Học 247 mời các em tham khảo tài liệu văn mẫu bình giảng đoạn thơ trong bài thơ Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên dưới đây để ôn tập, củng cố thật sâu sắc những kiến thức trọng tâm của bài học này trong chương trình Văn học 12. Chúc các em có thêm tài liệu văn mẫu hay và bổ ích. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Tiếng hát con tàu để nắm vững kiến thức về bài thơ hơn.
A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý
B. Dàn ý chi tiết
a. Mở bài
- Giới thiệu bài thơ Tiếng hát con tàu và tác giả Chế Lan Viên
- Dẫn dắt vào vấn đề và trích dẫn đoạn thơ
b. Thân bài
- Khái quát chung
- Hoàn cảnh sáng tác
- Ý nghĩa nhan đề: là khúc ca về tình yêu và lòng biết ơn sâu sắc với nhân dân, đất nước của một tâm hồn thơ đã tái sinh trong cách mạng và kháng chiến
- Vị trí đoạn thơ: nằm trong đoạn hai bài thơ Tiếng hát con tàu
- Phân tích
- Nội dung
- Điệp từ “nhớ” tái hiện dòng hồi ức về thiên nhiên, núi rừng Tây Bắc. Nỗi nhớ dường như được nâng lên, không chỉ suy tư mà còn là cảm xúc, không chỉ là tư tưởng mà còn là rung động của trái tim
- Triết lí sâu sắc mà chan chứa yêu thương “Khi ta ở chỉ là nơi đất ở/ Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn”. Với kết cấu đối lập, trùng điệp, câu thơ mang ý nghĩa chuyển tải: đất là không gian cư trú nhưng quá trình sống lâu dài mang đầy nghĩa tình, sự chuyển biến trong tâm hồn đến quy luật tình cảm. Vì đã gắn bó lâu dài, sống hết mình với nơi ấy, nên ra đi mà lòng còn ở lại.
- Mạch thơ tiếp tục phát triển với những hình ảnh gắn bó khăng khít với nhau: “đông-rét”, “cánh kiến - hoa vàng”, “mùa xuân - chim rừng lông trở biếc” diễn tả ý nghĩa: từ mối quan hệ gắn bó khăng khít của sự vật, hiện tượng của đất trời nhà thơ muốn nói: cái rét của mùa đông, như cánh kiến hoa vàng, mùa xuân với màu lông mới của chim rừng. Tình yêu cũng vậy, đó là sự gắn bó của hai tâm hồn đồng điệu. Phải chăng, với hình ảnh này, nhà thơ đã khẳng định sự bền vững của tình cảm.
- Và quả thực, tình yêu ấy đã “làm đất lạ hóa quê hương”.. Chữ "hóa" trong câu thơ là một "nhãn tự" thể hiện sự biến đổi kì diệu, từ lượng là đất lạ thành chất "quê hương" mà yếu tố quyết định là "tình yêu". Câu thơ của Chế Lan Viên cho ta nhiều liên tưởng và suy tưởng để tự đo lòng mình, phát hiện ra vẻ đẹp tiềm ẩn và sự phong phú của tâm hồn mình.
- Nghệ thuật:
- Phép điệp nhấn mạnh về nỗi nhớ
- Các hình ảnh ẩn dụ, so sánh diễn tả quy luật của cuộc sống, triết lí của tình yêu
- Nội dung
c. Kết bài
- Nêu cảm nhận, đánh giá chung về đoạn thơ
- Mở rộng vấn đề bằng suy nghĩ và liên tưởng của mỗi cá nhân
Bài văn mẫu
Đề bài: Bình giảng đoạn thơ trong bài thơ Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên
Bình giảng đoạn thơ sau trong bài thơ Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên:
..."Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ
Nơi nào qua lòng lại chẳng yêu thương
Khi ta ở chỉ là nơi đất ở,
Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn
Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét
Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng,
Như xuân đến chim rừng lông trở biếc
Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương".
Gợi ý làm bài
Chế Lan Viên (1920-1989) là nhà thơ giàu tài năng và sáng tạo. Hơn một nửa thế kỉ làm thơ, cảm hứng thơ ca của ông dào dạt như một dòng sông vỗ sóng. Từ "Điêu tàn" đến "Ánh sáng và phù sa", hành trình thơ của Chế Lan Viên "từ thung lũng đau thương ra cánh đồng vui", vượt qua quá khứ nặng nề, u buồn, đến với cuộc đời, với nhân dân và đất nước.
Bài thơ "Tiếng hát con tàu" rút từ tập "Ánh sáng và phù sa" là khúc hát say mê mang hương vị và tình yêu cuộc đời. Nhà thơ ví tâm hồn mình như con tàu "uống vầng trăng", vùn vụt tiến lên phía trước đầy hăm hở trong bài ca xây dựng cuộc đời. Đến với Tây Bắc là trở về với nhân dân - những con người tình nghĩa. Đến với Tây Bắc là đến vói "Xứ thiêng liêng rừng núi đã anh hùng". Suốt những năm dài kháng chiến được sống trong lòng nhân dân, bước chân nhà thơ đã đi qua nhiều miền đất nước: khu Bốn, khu Ba, Việt Bắc, Tây Bắc... Bao kỉ niệm đầy ắp trong lòng về những con người, về những miền quê xa lạ. Trong hoài niệm, nhà thơ ân tình hát lên. Đây là đoạn thơ tiêu biểu trong phần hai bài "Tiếng hát con tàu"
---Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến---
Châm ngôn sống đẹp, thủy chung ở đây được khẳng định như một chân lí! Nên, như một hệ quả, ta không chỉ yêu nơi chôn nhau cắt rốn của mình mà tâm hồn, tấm lòng còn rộng mở ra đến mọi miền quê. Tinh yêu quê hương gắn liền với tình yêu đất nước. Tình yêu đất lạ gắn liền với những con người mà mình từng mang trong lòng nghĩa nặng tình sâu. Chữ "hóa" trong câu thơ là một "nhãn tự" thể hiện sự biến đổi kì diệu, từ lượng là đất lạ thành chất "quê hương" mà yếu tố quyết định là "tình yêu". Câu thơ của Chế Lan Viên cho ta nhiều liên tưởng và suy tưởng để tự đo lòng mình, phát hiện ra vẻ đẹp tiềm ẩn và sự phong phú của tâm hồn mình.
Đoạn thơ trên cho thấy vẻ đẹp văn chương và cốt cách thi sĩ của Chế Lan Viên. Thơ ông hàm súc, mang chất trí tuệ lại được trang phục bằng một thứ ngôn ngữ giàu hình tượng và truyền cảm. Giọng thơ tha thiết, đằm thắm. Đến với nhân dân, sống trong lòng nhân dân là trở về cội nguồn hạnh phúc để cống hiến và sáng tạo. Bài học về tình nghĩa, về thủy chung trong tình yêu được diễn tả một cách thấm thìa. Những tình cảm sâu sắc ấy và chân thành ấy là tấm lòng của thi sĩ đối với đất nước và nhân dân được diễn tả một cách tài hoa, giàu cá tính sáng tạo trong bài thơ "Tiếng hát con tàu".
Hi vọng rằng, với tài liệu trên, các em đã có thêm một tài liệu văn mẫu hay về bài thơ Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên trong chương trình Ngữ văn 12. Chúc các em có thêm những kiến thức hay và thú vị từ tài liệu
--MOD Ngữ văn HOC247 (tổng hợp và biên soạn)
Tài liệu liên quan
Tư liệu nổi bật tuần
-
Phân tích 9 câu thơ đầu bài “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm
27/06/2024125 - Xem thêm