OPTADS360
AANETWORK
LAVA
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Toán 7 Kết nối tri thức Luyện tập chung trang 106


Dưới đây là lý thuyết bài Luyện tập chung trang 106 đã được HỌC247 biên soạn, cùng với phần tổng hợp kiến thức cơ bản cần nắm, đây sẽ tài liệu hữu ích cho các em học tốt môn Toán lớp 7 Kết nối tri thức. Để đi sâu vào tìm hiểu và nghiên cứu nội dung vài học, mời các em cùng tham khảo nội dung chi tiết trong bài giảng sau đây.

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Biểu đồ hình quạt tròn

a) Đọc và mô tả biểu đồ hình quạt tròn

Biểu đồ hình quạt tròn dùng để so sánh các phần trong toàn bộ dữ liệu

Trong biểu đồ hình quạt tròn, phần chính là hình tròn biểu diễn dữ liệu được chia thành nhiều hình quạt ( được tô màu khác nhau). Mỗi hình quạt biểu diễn tỉ lệ của một phần so vói toàn bộ dữ liệu. Cả hình tròn biểu diễn toàn bộ dữ liệu, ứng với 100%.

Chú ý:

+ Hai hình quạt giống nhau biểu diễn cùng một tỉ lệ

+ Phần hình quạt ứng với một nửa hình tròn biểu diễn tỉ lệ 50%

+ 1% tương ứng với hình quạt có góc ở tâm hình tròn là 3,6 độ.

b) Biểu diễn dữ liệu vào biểu đồ hình quạt tròn

* Cách vẽ biểu đồ hình quạt tròn:

+ Vẽ 1 đường tròn

+ Tính số đo góc của hình quạt biểu diễn từng đối tượng

+ Đo góc và chia hình tròn thành các hình quạt có số đo tương ứng

+ Điền số phần trăm tương ứng vào từng hình quạt, tô màu và viết chú thích, đặt tên cho biểu đồ

1.2. Biểu đồ đoạn thẳng

a) Giới thiệu về biểu đồ đoạn thẳng

Biểu đồ đoạn thẳng thường được dùng để biểu diễn sự thay đổi của một đại lượng theo thời gian. Các thành phần của biểu đồ đoạn thẳng gồm:

* Trục ngang biểu diễn thời gian;

* Trục đứng biểu diễn đại lượng ta đang quan tâm;

* Mỗi điểm biểu diễn giá trị của đại lượng tại một thời điểm. Hai điểm liên tiếp được nối với nhau bằng một đoạn thẳng.

* Tiêu đề của biểu đồ thường ở dòng trên cùng.

Trong biểu đồ trên, trục ngang biểu diễn thời gian (năm), trục đứng biểu diễn số dân (đơn vị triệu người), mỗi điểm biểu diễn số dân của Việt Nam tại năm tương ứng.

b) Đọc và phân tích dữ liệu trong biểu đồ đoạn thẳng

- Biểu đồ đoạn thẳng giúp ta dễ dàng nhận ra xu thế của đại lượng ta đang quan tâm theo thời gian.

- Độ dốc của biểu đồ đoạn thẳng cho biết tốc độ tăng của đại lượng được biểu diễn trong biểu đồ.

Chú ý: Đôi khi người ta biểu diễn nhiều bộ số liệu trên cùng một biểu đồ để dễ so sánh (mỗi đường có chú giải ứng với một bộ số liệu).

c) Vẽ biểu đồ đoạn thẳng

Để vẽ biểu đồ đoạn thẳng biểu diễn số liệu về chiều cao cây đậu trong Bảng dưới đây, ta thực hiện theo các bước sau:

* Bước 1: Vẽ trục ngang biểu diễn ngày, trục đứng biểu diễn chiều cao cây đậu. Do chiều cao lớn nhất là 2,5 cm và thấp nhất là 0,5 cm nên ở trục đứng ta chọn đơn vị là 0,5 và giá trị lớn nhất là 3 (Hình sau).

* Bước 2: Với mỗi ngày trên trục ngang, chiều cao của cây đậu tại ngày đó được biểu diễn bởi một điểm (Hình sau).

* Bước 3: Nối các điểm liên tiếp với nhau bằng các đoạn thẳng (Hình sau).

* Bước 4: Ghi chú thích cho các trục, điển giá trị tại các điểm (nếu cần) và đặt tên cho biểu đồ để hoàn thiện biểu đồ (Hình sau).

Nhận xét: Độ dốc của biểu đồ phụ thuộc vào việc chọn đơn vị của trục đứng. Khi số liệu lớn trong khi đơn vị độ dài của trục đứng nhỏ thì ta không nên vẽ trục đứng bắt đầu từ 0.

ADMICRO

Bài tập minh họa

Câu 1: Biểu đồ Hình sau cho biết tỉ lệ thí sinh được trao huy chương các loại trong một cuộc thi. Em hãy cho biết:

a) Hai loại huy chương nào có cùng tỉ lệ thí sinh được trao?

b) Số thí sinh không có huy chương chiếm tỉ lệ bao nhiêu phần trăm? Em có nhận xét gì về phần hình quạt biểu diễn tỉ lệ này?

Hướng dẫn giải

a) Huy chương bạc và huy chương đồng có cùng tỉ lệ

b) Số thí sinh không có huy chương chiếm tỉ lệ 50%. Phần quạt biểu diễn tỉ lệ này chiếm 1 nửa đường tròn.

Câu 2: Bảng thống kê sau đây cho biết thành tích của một vận động viên chạy cự li 1500m trong thời gian luyện tập từ tuần 1 đến tuần 7.

Hãy vẽ biểu đồ đoạn thẳng biểu diễn bảng số liệu trên.

Hướng dẫn giải

Bước 1. Vẽ trục ngang biểu diễn tuần, trục đứng biểu diễn thành tích.

Do thành tích lớn nhất là 8, thấp nhất là 6 và có thành tích 6,5 nên ở trục đứng ta chọn đơn vị là 0,5 và giá trị lớn nhất là 9.

Bước 2. Với mỗi tuần trên trục ngang, thành tích của vận động viên tại tuần đó được biểu diễn bởi một điểm.

Bước 3. Nối các điểm liên tiếp với nhau bằng các đoạn thẳng.

Bước 4. Ghi chú thích cho các trục, điền giá trị tại các điểm (nếu cần) và đặt tên cho biểu đồ để hoàn thiện biểu đồ.

ADMICRO

Luyện tập bài Luyện tập trang 106 Toán 7 KNTT

Qua bài giảng ở trên, giúp các em học sinh:

- Hệ thống và ôn tập lại nhưng nội dung đã học.

- Áp dụng vào giải các bài tập SGK Toán 7 Kết nối tri thức.

3.1. Bài tập trắc nghiệm bài Luyện tập trang 106 Toán 7 KNTT

Để cũng cố bài học xin mời các em cũng làm Bài kiểm tra Trắc nghiệm Toán 7 Kết nối tri thức Chương 5 Luyện tập chung trang 106 để kiểm tra xem mình đã nắm được nội dung bài học hay chưa.

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức và nắm vững hơn về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK bài Luyện tập trang 106 Toán 7 KNTT

Bên cạnh đó các em có thể xem phần hướng dẫn Giải bài tập Toán 7 Kết nối tri thức Chương 5 Luyện tập chung trang 106 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Giải bài 5.14 trang 107 SGK Toán 7 Kết nối tri thức tập 1 - KNTT

Giải bài 5.15 trang 107 SGK Toán 7 Kết nối tri thức tập 1 - KNTT

Giải bài 5.16 trang 107 SGK Toán 7 Kết nối tri thức tập 1 - KNTT

Giải bài 5.17 trang 107 SGK Toán 7 Kết nối tri thức tập 1 - KNTT

Hỏi đáp bài Luyện tập trang 106 Toán 7 KNTT

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Toán HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Toán Học 7 HỌC247

NONE
OFF