OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA

Đề cương ôn tập học kỳ 1 môn Tin học 10 năm học 2017-2018

26/07/2017 991.96 KB 47305 lượt xem 466 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2017/20170726/988980258772_20170726_170930.pdf?r=4381
AMBIENT-ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Hoc247 xin giới thiệu đến các em tài liệu ôn tập học kỳ 1 môn Tin học lớp 10. Tài liệu tóm lược các nội dung trọng tâm chương 1 về Một số khái niệm cơ bản của tin học và chương 2 về hệ điều hành. Hi vọng với tài liệu này, các em sẽ ôn thi thật hiệu quả và thật tự tin bước vào kỳ thi học kỳ 1 sắp tới. Mời các em cùng tham khảo nội dung tài liệu dưới đây.

 

 
 

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I – MÔN TIN HỌC 10

NĂM HỌC 2017 – 2018

CHƯƠNG I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA TIN HỌC

BÀI 1. TIN HỌC LÀ MỘT NGÀNH KHOA HỌC

A. Tóm tắt lý thuyết:

1. Sự hình thành và phát triển của tin học:

Ngành Tin học hình thành và phát triển thành một ngành khoa học độc lập nhằm đáp ứng nhu cầu khai thác tài nguyên thông tin của con ng­ười, đ­ược gắn liền với một công cụ lao động mới là Máy tính điện tử.

2. Đặc tính và vai trò của máy tính điện tử:

  • Tính bền bĩ làm việc 24/24 giờ
  • Tốc độ xử lí nhanh
  • Tính chính xác cao
  • Lưu giữ được nhiều thông tin trong một không gian nhỏ
  • Giá thành hạ vì ngày càng phổ biến
  • Ngày càng gọn nhẹ và tiện dụng
  • Có thể liên kết với nhau thành một mạng và tạo ra khả năng thu thập và xử lí thông tin tốt hơn.

3. Thuật ngữ “Tin học”:

  • Tin học là một ngành khoa học có mục tiêu là phát triển và sử dụng MTĐT để nghiên cứu cấu trúc, tính chất của thông tin, phương pháp thu thập, lưu trữ, tìm kiếm, biến đổi, truyền thông tin và ứng dụng vào các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội.

B. Câu hỏi trắc nghiệm:

Câu 1. Phát biểu nào sau đây là sai:

A. Máy tính điện tử có thể thay thế hoàn toàn con người trong mọi lĩnh vực của đời sống.

B. Các máy tính có thể liên kết với nhau thành mạng máy tính để chia sẽ dữ liệu với nhau.

C. Máy tính có thể lưu trữ một lượng lớn thông tin trong một không gian ngày càng nhỏ.

D. Máy tính "làm việc không mệt mỏi" 24/24.

Câu 2. Tin học là một ngành khoa học vì đó là ngành:

A. Sử dụng máy tính trong mọi lĩnh vực hoạt động của xã hội loài người.

B. Có nội dung, mục tiêu, phương pháp nghiên cứu độc lập.

C. Chế tạo máy tính.

D. Nghiên cứu phương pháp lưu trữ và xử lý thông tin.

Câu 3. Phát biểu nào dưới đây là chính xác nhất?

A. Tin học có mục tiêu là phát triển và sử dụng máy tính điện tử.

B. Tin học có ứng dụng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người.

C. Tin học là môn học nghiên cứu, phát triển máy tính điện tử.

D. Tin học là môn học sử dụng máy tính điện tử.

BÀI 2. THÔNG TIN VÀ DỮ LIỆU

A. Tóm tắt lý thuyết:

1. Khái niệm thông tin và dữ liệu:

  • Thông tin là sự phản ánh các hiện tượng, sự vật của thế giới khách quan và các hoạt động của con người trong đời sống xã hội.
  • Dữ liệu là thông tin đã đưa vào máy tính để tính toán và xử lý.

2. Đơn vị đo lượng thông tin

  • Đơn vị cơ bản đo lượng thông tin là bit (binary digital). Bit là đơn vị nhỏ nhất được lưu trữ trong máy tính để biểu diễn hai trạng thái 0 và 1 (còn gọi là mã nhị phân).
  • Ngoài đơn vị bit, đơn vị đo thông tin thường dùng là byte và 1 byte = 8 bit.

3. Các dạng thông tin:

  • Có thể phân loại thông tin thành 2 loại: loại số (số nguyên, thực, ... ) và loại phi số (văn bản, hình ảnh, âm thanh, ... ).

4. Mã hóa thông tin trong máy tính:

  • Để máy tính xử lí được, thông tin phải được biến đổi thành một dãy bit, cách biến đổi như vậy được gọi là một cách mã hóa thông tin.
  • Để mã hóa thông tin dạng văn bản, ta chỉ cần mã hóa các kí tự. Thông thường sử dụng 2 loại bộ mã hóa: Bộ mã ASCII (sử dụng 8 bit để mã hóa) hoặc bộ mã Unicode (sử dụng 16 bit để mã hóa). Các dạng khác như hình ảnh, âm thanh cũng phải mã hóa thành các dãy bit.

5. Biểu diễn thông tin trong máy tính:

a) Thông tin loại số:

  • Hệ đếm: Máy tính thường sử dụng hệ đếm nhị phân và hệ cơ số mười sáu
  • Biểu diễn số nguyên và số thực

b) Thông tin loại phi số: cũng mã hóa chúng thành các dãy bit

* Nguyên lí mã hóa nhị phân: Thông tin có nhiều dạng khác nhau như số, văn bản, hình ảnh, âm thanh,… Khi đưa vào máy tính, chúng đều được biến đổi thành dạng chung - dãy bit. Dãy bit đó là mã nhị phân của thông tin mà nó biểu diễn.

B. Câu hỏi trắc nghiệm:

Câu 1. Hệ nhị phân chỉ dùng:

A. Chữ số 0 hoặc chữ số 1                            B. Chữ số 10

C. Chữ số 0 và chữ số 1                               D. Chữ số 01

Câu 2. Để mã hóa thông tin, bộ mã Unicode dùng:

A. 8 byte                  B. 16 byte                     C. 8 bit                          D. 16 bit

Câu 3. 1 byte biểu diễn các số nguyên không âm trong phạm vi từ:

A. Mọi số nguyên    B. -127 đến 127              

C. 0 đến 256            D. 0 đến 255

Câu 4. Bộ mã ASCII dùng để mã hóa:

A. Hình ảnh             B. Âm thanh                                                         

C. Văn bản             D. Bất kỳ một dạng thông tin nào đó.

Câu 5. Mã nhị phân của thông tin là:

A. Dãy bit biểu diễn thông tin đó trong máy tính.                                   

B. Số trong hệ hexa.

C. Số trong hệ nhị phân.                                                                                                     

D. Số trong hệ thập phân.

Câu 6. Bộ mã Unicode mã hóa được:

A. 216 ký tự             B. 0-255 ký tự              C. 256 ký tự                  D. 65535 ký tự

Câu 7. Đơn vị cơ bản đo lượng thông tin là:

A. Byte                    B. Mêgabai                   C. Kilôbai                      D. Bit

Câu 8. Các hệ đếm thường dùng trong tin học:

A. Hệ thập phân, hệ cơ số 16                        B. Hệ nhị phân, hệ hexa

C. Hệ cơ số 2, hệ cơ số 10                           D. Hệ La Mã, hệ thập phân

Câu 9. Mã hóa thông tin trong máy tính là:

A. Biến đổi dãy bit thành thông tin thông thường.

B. Biến đổi thông tin thông thường thành một dãy bit.

C. Biến đổi thông tin thành thông tin.

D. Biến đổi dữ liệu thành dữ liệu.

Câu 10. 10112 bằng:

A. 1110                      B. 202210                       C. 2210                           D. 1310

Câu 11. Bộ mã ASCII mã hóa được:

A. 257 ký tự             B. 254 ký tự                   C. 256 ký tự                D. 255 ký tự

BÀI 3. GIỚI THIỆU VỀ MÁY TÍNH

A. Tóm tắt lý thuyết:

1. Khái niệm hệ thống tin học:

  • Dùng để nhập, xử lí, xuất, truyền và lưu trữ thông tin
  • Bao gồm 3 thành phần: Phần cứng; phần mềm; sự quản lí và điều khiển của con người.

2. Sơ đồ cấu trúc của máy tính:

3. Bộ xử lí trung tâm (CPU):

  • Là thành phần quang trọng nhất của máy tính, đó là thiết bị chính thực hiện và điều khiển việc thực hiện chương trình
  • Gồm 2 bộ phận chính: bộ điều khiển (CU) và bộ số học/lôgic (ALU). Ngoài ra còn có một số thành phần khác như thanh ghi (Register) và bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên (Cache)

4. Bộ nhớ trong

  • Là nơi chương trình được đưa vào để thực hiện và là nơi lưu trữ dữ liệu đang được xử lí.
  • Gồm 2 phần: ROM và RAM. ROM là bộ nhớ chỉ đọc, chứa một số chương trình hệ thống được hãng sản xuất nạp sẵn. RAM là bộ nhớ có thể đọc, ghi dữ liệu trong lúc làm việc. Khi tắt máy, dữ liệu trong RAM sẽ bị mất đi.

5. Bộ nhớ ngoài:

  • Dùng để lưu trữ lâu dài dữ liệu và hỗ trợ cho bộ nhớ trong.
  • Bao gồm đĩa cứng, đĩa mềm, đĩa CD, thiết bị nhớ flash (usb).

6. Thiết bị vào: dùng để đưa thông tin vào máy tính. Bao gồm bàn phím, chuột, máy quét, ...

7. Thiết bị ra: dùng để đưa thông tin ra từ máy tính. Bao gồm màn hình, máy in, máy chiếu, ...

8. Hoạt động của máy tính:

  • Mã hóa nhị phân, điều khiển chương trình, lưu trữ chương trình và truy cập theo địa chỉ tạo thành một nguyên lí chung gọi là nguyên lí Phôn Nôi-man

B. Câu hỏi trắc nghiệm:

Câu 1. Thành phần quan trọng nhất của máy tính, thực hiện và điều khiển việc thực hiện

chương trình là:

A. Bộ nhớ ngoài      B. Thiết bị vào/ra          C. Bộ nhớ trong            D.Bộ xử lý trung tâm

Câu 2. Quá trình xử lý thông tin thực hiện theo quy trình nào sau đây:

A. Nhập dữ liệu → Xử lý dữ liệu → Xuất; Lưu trữ dữ liệu.

B. Xuất thông tin → Xử lý thông tin → Nhận; Lưu trữ dữ liệu.

C. Nhập dữ liệu → Xử lý thông tin →Xuất; Lưu trữ dữ liệu.

D. Tất cả đều đúng.

Câu 3. Phát biểu nào sau đây về ROM là đúng:

A. ROM là bộ nhớ trong chỉ cho phép đọc dữ liệu.                                

B. ROM là bộ nhớ ngoài.

C. ROM là bộ nhớ trong chỉ cho phép ghi dữ liệu. 

D. ROM là bộ nhớ trong có thể đọc và ghi dữ liệu.

Câu 4. Cấu trúc chung của máy tính bao gồm mấy thành phần:

A. 3                          B. 4                               C. 1                               D. 2

Câu 5. Thành phần nào sau đây thuộc bộ nhớ trong:

A. Đĩa mềm              B. Thiết bị nhớ Flash      C. RAM                     D. Đĩa cứng gắn sẵn trong máy

Câu 6. Phát biểu nào sau đây về RAM là đúng:

A. RAM có dung lượng nhỏ hơn ROM.         

B. Thông tin trong RAM sẽ bị mất khi tắt máy.

C. RAM có dung lượng nhỏ hơn đĩa mềm.     

D. Thông tin trong RAM không bị mất đi khi tắt máy.

Câu 7. Thiết bị vào là:

A. Máy chiếu            B. USB                        C. Loa                           D. Máy quét

Câu 8. Thiết bị ra là:

A. Máy in                B. Bàn phím                   C. Chuột                      D. Webcam

BÀI 4. BÀI TOÁN VÀ THUẬT TOÁN

A. Tóm tắt lý thuyết:

1. Khái niệm bài toán:

  • Khi dùng máy tính giải bài toán, ta cần quan tâm đến 2 yếu tố Input và Output.

2. Khái niêm thuật toán:

  • Thuật toán để giải một bài toán là một dãy hữu hạn các thao tác được sắp xếp theo một trình tự xác định sao cho sau khi thực hiện dãy thao tác đó, từ Input của bài toán này, ta nhận được Output cần tìm.
  • Có 2 cách mô tả thuật toán: Liệt kê (nêu ra tuần tự các bước cần tiến hành) và Dùng sơ đồ khối (sử dụng một số biểu tượng thể hiện các thao tác)
  • Thuật toán có các tính chất: tính dừng, tính xác định và tính đúng đắn.

B. Câu hỏi trắc nghiệm:

Câu 1. Xác định bài toán là xác định mấy thành phần:

A. 4                          B. 3                               C. 2                               D. 1

Câu 2. ... là một việc nào đó ta muốn máy tính thực hiện. Trong dấu 3 chấm (...) là từ nào:

A. Lập trình             B. Bài toán                   C. Thuật toán                D. Tin học

Câu 3. Trong biểu diễn thuật toán bằng sơ đồ khối, người ta dùng bao nhiêu hình khối và các ký hiệu:

A. 4                          B. 2                               C. 3                               D. 1

Câu 4. Tính chất nào không phải là tính chất của thuật toán:

A. Tính dừng                                                 B. Tính đúng đắn             

C. Tính xác định                                             D. Tính tương đối

Câu 5. Dãy số nguyên A gồm 7 số hạng. Với thuật toán tìm GTLN (max) thì phải thực hiện ít nhất bao nhiêu phép so sánh từng cặp hai số để tìm được max của A?

A. 8                           B. 6                              C. 7                               D. 5

Câu 6. Phần nguyên căn bậc hai của 5 là:

A. 1                          B. 3                               C. 2                               D. 2.5

Câu 7. Có mấy cách để biểu diễn thuật toán:

A. 4                          B. 2                               C. 1                               D. 3

Câu 8. Sau một dãy các thao tác, từ Input của bài toán ta tìm được Output của bài toán đó. Đó là công việc của:

A. Bài toán               B. Người lập trình        C. Máy tính điện tử       D. Thuật toán

Câu 9. Hình nào không có trong cách biểu diễn thuật toán bằng sơ đồ khối:

A. Hình chữ nhật  B. Hình ô van               C. Hình thoi                  D. Hình tam giác

Câu 10. Hai số hạng liền kề nhau ai và ai+1 (i là biến chỉ số) trong dãy số không giảm có mối quan hệ đúng là:

A. ai ≤ ai+1                     B. ai > ai+1                           C. ai ≥ ai+1                     D. ai < ai+1

Câu 11. Cho thuật toán tìm giá trị nhỏ nhất trong một dãy số nguyên sử dụng liệt kê dưới đây.

  • Bước 1: Nhập N, các số hạng a1,a2,….,aN;
  • Bước 2: Min \(\leftarrow\)  a1, i \(\leftarrow\) 2;
  • Bước 3: Nếu i > N thì đưa đưa ra giá trị Min rồi kết thúc;
  • Bước 4:
    • Bước 4.1: Nếu ai > Min thì Min \(\leftarrow\) ai;
    • Bước 4.2: i \(\leftarrow\) i+1, quay lại Bước 3.

Hãy chọn những bước sai trong thuật toán trên:

A. Bước 2             B. Bước 3             C. Bước 4.1         D. Bước 4.2 

{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}

Nội dung ở trên làm trích đoạn một phần nội dung trong Đề cương ôn tập môn Tin học lớp 10 học kỳ 1Để tham khảo toàn bộ nội dung của tài liệu, các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập tài khoản trên trang Hoc247.net để tải tài liệu về máy tham khảo.
Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm tài liệu cùng chuyên mục: Bộ 5 đề kiểm tra học kì 1 môn Tin học lớp 10 có đáp án năm 2017 để rèn luyện các kỹ năng giải bài bài nhé. 

Chúc các em ôn tập thật tốt và đạt kết quả thật cao!

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF