Câu hỏi trắc nghiệm (10 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 2317
Hiện tượng nào sau đây phản ánh dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật không theo chu kì?
- A. Ở Việt Nam, vào mùa xuân khí hậu ấm áp, sâu hại thường xuất hiện nhiều
- B. Ở miền Bắc Việt Nam, số lượng ếch nhái giảm vào những năm có mùa đông giá rét, nhiệt độ xuống dưới 80C
- C. Ở đồng rêu phương Bắc, cứ 3 năm đến 4 năm, số lượng cáo lại tăng lên gấp 100 lần và sau đó lại giảm
- D. Ở Việt Nam, hàng năm vào thời gian thu hoạch lúa, ngô, … chim cu gáy thường xuất hiện nhiều
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 2321
Sự biến động số lượng cá thể của quần thể cá cơm ở vùng biển Pêru liên quan đến hoạt động của hiện tượng El - Nino là kiểu biến động
- A. Theo chu kì mùa
- B. Theo chu kì nhiều năm
- C. Không theo chu kì
- D. Theo chu kì ngày đêm
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 2324
Vào mùa xuân và mùa hè có khí hậu ấm áp, sâu hại thường xuất hiện nhiều. Đây là dạng biến động số lượng cá thể
- A. Không theo chu kì
- B. Theo chu kì ngày đêm
- C. Theo chu kì mùa
- D. Theo chu kì nhiều năm
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 139611
Có những loài sinh vật bị con người săn bắt hoặc khai thác quá mức, làm giảm mạnh số lượng cá thể thì sẽ có nguy cơ bị tuyệt chủng, cách giải thích nào sau đây là hợp lý?
- A. Khi số lượng cá thể của quần thể còn lại quá ít thì dễ xảy ra giao phối không ngẫu nhiên sẽ dẫn đến làm tăng tần số alen có hại.
- B. Khi số lượng cá thể của quần thể còn lại quá ít thì đột biến trong quần thể dễ xảy ra, làm tăng tần số alen đột biến có hại.
- C. Khi số lượng cá thể của quần thể còn lại quá ít thì dễ xảy ra biến động di truyền, làm nghèo vốn gen cũng như làm biến mất nhiều alen có lợi của quần thể.
- D. Khi số lượng cá thể của quần thể giảm mạnh thì sẽ làm giảm di - nhập gen, làm giảm sự đa dạng di truyền của quần thể.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 139612
Trong các ví dụ sau, có bao nhiêu ví dụ về sự biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật theo chu kì?
(1) Số lượng cây tràm ở rừng U Minh Thượng bị giảm mạnh do cháy rừng.
(2) Chim cu gáy thường xuất hiện nhiều vào thời gian thu hoạch lúa, ngô hằng năm.
(3) Số lượng sâu hại lúa bị giảm mạnh khi người nông dân sử dụng thuốc trừ sâu hóa học.
(4) Cứ 10 - 12 năm, số lượng cá cơm ở vùng biển Pêru bị giảm do có dòng nước nóng chảy qua làm cá chết hàng loạt.
- A. 4
- B. 2
- C. 3
- D. 1
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 139613
Ở ven biển Pêru, cứ 7 năm có một dòng hải lưu Nino chảy qua làm tăng nhiệt độ, tăng nồng độ muối dẫn tới gây chết các sinh vật phù du gây ra biến động số lượng cá thể của các quần thể. Đây là kiểu biến động
- A. theo chu kỳ nhiều năm.
- B. theo chu kỳ mùa.
- C. không theo chu kỳ.
- D. theo chu kỳ tuần trăng.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 139614
Các nguyên nhân gây ra biến động số lượng cá thể của quần thể:
1- do thay đổi của nhân tố sinh thái vô sinh.
2- do sự thay đổi tập quán kiếm môi của sinh vật.
3- do thay đổi của nhân tố sinh thái hữu sinh.
4- do sự lớn lên của các cá thể trong quần thể.
Phương án đúng:
- A. 1, 2.
- B. 1, 3.
- C. 2, 4.
- D. 1, 2, 5, 4.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 139615
Ban ngày tảo ở biển được chiếu sáng, sinh sản tăng, dẫn đến số lượng cá thể trong quần thể tăng.
Nhưng khi về đêm số lượng cá thể trong quần thể giảm xuống. Ví dụ trên đề cập đến hiện tượng:
- A. Nhịp sinh học theo chu kì ngày đêm.
- B. Biến động số lượng theo chu kì ngày đêm.
- C. Biến động số lượng không theo chu kì.
- D. Thường biến.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 139616
Quần thể ruồi nhà thường xuất hiện nhiều vào mùa hè trong năm, còn vào thời gian khác thì hầu như giảm hẳn. Quần thể này:
- A. Biến động số lượng theo chu kì năm.
- B. Không phải biến động số lượng.
- C. Biến động số lượng theo chu kì mùa.
- D. Biến động số lượng không theo chu kì.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 139617
Nguyên nhân của hiện tượng biến động số lượng theo chu kì là:
- A. Do mỗi năm lại có sự thay đổi của các loại dịch bệnh tấn công sinh vật.
- B. Do những thay đổi có tính chu kì của môi trường.
- C. Do những thay đổi có tính chu kì xảy ra hàng năm.
- D. Do hoạt động của thiên tai.
Đề thi nổi bật tuần
-
Bộ đề thi thử Tốt nghiệp THPT môn Sinh học năm 2024
16 đề74 lượt thi11/02/2024