OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
UREKA

Bài tập phân tích định tính và phân tích định lượng hợp chất hữu cơ môn Hóa học 11 năm 2021

26/05/2021 83.35 KB 3695 lượt xem 7 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210526/37228703107_20210526_171248.pdf?r=2651
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Bài tập phân tích định tính và phân tích định lượng hợp chất hữu cơ môn Hóa học 11 năm 2021 dưới đây tổng hợp lại những kiến thức quan trọng trong quá trình học nhằm giúp các em luyện tập và tham khảo thêm. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em chuẩn bị thật tốt kiến thức để làm bài thi đạt hiệu quả cao. Chúc các em ôn bài thật tốt !

 

 
 

A. NGUYÊN TẮC CHUNG

Phân tích nguyên tố là để xác định thành phần và khối lượng các nguyên tố có trong hợp chất hữu cơ.

Chuyển hóa hợp chất hữu cơ thành các chất vô cơ đơn giản (CO2, SO2, H2O, NH3, HCl,...) hoặc ion. Sau đó sử dụng phương pháp phân tích vô cơ đã biết để xác định chúng.

B. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH NGUYÊN TỐ 

I. Phân tích định tính

 - Phân tích định tính nguyên tố nhằm xác định các nguyên tố có mặt trong hợp chất hữu cơ bằng cách phân hủy hợp chất hữu cơ thành các hợp chất vô cơ đơn giản rồi nhận biết chúng bằng các phản ứng đặc trưng.

1. Xác định C và H

Ví dụ:  C6H12O6 + CuO → CO+ H2O

 Nước sinh ra được nhận biết bằng CuSO4 khan  

CuSO4 + 5H2O → CuSO4.5H2

không màu                   màu xanh

 CO2 sinh ra được nhận biết bằng nước vôi trong 

Ca(OH)+ CO→ CaCO↓ + H2O

2. Xác định nitơ 

 - Khi đun với axit sunfuric đặc, nitơ có trong một số hợp chất hữu cơ có thể chuyển thành muối amoni và nhận biết N dưới dạng amoniac bằng quỳ tím ẩm hoặc dung dịch HCl tạo ra khói trắng.

  CxHyOzNt + H2SO4 → (NH4)2SO4 +... 

  (NH4)2SO+ 2NaOH → Na2SO+ 2H2O + 2NH3

3. Xác định halogen

 - Khi đốt, hợp chất hữu cơ chứa clo bị phân hủy, clo tách ra dưới dạng HCl và được nhận biết bằng bạc nitrat:

CxHyOzCl→ CO+ H2O + HCl

HCl +  HCl + AgNO→ AgCl↓ + HNO3

II. Phân tích định lượng

 - Phân tích định lượng nhằm xác định tỉ lệ khối lượng (hàm lượng) các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ.

 - Người ta phân hủy hợp chất hữu cơ thành các hợp chất vô cơ đơn giản rồi định lượng chúng bằng phương pháp khối lượng, phương pháp thể tích hoặc phương pháp khác. Kết quả được biểu diễn ra tỉ lệ % về khối lượng.

mC = nCO2 . 12  → %C = mC . 100/mA

mH = nH2O . 2 → %H = mH . 100/mA

mN = nN2 . 28 (= nNH3 . 14) → %N = mN . 100/mA

mCl = nAgCl . 35,5 → %Cl = mCl . 100/mA

mO = a - (mC + mH + mN + mCl +...)

hay %O = 100 - (%C + %H + %N + %Cl +...)

Ví dụ: Đốt cháy hoàn toàn 12g hợp chất hữu cơ A (C, H, O) sản phẩm thu được dẫn qua bình 1 đựng dung dịch H2SO4 đặc và bình 2 đựng dung dịch nước vôi trong dư. Kết quả khối lượng bình 1 tăng 14,4g và bình 2 thu được 60g kết tủa. Tính % khối lượng các nguyên tố trong A.

Hướng dẫn giải

H2SO4 đặc hút nước → khối lượng bình 1 tăng lên là khối lượng H2O

mH2O = 14,4g    

→ nH2O = 14.4/18 = 0,8 mol 

→ mH = 0,8.2 =1,6 g → %H = 1,6.100/12 = 13,33%

Nước vôi trong hấp thụ CO2 → khối lượng kết tủa là CaCO3 = 60g

nCO2 = nCaCO3 = 60/100 = 0,6 mol 

→ mC = 0,6.12 = 7,2g → %C = 7,2.100/12 = 60%

→ %O = 100 - (60 + 13,33) = 26,67%

C. LUYỆN TẬP

Câu 1: Nung một hợp chất hữu cơ X với lượng dư chất oxi hóa CuO, thấy thoát ra khí CO2, hơi nước và khí N2. Chọn kết luận đúng nhất.

A. X chắc chắn chứa C, H, N và có thể có oxi.

B. X là hợp chất chỉ chứa 3 nguyên tố C, H, N.

C. X luôn có chứa C, H và có thể không có N.

D. X là hợp chất chứa 4 nguyên tố C, H, N, O.

Câu 2: Khi oxi hoá hoàn toàn 5,00 g một chất hữu cơ, người ta thu được 8,40 lít khí CO2 (đktc) và 4,5 g H2O.Phần trăm của C, H, O lần lượt là :

A. 80 %, 20%, 0%    

B. 90%, 10%C, 0%

C. 80%, 15,2%, 4,8%    

D. 85%, 7,8%, 7,2%

Câu 3: A là một chất hữu cơ chỉ chứa 2 nguyên tố. Khi oxi hoá hoàn toàn 2,50 g chất A người ta thấy tạo thành 3,60 g H2O. Phần trăm của C trong A là:

A. 80%.    

B.82%.    

C. 84%.    

D. 85%

Câu 4: Đốt cháy hợp chất hữu cơ A cần 6,72 lít O2 thu được 4,48 lít khí CO2 (đktc) và 5,4g H2O. Phần trăm của O trong A là:

A.0%    

B. 34,8.    

C. 45,7%    

D. 48,9%

Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn a g HCHC X thu được 896 ml CO2 (đktc) và 1,08 g H2O, phần trăm khối lượng của O trong A là 34,8%. Phần trăm của C, H trong X lần lượt là:

A. 52,2%, 13%    

B. 46,8%, 18,4%    

C. 50%, 15,2%    

D. 55,25, 10%

Câu 6: Oxi hóa hoàn toàn 6,15 gam hợp chất hữu cơ X thu được 2,25 gam H2O; 6,72 lít CO2 và 0,56 lít N2 (đktc). Phần trăm khối lượng của C, H, N và O trong X lần lượt là

A. 58,5%; 4,1%; 11,4%; 26,0%.    

B. 48,9%; 15,8%; 35,3%; 0%.

C. 49,5%; 9,8%; 15,5%; 25,2%.    

D. 59,1%; 17,4%; 23,5%; 0%.

Câu 7: Đốt cháy chất A (chỉ chứa C và H) rồi dẫn sản phẩm lần lượt qua bình 1 đựng H2SO4 đặc, bình 2 đựng nước vôi dư. Thấy khối lượng bình 1 tăng 5,4g, bình 2 có 60g kết tủa. Phần trăm khối lượng của C và H trong A lần lượt là:

A. 78%, 22%.    

B. 92,3%, 7,7%.    

C. 80%, 20%.    

D. 78,4%, 21,6%

Câu 8: Để đốt cháy hoàn toàn 2,50 g chất A phải dùng vừa hết 3,36 lít O2 (đktc). Sản phẩm cháy chỉ có CO2 và H2O, trong đó khối lượng CO2 hơn khối lượng H2O là 3,70 g. Phần trăm khối lượng của H trong A là :

A. 11,5%.    

B. 9%.    

C. 8%    

D. 7,8%

Câu 9: Đốt cháy hoàn toàn 1,25g chất Y thu được 0,896 lít CO2 ở đktc và 0,54g H2O. Mặt khác đốt cháy Y cho sản phẩm tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được 1,435g kết tủa trắng. Các nguyên tố có trong Y và phần trăm của C là:

A. C, H, O, Br; %(m)C = 42,6%.    

B. C, H, O, Cl; %(m)C = 38,4%

B. C, H, Cl; %(m)C = 38,4%.    

D. C, H, O, Br; %(m)C = 38,4%

Câu 10: Đốt cháy 7,3g chất A dẫn toàn bộ sản phẩm qua bình đựng nước vôi dư. Thấy có 1,12 lít khí N2 thoát ra, khối lượng bình tăng 27,5g và khối lượng kết tủa trong bình là 40g. Phần trăm của C, H, O, N lần lượt là:

A. 65,7%, 15,1%; 19,2%, 0%.    

B. 56,4%, 10,4%, 13,1%, 20,1%

C. 69,7%, 9,6%; 20,7%, 0%.    

D. 59%, 16,4%, 16,5%, 8,2%

Câu 11: Phân tích định tính và định lượng C, H trong hợp chất hữu cơ giống nhau khác nhau như thế nào?

Câu 12: Em hãy đề nghị:

a) Cách nhận biết H2O, CO2 khác với ở hình 4.5

b) Cách định tính halogen khác với ở hình 4.6

c) Chất hấp thụ định lượng H2O và CO2

Câu 13:

a) Để nhận biết khí ammoniac sinh ra khi định tính nitơ như trình bày trong bài học nên ta dùng cách nào sau đây?

A. Ngửi

B. Dùng Ag2O

C. Dùng giấy quỳ tím tẩm ướt

D. Dùng phenolphthalein.

b) Dấu hiệu nào dưới đây khẳng định kết tủa bám trên thành phễu ở hình 4.6 là AgCl.

A. Đốt không cháy

B. Không tan trong nước.

C. Không tan trong dung dịch H2SO4

D. Không tan trong dung dịch HNO3

Câu 14: Nếu lấy một sợi dây gạt bỏ vỏ nhựa rồi đốt lõi đồng trên ngọn lửa đèn cồn thì thấy ngọn lửa nhuộm màu xanh lá mạ, sau đó ngọn lửa mất màu xanh. Nếu áp lõi dây đồng đang nóng vào dây điện rồi đốt thì thấy ngọn lửa lại nhuộm màu xanh lá mạ. hãy dự đoán nguyên nhân của hiện tượng và giải thích.

Câu 15: Oxi hóa hoàn toàn 4,92 mg một hợp chất A chứa C, H, N và O rồi cho sản phẩm lần lượt qua bình chứa H2SO4 đậm đặc, bình chứa KOH thì thấy khối lượng bình chứa H2SO4 tăng thêm 1,81 mg, bình chứa KOH cũng tăng thêm 10,56 mg. Hãy xác định hàm lượng phần trăm của C, H, N, O ở hợp chất A.

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bài tập phân tích định tính và phân tích định lượng hợp chất hữu cơ môn Hóa học 11 năm 2021. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh  ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

ADMICRO
NONE
OFF