Phần hướng dẫn giải bài tập Hình học 6 Bài 8 Đường tròn sẽ giúp các em nắm được phương pháp và rèn luyện kĩ năng các giải bài tập từ SGK Hình học 6 Tập 2
-
Bài tập 38 trang 91 SGK Toán 6 Tập 2
Trong hình 48, ta có hai đường tròn(O;2cm) và (A;2cm) cắt nhau tại C,D. Điểm A nằm trên đường tròn tâm O.
a) Vẽ đường tròn tâm C, bán kính 2cm.
b) Vì sao đường tròn(C;2cm) đi qua O,A?
-
Bài tập 39 trang 92 SGK Toán 6 Tập 2
Trên hình 49, ta có hai đường tròn (A;2cm) và (B;2cm) cắt nhau tại C,D, AB=4cm. Đường tròn tâm A,B lần lượt cắt đoạn thẳn AB tại K,I.
a) Tính CA, CB,DA,DB.
b) I có phải là trung điểm của đoạn thẳng AB không?
c) Tính IK.
-
Bài tập 40 trang 92 SGK Toán 6 Tập 2
Với compa, hãy so sánh các đoạn thẳng trong hình 50 rồi đánh cùng một dấu cho các đoạn thẳng bằng nhau.
-
Bài tập 41 trang 92 SGK Toán 6 Tập 2
Đố: Xem hình 51. So sánh AB+BC+AC với OM bằng mắt rồi kiểm tra bằng dụng cụ.
- VIDEOYOMEDIA
-
Bài tập 42 trang 93 SGK Toán 6 Tập 2
Vẽ lại các hình sau(đúng kích thước như hình đã cho)
-
Bài tập 35 trang 93SBT Toán 6 Tập 2
Cho hai điểm A,B cách nhau 3cm. Vẽ đường tròn (A; 2,5cm) và đường tròn (B; 1,5cm). Hai đường tròn này cắt nhau tại C và D
a) Tính CA, DB.
b) Tại sao đường tròn (B; 1,5cm) cắt đoạn thẳng AB tại trung điểm I của AB?
c) Đường tròn (A; 2,5cm) cắt đoạn thẳng AB tại K. Tính KB
-
Bài tập 36 trang 93 SBT Toán 6 Tập 2
So sánh các đoạn thẳng trong hình bên bằng mắt rồi kiểm tra kết quả bằng compa.
-
Bài tập 37 trang 93 SBT Toán 6 Tập 2
Làm thế nào để chỉ đo một lần, mà biết được tổng độ dài các đoạn thẳng ở hình bên .
-
Bài tập 38 trang 93 SBT Toán 6 Tập 2
a) Vẽ đoạn thẳng AB bằng 3cm.
b) Vẽ đường tròn tâm A bán kính 2cm.
c) Vẽ đường tròn tâm B bán kính 2cm.
d) Đặt tên giao điểm của hai đường tròn là C, D.
e) Vẽ đoạn thẳng CD.
g) Đặt tên giao điểm của AB và CD là I.
h) Đo IA và IB.
-
Bài tập 39 trang 93 SBT Toán 6 Tập 2
Vẽ lại các hình sau (cho đúng kích thước như hình đã cho).
-
Bài tập 8.1 trang 94 SBT Toán 6 Tập 2
Vẽ hình liên tiếp theo cách diễn đạt sau
a) Vẽ đoạn thẳng AB = 2cm. Vẽ đường tròn (C1) tâm A, bán kính AB.
b) Vẽ đường tròn (C2) tâm B, bán kính AB. Gọi các giao điểm của đường tròn này với đường tròn (C1) là C và G.
c) Vẽ đường tròn (C3) tâm C, bán kính AC. Goi giao điểm mới củađường tròn này với đường tròn (C1) là D.
d) Vẽ đường tròn (c4) tâm D, bán kính AD. Gọi giao điểm mới của đường tròn này với đường tròn (c1) là E.
e) Vẽ đường tròn (C5) tâm E, bán kính AE. Gọi giao điểm mới của đường tròn này với đường tròn (C1) là F
f) Vẽ đường tròn (C6) tâm F, bán kính AF.
g) Vẽ đường tròn (C7) tâm G, bán kính AG.
Sau khi vẽ như trên hãy so sánh các đoạn thẳng: AB, BC, CD, DE, EF, FG, GB
-
Bài tập 8.2 trang 94 SBT Toán 6 Tập 2
Vẽ đường tròn tâm O, bán kính R = 3cm.Vẽ một đường kính AB. Vẽ tiếp một dây cung CD (hai điểm C, D không trùng với các điểm A,B và ba điểm C, O, D không thẳng hàng)
a) Đọc tên các cung có các đầu mút là hai trong số các điểm A, B, C, D.
b) So sánh độ dài của hai dây AB và CD.
c) Nếu lấy n điểm (phân biệt) trên đường tròn đó ta có được bao nhiêu cung
-
Bài tập 8.3 trang 95 SBT Toán 6 Tập 2
Lấy ba điểm A, B, C bất kỳ, không thẳng hàng.
Vẽ các đoạn thẳng AB, BC, CA.
a) Dùng compa để dựng đoạn MP = AB + BC
b) Dùng compa để so sánh AC với AB + BC