Cùng HOC247 ôn tập và củng cố kiến thức về các hoạt động tiêu hóa ở động vật như: tiêu hóa nội, ngoại bào,...trong chương trình Sinh học 11 với nội dung tài liệu Bài tập trắc nghiệm ôn tập Hoạt động tiêu hóa ở động vật Sinh học 11 bao gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm có đáp án phân chia theo từng mức độ. Mời các em cùng tham khảo!
TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT
BIẾT
Câu 1. Tiêu hóa là quá trình:
A. làm biến đổi thức ăn thành các chất hữu cơ.
B. tạo các chất dinh dưỡng và năng lượng.
C. biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng và năng lượng.
D. biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.
Câu 2. Ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa thì
A. thức ăn được tiêu hóa ngoại bào.
B. thức ăn được tiêu hóa nội bào.
C. thức ăn được tiêu hóa ngoại bào và tiêu hóa nội bào.
D. một số thức ăn tiêu hóa nội bào, còn lại tiêu hóa ngoại bào.
Câu 3. Ở động vật có ống tiêu hóa
A. thức ăn được tiêu hóa ngoại bào.
B. thức ăn được tiêu hóa nội bào.
C. thức ăn được tiêu hóa ngoại bào và tiêu hóa nội bào.
D. một số thức ăn tiêu hóa nội bào, còn lại tiêu hóa ngoại bào.
Câu 4. Diều ở các động vật được hình thành từ bộ phận nào của ống tiêu hóa?
A. Tuyến nước bọt. B. Khoang miệng. C. Dạ dày. D. Thực quản.
Câu 5. Tiêu hóa nội bào là thức ăn được tiêu hóa:
A. trong không bào tiêu hóa. B.trong túi tiêu hóa.
C. trong ống tiêu hóa. D. trong dạ dày.
Câu 6. Tiêu hóa hóa học trong ống tiêu hóa ở người không diễn ra ở
A. dạ dày. B. ruột non. C. thực quản. D. miệng.
Câu 7. Ở động vật có túi tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa
A. nội bào nhờ enzim thủy phân. B. ngoại bào nhờ sự co bóp của túi tiêu hóa.
C. ngoại bào và tiêu hóa nội bào. D. ngoại bào nhờ enzim thủy phân.
Câu 8. Ở tiêu hóa nội bào, thức ăn được tiêu hóa trong
A. không bào tiêu hóa. B. túi tiêu hóa.
C. ống tiêu hóa. D. Nhân tế bào.
Câu 9. Thứ tự các bộ phận trong ống tiêu hóa của người là:
A. miệng → ruột non → dạ dày → hầu → ruột già → hậu môn.
B. miệng → thực quản → dạ dày → ruột non → ruột già → hậu môn.
C. miệng → ruột non → thực quản → dạ dày → ruột già → hậu môn.
D. miệng → dạ dày → ruột non → thực quản → ruột già → hậu môn.
Câu 10. Thứ tự các bộ phận trong ống tiêu hóa của giun đất là:
A. miệng → hầu → thực quản → diều → mề → ruột → hậu môn.
B. miệng → hầu → mề → thực quản → diều → ruột → hậu môn.
C. miệng → hầu → diều → thực quản → mề → ruột → hậu môn.
D. miệng → hầu → thực quản → mề → diều → ruột → hậu môn.
Câu 11. Thứ tự các bộ phận trong ống tiêu hóa của châu chấu là:
A. miệng → thực quản →dạ dày → diều → ruột → hậu môn.
B. miệng → thực quản → ruột → dạ dày → diều → hậu môn.
C. miệng → thực quản → diều → dạ dày → ruột → hậu môn.
D. miệng → thực quản → dạ dày → ruột → diều → hậu môn.
Câu 12. Thứ tự các bộ phận trong ống tiêu hóa của chim là:
A. miệng → thực quản → diều → dạ dày cơ → dạ dày tuyến → ruột → hậu môn.
B. miệng → thực quản → dạ dày tuyến → dạ dày cơ → diều → ruột → hậu môn.
C. miệng → thực quản → dạ dày cơ → dạ dày tuyến → diều → ruột → hậu môn.
D. miệng → thực quản → diều → dạ dày tuyến → dạ dày cơ → ruột → hậu môn.
HIỂU
Câu 13. Các bộ phận tiêu hóa ở người vừa diễn ra tiêu hóa cơ học, vừa diễn ra tiêu hóa hóa học là:
A. miệng, dạ dày, ruột non. B. miệng, thực quản, dạ dày
C. thực quản, dạ dày, ruột non. D. dạ dày, ruột non, ruột già
Câu 14. Những điểm giống nhau trong tiêu hoá ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật là:
(I). Tiêu hoá ngoại bào diễn ra trong lòng ống tiêu hoá.
(II). Cấu tạo ruột non và manh tràng giống nhau.
(III). Tiêu hóa gồm 2 quá trình biến đổi: cơ học và hoá học.
(IV). Có cấu tạo hàm răng giống nhau.
A. (I), (II) B. (I), (III) C. (III), (IV) D. (I), (IV)
Câu 15. Ưu điểm của tiêu hoá thức ăn ở động vật có túi tiêu hoá so với động vật chưa có cơ quan tiêu hóa tiêu hoá?
A. tiêu hoá được thức ăn có kích thước lớn hơn.
B. tiêu hóa ngoại bào nhờ enzim.
C. tiêu hóa nội bào trên thành túi tiêu hóa.
D. tiếp tục tiêu hóa nội bào.
VẬN DỤNG
Câu 16. Tại sao trong ống tiêu hóa, thức ăn sau khi được tiêu hóa ngoại bào lại tiếp tục tiêu hóa nội bào?
A. vì túi tiêu hóa chưa phải cơ quan tiêu hóa.
B. vì chưa tạo thành các chất đơn giản mà tế bào có thể hấp thụ và sử dụng được.
C. vì thức ăn chứa tỉ lệ dinh dưỡng cao.
D. Vì trong ống tiêu hóa không có đủ các enzim tiêu hóa.
Câu 17. Ống tiêu hóa cuả 1 số động vật như giun đất, châu chấu, chim có bộ phận mà ống tiêu hóa của người không có là:
A. Diều và mề B. Diều và dạ dày.
C. Diều và thực quản. D. Thực quản và dạ dày.
Câu 18. Ưu điểm của tiêu hoá thức ăn trong ống tiêu hoá so với trong túi tiêu hoá là:
(I). dịch tiêu hóa không bị hòa loãng,
(II). thời gian tiêu hóa thức ăn ngắn hơn,
(III). thực hiện tiêu hóa cơ học – tiêu hóa hóa học – hấp thụ thức ăn,
(IV). tiêu hóa cơ học – hấp thụ thức ăn.
A. (I), (II) B. (II), (III) C. (I), (III) D. (II). (IV)
Câu 19. Điều không đúng với sự tiêu hóa thức ăn trong các bộ phận của ống tiêu hóaở người là
A. ở ruột già có tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học.
B. ở dạ dày có tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học.
C. ở miệng có tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học.
D. ở ruột non có tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học.
Câu 20. Diều ở các động vật được hình thành từ bộ phận nào của ống tiêu hóa?
A. Tuyến nước bọt.
B. Khoang miệng.
C. Dạ dày.
D. Thực quản.
Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Bài tập trắc nghiệm ôn tập Hoạt động tiêu hóa ở động vật Sinh học 11 theo từng mức độ. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
Chúc các em học tập tốt !
Tài liệu liên quan
Tư liệu nổi bật tuần
-
Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Vật lý 12 năm 2023 - 2024
09/10/20231354 -
Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Ngữ văn 12 năm 2023-2024
09/10/2023939 -
100 bài tập về Dao động điều hoà tự luyện môn Vật lý lớp 11
14/08/2023325 - Xem thêm