OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Tin học 8 Chân trời sáng tạo Bài 13: Cấu trúc rẽ nhánh


Hãy cùng HOC247 tham khảo nội dung Bài 13: Cấu trúc rẽ nhánh​ trong chương trình Tin học 8 Chân trời sáng tạo. Qua bài này, các em sẽ thể hiện được cấu trúc rẽ nhánh trong chương trình, nêu được biểu thức và sử dụng được khái niệm này ở các chương trình đơn giản. Mời các em cùng tham khảo!

AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Cấu trúc rẽ nhánh

- Trong thời gian khuyến mãi, chương trình ở Hình 1 không tính đúng số tiền mua vé vào các ngày trong tuần.

- Chương trình ở Hình 1 luôn tính giá vé là 60.000 đồng/người, trong khi giá vé vào các ngày trong tuần là 40.000 đồng/người.

 

 

- Ta cần chỉnh sửa để chương trình thực hiện tính đúng tiến vé như sau:

 + Nếu là ngày trong tuần thì so_tien = 40000 X so.nguoi;

 + Nếu là ngày cuối tuần thì so_tien = 60000 X so.nguoi.

- Các ngôn ngữ lập trình luôn có cấu trúc rẽ nhánh để điều khiển máy tính thực hiện công việc khi điều kiện thoả mãn hoặc không thoả mãn. 

- Trong Scratch, có hai dạng cấu trúc rẽ nhánh: dạng thiếu, dạng đủ (Bảng 2).

 

 

- Ta có thể sử dụng khối lệnh rẽ nhánh dạng thiếu để điều khiển máy tính tính tiền mua vé ngày trong tuần trong thời gian khuyến mãi như ở Hình 2.

Nếu (ngày = trong tuần)

thì so_tien = 40000 X so_nguoi;

- Để tính đúng tiền vé trong thời gian khuyến mãi ở Bảng 7, ta có thể mô tả bằng một cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ như sau:

Nếu (ngày = trong tuần)

thì so_tien = 40000 X so_nguoi 

không thì so_tien = 60000 X so_nguoi;

- Hình 3 là đoạn chương trình sử dụng khối lệnh rẽ nhánh dạng đủ để tính đúng tiền vé trong thời gian khuyến mãi ở Bảng 1.

 

 

1.2. Biểu thức

- Trong Scratch, có các phép toán số học và phép toán so sánh để thực hiện biểu thức logic.

- Ví dụ, phép toán số học có thể được sử dụng để tính tiền vé xem phim và phép toán so sánh có thể được sử dụng để kiểm tra điều kiện trong khối lệnh rẽ nhánh.

- Dưới đây là một số phép toán thông dụng trong Scratch.

 

 

- Biểu thức trong Scratch được sử dụng để tính toán các giá trị, gồm các toán hạng và các phép toán.

- Trình tự thực hiện các phép toán trong Scratch tuân theo quy tắc trong Toán học.

 

 

- Ví dụ: Hình 4 là đoạn chương trình tính tiền mua vé xem phim cho các ngày thứ Hai, thứ Ba, thứ Tư.

 

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Em hãy mô tả thuật toán giải phương trình bậc nhất ax + b = 0 (bằng liệt kê các bước hoặc bằng sơ đồ khối)?

 

Hướng dẫn trả lời:

Mô tả thuật toán phương trình bậc nhất ax + b = 0 như sau:

1. Nhập giá trị của a và b từ bàn phím.

2. Nếu a = 0:

 - Nếu b = 0, phương trình vô số nghiệm

 - Nếu b = 0, phương trình vô nghiệm.

3. Nếu a khác 0, \(x = -\frac{b}{a}\).

4. Hiển thị giá trị của x trên màn hình.

ADMICRO

3. Luyện tập Bài 13 Tin học 8 Chân trời sáng tạo

Sau bài học này, em sẽ:

- Thể hiện được cấu trúc rẽ nhánh trong chương trình.

- Nêu được biểu thức và sử dụng được khái niệm này ở các chương trình đơn giản.

3.1. Trắc nghiệm Bài 13 Tin học 8 Chân trời sáng tạo

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Tin học 8 Chân trời sáng tạo Bài 13 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

    • A. Cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ
    • B. Cấu trúc rẽ nhánh dư
    • C. Cấu trúc rẽ nhánh thiếu
    • D. Cả A và C đều đúng
  • Câu 2:

    Phát biểu nào sau đây có thể lấy làm biểu thức điều kiện trong cấu trúc rẽ nhánh?

    • A. A + B                        
    • B. A > B
    • C. N mod 100
    • D. “A nho hon B”
    • A. Cấu trúc lặp.
    • B. Cấu trúc rẽ nhánh.
    • C. Cấu trúc tuần tự.
    • D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 13 Tin học 8 Chân trời sáng tạo

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Tin học 8 Chân trời sáng tạo Bài 13 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Khởi động trang 84 SGK Tin học 8 Chân trời sáng tạo - CTST

Khám phá 1 trang 85 SGK Tin học 8 Chân trời sáng tạo - CTST

Khám phá 2 trang 86 SGK Tin học 8 Chân trời sáng tạo - CTST

Khám phá trang 88 SGK Tin học 8 Chân trời sáng tạo - CTST

Luyện tập 1 trang 88 SGK Tin học 8 Chân trời sáng tạo - CTST

Luyện tập 2 trang 88 SGK Tin học 8 Chân trời sáng tạo - CTST

Luyện tập 3 trang 88 SGK Tin học 8 Chân trời sáng tạo - CTST

Thực hành 2 trang 89 SGK Tin học 8 Chân trời sáng tạo - CTST

Vận dụng trang 89 SGK Tin học 8 Chân trời sáng tạo - CTST

4. Hỏi đáp Bài 13 Tin học 8 Bài 2 Tin học 8 Chân trời sáng tạo

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Tin học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Tin Học 8 HỌC247

NONE
OFF