OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Bài tập 123 trang 95 SBT Toán 8 Tập 1

Giải bài 123 tr 95 sách BT Toán lớp 8 Tập 1

Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH, đường trung tuyến AM.

a. Chứng minh rằng \(\widehat {HAB} = \widehat {MAC}\)

b. Gọi D, E theo thứ tự là chân các đường vuông góc kẻ từ H đến AB, AC. Chứng minh rằng AM vuông góc với DE.

ADMICRO/lession_isads=0

Hướng dẫn giải chi tiết

Hướng dẫn giải

Hình tứ giác có ba góc vuông là hình chữ nhật.

Tính chất đường trung tuyến ứng với cạnh huyền trong tam giác vuông: Trong tam giác vuông đường trung tuyến ứng với cạnh huyền bằng nửa cạnh ấy

Lời giải chi tiết

a. AH ⊥ BC (gt) \( \Rightarrow \widehat {HAB} + \widehat B = {90^0}\)

\(\widehat B + \widehat C = {90^0}\) (vì ∆ ABC có\(\widehat A = {90^0}\))

Suy ra: \(\widehat {HAB} = \widehat C\) (1)

∆ ABC vuông tại A có AM là trung tuyến thuộc cạnh huyền BC

⇒ AM = MC = \({1 \over 2}\) BC (tính chất tam giác vuông)

⇒ ∆ MAC cân tại M \( \Rightarrow \widehat {MAC} = \widehat C\) (tính chất tam giác vuông) (2)

Từ (1) và (2) suy ra: \(\widehat {HAB} = \widehat {MAC}\)

b. xét tứ giác ADHE có:

\(\widehat A = {90^0}\) (gt)

\(\widehat {ADH} = {90^0}\) (vì HD ⊥ AB)

\(\widehat {AEH} = {90^0}\) (vì HE ⊥ AC)

Suy ra: Tứ giác ADHE là hình chữ nhật (vì có ba góc vuông)

⇒ ∆ ADH = ∆ EHD (c.c.c)

\( \Rightarrow {\widehat A_1} = \widehat {HED}\)

\(\widehat {HED} + {\widehat E_1} = \widehat {HEA} = {90^0}\)

Suy ra: \({\widehat E_1} + {\widehat A_1} = {90^0}\)

              \({\widehat A_1} = {\widehat A_2}\) (chứng minh trên)

 \( \Rightarrow {\widehat E_1} + {\widehat A_2} = {90^0}\)

Gọi I là giao điểm của AM và DE

Trong ∆ AIE ta có:

\(\widehat {AIE} = {180^0} - \left( {{{\widehat E}_1} + {{\widehat A}_1}} \right) = {180^0} - {90^0} = {90^0}\)

\(\Rightarrow \)AM ⊥ DE.

-- Mod Toán 8 HỌC247

Nếu bạn thấy hướng dẫn giải Bài tập 123 trang 95 SBT Toán 8 Tập 1 HAY thì click chia sẻ 
 
 

Bài tập SGK khác

  • Nguyễn Phương Khanh
    Bài 114 (Sách bài tập - trang 94)

    Cho tam giác ABC vuông cân tại A, AC = 4cm, điểm M thuộc cạnh BC. Gọi D, E theo thứ tự là chân các đường vuông góc kẻ từ M đến AB, AC

    a) Tứ giác ADME là hình gì ? Tính chu vi của tứ giác đó

    b) Điểm M ở vị trí nào trên cạnh BC thì đoạn thẳng DE có độ dài nhỏ nhất ?

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • Lan Anh
    Bài 113 (Sách bài tập - trang 94)

    Các câu sau đúng hay sai ?

    a) Hình chữ nhật là tứ giác có tất cả các góc bằng nhau

    b) Tứ giác có hai đường chéo bằng nhau là hình chữ nhật

    c) Tứ giác có hai đường chéo bằng nhau và cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường là hình chữ nhật

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • VIDEO
    YOMEDIA
    Trắc nghiệm hay với App HOC247
    YOMEDIA
    minh vương

    Bài 111 (Sách bài tập - trang 94)

    Tứ giác ABCD có hai đường chéo vuông góc với nhau. Gọi E, F, G, H theo thứ tự là trung điểm của các cạnh AB, BC, CD, DA. Tứ giác EFGH là hình gì ? Vì sao ?

    Theo dõi (0) 2 Trả lời
  • Tram Anh

    Bài 110 (Sách bài tập - trang 93)

    Chứng minh rằng các tia phân giác các góc của một hình bình hành cắt nhau tạo thành một hình chữ nhật ?

    Theo dõi (0) 2 Trả lời
  • ADMICRO
    Đào Lê Hương Quỳnh

    Bài 109 (Sách bài tập - trang 93)

    Tính x trên hình 16 (đơn vị đo : cm)

    Theo dõi (0) 2 Trả lời
  • Phan Thị Trinh

    Bài 108 (Sách bài tập - trang 93)

    Tính độ dài đường trung tuyến ứng với cạnh huyển của một tam giác vuông có các cạnh góc vuông bằng 5cm và 10 cm (làm tròn kết quả đến chữ số thập phân)

    Theo dõi (0) 2 Trả lời
NONE
OFF