OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Bài 7.35 trang 54 SGK Toán 8 Kết nối tri thức Tập 2 - KNTT

Bài 7.35 trang 54 SGK Toán 8 Kết nối tri thức Tập 2

Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho hai đường thẳng \(y=x\) và \(y=−x+2\).

a) Vẽ hai đường thẳng đã cho trên cùng một mặt phẳng tọa độ?

b) Tìm giao điểm A của hai đường thẳng đã cho?

c) Gọi B là giao điểm của đường thẳng \(y=−x+2\) và trục Ox. Chứng minh tam giác OAB vuông tại A, tức hai đường thẳng \(y=x\) và \(y=−x+2\) vuông góc với nhau?

d) Có nhận xét gì về tích hai hệ số góc của hai đường thẳng đã cho?

AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Hướng dẫn giải chi tiết Bài 7.35

Phương pháp giải:

a) Vẽ hai đường thẳng \(y = x\) và \(y = −x + 2\) trên mặt phẳng tọa độ bằng cách xác định hai điểm thuộc mỗi đường thẳng.

b) Quan sát đồ thị hàm số \(y = x\) và \(y = 0x + 2\) xác định tọa độ điểm A là giao điểm của hai đường thẳng đã cho.

c) Lấy C là giao điểm của đường thẳng \(y = -x + 2\) và trục Oy, chứng minh tam giác OBC vuông cân tại O.

Chứng minh \(AB = AC => OA \bot AB\) hay tam giác OAB vuông cân tại A.

d) Xác định hệ số góc của hai đường thẳng đã cho và tính tích của chúng.

Lời giải chi tiết:

a) - Xét đường thẳng \(y = x\).

Cho x = 1 suy ra y = 1 nên điểm (1; 1) thuộc đường thẳng y = x.

Đường thẳng y = x đi qua 2 điểm O(0; 0) và (1; 1).

- Xét đường thẳng \(y = -x + 2\).

Cho \(x = 2\) thì \(y = -2 + 2 = 0\) nên điểm (2; 0) thuộc đường thẳng \(y = - x+ 2\).

Cho \(y = 2\) suy ra \(x = 0\) nên điểm (0; 2 ) thuộc đường thẳng \(y = -x + 2\).

Đường thẳng \(y = - x + 2\) đi qua hai điểm (2; 0) và (0; 2).

b) Giao điểm A của hai đường thẳng đã cho là A(1; 1).

c) Cho y = 0 ta được \(−x + 2 = 0\) hay x = 2, suy ra B(2; 0).

Gọi C là giao điểm của đường thẳng \(y = −x + 2\) và trục Oy. Suy ra C(0; 2).

Dễ thấy tam giác OBC vuông cân tại O (vì OB = OC = 2).

Xét hai tam giác OAB và OAC có:

 + Cạnh OA chung;

 + OB = OC;

 + \( \widehat {OBA} = \widehat {OCA} = 45^0\)

Do đó \(\Delta OAB = \Delta OAC\), từ đó suy ra AB = AC.

Điều này chứng tỏ A là trung điểm của BC, mà \(\Delta OBC \) cân tại O nên \(OA \bot AB\), tức là \(\Delta OAB\) vuông tại A.

d)

Đường thẳng \(y = x\) có hệ số góc bằng 1.

Đường thẳng \(y = - x + 1\) có hệ số góc bằng -1.

Tích của hai hệ số góc bằng -1.

-- Mod Toán 8 HỌC247

Nếu bạn thấy hướng dẫn giải Bài 7.35 trang 54 SGK Toán 8 Kết nối tri thức Tập 2 - KNTT HAY thì click chia sẻ 
 
 

Bài tập SGK khác

Chưa có câu hỏi nào. Em hãy trở thành người đầu tiên đặt câu hỏi.

NONE
OFF