OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

30 Câu tự luận ôn tập chuyên đề Thần kinh giác quan Sinh học 8 năm 2020 có đáp án

22/12/2020 1.09 MB 203 lượt xem 2 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2020/20201222/19827776366_20201222_140244.pdf?r=1520
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Với mong muốn giúp các em học sinh có thêm tư liệu ôn tập rèn luyện kĩ năng làm bài để đạt kết quả học tập tốt HOC247 xin giới thiệu đến quý thầy cô cùng các em học sinh lớp 8 tài liệu 30 Câu tự luận ôn tập chuyên đề Thần kinh giác quan Sinh học 8 năm 2020 có đáp án được biên tập và tổng hợp với phần đề và đáp án chi tiết cụ thể. Hi vọng tài liệu sẽ có ích cho các em. Mời các em cùng tham khảo.

 

 
 

30 CÂU TỰ LUẬN ÔN TẬP CHUYÊN ĐỀ THẦN KINH GIÁC QUAN

SINH HỌC 8 NĂM 2020

 

1. Cấu tạo của hệ thần kinh sinh dưỡng:

- Hệ thần kinh sinh dưỡng bao gồm: phân hệ giao cảm và phân hệ đối giao cảm

- Hệ thần kinh sinh dưỡng gồm: phần trung ương nằm trong trụ não, tủy sống, phần ngoại biên là các dây thần kinh, hạch thần kinh

2. So sánh cấu tạo của phân hệ giao cảm và phân hệ đối giao cảm:

Cấu tạo

Phân hệ giao cảm

Phân hệ đối giao cảm

Trung ương

Các nhân xám ở sừng bên tủy sống

Các nhân xám ở trụ não và đoạn cùng tủy sống

 

 

Ngoại biên gồm:

Hạch thần kinh

Chuỗi hạch nằm gần cột sống, xa cơ quan phụ trách

Hạch nằm gần cơ quan phụ trách

Noron trước hạch( sợi trục có bao mielin)

Sợi trục ngắn

Sợi trục dài

Noron sau hạch ( không có bao mielin)

Sợi trục dài

Sợi trục ngắn

 

3. Chức năng của 2 phân hệ giao cảm và đối giao cảm? Điều đó có ý nghĩa gì đối với đời sống?

2 phân hệ giao cảm và đối giao cảm có tác dụng đối lập đối với hoạt động của các cơ quan sinh dưỡng, chính nhờ đó mà điều hòa được hoạt động của chúng phù hợp với nhu cầu của cơ thể từng lúc, từng nơi.

4. Nêu cấu tạo cơ quan phân tích:

- Bao gồm: Cơ quan thụ cảm

- Dây thần kinh ( Dẫn truyền hướng tâm)

- Bộ phận phân tích ở trung ương

5. Nếu cấu tạo của cơ quan phân tích thị giác:

- Gồm: các tế bào thụ cảm thị giác trong màng lưới của cầu mắt

- Dây thần kinh thị giác ( dây số II)

- Vùng thị giác ở thùy chẩm

6. So sánh chức năng của phân hệ giao cảm và đối giao cảm:

 

Giao cảm

Đối giao cảm

Tim

Tăng lực và nhịp cơ

Giảm lực và nhịp cơ

Phổi

Dãn phế quản nhỏ

Co phế quản nhỏ

Ruột

Giảm nhu động

Tăng nhu động

Mạch máu ruột

Co

Dãn

Mạch máu đến cơ

Dãn

Co

Mạch máu da

Co

Dãn

Tuyến nước bọt

Giảm tiết

Tăng tiết

Đồng tử

Dãn

Co

Cơ bóng đái

Dãn

Co

 

7. Nêu cấu tạo của cầu mắt:

- Cầu mắt nằm trong hốc mắt của xương sọ, phía ngoài được bảo vệ bởi các mi mắt, lông mày, lông mi nhờ tuyến lệ luôn luôn tiết nước mắt làm mắt không bị khô

- Cầu mắt vận động được là nhờ các cơ vận động mắt

- Cầu mắt gồm 3 lớp: lớp ngoài cùng là màng cứng có nhiệm vụ bảo vệ phần trong của cầu mắt

- Phía trước của màng cứng là màng giác trong suốt để ánh sáng đi qua vào trong cầu mắt

- Tiếp đến là lớp màng mạch có nhiều mạch máu và các tế bào sắc tố đen tạo thành 1 phòng tối trong cầu mắt

- Lớp trong cùng là màng lưới, trong đó chứa tế bào thụ cảm thị giác, bao gồm 2 loại: tế bào nón và tế bào que

8. Nêu cấu tạo của màng lưới:

- Màng lưới có chứa tế bào thụ cảm thị giác, bao gồm 2 loại: tế bào nón và tế bào que

- Các tế bào nón tiếp nhận các kích thích ánh sáng mạnh và màu sắc

- Các tế bào que có khả năng tiếp nhận kích thích ánh sáng yếu giúp ta nhìn rõ về ban đêm

- Các tế bào nón tập trung chủ yếu ở điểm vàng. Càng xa điểm vàng, số lượng tế bào nón càng ít và chủ yếu là tế bào que. Mặt khác, ở điểm vàng, mỗi tế bào nón liên hệ với 1 tế bào thần kinh thị giác qua 1 tế bào 2 cực. Tuy nhiên, nhiều tế bào que mới liên hệ được với 1 tế bào thần kinh thị giác.

® Do đó, khi muốn quan sát một vật cho rõ phải hướng trục mắt về phía vật quan sát để ảnh của vật hiện trên điểm vàng.

- Điểm mù là nơi đi ra của các sợi trục các tế bào thần kinh thị giác, không có tế bào thụ cảm thị giác nên nếu ảnh của vật rơi vào đó sẽ không nhìn thấy.

- Như vậy, sự phân tich` ảnh cũng xảy ra ngay ở cơ quan thụ cảm

9. Vì sao ảnh của vật hiện trên điểm vàng lại nhìn rõ nhất?

- Ở điểm vàng, mỗi chi tiết của ảnh được 1 tế bào nón tiếp nhận và được truyền về não qua từng tế bào thần kinh riêng rẽ

- Trong khi ở vùng ngoại vi nhiều tế bào nón và que hoặc nhiều tế bào que mới được gửi về não các thông tinh nhận được qua 1 vài tế bào thần kinh thị giác

10. Nêu sự tạo ảnh ở màng lưới:

Ta nhìn được vật là do các tia sáng phản chiếu từ vật tới mắt đi qua thể thủy tinh tới màng lưới sẽ kích thích các tế bào thụ cảm ở đây và truyền về trung ương, cho ta nhận biết về hình dạng, độ lớn, màu sắc của vật/

11. Nêu vai trò của thể thủy tinh trong cầu mắt:

Khi vật tiến lại gần, mắt phải điều tiết để thể thủy tinh phồng lên kéo ảnh về phía trước cho ảnh rơi đúng trên màng lưới

12. Đồng tử sẽ ntn khi đèn phin vào mắt?

Khi dọi đèn pin vào mắt, đồng tử co hẹp lại, nhỏ hơn đồng tử trước khi dọi đèn. Vì khi ánh sáng quá mạnh, lượng ánh sáng qua 1nhiều sẽ làm lóa mắt.

13. Các tật mắt, nguyên nhân và cách khắc phục:

Các tật của mắt

Nguyên nhân

Các khắc phục

Cận thị

Bẩm sinh: cầu mắt dài

Do không giữ khoảng cách đúng khi đọc sách ( đọc quá gần)

Đeo kinh cận

(Kính mặt lõm)

Viễn thị

Bẩm sinh: cầu mắt ngắn

Do thủy tinh thể bị lão hóa ( già) mất khả năng điều tiết

Đeo kính viễn

(Kính mặt lồi)

14. Bệnh đau mắt hột.

Hiện tượng

Nguyên nhân

Cách lây lan

Cách phòng chống

mặt trong mi mắt có nhiều hột nổi cộm lên, khi hột vỡ ra làm thành sẹo, co kéo lớp trong mi mắt làm cho lông mi quặp vào trong, cọ xát làm đục màng giác dẫn đến mù lòa

do virus gây nên

dùng chung khăn, chậu với người bệnh, hoặc tắm rửa trong ao hồ tù hãm

không được dụi tay bằng tay bẩn, phải rửa bằng nước ấm pha muối loãng và nhỏ thuốc mắt

Ngoài đau mắt hột còn có thể bị đau mắt đỏ, đau mắt do bị viêm kết mạc làm thành màng, mộng, phải khám và điều trị kịp thời

15. Tại sao người già thường phải đeo kính lão?
- Vì ảnh của vật hiện phía sau màng lưới, muốn nhìn rõ phải đẩy vật ra xa do thùy tinh thể bị lão hóa ( già) mất khả năng điều tiết

16. Nêu cấu tạo của cơ quan phân tích thính giác:

- Tế bào thụ cảm thính giác ( nằm trong 1 bộ phận của tai: cơ quan Coocti)

- Dây thần kinh thính giác ( dây số VIII)

- Vùng thính giác ở thùy thái dương

17. Nêu cấu tạo của tai:

- Chia làm 3 phần: tai ngoài, tai giữa và tai trong

- Tai ngoài gồm vành tai có nhiệm vụ hứng sóng âm, ông tai hướng sóng âm. Tai ngoài được giới hạn với tai giữa bởi màng nhĩ

- Tai giữa là 1 khoang xương, trong đó có chuỗi xương tai gồm: xương búa, xương đe, xương bàn đạp. - Xương búa được gắn vào màng nhĩ, xương bàn đạp áp vào 1 màng giới hạn tai giữa và tai trong

- Khoang tai giữa thông với nhau nhờ có vòi nhĩ nên bảo đảm áp suất 2 bên màng nhĩ được cân bằng

- Tai trong gồm 2 bộ phận:

+ Bộ phần tiền đình và các ống bán khuyên thu nhận các thông tin về vị trí và sự chuyển động của cơ thể trong không gian

+ ốc tai thu nhận các kích thích của sóng âm. ốc tai bao gồm ốc tai xương, trong có ốc tai màng.

Ốc tai màng là 1 ống màng chạy suốt dọc ốc tai xương và cuốn quanh trụ ốc 2 vòng rưỡi, gồm màng tiền đình ở phía trên, màng cơ sở ở phía dưới và màng vên áp suất vào vách xương của ốc tai xương. Màng cơ sở có khoảng 24 000 sợi liên kết dài ngắn khác nhau: dài ở đỉnh ốc và ngắn dần khi xuống miệng ốc. Chúng chăng ngang từ trụ ốc sang thành ốc

Trên màng cơ sở có cơ quan Coocti, trong đó có các tế bào thụ cảm thính giác.

18. Nêu cách thu nhận sóng âm của tai:

- Sóng âm vào tai làm rung màng nhĩ, truyền qua chuỗi xương tai vào tai trong gây sự chuyển động ngoại dịch rồi nội dịch trong ốc tai màng và tác động lên các tế bào thụ cảm thính giác của cơ quan coocti nằm trên màng cơ sở ở vùng tương ứng với tần số và cường độ của sóng mâ làm các tế bào này hưng phấn chuyển thành xung thần kinh truyền về vùng thính giác ở thùy thái dương cho ta nhận biết vể âm thanh đã phát ra.

19. Vì sao ta có thể xác định được âm phát ra từ bên phải hay trái?

thể xác định được âm phát ra bên nào là nhờ nghe bằng 2 tai: Nếu ở bên phải thì sóng âm truyền đến tai phải trước tay trái và ngược lại

20. Thế nào là PXKDK và PXCDK?

- PXKDK là phản xạ sinh ra đã có, không cần phải học tập

- PXCDK là phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể, là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện

21. So sánh tính chất của PXCDK và PXKDK:

Tính chất của PXKDK

Tính chất của phản xạ CDK

Trả lời các kích thích tương ứng hay kích thích không điều kiện

Trả lời các kích thích bất kì hay kích thích có điều kiện

Bẩm sinh

Được hình thành trong đời sống

Bền vững

Dễ mất khi không được củng cố

Có thính chất di truyền, mang tính chất chủng loại

Có tính chất cá thể, không di truyền

Sô lượng hạn chế

Sô lượng không hạn định

Cung phản xạ đơn giản

Hình thành đường liên hệ tạm thời

trung ương nằm ở trụ não, tủy sống

Trung ương thần kình nằm ở vỏ não

 

- Giống nhau: về quá trình thành lập PXCDK và những điều kiện để PXCDK được hình thành và ức chế cùng ý nghĩa đối với đời sống.

- Mối quan hệ:

+ PXKDK là cơ sở thành lập PXCDK

+ Phải có sự kết hợp giữa 1 kích thích có điều kiện với kích thích không điều kiện ( trong đó kích thích có điều kiện phải tác động trước kích thích không điều kiện 1 thời gian ngắn)

22. Trình bày quá trình thành lập và ức chế PXCDK

- Phải có sự kết hợp giữa các kích thích bất kì ( kích thích có điều kiện) với kích thích của 1 phản xạ không điều kiện

- KTCDK phải tác động trước trong vài giây so với kích thích của PXKDK và hình thành đường liên hệ tạm thơi

- Quá trình kết hợp đó phải được lập lại nhiều lấn và thường xuyên được củng cố.

- Ức chế PXCDK xảy ra khi hành động thói quen đó không được củng cố, làm mất đường liên hệ tạm thời.

23. Nêu rõ ý nghĩa của sự hình thành và ức chế phản xạ có điều kiện đối với đời sống các động vật và con người

Đảm bảo sự thích nghi với môi trường và điều kiện sống luôn thay đổi và sự hình thành các thói quen, các tập quá tốt đối với con người

24. Nêu sự thành lập và ức chế các phản xạ có điều kiện ở người

- Hình thành ở trẻ mới sinh , rất sớm

- Đó là các PX CDK với ánh sáng, màu sắc, âm thanh và chúng dần hoàn thiện

- Trẻ càng lớn, số lượng PXCDK xuất hiện càng nhiều và càng phức tạp

- Ức chế các phản xạ có điều kiện khi phản xạ đó không còn cần thiết đối với đời sống

25. Nêu vai trò của tiếng nói và chữ viết:

- Tiếng nói và chữ viết là tín hiệu của sự vật nhưng thuộc hệ thống tín hiệu thứ 2, chúng có thể gây ra các phản xạ có điều kiện cấp cao.

- Là phương tiện giao tiếp, trao đổi, truyền đạt kinh nghiệm trong cuộc sống, lao động, sản xuất

- Là cơ sở của tư duy

26. Vì sao nói ngủ là 1 nhu cầu sinh lí của cơ thể? Giấc ngủ có ý nghĩa ntn đối với sức khỏe?

Bản chất của giấc ngủ là 1 quá trình ức hế để bảo vệ phục hồi khả năng hoạt động của hệ thần kinh sau 1 ngày học tập và lao động.

27. Muốn có giấc ngủ tốt cần những điều kiện gì?

- Đi ngủ đúng giờ

- Đánh răng, rửa mặt trước khi ngủ, chuẩn bị cho giấc ngủ

- Đảm bảo không khí yên tĩnh

- Tránh mọi kích thích có ảnh hưởng tới giấc ngủ

28. Nếu những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến giấc ngủ.

- Ăn no trước khi ngủ

- Dùng các chất kích thích: chè, cà phê, thuốc lá

29. Tại sao không nên làm việc quá sức? thức quá khuya?

Vì sẽ gây căng thẳng và mệt mỏi cho hệ thần kinh

30. Nêu những biện pháp giữ gìn và bảo vệ hệ thần kinh?

- Tránh những tác động có ảnh hưởng xấu đến hoạt động của hệ thần kinh

- Đảm bao giấc ngủ hằng ngày

- Giữ cho tâm hồn thanh thản, tránh những suy nghĩ âu lo

- Xây dựng 1 chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lí

  ---

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu 30 Câu tự luận ôn tập chuyên đề Thần kinh giác quan Sinh học 8 năm 2020 có đáp án. Để xem thêm các tài liệu khác các em vui lòng đăng nhập vào trang hoc247.net để tham khảo và tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục tại đây:

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF