Giải bài 39 trang 24 SBT Toán 7 Cánh diều tập 1
Chọn cụm từ "số hữu tỉ", "số thập phân hữu hạn", "số thập phân vô hạn tuần hoàn" thích hợp cho :
a) Mỗi được biểu diễn một hoặc vô hạn tuần hoàn;
b) Số hữu tỉ \(\frac{{17}}{{18}}\) viết được dưới dạng ;
c) Kết quả của phép tính \(\frac{{233}}{{{2^2}{{.5}^2}}}\) viết được dưới dạng .
Hướng dẫn giải chi tiết
Phương pháp giải:
Số hữu tỉ là những số viết được dưới dạng \(\dfrac{a}{b}\) với \(a,b \in N;{\rm{ }}b \ne 0\).
Số thập phân hữu hạn là số thập phân chỉ gồm hữu hạn chữ số khác 0 sau dấu “,”.
Các số thập phân vô hạn tuần hoàn có tính chất: Trong phần thập phân, bắt đầu từ một hàng nào đó, có một chữ số hay một cụm chữ số liền nhau lặp đi lặp lại mãi mãi.
+ Nếu phân số tối giản với mẫu dương mà mẫu không có ước nguyên tố nào khác 2 và 5 thì phân số đó viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn.
+ Nếu phân số tối giản với mẫu dương mà mẫu có ước nguyên tố khác 2 và 5 thì phân số đó viết được dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn.
Lời giải chi tiết:
a) Mỗi số hữu tỉ được biểu diễn bởi một số thập phân hữu hạn hoặc vô hạn tuần hoàn;
b) Số hữu tỉ \(\dfrac{{17}}{{18}}\) được viết dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn
Vì: \(\dfrac{{17}}{{18}}\) là phân số tối giản, \(18=2.3^2\) nên có ước nguyên tố khác 2 và 5.
c) Kết quả của phép tính \(\dfrac{{233}}{{{2^2}{{.5}^2}}}\) viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn.
Vì \(\dfrac{{233}}{{{2^2}{{.5}^2}}}\) là phân số tối giản, mẫu số không có ước nguyên tố nào khác 2 và 5.
-- Mod Toán 7 HỌC247
Bài tập SGK khác
Giải bài 3 trang 29 SGK Toán 7 Cánh diều tập 1 - CD
Giải bài 4 trang 29 SGK Toán 7 Cánh diều tập 1 - CD
Giải bài 40 trang 24 SBT Toán 7 Cánh diều tập 1 - CD
Giải bài 41 trang 24 SBT Toán 7 Cánh diều tập 1 - CD
Giải bài 42 trang 24 SBT Toán 7 Cánh diều tập 1 - CD
-
Theo dõi (0) 3 Trả lời