OPTADS360
AANETWORK
LAVA
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Toán 7 Chân trời sáng tạo Bài tập cuối chương 5


Nhằm giúp các em học sinh có thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích cho môn Toán 7, HỌC247 đã biên soạn bài Bài tập cuối chương 5. Bài giảng gồm chi tiết về thu thập, phân loại dữ liệu, biểu đồ hình quạt tròn.... giúp các em dễ dàng nắm bắt được kiến thức trọng tâm của bài, vận dụng các kiến thức đã học vào giải bài tập. Mời các em cùng tham khảo.

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Thu thập và phân loại dữ liệu

a) Thu thập dữ liệu

Ta thường thu thập từ các nguồn: Internet, sách báo, ti-vi, lập phiếu hỏi, phỏng vấn, làm thí nghiệm,….

b) Phân loại dữ liệu

Để thuận tiện trong mô tả và xử lí, người ta thường phải phân loại đữ liệu.

Dữ liệu định lượng được biểu điễ bằng số thực.

Dữ liệu định tính được biểu diễn bằng từ, chữ cái, kí hiệu, ...

Ví dụ:

+ Chiều cao ( đơn vị centimet) của 6 bạn trong lớp:

148; 153; 140; 160; 146; 155 là số liệu

+ Tên của một số quốc gia: Việt Nam, Trung Quốc, Pháp, Canada, Nam Phi là dữ liệu không là số và không thể sắp thứ tự.

+ Đánh giá học lực của học sinh: Xuất sắc, Giỏi, Khá, Trung bình, Yếu, Kém là dữ liệu liệu không là số và có thể sắp thứ tự.

c) Tính hợp lí của dữ liệu

Để đảm bảo tính hợp lí, đữ liệu cần phải đáp ứng đúng các tiêu chí toán học đơn giản, chẳng hạn như:

+ Tổng tỉ lệ phần trăm của tật cả các thành phần phải bằng 100%;

+ Số lượng của bộ phận phải nhỏ hơn số lượng của toàn thể; ...

+ Phải có tính đại điện đôi với vân đề cần thông kê. 

Ví dụ: Xét tính hợp lí của dữ liệu trong bảng thống kê sau:

Giải

Dữ liệu cho trong bảng không hợp lí vì tổng tỉ lệ phần trăm của tất cả các thành phần là 120% (khác 100%)

1.2. Biểu đồ hình quạt tròn

a) Ôn tập về biểu đồ hình quạt tròn

Biểu đồ hình quạt tròn dùng để biểu thị tỉ lệ phần trăm của từng loại số liệu so với toàn thể.

Trong biểu đồ hình quạt tròn, phần chính là hình tròn biểu diễn dữ liệu được chia thành nhiều hình quạt ( được tô màu khác nhau). Mỗi hình quạt biểu diễn tỉ lệ của một phần so vói toàn bộ dữ liệu. Cả hình tròn biểu diễn toàn bộ dữ liệu, ứng với 100%

Đọc biểu đồ hình quạt tròn:

+) Xác định số đối tượng được biểu thị bằng cách đếm số hình quạt có trong hình tròn.

+) Đọc ghi chú của biểu đồ để biết tên đối tượng.

+) Xác định tỉ lệ phần trăm của từng đối tượng so với toàn thể bằng cách đọc số ghi trên biểu đồ.

Chú ý:

+ 2 hình quạt giống nhau biểu diễn cùng một tỉ lệ

+ Phần hình quạt ứng với một nửa hình tròn biểu diễn tỉ lệ 50%

+ 1% tương ứng với hình quạt có góc ở tâm hình tròn là 3,6 độ.

Ví dụ: Cho biểu đồ

Giải

Biểu đồ trong bảng trên cho ta biết các thông tin được ghi trong bảng dữ liệu sau:

b) Biểu diễn dữ liệu vào biểu đồ hình quạt tròn

Bước 1: Xử lí số liệu

+ Tính tổng các số liệu

+ Tính tỉ lệ phần trăm của từng số liệu so với toàn thể

Bước 2: Biểu diễn số liệu

+ Ghi tên biểu đồ

+ Ghi chú tên các đối tượng

+ Ghi chú các tỉ lệ phần trăm trên biểu đồ

Ví dụ: Bảng dữ liệu sau cho biết tình hình xếp loại học lực học kì I của học sinh khối 7 trường Kim Đồng:

Em hãy tính tỉ lệ phần trăm học sinh các loại và so sánh kết quả tính được với giá trị tương ứng ghi trên biểu đồ trong hình bên.

Giải

Tỉ lệ phần trăm học sinh xếp loại:

+ Tốt: \(\frac{{36}}{{360}}.100\%  = 10\% \)

+ Khá: \(\frac{{162}}{{360}}.100\%  = 45\% \)

+ Đạt: \(\frac{{90}}{{360}}.100\%  = 25\% \)

+ Chưa đạt: \(\frac{{72}}{{360}}.100\%  = 20\% \)

Kết quả này hoàn toàn trùng khớp với giá trị tương ứng trong biểu đồ trên

c) Phân tích dữ liệu trên biểu đồ hình quạt tròn

Ta chú ý các đặc điểm sau:

+ Biểu đồ biểu diễn thông tin về vấn đề gì?

+ Có bao nhiêu đối tượng được biểu diễn?

+ Đối tượng nào chiếm tỉ lệ phần trăm cao nhất?

+ Đối tượng nào chiếm tỉ lệ phần trăm thấp nhất?

+ Tương quan về tỉ lệ phần trăm giữa các đối tượng.

Ví dụ: Cho biểu đồ sau:

Phân tích biểu đồ trên ta nhận thấy:

a) Biểu đồ biểu điễn các thông tin vẻ thể loại phim yêu thích của 80 học sinh khôi lớp 7.

b) Có bốn thể loại phim được học sinh chọn: phim hài; phim phiêu lưu, mạo hiểm; phim hình sự; phim hoạt hình.

c) Phim hài có tỉ lệ yêu thích cao nhất.

d) Phim hoạt hình có tỉ lệ yêu thích thấp nhất.

e) Hai thể loại phiêu lưu, mạo hiểm và hình sự được học sinh yêu thích tương đương nhau.

1.3. Biểu đồ đoạn thẳng

a) Giới thiệu biểu đồ đoạn thẳng

- Biểu đồ đoạn thẳng thường được dùng để biểu diễn sự thay đổi của một đại lượng theo thời gian.

- Biểu đồ đoạn thẳng gồm:

+ Trục ngang biểu diễn thời gian

+ Trục đứng biểu diễn đại lượng ta quan tâm

+ Mỗi điểm biểu diễn giá trị của đại lượng tại một thời điểm. Hai điểm liên tiếp được nối với nhau bằng một đoạn thẳng.

+ Tiêu đề của biểu đồ thường ở dòng trên cùng.

Ví dụ:

b) Vẽ biểu đồ đoạn thẳng

* Cách vẽ biểu đồ đoạn thẳng:

Bước 1: Vẽ hai trục ngang và dọc vuông góc với nhau

- Trục ngang: Ghi các mốc thời gian

- Trục dọc: Chọn khoảng chia thích hợp với số liệu và ghi số ở các vạch chia

Bước 2:

- Tại mỗi mốc thời gian trên tục ngang, đánh dấu một điểm cách điểm mốc thời gian theo chiều thẳng đứng một khoảng bằng số liệu tại mốc thời gian đó, tương ứng với khoảng chia trên trục dọc

- Vẽ các đoạn thẳng nối từng cặp điểm tương ứng với cặp mốc thời gian liên tiếp, ta được một đường gấp khúc biểu diễn sự thay đổi số liệu theo thời gian.

Bước 3: Hoàn thiện biểu đồ:

- Ghi tên biểu đồ

- Ghi chú các giá trị số liệu tại các đầu đoạn thẳng

- Ghi đơn vị trên 2 trục

Ví dụ: Vẽ biểu đồ đoạn thẳng biểu diễn dữ liệu trong bnagr thống kê dưới đây:

Giải

Dữ liệu trong bảng trên được biểu diễn thành biểu đồ đoạn thẳng như sau:

c) Đọc và phân tích dữ liệu trong biểu đồ đoạn thẳng

Biểu đồ đoạn thẳng giúp ta dễ dàng nhận ra xu thế của đại lượng quan tâm theo thời gian.

Ta cần chú ý các đặc điểm sau:

+ Biểu đồ biểu diễn các thông tin về vấn đề gì?

+ Đơn vị thời gian là gì?

+ Thời điểm nào có số liệu cao nhất?

+ Thời điểm nào có số liệu thấp nhất?

+ Số liệu tăng trong những khoảng thời gian nào?

+ Số liệu giảm trong những khoảng thời gian nào?

Ví dụ: Cho biểu đồ đoạn thẳng

Phân tích biểu đồ đoạn thẳng trên như sau:

a) Biểu đồ biểu diễn thông tin về lượng mưa tại tỉnh Đắk Lắk trong 7 ngày đầu tháng 6 năm 2019

b) Đơn vị thời gian là ngày, đơn vị số liêu là mm.

c) Ngày 3 tháng 6 lượng mưa cao nhất (12 mm).

đ) Ngày 2 tháng 6 lượng mưa thập nhất (2 mm)

e) Lượng mưa giảm giữa các ngày 1 - 2; 3 - 4; 5 - 6; 6 - 7.

g) Lượng mưa tăng giữa các ngày 2 - 3; 4 - 5.

ADMICRO

Bài tập minh họa

Câu 1: Thống kê về các loại lồng đèn mà các bạn học sinh lớp 7A đã làm được để trao tặng cho trẻ em khuyết tật nhân dịp Tết Trung thu được cho trong bảng dữ liệu sau:

a) Hãy phân loại các dữ liệu có trong bảng thống kê dựa trên hai tiêu chí định tính và định lượng

b) Tính tổng số lồng đèn các loại mà các bạn lớp 7A đã làm được.

Hướng dẫn giải

a)

- Tiêu chí định tính: loại lồng đèn, màu sắc

- Tiêu chí định lượng: số lượng

b) Tổng số lồng đèn các loại mà các bạn lớp 7A đã làm được là:

5 + 3 + 4 + 12 + 14 = 38 ( đèn)

Câu 2: Hãy đọc các thông tin từ biểu đồ bên và lập bảng thống kê tương ứng.

Hướng dẫn giải

Tỉ lệ phần trăm học sinh tham gia các môn thể thao của khối 7

Môn

Cầu lông

Đá cầu

Bóng đá

Bóng bàn

Bơi lội

Tỉ lệ

15%

25%

30%

10%

20%

Câu 3: Hãy phân tích dữ liệu được biểu diễn trên biểu đồ sau:

Hướng dẫn giải

+ Biểu đồ biểu diễn tỉ lệ phần trăm loại nước uống yêu thích của học sinh lớp 7A.

+ Có 5 loại nước uống: nước chanh; nước xam; nước suối; trà sữa; sinh tố.

+ Loại nước được yêu thích nhất là trà sữa (30%)

+ Loại nước ít được yêu thích nhất là nước chanh và nước cam (mỗi loại chiếm 10%)

+ Nước suối và sinh tố được yêu thích tương đương nhau

+ Nước chanh và nước cam được yêu thích tương đương nhau

Câu 4: Trong các đoạn thẳng tạo thành đường gấp khúc trong biều đồ ở Ví dụ 2, em hãy cho biết:

a) Đoạn nào dốc lên? Đoạn nào dốc xuống?

b) Ngày nào lớp 7A thu gom được trên 100 chai nhựa?

Hướng dẫn giải

a) * Đoạn dốc lên: + Từ thứ Hai đến thứ Ba

+ Từ thứ Ba đến thứ Tư

+ Từ thứ Sáu đến thứ Bảy

+ Từ thứ Bảy đến thứ Chủ nhật

* Đoạn dốc lên: + Từ thứ Tư đến thứ Năm

+ Từ thứ Năm đến thứ Sáu

b) Ngày thứ Bảy và Chủ nhật lớp 7A thu gom được trên 100 chai nhựa.

Câu 5: Hãy phân tích biểu đồ đoạn thẳng sau:

Hướng dẫn giải

+ Biểu đồ biểu diễn lượng mưa trung bình các tháng năm 2019 tại Thành phố Hồ Chí Minh

+ Đơn vị thời gian là tháng, đơn vị số liệu là mm

+ Tháng 9 có lượng mưa trung bình cao nhất

+ Tháng 2 có lượng mưa trung bình thấp nhất

+ Lượng mưa tăng giữa các tháng: 2 – 3 ; 3 – 4; 4 – 5; 5 – 6; 8 – 9.

+ Lượng mưa giảm giữa các tháng: 1 – 2 ; 6 –7 ; 7 – 8; 9 – 10; 10 – 11; 11 – 12.

ADMICRO

Luyện tập Ôn tập Chương 5 Toán 7 CTST

Qua bài giảng này giúp các em học sinh:

- Ôn tập và hệ thống lại các kiến thức trọng tâm của chương.

- Áp dụng các kiến thức đã học vào giải các bài tập một cách dễ dàng.

3.1. Bài tập trắc nghiệm Ôn tập Chương 5 Toán 7 CTST

Để củng cố bài học xin mời các em cùng làm Bài kiểm tra Trắc nghiệm Toán 7 Chân trời sáng tạo Bài tập cuối chương 5 để kiểm tra xem mình đã nắm được nội dung bài học hay chưa.

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức và nắm vững hơn về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK cuối Chương 5 Toán 7 CTST

Bên cạnh đó các em có thể xem phần hướng dẫn Giải bài tập Toán 7 Chân trời sáng tạo Bài tập cuối chương 5 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Giải bài 1 trang 109 SGK Toán 7 Chân trời sáng tạo tập 1 - CTST

Giải bài 2 trang 109 SGK Toán 7 Chân trời sáng tạo tập 1 - CTST

Giải bài 3 trang 110 SGK Toán 7 Chân trời sáng tạo tập 1 - CTST

Giải bài 4 trang 110 SGK Toán 7 Chân trời sáng tạo tập 1 - CTST

Giải bài 5 trang 110 SGK Toán 7 Chân trời sáng tạo tập 1 - CTST

Giải bài 6 trang 110 SGK Toán 7 Chân trời sáng tạo tập 1 - CTST

Giải bài 1 trang 114 SBT Toán 7 Chân trời sáng tạo tập 1 - CTST

Giải bài 2 trang 114 SBT Toán 7 Chân trời sáng tạo tập 1 - CTST

Giải bài 3 trang 114 SBT Toán 7 Chân trời sáng tạo tập 1 - CTST

Giải bài 4 trang 115 SBT Toán 7 Chân trời sáng tạo tập 1 - CTST

Giải bài 5 trang 115 SBT Toán 7 Chân trời sáng tạo tập 1 - CTST

Giải bài 6 trang 115 SBT Toán 7 Chân trời sáng tạo tập 1 - CTST

Giải bài 7 trang 116 SBT Toán 7 Chân trời sáng tạo tập 1 - CTST

Giải bài 8 trang 116 SBT Toán 7 Chân trời sáng tạo tập 1 - CTST

Hỏi đáp Ôn tập Chương 5 Toán 7 CTST

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Toán HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Toán Học 7 HỌC247

NONE
OFF