OPTADS360
ATNETWORK
NONE
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Hình hộp chữ nhật, hình lập phương


Để giúp các em ôn tập các bài về giải toán, Học 247 mời các em tham khảo bài học dưới đây. Hy vọng qua bài học này sẽ giúp các em ôn tập thật tốt bài Hình hộp chữ nhật, hình lập phương

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Kiến thức cần nhớ

a) Hình chữ nhật

Bao diêm

Viên gạch

Hình hộp chữ nhật

Bao diêm, viên gạch có dạng hình hộp chữ nhật.

Hình hộp chữ nhật có 6 mặt (như hình vẽ): hai mặt đáy (mặt 1 và mặt 2) và bốn mặt bên (mặt 3,mặt 4, mặt 5 và mặt 6) đều là hình chữ nhật. Mặt 1 và mặt 2; mặt 3 và mặt 5; mặt 4 và mặt 6.

Hình hộp chữ nhật

Hình hộp chữ nhật (hình bên) có:

- Tâm đỉnh là: đỉnh A, đỉnh B, đỉnh C, đỉnh D, đỉnh M, đỉnh N, đỉnh P, đỉnh Q.

- Mười hai cạnh là: cạnh AB, cạnh BC, cạnh DC, cạnh AD, cạnh MN, cạnh NP, cạnh QP, cạnh MQ, cạnh AM, cạnh BN, cạnh CP, cạnh DQ.

Hình hộp chữ nhật có ba kích thước: chiều dài, chiều rộng, chiều cao.

b) Hình lập phương

Ta cũng thường gặp trong thực tế một số đồ vật như con súc sắc có dạng hình lập phương.

Hình lập phương có sáu mặt là các hình vuông bằng nhau,

1.2. Giải bài tập SGK trang 108

Bài 1 SGK trang 108

Viết số thích hợp vào ô trống:

Hướng dẫn giải:

Dựa vào lý thuyết về hình hộp chữ nhật và hình lập phương ta có kết quả như bảng sau:

Bài 2 SGK trang 108

a) Hãy chỉ ra những cạnh bằng nhau của hình hộp chữ nhật (hình bên).

b) Biết hình hộp chữ nhật có chiều dài 6cm, chiều rộng 3cm, chiều cao 4cm. Tính diện tích của mặt đáy MNPQ và các mặt bên ABNM, BCPN.

Hướng dẫn giải:

a) Các cạnh bằng nhau của hình hộp chữ nhật là:

AB = CD = MN = PQ 

AD = BC = MQ = NP

AM = BN = CP = DQ

b) Diện tích mặt đáy MNPQ là:       

           6 x 3 = 18 (cm2)

Diện tích của mặt bên ABNM là:

           6 x 4 = 24 (cm2)

Diện tích của mặt bên BCPN là: 

           4 x 3 = 12 (cm2)

                      Đáp số: b) Mặt đáy MNPQ: 18cm2

                                      Mặt đáy ABNM: 24cm2

                                      Mặt đáy BCPN: 12cm2

Bài 3 SGK trang 108

Trong các hình dưới đây hình nào là hình hộp chữ nhật, hình nào là hình lập phương?

Giải bài 3 trang 108 sgk Toán 5 | Để học tốt Toán 5

Hướng dẫn giải:

  • Hình A là hình hộp chữ nhật (vì có ba kích thước: chiều dài, chiều rộng, chiều cao).
  • Hình B không là hình chữ nhật, cũng không là hình lập phương.
  • Hình C là hình lập phương (vì có 6 mặt đều là hình vuông bằng nhau).
 
VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài 1:  Cho hình hộp chữ nhật ABCD.MNPQ

a. Hình này có mấy đỉnh? Mấy cạnh? Mấy mặt?

b. Ở các mặt MNPQ và CDQP hãy chỉ ra những cặp cạnh nào song song, những cặp cạnh nào song song, những cặp cạnh nào bằng nhau, những cặp cạnh nào bằng nhau, những cặp cạnh nào vuông góc với nhau.

Giải

a. Hình hộp chữ nhật có: 8 đỉnh, 12 cạnh và 6 mặt

b. Xét mặt MNPQ, ta có: 

Hai cặp cạnh song song là:  MN và PQ, NP và MQ

Hai cặp cạnh bằng nhau là: MN = PQ, NP = MQ

Các cặp cạnh vuông góc với nhau là

MN vuông góc với NP, MN vuông góc với MQ

PQ vuông góc với NP, PQ vuông góc với MQ

Xét mặt CDQP, ta có:

Hai cặp cạnh song song là: DC và QP, DQ và CP

Hai cặp cạnh bằng nhau là: DC = QP, DQ = CP

Các cặp cạnh vuông góc với nhau là

CD vuông góc với DQ, CD vuông góc với CP

PQ vuông góc với DQ, PQ vuông góc với CP

ADMICRO

Lời kết

Hỏi đáp về Hình hộp chữ nhật, hình lập phương

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp. Cộng đồng Toán HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF