OPTADS360
AANETWORK
LAVA
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Tuần 27 - Kể chuyện: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia - Tiếng Việt 4


Qua bài giảng Kể chuyện: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia, giúp các em rèn luyện kĩ năng kể lại được bằng lời một câu chuyện đã được chứng kiến hoặc tham gia có nội dung về lòng dũng cảm. Đồng thời, hiểu được ý nghĩa, nội dung những câu chuyện em và bạn kể.

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Các bước tiến hành

Đề bài: Kể lại một câu chuyện về lòng dũng cảm mà em được chứng kiến hoặc tham gia.

Gợi ý:

a. Tìm ví dụ về lòng dũng cảm:

  • Các chú bộ đội, công an và cả những người dân bình thường vật lộn với nước lũ để cứu người, cứu tài sản (Em đã xem những hình ảnh này trên ti vi hoặc trực tiếp chứng kiến).
  • Em thẳng thắn phê bình những việc làm sai trái của bạn (như: không có ý thức bảo vệ của công, thiếu ý thức kỉ luật, thiếu lễ độ với thầy cô, với người lớn tuổi); em biết nhận lỗi của mình,...

b. Nhớ và ghi lại vắn tắt câu chuyện định kể:

  • Câu chuyện bắt đầu ra sao? Tên của người có hành động dũng cảm.
  • Diễn biến chính của câu chuyện.
  • Câu chuyện kết thúc thế nào?

1.2. Kể lại câu chuyện trong nhóm, trong lớp

  • Trình tự kể
    • Giới thiệu câu chuyện:
      • Nêu tên nhân vật
      • Nêu tình huống.
    • Kể diễn biến câu chuyện:
      • Mở đầu câu chuyện.
      • Diễn biến câu chuyện (kể các sự việc theo đúng thứ tự).
      • Kết thúc câu chuyện.
  • Chú ý: Nhấn mạnh những chi tiết về lòng dũng cảm.

1.3. Tiêu chí đánh giá

  • Nội dung câu chuyện: Nội dung câu chuyện có hay, có cảm động không.
  • Giọng kể
  • Cử chỉ, điệu bộ
  • Khả năng hiểu chuyện

1.4. Trao đổi với các bạn về ý nghĩa của câu chuyện

1.5. Bài kể mẫu

   Tôi đã được đọc nhiều truyện viết về lòng dũng cảm. Tôi cũng đã nghe thầy giáo kể về những tấm gương cao đẹp thể hiện lòng dũng cảm trong chiến đấu của bộ đội ta. Tuy nhiên, trong trí nhớ của tôi thì câu chuyện sau đây đã gây cho tôi một ấn tượng sâu sắc nhất, vì chính tôi đã chứng kiến chuyện này.

    Hôm ấy tôi và Tuấn cùng đi học về. Chúng tôi phải ra bến sông, qua đò mới có thể trở về xóm trại của mình. Lúc ấy mới độ năm giờ chiều nhưng đã có vẻ tối vì trời đầy mây đen và có mưa lác đác rơi. Bến đò vắng vẻ. Dưới đò chỉ có bác lái đò và một chú bộ đội đang chờ hai đứa chúng tôi đi xuống. Người nào cũng lụp xụp khoác áo mưa. Miếng gỗ bắc làm cầu xuống đò rất trơn. Tôi thận trọng đi trước, dò từng bước và đã xuống đến lòng đò. Tuấn đi sau, bỗng đến giữa cầu, Tuấn trượt chân ngã nhào xuống nước và bị dòng sông đang vào mùa nước lớn cuốn trôi đi. Thế là, nhanh như cắt, chú bộ đội trút bỏ vội vàng cái nón cối đội đầu, cái áo mưa khoác trên vai và quẳng cái ba lô nặng trên lưng xuống lòng thuyền, rồi nhảy ùm xuống lao theo Tuấn đang bị trôi xa. Chỉ mươi sải bơi dài, chú bộ đội đã đuổi kịp Tuấn lúc ấy đang chới với trên dòng nước và dường như sắp bị chìm. Chú bộ đội quàng một tay vào cổ Tuấn rồi bơi nhanh về thuyền. Bác lái đò chèo nhanh đò về phía hai người dưới nước và đã lôi được họ lên thuyền. Sự việc diễn ra thật bất ngờ và quá nhanh chóng. Tuấn chỉ bị sặc nước chút ít nhưng mọi điều nguy hiểm đã qua. Tôi thay mặt bạn cảm ơn chú bộ đội nhưng chú chỉ hiền lành cười và nói:

- Mùa này, nước lũ đang về, khi qua sông các cháu phải hết sức cẩn thận đấy.

   Đấy câu chuyện của tôi chỉ có thế, nhưng tôi và chắc là cả Tuấn nữa suốt đời sẽ chẳng quên. Chú bộ đội mà chúng tôi còn chưa biết tên đúng là một người lính Cụ Hồ dũng cảm.

ADMICRO
ADMICRO
  • Thông qua bài giảng Kể chuyện: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia, các em cần nắm và rèn luyện được những nội dung kiến thức, kĩ năng cơ bản và trọng tâm nhất. Đồng thời, có thái độ học tập và thái độ sống đúng đắn như:
    • Kĩ năng
      • Kể lại được bằng lời một câu chuyện đã được chứng kiến hoặc tham gia, kèm cử chỉ, điệu bộ.
    • Kiến thức
      • Hiểu được ý nghĩa, nội dung những câu chuyện bạn kể.
      • Đánh giá lời kể của bạn theo các tiêu chí đã nêu.
    • Thái độ
      • Có ý thức rèn luyện lòng dũng cảm và thói quen ham đọc sách.
  • Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Tập đọc: Con sẻ để có bước chuẩn bị thật tốt cho tiết học tiếp theo.
NONE
OFF