1 gam MgSO4 khan vào 100 gam dung dịch MgSO4 bão hoà ở 200C, thấy tách ra một tinh thể muối kết tinh trong đó có 1,58 gam MgSO4. Hãy xác định công thức của tinh thể muối ngậm nước kết tinh. Biết độ tan cuả MgSO4 ở 200C là 35,1 gam trong 100 gam nước.

---(Để xem nội dung đầy đủ, chi tiết của phần đáp án đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 2

Câu 1.(3 điểm)

 1. Hỗn hợp khí X gồm SO2 và O2 có tỉ khối hơi so với H2 bằng 28. Cho 4,48 lít (đktc) hỗn hợp khí X vào bình kín có V2O5 rồi nung nóng đến 4500C. Sau một thời gian phản ứng, làm nguội bình rồi cho toàn bộ các chất thu được đi qua dung dịch BaCl2 (dư). Sau khi kết thúc phản ứng, thu được 17,475 gam kết tủa. Tính hiệu suất của phản ứng oxi  hóa SO2 thành SO3.

  2. Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm Na, Na2O, NaOH, Na2CO3 trong lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 40%, thu được 8,96 lít hỗn hợp khí có tỉ khối so với H2 là 16,75 và dung dịch Y có nồng độ 51,449%. Cô cạn dung dịch Y, thu được 170,4 gam muối khan. Tính m.

Câu 2. (2 điểm)

Bổ túc và cân bằng các phản ứng sau bằng phương pháp thăng bằng electrom

a. Cr2S3  +  Mn(NO3)+  K2CO3      K2CrO4  +  K2SO4  +  K2MnO4  + NO  +  CO2

b. P  +  NH4ClO4 →   H3PO4  +  N2  +  Cl2  +  …  

c. FexOy  +  HNO3  →   …  +  NnOm  +  H2O

Câu 3. (3 điểm).

Hợp chất A có công thức MX2, trong đó M chiếm 46,67% về khối lượng. Trong hạt nhân của M có n – p =  4; của X có n = p, trong đó n, n, p, p là số nơtron và số proton. Tổng số proton trong MX2 là 58. Viết kí hiệu nguyên tử của M, X và cấu hình electron M 2+

Câu 4. (3 điểm)

a.  Nguyên tử vàng có bán kính và khối lượng mol lần lượt là 1,44AO và 197g/mol. Biết rằng khối lượng riêng của vàng kim loại là 19,36g/cm3. Hỏi các nguyên tử vàng chiếm bao nhiêu % thể tích trong tinh thể ? (cho N = 6,02.1023)

b. Viết công thức cấu tạo các chất sau: HClO4, H3PO3, NH4NO3, H2SO4

Câu 5. (3 điểm)

Cho vào nước dư 3g oxit của 1 kim loại hoá trị 1, ta được dung dịch kiềm, chia dung dịch làm hai phần bằng nhau:

- Phần 1: Cho tác dụng hoàn toàn với 90 ml dung dịch HCl 1M, sau phản ứng dung dịch làm quỳ tím hoá xanh.

- Phần 2: Cho tác dụng với V(ml) dung dịch HCl 1M sau phản ứng dung dịch không làm đổi màu quỳ tím

a. Tìm công thức phân tử oxit

b. Tính V

Câu 6. 3,28g hỗn hợp 3 kim loại A, B, C có tỉ lệ số mol tương ứng là 4 : 3: 2 và có tỉ lệ khối lượng nguyên tử tương ứng là 3 : 5 : 7. Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp 3 kim loại trên trong dung dịch HCl dư thì thu được 2,0161 lít khí (đktc) và dung dịch A

a. Xác định 3 kim loại A, B, C, Biết rằng khi chúng tác dụng với axit đều tạo muối kim loại hoá trị 2

b. Cho dung dịch xút dư vào dung dịch A, đun nóng trong không khí cho phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính lượng kết tủa thu được, biết rằng chỉ có 50% muối của kim loại B kết tủa với xút

Câu 7. Hoà tan 46g một hỗn hợp gồm Ba và 2 kim loại kiềm A, B thuộc hai chu kì kế tiếp vào nước thì thu được dung dịch (D) và 11,2 lít khí (đktc). Nếu cho thêm 0,18 mol Na2SO4 vào dung dịch (D) thì dung dịch sau phản ứng chưa kết tủa hết Ba. Nếu cho thêm 0,21 mol Na2SO4 vào dung dịch (D) thì dung dịch sau phản

ứng còn dư Na2SO4. Xác định tên 2 kim loại kiềm

Câu 8. Thiết bị điều chế khí Y từ chất X trong phòng thí nghiệm như hình vẽ dưới đây:

a. Cho biết phương pháp điều chế khí Y và nguyên tắc điều chế Y.

b. Khí Y, chất X có thể là cặp chất nào trong chương trình hóa học 10 trở xuống. Viết phương trình phản ứng hóa học cụ thể.

---(Để xem nội dung đầy đủ, chi tiết của phần đáp án đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 3

Câu 1: (2,0 điểm)

1) Phân tử M được tạo nên bởi ion X3+ và Y2-. Trong phân tử M có tổng số hạt p, n, e là 224 hạt, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 72 hạt. Tổng số hạt p, n, e trong ion X3+  ít hơn trong ion Y2- là 13 hạt. Số khối của nguyên tử Y lớn hơn số khối của nguyên tử X là 5 đơn vị. Xác định số hạt p, n, e của nguyên tử X, Y và công thức phân tử của M.

2) X, Y, R, A, B, M theo thứ tự là 6 nguyên tố liên tiếp trong Hệ thống tuần hoàn có tổng số đơn vị điện tích hạt nhân là 63 (X có số đơn vị điện tích hạt nhân nhỏ nhất).

a. Xác định số đơn vị điện tích hạt nhân của X, Y, R, A, B, M.

b. Viết cấu hình electron của X2−, Y, R, A+, B2+, M3+. So sánh bán kính của chúng và  giải thích?

Câu 2: (2,0 điểm)

1) Cân bằng các phương trình phản ứng sau theo phương pháp thăng bằng electron.

a) MnO2  +  HCl  → MnCl2 + Cl2 + H2O

b) FeO   +  HNO3 → NO  +  Fe(NO3)3 + H2O

c) Cu + H2SO4 (đ) → CuSO4 + SO2 + H2O

d) FeS2   +  H2SO4 (đ) → Fe2(SO4)3  +  SO2   +  H2O

2) Nêu hiện tượng và viết phương trình phản ứng xảy ra trong các thí nghiệm sau:

a. Sục từ từ khí sunfurơ đến dư vào cốc chứa dung dịch KMnO4.

b. Dẫn khí hiđro sunfua vào dung dịch nước clo, sau đó nhỏ vào dung dịch sau phản ứng vài giọt dung dịch muối BaCl2.

c. Dẫn khí ozon vào dung dịch KI (có sẵn vài giọt phenolphtalein).

d. Dẫn khí hiđro sunfua vào dung dịch muối CuCl2 (màu xanh).

Câu 3: (2,0 điểm)

1) a. Axit sunfuric đặc được dùng làm khô những khí ẩm, hãy dẫn ra hai thí dụ. Có những khí ẩm không được làm khô bằng axit sunfuric đặc, hãy dẫn ra hai thí dụ. Vì sao?

b. Axit sunfuric đặc có thể biến nhiều hợp chất hữu cơ thành than (được gọi là sự hóa than). Dẫn ra những thí dụ về sự hóa than của saccarozơ, vải sợi làm từ xenlulozơ (C6H10O5)n.

2) Hỗn hợp A gồm Al, Zn, S  dưới dạng bột mịn. Sau khi nung 33,02 gam hỗn hợp A (không có không khí) một thời gian, nhận được hỗn hợp B. Nếu thêm 8,296 gam Zn vào B thì hàm lượng đơn chất Zn trong hỗn hợp này bằng  hàm lượng Zn trong A.

Lấy hỗn hợp B hòa tan trong H2SO4 loãng dư thì sau phản ứng thu được 0,48 gam chất rắn nguyên chất.

Lấy  hỗn hợp B thêm một thể tích không khí thích hợp (coi không khí chứa 20%O2 và 80% N2 theo thể tích). Sau khi đốt cháy hoàn toàn B, thu được hỗn hợp khí C gồm hai khí trong đó N2 chiếm 85,8% về thể tích và chất rắn D. Cho hỗn hợp khí C đi qua dung dịch NaOH dư thể tích giảm 5,04 lít (đktc).

a. Tính thể tích không khí (đktc) đã dùng.

b. Tính thành phần % theo khối lượng các chất trong B.

Câu 4: (2,0 điểm)

1) Một oleum A chứa 37,869 % lưu huỳnh trong phân tử.

a) Hãy xác định công thức của A.

b) Trộn m1 gam A với m2 gam dung dịch H2SO4 83,30% được 200 gam oleum B có công thức H2SO4.2SO3. Tính m1 và m2.

2) A, B là các dung dịch HCl có nồng độ mol khác nhau. Lấy V lít dung dịch A cho tác dụng với AgNO3 dư thấy tạo thành 35,875 gam kết tủa. Để trung hòa V’ lít dung dịch B cần dùng 500 ml dung dịch NaOH 0,3M. Trộn V lít dung dịch A với V’ lít dung dịch B thu được 2 lít dung dịch C (coi V + V’ = 2 lít).

a. Tính nồng độ mol/lít của dung dịch C.

b. Lấy riêng 100 ml dung dịch A và 100 ml dung dịch B cho tác dụng với Fe dư thì lượng H2 thoát ra trong hai trường hợp chênh lệch nhau 0,448 lít (ở đktc). Tính nồng độ mol của các dung dịch A, B.                                                                      

Câu 5: (2,0 điểm)

1) a. Nhỏ từng giọt đến hết 125 ml dung dịch HCl 4M vào 375 ml dung dịch chứa đồng thời hai chất tan NaOH 0,4M và Na2SO3 0,8M đồng thời đun nhẹ để đuổi hết khí SO2. Thể tích khí SO2 thu được (ở đktc) là bao nhiêu?

b. Làm ngược lại câu a, nhỏ từng giọt đến hết 375 ml dung dịch chứa đồng thời hai chất tan NaOH 0,4M và Na2SO3 0,8M vào 125 ml dung dịch HCl 4M đồng thời đun nhẹ để đuổi hết khí SO2. Thể tích khí SO2 thu được (ở đktc) là bao nhiêu?

Coi hiệu suất các phản ứng là 100%.

2) Chia 15 gam một muối sunfua của kim loại R (có hóa trị không đổi) làm hai phần.

- Phần 1 tác dụng với dung dịch HCl dư tạo ra khí A.

- Phần 2 đốt cháy hết trong oxi vừa đủ thu được khí B. Trộn hai khí A và B với nhau thì thu được 5,76 gam chất rắn màu vàng và một khí dư thoát ra. Dùng một lượng NaOH (trong dung dịch) tối thiểu để hấp thụ vừa hết lượng khí dư này thì thu được 6,72 gam muối. Hãy xác định tên kim loại R. Biết tất cả các phản ứng đều có hiệu suất 100%.

---(Để xem nội dung đầy đủ, chi tiết của phần đáp án đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

...

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi chọn HSG môn Hóa học 10 có đáp án năm 2021 Trường THPT Hưng Nhân. Để xem toàn bộ nội dung và đáp án đề kiểm tra các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính. 

Hy vọng đề kiểm tra này sẽ giúp các em học sinh lớp 10 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong bài kiểm tra sắp tới.

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF