Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 413380
Em tán thành với những ý kiến nào dưới đây?
- A. Chạy theo mốt thời trang của nước ngoài.
- B. Tìm hiểu phong tục, tập quán của các nước trên thế giới.
- C. Chỉ dùng hàng ngoại, không thích dùng hàng của Việt Nam.
- D. Có thái độ kì thị, phân biệt đối xử với người nước ngoài.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 413383
Câu ca dao
“Khó mà biết lẽ biết lời.
Biết ăn biết ở, hơn người giàu sang”
Nói đến hành vi nào?
- A. Liêm khiết.
- B. Tôn trọng người khác.
- C. Lễ độ.
- D. Tôn sư trọng đạo.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 413386
Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây về giữ chữ tín?
- A. Chỉ giữ lời hứa khi có điều kiện thực hiện.
- B. Chỉ cần đảm bảo chất lượng tốt nhất đối với những hợp đồng quan trọng.
- C. Coi trọng lời hứa trong mọi trường hợp.
- D. Có thể giữ lời hứa với khách hàng nhỏ để giữ được khách hàng lớn.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 413388
Câu nào dưới đây là đúng về khả năng sáng tạo của học sinh?
- A. Học sinh học lực yếu không thể có khả năng sáng tạo.
- B. Học sinh học lực trung bình không thể có khả năng sáng tạo.
- C. Chỉ có học sinh có học lực khá, giỏi mới có khả năng sáng tạo.
- D. Mọi học sinh đều có khả năng sáng tạo.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 413390
Câu ca dao: “Nói chín thì phải làm mười
Nói mười làm chín kẻ cười người chê” thể hiện đức tính gì?
- A. Liêm khiết.
- B. Giữ chữ tín.
- C. Khiêm tốn.
- D. Giản dị.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 413392
Hành vi nào sau đây thể hiện sự tôn trọng người khác?
- A. Đổ lỗi cho người khác.
- B. Cười đùa ầm ĩ khi đi dự hoặc gặp đám tang.
- C. Bắt nạt kẻ yếu hơn mình.
- D. Thông cảm, chia sẻ với người gặp điều bất hạnh.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 413393
Biểu hiện nào dưới đây là là biểu hiện của tính liêm khiết?
- A. Lợi dụng chức vụ để thu lợi cho bản thân.
- B. Chỉ dùng tài sản của tập thể, còn của mình thì cất đi.
- C. Dùng tiền bạc, quà cáp biếu xén để đạt được mục đích của mình.
- D. Chỉ hưởng những gì do công sức lao động mình làm ra, không lấy người khác.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 413395
Biểu hiện nào dưới đây là tôn trọng lẽ phải?
- A. Chỉ làm những việc mà mình thích.
- B. Phê phán gay gắt những người có ý kiến khác với mình.
- C. Chấp hành tốt những quy định chung nơi mình sống, học tập, làm việc.
- D. Khi thấy mọi người tranh luận thì im lặng, không đưa ra ý kiến riêng.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 413408
Hành vi nào thể hiện đức tính tôn trọng lẽ phải?
- A. Luôn bảo vệ ý kiến của mình.
- B. Lắng nghe ý kiến của mọi người để tìm ra điều hợp lí.
- C. Luôn tán thành và làm theo số đông.
- D. Thấy bất kể việc gì có lợi cho mình cũng làm bằng được.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 413412
Mai thấy có một người đàn ông hay đứng ở cổng trường lúc tan học. Ông ta lân la làm quen với các bé gái, cho kẹo, đồ chơi rồi rủ đi cùng. Theo em, Mai nên làm gì?
- A. Không cần quan tâm vì ông ta không liên quan đến Mai.
- B. Đi theo dõi xem ông ta làm gì.
- C. Nhìn thấy người đàn ông đó là tránh mặt đi.
- D. Nói với người lớn và tránh tiếp xúc với người đàn ông đó.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 413414
Để trở thành người biết tôn trọng lẽ phải, học sinh cần làm gì?
- A. Luôn tán thành và làm theo số đông.
- B. Luôn nói thật với người thân, thầy cô, bạn bè và người có trách nhiệm bằng thái độ dũng cảm, khéo léo, tinh tế và nhân ái.
- C. Tranh luận với những người không cùng quan điểm với mình.
- D. Việc không liên quan đến mình thì không quan tâm.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 413417
Hành vi nào thể hiện không tôn trọng lẽ phải?
- A. Thắng dũng cảm và khôn khéo khi tố cáo tên trộm với phụ xe buýt.
- B. Thảo làm vỡ lọ hoa nhưng nói với mẹ là con mèo làm vỡ.
- C. Thấy bạn Nam gian lận trong kiểm tra, Phương đã báo cáo với thầy giáo.
- D. Hiếu tố cáo với công an việc một người lạ mặt móc túi khách hàng trong quán ăn.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 413419
Giúp mọi người có cách ứng xử phù hợp, làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội, góp phần thúc đẩy xã hội ổn định và phát triển là ý nghĩa của đức tính nào?
- A. Chăm chỉ.
- B. Tự tin.
- C. Đoàn kết.
- D. Tôn trọng lẽ phải.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 413421
Đâu là nội dung đúng về ý nghĩa của sống liêm khiết?
- A. Góp phần làm xã hội trong sạch, tốt đẹp hơn.
- B. Làm cho con người được nhiều người quý mến, tôn trọng.
- C. Làm cho con người thanh thản, nhận được sự quý trọng, tin cậy của mọi người, góp phần làm xã hội trong sạch, tốt đẹp hơn.
- D. Trở thành tấm gương cho mọi người trong xã hội, góp phần làm xã hội trong sạch.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 413423
Muốn trở thành người liêm khiết, cần rèn luyện những đức tính gì?
- A. Trung thực, siêng năng kiên trì, tôn trọng kỉ luật, tự trọng, sống giản dị, yêu thương con người, khoan dung, đoàn kết tương trợ, tôn trọng lẽ phải, ...
- B. Đoàn kết, hợp tác, xây dựng tình bạn cùng có lợi…
- C. Trung thực, siêng năng kiên trì, sống xa hoa, hiện đại, hưởng thụ thành quả bản thân.
- D. Trung thực, siêng năng kiên trì, tôn trọng kỉ luật, tự trọng nhưng vẫn phải nghĩ đến lợi ích bản thân.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 413427
Anh Hùng là nhân viên tại ngân hàng. Một lần, sau khi kiểm tiền do khách hàng gửi, anh phát hiện một khách hàng đã nộp thừa 20 triệu đồng. Anh Hùng đã trả lại cho khách hàng. Anh Hùng là người như thế nào?
- A. Tự chủ.
- B. Liêm khiết.
- C. Tiết kiệm.
- D. Sáng tạo.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 413428
Câu tục ngữ, thành ngữ nào dưới đây nói về pháp luật và kỉ luật?
- A. Đói cho sạch, rách cho thơm.
- B. Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.
- C. Tôn sự trọng đạo.
- D. Muốn tròn thì phải có khuôn.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 413429
Câu tục ngữ nào nói về tôn trọng lẽ phải?
- A. Nói phải củ cải cũng nghe.
- B. Ăn có mời làm có khiến.
- C. Có công mài sắt, có ngày nên kim.
- D. Áo rách cốt cách người thương.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 413430
Thấy tên trộm đang móc túi của hành khách trên xe buýt, Hà đi đến bên chú phụ xe thì thầm “Chú ơi, cháu nhìn thấy người áo đen kia đang móc túi ạ”. Đây là hành động thể hiện đức tính gì?
- A. Siêng năng, kiên trì.
- B. Tự chủ.
- C. Tôn trọng người khác.
- D. Tôn trọng lẽ phải.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 413431
Điều gì khác biệt căn bản nhất giữa pháp luật và kỉ luật?
- A. Pháp luật mang tính chất bắt buộc còn kỉ luật thì không bắt buộc, chủ thể có thể làm theo hoặc không làm theo.
- B. Pháp luật không bắt buộc mọi người làm theo còn kỉ luật thì bắt buộc mọi người phải làm theo.
- C. Pháp luật và kỉ luật là một, không có điểm khác biệt.
- D. Pháp luật và kỉ luật đều không bắt buộc chủ thể phải làm theo.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 413432
Sống liêm khiết mang lại ý nghĩa gì?
- A. Làm cho con người bị thiệt hại lợi ích cá nhân nhưng sẽ góp phần làm cho xã hội trong sạch, tốt đẹp hơn.
- B. Làm cho con người được người khác ngưỡng mộ, mang quà cáp đến biếu xén.
- C. Làm cho con người thanh thản, nhận được sự quý trọng, tin cậy của mọi người dù lợi ích của họ bị ảnh hưởng.
- D. Làm cho con người thanh thản, nhận được sự quý trọng, tin cậy của mọi người, góp phần làm cho xã hội trong sạch, tốt đẹp hơn.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 413434
Tôn trọng lẽ phải có ý nghĩa gì?
- A. Bảo vệ được lợi ích của bản thân.
- B. Giúp mọi người có cách ứng xử phù hợp, làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội, góp phần thúc đẩy xã hội ổn định và phát triển.
- C. Giúp mọi người có cách ứng xử phù hợp, làm tình bạn trở nên gắn bó hơn, bảo vệ được lợi ích của những người xung quanh.
- D. Được mọi người yêu quý, kính trọng dù bản thân bị thiệt.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 413435
Đâu là khái niệm đúng về tôn trọng lẽ phải?
- A. Tôn trọng lẽ phải là công nhận, ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều mà người thân, bạn bè mình nói và làm.
- B. Tôn trọng lẽ phải là công nhận, ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn; biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của mình theo hướng tích cực; không chấp nhận và không làm những việc sai trái.
- C. Tôn trọng lẽ phải là công nhận, ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn; biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của mình theo hướng có lợi cho bản thân.
- D. Tôn trọng lẽ phải là công nhận, ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn; biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của mình theo hướng tích cực; có thể chấp nhận và làm những việc sai trái nếu nó mang lại lợi ích cho mình.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 413437
Câu tục ngữ nào thể hiện tính liêm khiết?
- A. Cây thẳng bóng ngay, cây cong bóng vẹo.
- B. Ăn một miếng, tiếng cả đời.
- C. Của vào nhà quan như than vào lò.
- D. Ăn nên ngập mặt ngập mũi.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 413439
Việc làm nào thể hiện tính liêm khiết?
- A. Nhân viên phục vụ phòng ở khách sạn nhặt được ví tiền của khách để quên, đã mang trả lại cho khách.
- B. Cán bộ kiểm lâm vì nghèo đã chặt một số cây lấy gỗ để bán.
- C. Bạn Hùng đến xin cô giáo nâng điểm môn Văn cho mình để đạt học sinh giỏi.
- D. Sắp có đợt tuyển người vào làm việc ở cơ quan do ông Chung làm Giám đốc. Ai mang quà đến biếu đều được ông nhận vào làm việc.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 413442
Thầy Thắng là giảng viên một trường đại học lớn. Vào mỗi kỳ thi hay xảy ra tình trạng mua điểm để qua được kỳ thi, nhưng thầy luôn lấy tinh thần trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp làm trọng, thầy không nhận quà của bất cứ học sinh nào. Thầy Thắng là người có đức tính nào?
- A. Yêu thương con người.
- B. Liêm khiết.
- C. Tiết kiệm.
- D. Tự chủ.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 413443
Lan thấy có một người đàn ông mới chuyển đến khu tập thể. Ông ta lân la làm quen với các bé gái, cho kẹo, đồ chơi rồi rủ về nhà chơi. Theo em, Lan nên làm gì để tôn trọng lẽ phải?
- A. Lờ đi coi như không biết.
- B. Làm quen với ông ta để bày tỏ sự thân thiện.
- C. Nói với người lớn và tránh tiếp xúc với người đàn ông đó.
- D. Nhìn thấy người đàn ông đó là tránh mặt đi.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 413444
Chị Hoa là nhân viên thu ngân tại ngân hàng A. Một lần, sau khi kiểm tiền do khách hàng gửi, chị phát hiện một khách hàng đã nộp thừa 10 triệu đồng. Chị Hoa đã trả lại cho khách hàng. Chị Hoa là người có đức tính nào?
- A. Chăm chỉ.
- B. Sáng tạo.
- C. Tiết kiệm.
- D. Liêm khiết.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 413445
Sống .......... làm cho con người thanh thản, nhận được sự quý trọng, tin cậy của mọi người, góp phần làm cho xã hội trong sạch, tốt đẹp hơn. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống?
- A. Tự lập.
- B. Cần cù.
- C. Liêm khiết.
- D. Tự tin.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 413446
Một phẩm chất đạo đức của con người thể hiện lối sống trong sạch, không hám danh, hám lợi, không bận tâm về những toan tính nhỏ nhen, ích kỉ, là định nghĩa về phẩm chất nào?
- A. Liêm khiết.
- B. Yêu thương con người.
- C. Tự chủ.
- D. Giữ chữ tín.
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 413447
Để trở thành người biết tôn trọng lẽ phải, học sinh chúng ta cần làm gì?
- A. Không nên có thái độ “ba phải”, điều nào trái với lẽ phải thì không nghe, không làm và đấu tranh có lí có tình để tìm ra chân lí.
- B. Chỉ nói thật với người thân bằng thái độ khéo léo, tinh tế để mọi người giúp mình.
- C. Không nghe theo những người không cùng quan điểm với mình.
- D. Chấp hành nội quy ở trường, còn ở địa phương thì không quan tâm vì chủ yếu mình đều ở trường.
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 413448
Tôn trọng người khác được thể hiện thông qua yếu tố nào?
- A. Cử chỉ, hành động, lời nói.
- B. Cử chỉ và lời nói.
- C. Cử chỉ và hành động.
- D. Lời nói và hành động.
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 413449
Câu tục ngữ sau đây: Nói lời phải giữ lấy lời, đừng như con bướm đậu rồi lại bay nói đến điều gì?
- A. Lòng chung thủy.
- B. Lòng trung thành.
- C. Giữ chữ tín.
- D. Lòng vị tha.
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 413450
Hoàn thành nội dung sau: ............ nghĩa là không hám danh, hám lợi, không nhỏ nhen, ích kỉ.
- A. Liêm khiết.
- B. Công bằng.
- C. Lẽ phải.
- D. Khiêm tốn.
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 413451
Tôn trọng lẽ phải có ý nghĩa thế nào đối với mỗi người trong cuộc sống?
- A. Giúp mọi người có cách ứng xử phù hợp.
- B. Làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội.
- C. Góp phần thúc đẩy xã hội ổn định và phát triển.
- D. Cả A, B, C.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 413452
Tình bạn trong sáng, lành mạnh có những đặc điểm nào?
- A. Bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau.
- B. Phù hợp với nhau về quan niệm sống.
- C. Thông cảm, đồng cảm sâu sắc với nhau.
- D. Cả A, B, C.
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 413453
Trong giờ kiểm tra 15 phút E không học bài cũ nên lén thầy cô giở sách ra chép, D là bạn thân của E. Nếu là D em sẽ làm gì?
- A. Nhắc nhở bạn, khuyên bạn không được làm như vậy vì vi phạm kỉ luật.
- B. Nhờ bạn D cho xem tài liệu cùng.
- C. Mặc kệ vì không liên quan đến mình.
- D. Nói với cô giáo để bạn bị phạt.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 413454
Phát hiện hai người lạ vào nhà hàng xóm bắt cóc trẻ em em sẽ làm gì?
- A. Nói với bố mẹ và báo ngay với công an địa phương.
- B. Mặc kệ vì không liên quan đến mình.
- C. Theo dõi đôi nam nữ đó xem họ định làm gì.
- D. Hét thật to cho đôi nam nữ đó bỏ chạy.
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 413455
Những quy định của pháp luật và kỉ luật có ý nghĩa với mọi người trong cuộc sống như thế nào?
- A. Giúp cho mọi người gần nhau hơn.
- B. Giúp cho mọi người có một chuẩn mực chung để rèn luyện và thống nhất trong hoạt động.
- C. Giúp cho mọi người tôn trọng nhau hơn.
- D. Giúp cho mọi người hoàn thiện mình hơn.
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 413456
Học sinh tham gia các hoạt động chính trị - xã hội mang lại ý nghĩa gì?
- A. Cảm thấy ấm áp, tự tin, yêu đời và hoàn thiện mình hơn.
- B. Rèn luyện năng lực giao tiếp, ứng xử; năng lực tổ chức quản lí; năng lực hợp tác.
- C. Cảm thấy yêu đời hơn.
- D. Cảm thấy vui tươi và hạnh phúc.