OPTADS360
NONE
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Tin học 7 Kết nối tri thức Bài 5: Ứng xử trên mạng


Với sự phát triển của công nghệ 4.0 ngày càng phát triển các việc giao tiếp, ứng xử có văn hóa trên mạng diễn ra như thế nào? Làm thế nào để có thể phòng tránh bệnh nghiện internet khi sử dụng các ứng dụng trên mạng thông qua nội dung bài giảng của Bài 5: Ứng xử trên mạng do ban biên tập HỌC247.

ADMICRO/lession_isads=0
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Giao tiếp, ứng xử có văn hoá qua mạng

- Khi chưa có mạng Internet, phương thức giao tiếp chủ yếu của chúng ta là nói chuyện trực tiếp, gọi điện thoại, gửi thư qua bưu điện, .... Ngày nay, với sự phổ biến của Internet và mạng xã hội, giao tiếp qua mạng được nhiều người ưa thích sử dụng.

Gửi thư qua bưu điện

- Một số phương thức giao tiếp qua mạng phổ biến là: gửi và nhận thư điện tử gửi và nhận tin nhắn, nói chuyện trực tuyến thông qua các ứng dụng, trên các diễn đàn, trên mạng xã hội, ...

Thư điện tử

- Các mối quan hệ qua mạng thường có phạm vi rộng, đa dạng và khó kiềm soát hơn trong đời thực. Vì vậy, để trở thành người giao tiếp lịch sự, ứng xử có văn hoá qua mạng, mỗi người cần xác định cho mình những điều nên và không nên.

Luôn sử dụng ngôn ngữ lịch sự và ứng xử có văn hoá khi tham gia giao tiếp qua mạng.

1.2. Làm gì khi gặp thông tin có nội dung xấu trên mạng?

- Có hàng tỉ trang web và mỗi ngày lại có rất nhiều trang web mới xuất hiện.

- Chúng ta dễ dàng tìm kiếm những thông tin hữu ích phục vụ học tập, giải trí, mua sắm, ... từ các trang web.

- Cũng có nhiều trang web chứa nội dung xấu thông tin không phù hợp với lứa tuổi mà chúng ta cần tránh. Ví dụ: các trang web có nội dung khiêu dâm; có thông tin về cờ bạc, chất gây nghiện; có thông tin kích động bạo lực; ...

- Sử dụng phần mềm chặn truy cập trang web xấu là một cách bảo vệ người sử dụng trên mạng. Tuy nhiên, tự xây dựng ý thức tốt cho bản thân khi sử dụng mạng chính là công cụ bảo vệ tốt nhất.

Hinh 5.1. Cần tránh xa những trang thông tin có nội dung không phù hợp

- Chỉ truy cập vào các trang web có thông tin phù hợp với lứa tuổi.

- Nhờ người lớn cài phần mềm chặn truy cập các trang web xấu.

- Hỏi ý kiến người lớn trong trường hợp cần thiết khi truy cập mạng.

- Đóng ngay các trang thông tin có nội dung xấu, không phù hợp lứa tuổi nếu vô tình truy cập vào.

1.3. Tác hại và cách phòng tránh bệnh nghiện internet

- Chơi trò chơi điện tử quá nhiều, sử dụng mạng xã hội liên tục làm ảnh hường tới mối quan hệ với gia đình và bạn bè, tới việc học tập của bản thân thì được coi là biểu hiện của bệnh nghiện Internet.

- Một số tác hại ảnh hưởng tới người nghiện Internet là:

+ Thiếu giao tiếp với thế giới xung quanh: Sử dụng Internet quá nhiều thường dẫn tới việc chán ăn, sụt cân, không ngủ được. Kết quả là thể lực giảm sút, không muốn giao tiếp với ai, chỉ muộn một mình trong phòng với thiết bị kết nối Internet.

Khó tập trung vào công việc, học tập: Việc gián đoạn lặp đi lặp lại sẽ ảnh hưởng đến sự tập trung. Hãy thử tường tượng, nếu cứ 10 phút chúng ta lại xem điện thoại hay kiểm tra tin nhắn trên mạng xã hội liệu chúng ta có thể tập trung vào công việc, nhiệm vụ học tập cùa mình được không.

Dễ bị dẫn dắt đến các trang thông tin xấu: Trên mạng, thông tin lan truyền rộng rãi, khó kiểm soát. Nhiều trang thông tin có nội dung xấu, không phù hợp với lứa tuổi có thể được gửi tới một cách vô tình hay cố ý.

+ Tăng nguy cơ tham gia vào các vụ bắt nạt trên mạng: Người nghiện Internet dễ có hãnh vi hung hăng, cố ý làm tổn thương hoặc đe doạ nhằm vào người khác, biểu hiện dưới nhiều hình thức như phát tán tin đồn không đúng về người khác; để lại tin nhắn nói xấu người khác trong diễn đàn; chia sẻ ảnh và thông tin cá nhân cùa người khác mà không được sự đồng ý.

Hình 5.2. Nhắn tin nói xấu người khác là một hình thức bắt nạt trên mạng

+ Dễ bị nghiện trò chơi trực tuyến: Nhiều người nghiện Internet từ việc chơi trò chơi trực tuyến quá nhiều. Những người này thường phải đối mật với áp lực là phải chơi trong thời gian dài để đạt được mục tiêu trò chơi đưa ra hoặc giữ cho các kĩ năng chơi trở nên thành thạo. Chơi trò chơi trực tuyến nhiều dẫn đến tâm trạng dễ cáu gắt, lầm lì và ít nói. Những lúc không được chơi sẽ cảm thấy thiếu thốn, bồn chồn, khó chịu.

Hình 5.3. Người nghiện trò chơi trực tuyến sẽ bị tàn phá sức khỏe thể chất và tinh thần

Nghiện Internet gây ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ thể chất, tinh thần, kết quả học tập và khả năng giao tiếp với mọi người xung quanh.

* Để không biến mình thành một người nghiện Internet, em hãy tham khảo một số lời khuyên dưới đây:

- Đối với các em:

- Đối với cha mẹ:

Dành thời gian với người thân và bạn bè, han chế để thiết bị kết nối Internet trong phòng riêng, giới hạn thời gian sử dụng, theo đuổi những sở thích không liên quan quá nhiều đến thiết bị điện tử là những cách thức tốt để phóng tránh nguy cơ nghiện Internet.
VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài tập 1: Nêu một số tác hại ảnh hưởng tới người nghiện Internet?

Hướng dẫn giải:

- Thiếu giao tiếp với thế giới xung quanh: Sử dụng Internet quá nhiều thường dẫn tới việc chán ăn, sụt cân, không ngủ được. Kết quả là thể lực giảm sút, không muốn giao tiếp với ai, chỉ muộn một mình trong phòng với thiết bị kết nối Internet.

- Khó tập trung vào công việc, học tập: Việc gián đoạn lặp đi lặp lại sẽ ảnh hưởng đến sự tập trung. Hãy thử tường tượng, nếu cứ 10 phút chúng ta lại xem điện thoại hay kiểm tra tin nhắn trên mạng xã hội liệu chúng ta có thể tập trung vào công việc, nhiệm vụ học tập cùa mình được không.

- Dễ bị dẫn dắt đến các trang thông tin xấu: Trên mạng, thông tin lan truyền rộng rãi, khó kiểm soát. Nhiều trang thông tin có nội dung xấu, không phù hợp với lứa tuổi có thể được gửi tới một cách vô tình hay cố ý.

- Tăng nguy cơ tham gia vào các vụ bắt nạt trên mạng: Người nghiện Internet dễ có hãnh vi hung hăng, cố ý làm tổn thương hoặc đe doạ nhằm vào người khác, biểu hiện dưới nhiều hình thức như phát tán tin đồn không đúng về người khác; để lại tin nhắn nói xấu người khác trong diễn đàn; chia sẻ ảnh và thông tin cá nhân cùa người khác mà không được sự đồng ý.

- Dễ bị nghiện trò chơi trực tuyến: Nhiều người nghiện Internet từ việc chơi trò chơi trực tuyến quá nhiều. Những người này thường phải đối mật với áp lực là phải chơi trong thời gian dài để đạt được mục tiêu trò chơi đưa ra hoặc giữ cho các kĩ năng chơi trở nên thành thạo. Chơi trò chơi trực tuyến nhiều dẫn đến tâm trạng dễ cáu gắt, lầm lì và ít nói. Những lúc không được chơi sẽ cảm thấy thiếu thốn, bồn chồn, khó chịu.

Bài tập 2: Làm gì khi gặp thông tin có nội dung xấu trên mạng?

Hướng dẫn giải:

- Chỉ truy cập vào các trang web có thông tin phù hợp với lứa tuổi.

- Nhờ người lớn cài phần mềm chặn truy cập các trang web xấu.

- Hỏi ý kiến người lớn trong trường hợp cần thiết khi truy cập mạng.

- Đóng ngay các trang thông tin có nội dung xấu, không phù hợp lứa tuổi nếu vô tình truy cập vào.

ADMICRO

Luyện tập

Qua bài học các em cần nắm được các về:

- Thực hiện được giao tiếp qua mạng theo đúng quy tắc và bằng ngôn ngữ lịch sự, thể hiện ứng xử có văn hoa.

- Nêu được ví dụ truy cập không hợp lệ vào các nguồn thông tin; biết cách ứng xử hợp lí khi gặp những thông tin trên mạng có nội dung xấu, không phù hợp lứa tuổi.

- Biết được tác hại của bệnh nghiện Internet, từ đó có ý thức phòng tránh.

- Biết nhờ người lớn giúp đỡ, tư vấn khi cần thiết trong quá trinh ứng xử trên mạng.

3.1. Trắc nghiệm Bài 5 Tin học 7 KNTT

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Tin học 7 Kết nối tri thức Chủ đề 3 Bài 5 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 5 Tin học 7 KNTT

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Tin học 7 Kết nối tri thức Chủ đề 3 Bài 5 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Hoạt động 1 trang 23 SGK Tin học 7 Kết nối tri thức - KNTT

Hoạt động 2 trang 24 SGK Tin học 7 Kết nối tri thức - KNTT

Câu hỏi mục 1 trang 24 SGK Tin học 7 Kết nối tri thức - KNTT

Hoạt động 3 trang 24 SGK Tin học 7 Kết nối tri thức - KNTT

Câu hỏi mục 2 trang 25 SGK Tin học 7 Kết nối tri thức - KNTT

Hoạt động 4 trang 25 SGK Tin học 7 Kết nối tri thức - KNTT

Câu hỏi mục 3 trang 26 SGK Tin học 7 Kết nối tri thức - KNTT

Hoạt động 5 trang 26 SGK Tin học 7 Kết nối tri thức - KNTT

Luyện tập trang 27 SGK Tin học 7 Kết nối tri thức - KNTT

Vận dụng trang 27 SGK Tin học 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài tập 5.1 trang 16 SBT Tin học 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài tập 5.2 trang 16 SBT Tin học 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài tập 5.3 trang 16 SBT Tin học 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài tập 5.4 trang 16 SBT Tin học 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài tập 5.5 trang 17 SBT Tin học 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài tập 5.6 trang 17 SBT Tin học 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài tập 5.7 trang 17 SBT Tin học 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài tập 5.8 trang 18 SBT Tin học 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài tập 5.9 trang 18 SBT Tin học 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài tập 5.10 trang 18 SBT Tin học 7 Kết nối tri thức - KNTT

Hỏi đáp Bài 5 Tin học 7 KNTT

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Tin học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Tin Học 7 HỌC247

NONE

Bài học cùng chương

OFF